Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Tại sao Trung Quốc chặn máy bay Lào trên ADIZ?

Tại sao “cả đoàn” B-52 bay vào ADIZ đó thì Trung Quốc “không biết”(!) còn máy bay dân sự Lào thì bị chặn lại?

Theo trang Air Transport World, ngày 27/7/2015, chuyến bay QV 916 của Hãng hàng không dân dụng Lao Airlines đang trên đường từ sân bay Quốc tế Gimhae, Hàn Quốc, về sân bay Vientiane của Lào, thì bị chặn lại khi nó chuẩn bị bay vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đã ngang nhiên thiết lập cách đây 3 năm trên vùng biển đang tranh chấp với Nhật trên biển Hoa Đông.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chặn một máy bay dân dụng tại vùng cấm bay (ADIZ) mà nước này đơn phương thiết lập trên vùng biển đang tranh chấp ở Hoa Đông từ năm 2012.
Tai sao Trung Quoc chan may bay Lao tren ADIZ?
B-52 Mỹ nghênh ngang bay vào ADIZ của Trung Quốc thì không quân Trung Quốc không ngăn chặn…?
Thật ra, khi một quốc gia lập ra một khu nhận diện phòng không (ADIZ), thì những máy bay nào bay qua mà không được “nhận diện” tức là không khai báo trước đều bị không quân của quốc gia đó buộc phải quay về hoặc buộc phải bay chệch ra khỏi khu vực này. Trên thế giới có hơn 20 ADIZ như vậy được lập ra và máy bay của Hãng hàng không quốc gia Lào nếu như bay vào đó bị Trung Quốc xử lý cũng không ngoại lệ.
Điều đáng ngạc nhiên là suốt 3 năm, kể từ khi lập ra, Trung Quốc bị Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…phản đối quyết liệt và kể cả máy bay B-52, Mỹ vẫn ngang nhiên bay vào như thường, trong khi đó Hàn Quốc lại tuyên bố mở rộng ADIZ chồng lấn sang ADIZ của Trung Quốc…nhưng Trung Quốc vẫn không có phản ứng gì. Vậy mà, Lào, một quốc gia không có tranh chấp gì với Trung Quốc trên Biển Đông lại bị Trung Quốc chặn lại.
Tại sao như vậy? Trước hết vì “cậy lớn hiếp bé, cậy mạnh hiếp yếu” là truyền thống của Trung Quốc từ xưa tới nay (đương nhiên, logic tất yếu là khi gặp đối thủ mạnh hơn là run sợ, là né tránh đã còn ghi đậm trong lịch sử chiến tranh Trung Quốc).
Quốc gia Lào hiền lành, nhún nhường thì bị Trung Quốc o ép? Tại sao Trung Quốc không đuổi máy bay quân sự B-52 Mỹ? Rồi máy bay Nhật Bản, Hàn Quốc tập trận um xùm trong cái vùng đó sao Trung Quốc im re? '
Điều gì ẩn sau việc Trung Quốc chặn máy bay dân sự với Lào mới là quan trọng, mới là sự thâm hiểm của giới cầm quyền Bắc kinh. Trung Quốc đang tạo sức ép lên các quốc gia láng giềng của Việt Nam nhằm mục đích gì thì có lẽ không ai là không nhận ra.
  • Lê Ngọc Thống
  • http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/tai-sao-trung-quoc-chan-may-bay-lao-tren-adiz-3279561/

Vì sao Trung Quốc chặn, cấm máy bay dân dụng của Lào bay qua biển Hoa Đông?

 “Tại sao Trung Quốc không dám ngăn cản máy bay của Mỹ, Nhật mà lại cấm Lào bay qua ADIZ phi pháp trên biển Hoa Đông? Dư luận quốc tế cần phải hiểu rõ về bản chất của sự việc…”, Tướng Lê Văn Cương nói.

Trước những động thái căng thẳng trong thời gian vừa qua mà Trung Quốc đơn phương thực hiện ở Biển Hoa Đông và Biển Đông đang được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm, phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an để cung cấp đến độc giả các góc nhìn khách quan, đa chiều về diễn biến và bản chất đằng sau những hành động trên của Trung Quốc.
Tham vọng của Trung Quốc không chỉ ở đất liền, biển đảo mà cả ở trên không
Tạp chí Air Transport World ngày 27/7 cho biết, chuyến bay QV 916 của Lao Airlines cất cánh lúc 8 giờ sáng ngày ngày 25/7 từ sân bay Quốc tế Gimhae, Hàn Quốc, để quay về sân bay Vientiane của Lào. Sau một tiếng bay, khi chiếc Airbus 320 của Lao Airlines qua vùng biển Hoa Đông, chuẩn bị vào “vùng nhận diện phòng không” phi pháp mà Bắc Kinh đã ngang nhiên thiết lập, các kiểm soát viên của Trung Quốc đã không cho máy bay hàng không dân dụng Lào đi vào khu vực này với lý do máy bay không có giấy phép bay qua cái gọi là “không phận Trung Quốc”. Do vậy, máy bay đã phải quay trở lại sân bay Gimhae.
Đây có thể được xem là trường hợp đầu tiên Trung Quốc không cho máy bay hàng không dân dụng Lào đi vào khu vực này với lý do máy bay “không có giấy phép” kể từ khi Bắc Kinh đơn phương công bố cái gọi là khu nhận diện phòng không trên Biển Hoa Đông từ ngày 23/ 11/2013, bao trùm lên cả quần đảo Senkaku mà Trung Quốc tuyên bố có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản và đá ngầm Socotra mà Trung Quốc tranh chấp với Hàn Quốc.
Ở góc nhìn của nhà ngoại giao, ông có nhận định gì về động thái này của Trung Quốc, đặc biệt khi mục tiêu nhắm đến là một chiếc máy bay dân dụng của hãng hàng không quốc gia Lào?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Có lẽ, sẽ là hơi thừa nếu muốn nhắc lại một điều hiển nhiên ai cũng đã hiểu. Đó là gì? Tham vọng của Trung Quốc không chỉ ở mặt đất, trên biển mà ngay cả ở trên không nữa.
Vì sao TQ chặn, cấm máy bay dân dụng của Lào bay qua biển Hoa Đông? - Ảnh 1
Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an (Ảnh: Đình Tuệ)
Việc Trung Quốc đơn phương tiến hành lập cái gọi là “Vùng nhận dạng phòng không phi pháp (ADIZ) trên Biển Hoa Đông” (trong đó bao trùm toàn bộ quần đảo Senkaku mà Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản và đá ngầm Socotra mà nước này cũng tranh chấp với Hàn Quốc) từ ngày 23/11/2013 tới nay là điều mà không được bất cứ nước nào công nhận, nhưng họ vẫn quyết tâm làm.
Hành động Trung Quốc ngang nhiên cấm máy bay dân dụng của Lào bay qua biển Hoa Đông theo tôi nhận định, đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng thông lệ và luật pháp quốc tế. Trong đó, có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Chưa xét tới yếu tố tranh chấp trong các nhóm đảo hiện nay trên biển Hoa Đông, ta chỉ cần đối chiếu một số điều khoản trong UNCLOS 1982 là thấy Trung Quốc đã đi quá xa. Trong đó quy định, mỗi một quốc gia ven biển đều có quyền thiết lập một vùng nhận dạng thuộc không phận hợp pháp của mình để nhằm mục đích khi phát hiện có tên lửa thì sẽ phát ra cảnh báo và đưa ra thông báo thích hợp đối với máy bay của nước ngoài đi vào
khu vực này.
Thực tế cho thấy, Trung Quốc đã đơn phương cấm cả máy bay dân sự của một hãng hàng không như Lào Airlines đi qua biển Hoa Đông là điều không thể chấp nhận được. Lộ trình của chiếc máy bay từ Hàn Quốc về Lào hoàn toàn không hề vi phạm bất cứ điều khoản nào của thông lệ quốc tế.
Dư luận quốc tế cần phải lên tiếng phản đối mạnh mẽ sự vô lý và ngang ngược này của phía Trung Quốc.
Vì sao TQ chặn, cấm máy bay dân dụng của Lào bay qua biển Hoa Đông? - Ảnh 2
Máy bay của Lao Airlines (ảnh minh họa)
Vậy theo ông, liệu trong thời gian tới Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục có các hàng động tương tự với các máy bay dân dụng của nước khác (những nước “không có giấy phép bay” theo yêu sách của Bắc Kinh) hay không, vì sao?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Chúng ta đều biết, giới chức Trung Quốc vốn rất khôn ngoan. Câu nói “mềm nắn, rắn buông” luôn được họ áp dụng một cách rất tỉnh táo và khá hiệu quả.
Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ không ngăn cản máy bay của các nước lớn như Mỹ hay Nhật Bản. Thử hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc ngang nhiên phát thông báo và ngăn cấm máy bay của các cường quốc này đi qua khu vực ADIZ trên biển Hoa Đông?
Nên nhớ rằng, Trung Quốc chỉ có thể “bắt nạt, chèn ép” và áp đặt luật chơi của riêng mình đối với các nước nhỏ yếu hơn mình. Mà qua đây, Lào là một ví dụ. Còn các nước lớn như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… thì họ phải tự cân nhắc thiệt hơn.
Việc máy bay dân dụng của Lào bị Trung Quốc cấm bay qua vùng ADIZ trên biển Hoa Đông sẽ tạo ra một tiền lệ xấu. Nếu cả Lào và cộng đồng quốc tế không lên tiếng phản đối quyết liệt thì vô hình chung, Trung Quốc sẽ vin vào đó để thiết lập thêm một “sự đã rồi” nữa khi cho đó là một thông lệ mà nước này tự tạo ra mà không bị ai phản ứng gì. Các nước nhỏ khác, bao gồm cả Việt Nam cũng có thể sẽ trở thành nạn nhân của hành động cấm bay này (những nước “không có giấy phép bay qua không phận Trung
Quốc” theo yêu sách của Bắc Kinh).
Trung Quốc đã và đang lộ rõ nguyên hình âm mưu bá chủ Biển Đông
Trong những ngày gần đây, Hải quân Trung Quốc đã và đang tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn trên khu vực Biển Đông, đặc biệt trong ngày 28/7/2015 vừa qua, với sự tham gia của trên 100 tàu chiến, hàng chục máy bay quân sự quân đội Trung Quốc đã tiến hành điễn tập kịch bản
tập trận bắn đạn thật.
Mặc dù không công bố chi tiết nhưng trước đó Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố về hoạt động “tập trận thường niên” tại khu vực đảo Hải Nam của nước này và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (tập trận là vi phạm chủ quyền của Việt Nam – PV) trên Biển Đông (từ ngày 22 – 31/7), bất chấp sự phản đối từ Việt Nam.
Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 23/7 tuyên bố cuộc tập trận Trung Quốc công bố hôm 20/7 là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, ngăn cản đà phát triển của quan hệ hai nước, làm cho tình hình thêm căng thẳng, phức tạp, đe dọa an ninh an toàn hàng hải trong khu vực. Ông Lê Hải Bình đã
yêu cầu Trung Quốc dừng ngay hành động xâm phạm chủ quyền này.
Theo ông, cuộc diễn tập quy mô lớn của Trung Quốc trên Biển Đông này bộc lộ điều gì, động cơ thực sự của Bắc Kinh trong cuộc diễn tập nói trên?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Hành động tập trận trên Biển Đông của Trung Quốc (bất chấp đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam) nhằm mục đích rêu rao với thế giới rằng đó là cuộc tập trận thường niên của hải quân nước này và rằng các nước khác không nên quá quan tâm như vậy nhưng thực chất nó không hề đơn giản.
Không phải ngẫu nhiên Trung Quốc chi một đống tiền ra để lo chi phí cho một cuộc tập trận quy mô lớn như vậy. Đặc biệt, nó lại diễn ra trên Biển Đông – nơi có thể nói là đang nóng hổi sau chuỗi các hành động ngang ngược của nước này nhằm củng cố yêu sách chủ quyền phi lý của mình.
Cuộc tập trận này theo tôi thấy, nó đã đưa ra thông điệp tới các mục tiêu:
Một là, đối với Việt Nam và khu vực ASEAN nói chung, Trung Quốc không gì khác là muốn khoe khoang và phô diễn sức mạnh quân sự, hải quân của mình để nhằm răn đe, cảnh cáo những nỗ lực của các nước này trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.
Hai là, muốn gửi thông điệp tới Mỹ – quốc gia ở tận nửa vòng trái đất bên phía tây bán cầu rằng, Biển Đông là vùng biển mà Trung Quốc mới có quyền nắm thế thượng phong và nhắc nhở Mỹ nên thận trọng trong từng bước đi ở vùng biển này.
Rõ ràng, Trung Quốc đã và đang lộ rõ nguyên hình của một kẻ tham lam muốn nuốt trọn Biển Đông bằng “đường lưỡi bò” phi lý.
Vì sao TQ chặn, cấm máy bay dân dụng của Lào bay qua biển Hoa Đông? - Ảnh 3
Tàu Hải quân Trung Quốc bắn tên lửa trong cuộc diễn tập. (Ảnh: IT)
Các chuyên gia an ninh của Mỹ và các nước khác gần đây đã bày tỏ quan ngại là việc Trung Quốc sẽ tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông sẽ không còn lâu nữa, đặc biệt là khi căng thẳng tại khu vực đang leo thang vì những hoạt động xây đảo nhân tạo qui mô lớn của Bắc Kinh.
Trong năm vừa qua Trung Quốc đã ráo riết lấp biển để xây những hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông, nơi có những vụ tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Philippines.
Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói rằng việc xây đảo nhân tạo chỉ là phần mở đầu. Ông cho rằng bước kế tiếp của Trung Quốc sẽ là bố trí vũ khí trên những hòn đảo đó và tuyên bố thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông để tăng cường cho các yêu sách chủ quyền của mình.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo tại Viện Hudson ở Washington, ông McCain nhấn mạnh: “Họ xây sân bay; họ sẽ đặt vũ khí ở đó, và việc kế tiếp mà quí vị sẽ thấy Trung Quốc làm là khi một chiếc máy bay của Mỹ bay ngang, bất kể là máy bay thương mại hoặc máy bay quân sự, họ sẽ đòi máy bay đó phải khai báo với họ. Họ lập ra một Vùng nhận dạng phòng không, mà sau đó có nghĩa là chủ quyền lãnh thổ phi pháp”.
Ông có suy nghĩ gì về nhận định của Thượng nghị sỹ John McCain? Theo ông, Trung Quốc có lập sẽ tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông hay không? Thời điểm đó sẽ là khi nào?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi cho rằng suy nghĩ của Thượng nghị sỹ John McCain là có cơ sở. Theo như những gì đang diễn ra có thể thấy rõ ràng rằng, việc xây đảo nhân tạo phi pháp chỉ là phần mở đầu và bước kế tiếp của Trung Quốc sẽ là bố trí vũ khí trên những hòn đảo đó rồi tuyên bố thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
Khả năng một ADIZ được hình thành trên Biển Đông dường như đang được Trung Quốc dần định hình. Tại Diễn đàn Shangri-la 2015, đô đốc Tôn Kiến Quốc của Trung Quốc cũng đã công khai kế hoạch đầy tham vọng này.
Còn nếu khẳng định nó được ra đời ngay trong năm 2015 hay không hiện vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, nhất là trong bối cảnh tháng 9 tới sẽ là chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc tới Mỹ.
Theo tôi, ASEAN cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn để khẳng định lập trường bảo vệ hòa bình, tự do hàng hải, hàng không trên cả Biển Đông và biển Hoa Đông, ngăn chặn căng thẳng leo thang.
Trân trọng cảm ơn Thiếu tướng!

(Theo Người Đưa Tin)
http://nguyentandung.org/vi-sao-trung-quoc-chan-cam-may-bay-dan-dung-cua-lao-bay-qua-bien-hoa-dong.html

Một chiếc trực thăng quân sự Lào mất tích

Chiếc trực thăng quân sự Lào đã mất liên lạc với mặt đất ở khu vực đồi núi thuộc miền Bắc khi đang từ Vientiane tới một tỉnh miền Đông.

Tân Hoa xã đưa tin chiều 27/7, một  trực thăng quân sự của Lào đã mất tích ở khu vực đồi núi thuộc tỉnh Xaysomboun, miền Bắc nước này.
Theo đó, chiếc máy bay mất liên lạc với mặt đất khi đang trên hành trình từ thủ đô Vientiane tới tỉnh Huaphan, miền Đông nước này.
Một số nguồn tin cho biết, chiếc trực thăng quân sự này đã rơi cùng khoảng 20 thành viên phi hành đoàn.
Tuy nhiên, hiện giới chức Lào chưa đưa ra xác nhận hay cung cấp thông tin gì về vụ việc.
Mot chiec truc thang quan su Lao mat tich
Một chiếc trực thăng quân sự của Lào.
Hồi tháng 5 năm ngoái, Lào cũng xảy ra một vụ rơi máy bay quân sự. Hãng thông tấn Lào cho biết,  lúc 6h20 phút ngày 17/5/2014, trên đường từ Thủ đô Vientiane đến tỉnh Xieng Khouang để dự lễ kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng Cánh Đồng Chum thì chiếc máy bay quân sự Antonov AN-74TK-300 (do Nga sản xuất) của Lào gặp nạn. Địa điểm xảy ra tai nạn ở bản Nadee, huyện Paek, tỉnh Xieng Khouang.
Trong 17 người có mặt trên máy bay thì 14 cán bộ và thân nhân của họ tử vong tại chỗ, hai người tử vong khi trên đường trở về Vientiane cấp cứu, một người bị thương nặng.
Vũ Vũ (Tồng hợp)
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/mot-chiec-truc-thang-quan-su-lao-mat-tich-3279443/

Vùng phòng không : Trung Quốc chặn hàng không dân dụng Lào

Đức Tâm
Theo RFI
Vùng nhận dạng phòng không ADIZ ở Biển Hoa Đông - DR
Một máy bay của Lao Airlines trên đường từ Hàn Quốc về Vientiane, khi đi qua vùng biển Hoa Đông, đã bị Trung Quốc ngăn chặn, không cho bay qua vùng nhận diện phòng không mà Bắc Kinh đã thiết lập tại nơi có tranh chấp chủ quyền với Tokyo.
Website của nguyệt san Thế giới vận tải hàng không – Air Transport World, ngày 27/07/2015 cho biết, chuyến bay QV 916 của Lao Airlines cất cánh lúc 8 giờ sáng ngày ngày 25/07 từ sân bay Quốc tế Gimhae, Hàn Quốc, để quay về sân bay Vientiane của Lào.
Tuy nhiên, sau một tiếng bay, khi chiếc Airbus 320 của Lao Airlines qua vùng biển Hoa Đông, chuẩn bị vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh đã ngang nhiên thiết lập, các kiểm soát viên của Trung Quốc đã không cho máy bay hàng không dân dụng Lào đi vào khu vực này với lý do máy bay không có giấy phép bay qua không phận Trung Quốc. Do vậy, máy bay đã phải quay trở lại sân bay Gimhae.
Tháng 11/2014, Trung Quốc đã đăng Điện văn thông báo hàng không – Notice to Airmen – NOTAM liên quan đến việc thiết lập một vùng nhận diện phòng không mới, ở biển Hoa Đông. Điện văn yêu cầu các hãng hàng không nộp trước hành trình bay, chi tiết thông tin liên lạc cho cơ quan quản lý lưu không Trung Quốc nếu muốn đi qua ADIZ.
Năm 2013, Bắc Kinh thông báo lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông, trong khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Ngay lúc đó, 2 hãng hàng không của Nhật Bản là Japan Airlines và All Nippon Airways đều không nộp trước các kế hoạch bay cho Bắc Kinh với lý không có nguy hiểm cho hành khách và không quan tâm đến yêu cầu của Trung Quốc. Thế nhưng, các hãng hàng không của Mỹ và Hàn Quốc lại chấp nhận đòi hỏi của Trung Quốc.
Không rõ Lao Airlines có nộp trước kế hoạch bay theo như yêu cầu của Trung Quốc hay không.
Theo nguyệt san Air Transport World, kể từ khi Trung Quốc lập ADIZ đến nay, chưa có chuyến bay hàng không dân dụng nào bị chặn và phải quay trở lại điểm xuất phát như chuyến bay QV 916 của Lao Airlines, cho dù không phải tất cả các hãng hàng không đều đáp ứng đòi hỏi của Trung Quốc.






Máy bay Airbus A320 của Lao Airlines. (Ảnh minh họa. Nguồn: planespotters.net)

Một máy bay của Lao Airlines trên đường từ Hàn Quốc về Vientiane, khi đi qua vùng biển Hoa Đông, đã bị Trung Quốc ngăn chặn, không cho bay qua vùng nhận diện phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh đã thiết lập tại nơi có tranh chấp chủ quyền với Tokyo.

Đài RFI dẫn tin từ trang web của tạp chí Air Transport World ngày 27/7 cho biết, chuyến bay QV 916 của Lao Airlines cất cánh lúc 8 giờ sáng ngày ngày 25/7 từ sân bay Quốc tế Gimhae, Hàn Quốc, để quay về sân bay Vientiane của Lào.

Tuy nhiên, sau một tiếng bay, khi chiếc Airbus 320 của Lao Airlines qua vùng biển Hoa Đông, chuẩn bị vào vùng nhận diện phòng không mà Bắc Kinh đã ngang nhiên thiết lập, các kiểm soát viên của Trung Quốc đã không cho máy bay hàng không dân dụng Lào đi vào khu vực này với lý do máy bay không có giấy phép bay qua không phận Trung Quốc. Do vậy, máy bay đã phải quay trở lại sân bay Gimhae.

Tháng 11/2014, Trung Quốc đã đăng Điện văn thông báo hàng không (Notice to Airmen-NOTAM) liên quan đến việc thiết lập một vùng nhận diện phòng không mới, ở biển Hoa Đông. Điện văn yêu cầu các hãng hàng không nộp trước hành trình bay, chi tiết thông tin liên lạc cho cơ quan quản lý lưu không Trung Quốc nếu muốn đi qua ADIZ.

Năm 2013, Bắc Kinh thông báo lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông, trong khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Ngay lúc đó, 2 hãng hàng không của Nhật Bản là Japan Airlines và All Nippon Airways đều không nộp trước các kế hoạch bay cho Bắc Kinh với lý không có nguy hiểm cho hành khách và không quan tâm đến yêu cầu của Trung Quốc. Thế nhưng, các hãng hàng không của Mỹ và Hàn Quốc lại chấp nhận đòi hỏi của Trung Quốc.

Hiện chưa rõ Lao Airlines có nộp trước kế hoạch bay theo như yêu cầu của Trung Quốc hay không.

Theo tạp chí Air Transport World, kể từ khi Trung Quốc lập ADIZ đến nay, chưa có chuyến bay hàng không dân dụng nào bị chặn và phải quay trở lại điểm xuất phát như chuyến bay QV 916 của Lao Airlines, cho dù không phải tất cả các hãng hàng không đều đáp ứng đòi hỏi của Trung Quốc./.

http://www.vietnamplus.vn/trung-quoc-ngan-chan-may-bay-lao-vao-vung-nhan-dien-phong-khong/335155.vnp

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Kỳ tích của các anh hùng thời Minh Trị duy tân

Trước khúc ngoặt của lịch sử, vận mệnh đất nước và dân tộc tùy thuộc vào hành động của những người có trách nhiệm. 
Cuộc viếng thăm lần thứ nhất của hạm đội “Hắc chiến hạm” của đô đốc Matthew C. Perry tiến vào cảng Edo năm 1853. Biến cố này chấm dứt nhiều thế kỷ dài dặc Nhật Bản sống trong tình trạng cô lập và mở cửa xứ sở với thế giới bên ngoài - Ảnh: Công Luận (chụp lại từ tư liệu)
Cuộc viếng thăm lần thứ nhất của hạm đội “Hắc chiến hạm” của đô đốc Matthew C. Perry tiến vào cảng Edo năm 1853. Biến cố này chấm dứt nhiều thế kỷ dài dặc Nhật Bản sống trong tình trạng cô lập và mở cửa xứ sở với thế giới bên ngoài - Ảnh: Công Luận (chụp lại từ tư liệu)

Dĩ nhiên để đạt tới những quyết định đúng đắn, người có trách nhiệm phải có tinh thần yêu nước, có ý chí, có ý thức trách nhiệm, nhưng nếu không đủ trí tuệ, không có đầu óc linh hoạt sẽ đưa ra những quyết định sai lầm hoặc bỏ mất thời cơ.
Vào giữa thế kỷ 19, Nhật Bản là một nước phong kiến, bế quan tỏa cảng, xã hội phân chia thành các giai cấp sĩ, nông, công, thương và chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Thế rồi chiến thuyền Mỹ của đô đốc Perry xuất hiện ở cảng Edo năm 1853 đã khuấy động cả xã hội phẳng lặng đó.
Nhưng chỉ có 15 năm (Minh Trị duy tân bắt đầu năm 1868), các sĩ phu, các lãnh đạo của Nhật đã biến một đất nước phong kiến bảo thủ trở thành một nhà nước tiếp thu toàn diện thế giới văn minh để tiến lên hàng các quốc gia thượng đẳng. Ý chí, trí tuệ và sự chuyển dịch tư tưởng rất nhanh của những lãnh đạo thời đó đã xoay chuyển đất nước một cách ngoạn mục với một tốc độ có thể nói là kỳ diệu.
Rối bời  
Thời đại Edo ở Nhật kéo dài từ năm 1603 đến năm 1867. Quyền cai trị đất nước tập trung vào chính quyền Mạc Phủ đóng tại Edo (Tokyo ngày nay) do các tướng quân của dòng họ Tokugawa nối tiếp nhau lãnh đạo. Thiên hoàng (đóng đô ở Kyoto) chỉ có vai trò tượng trưng.
Cả nước chia thành 277 phiên (han), mỗi phiên có một lãnh chúa (daimyo) đứng đầu. Cứ hai năm một lần các lãnh chúa phải về Edo chầu tướng quân, một quy chế lập ra để duy trì sự trung thành của các phiên đối với Mạc Phủ.
Tuy nhiên từ đầu thế kỷ 19, một số phiên ở phía tây nam mạnh lên về kinh tế và quân sự nên sự gắn bó với Mạc Phủ yếu đi. Hai phiên mạnh nhất thời đó là Satsuma (Kagoshima ngày nay) và Choshu (Yamaguchi).
Về đối ngoại, chính quyền Edo theo chính sách bế quan tỏa cảng, chỉ cho ngoại lệ là cảng Nagasaki được giao thương với nước ngoài.
Năm 1853, hạm đội Mỹ do đô đốc Perry dẫn đầu ghé cảng Edo, yêu cầu Mạc Phủ mở cửa giao thương. Cả xã hội náo động vì sự kiện này.
Đến năm 1858, Perry lại đến và yêu cầu ký kết các hiệp ước bất lợi cho Nhật với hai nội dung chính là Nhật mất chủ quyền về thuế quan (không được dùng thuế quan để bảo hộ sản phẩm trong nước khi mậu dịch với nước ngoài) và không có quyền tài phán đối với người nước ngoài cư trú tại Nhật.
Chính quyền Mạc Phủ sợ các nước phương Tây gây chiến nên đồng ý ký các hiệp ước đó. Ngoài Mỹ, các nước khác như Pháp, Anh, Hòa Lan, Nga cũng ép Nhật ký các hiệp ước tương tự.
Lúc đó chính trị Nhật rối bời và chia ra nhiều phe có các lập trường khác nhau. Đối nội có hai quan điểm: “tôn vương” (chủ trương dành thực quyền về cho thiên hoàng) hay duy trì thể chế cũ (do Mạc Phủ cai trị); đối ngoại cũng có hai quan điểm: bài ngoại (nhương di) hay khai phóng (mở cửa giao thương và học tập nước ngoài). Như vậy kết hợp lập trường đối nội và đối ngoại có tới bốn phe phái.
Đặc biệt hai phiên mạnh nhất Satsuma và Choshu lúc đầu có tư tưởng bài ngoại, quyết chống phương Tây bằng vũ lực. Nhưng về mặt đối nội thì hai bên có lập trường khác, Satsuma ủng hộ Mạc Phủ trong khi Choshu thì tôn vương. Do khác nhau về chính sách đối nội, hai phiên này mâu thuẫn nhau, có lúc xảy ra giao tranh khi Satsuma vâng lệnh Mạc Phủ cử binh đi chinh phạt Choshu.
Sang thập niên 1860, tình hình biến chuyển theo một hướng hoàn toàn mới. Năm 1863, do chính sách bài ngoại, Satsuma đã bắn vào thương thuyền của Anh và chiến tranh xảy ra. Nhưng với vũ khí tối tân, Anh đã thắng dễ dàng. Cũng trong thời gian đó, Choshu tấn công thương thuyền của Mỹ, Pháp và Hòa Lan tại eo biển Kanmon. Ba nước phản kích và Choshu thua ngay.
Sau dịp thử sức này, cả Satsuma và Choshu nhận thấy không thể đối đầu với phương Tây bằng quân sự mà phải có chiến lược khác. Cùng lúc đó ý kiến của các nhà tư tưởng như Yoshida Shoin và Takasugi Shinsaku ngày càng được chú ý.
Yoshida cho rằng không biết người thì làm sao thắng được người trong các cuộc tranh chấp. Takasugi, học trò của Yoshida, triển khai ý ấy thành chính sách cụ thể “phải học tập nước ngoài mới có ngày thắng được nước ngoài”.
Takasugi cũng là người được Choshu cử đi gặp đại diện các nước Mỹ, Pháp và Hòa Lan để xin hòa sau cuộc xung đột ở eo biển Kanmon.
Ngày 23-3-1868, Minh Trị thiên hoàng tiếp đại sứ Hòa Lan. Đó là cuộc triều kiến thứ nhất dành cho một phái bộ ngoại quốc - Ảnh: Công Luận (chụp lại từ tư liệu)
Ngày 23-3-1868, Minh Trị thiên hoàng tiếp đại sứ Hòa Lan. Đó là cuộc triều kiến thứ nhất dành cho một phái bộ ngoại quốc - Ảnh: Công Luận (chụp lại từ tư liệu)
Đặt lợi ích đất nước lên hàng đầu
Với sự chuyển hướng của hai phiên mạnh nhất, khuynh hướng hòa hoãn với nước ngoài và học tập văn minh phương Tây dần dần chiếm ưu thế. Vấn đề còn lại là đối nội: thế lực nào sẽ lãnh đạo trong thời đại học tập nước ngoài để xây dựng đất nước?
Tại phiên Satsuma, với sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo sang những người trẻ như Saigo Takamori và Ohkubo Toshimichi, hai người mà sau này giữ vai trò nòng cốt trong việc xây dựng thời đại Minh Trị, ý thức ủng hộ Mạc Phủ ngày càng phai nhạt và dần dần họ thấy phải đoàn kết chung quanh thiên hoàng, biểu tượng cho sự thống nhất dân tộc, mới đưa đất nước vào giai đoạn mới.
Vào thời điểm đó, sự xuất hiện của Sakamoto Ryoma, một chí sĩ thuộc phiên Tosa (Kochi ngày nay), trên vũ đài chính trị rất đúng lúc. Lúc 18 tuổi (năm 1853) trên đường từ Tosa lên Edo để học kiếm thuật, Sakamoto đã tận mắt chứng kiến hạm đội hiện đại của Perry, cảm nhận sức mạnh của phương Tây và thấy Nhật phải thay đổi mới thoát được nguy cơ bị thực dân hóa.
Tương truyền rằng sau đó ông đã tìm đọc hết những sách kinh điển của các nước Tây Âu vừa mới được dịch sang tiếng Nhật. Chuyện kể rằng ông đã nói với người bạn đồng hương lâu ngày mới gặp lại rằng “vũ khí quan trọng của thời đại bây giờ không phải là thanh gươm cây kiếm, cũng không phải là súng ống mà là cái này đây” - ông rút trong túi ra đưa cho bạn xem cuốn Vạn quốc công pháp vừa được phát hành (năm 1865), đây là cuốn sách dịch từ cuốn Elements of International Law  của Henry Wheaton. 
Sakamoto nhận thấy Mạc Phủ không còn uy tín và năng lực để lãnh đạo đất nước trong thời đại mới nên đã vận động quy tụ thế lực mới mà bắt đầu bằng việc điều đình để hai phiên mạnh nhất là Satsuma và Choshu làm hòa với nhau.
Kết cuộc ông đã thành công và đồng minh Satsuma - Choshu ra đời. Họ đã liên hiệp với hai phiên khác là Tosa và Hizen (Saga ngày nay) tạo thành lực lượng tôn vương mạnh mẽ. Saigo Takamori trở thành chỉ huy trưởng của lực lượng này.  
Trước sức mạnh của phe tôn vương, tướng quân đương thời và cũng là tướng quân cuối cùng của Mạc Phủ là Yoshinobu thỏa hiệp bằng cách trả lại thực quyền cho thiên hoàng (tháng 10-1867) với hi vọng tham gia chính phủ mới, trong đó quyền lợi của Tokugawa được duy trì. Tuy nhiên kết cuộc phía Tokugawa thấy mình bị mất quá nhiều quyền lợi, chẳng hạn phải giải tán quân đội đã có từ trước, nên đã đem quân chống lại phía thiên hoàng.
Cuộc nội chiến kéo dài gần nửa năm, cuối cùng Tokugawa suy yếu phải rút quân về cố thủ thành Edo. Tướng giữ thành lúc đó là tổng đốc lục quân Katsu Kaishu. Quân đội phía thiên hoàng do Saigo Takamori chỉ huy tiến về Edo chuẩn bị vây thành. 
Trước khả năng nước ngoài tìm cách thôn tính Nhật, những nhà lãnh đạo hai bên Mạc Phủ và thiên hoàng phải có quyết định để tránh tổn thất lớn cho đất nước. Cuối cùng, phân tích lực lượng hai bên và tình hình thế giới, và suy nghĩ về tương lai đất nước, tướng Katsu đã đi đến quyết định là phải đầu hàng quân đội thiên hoàng mới cứu được nước Nhật ra khỏi thảm họa. Ông thuyết phục phe chủ chiến trong thành và hứa sẽ đưa ra các điều kiện đầu hàng không phương hại đến tính mạng và tài sản tối thiểu của gia đình, thân tộc và quan lại của Mạc Phủ. 
Cuộc đàm phán giữa hai tướng Saigo và Katsu đã diễn ra thuận lợi ngoài dự tưởng của Katsu, nhất là thái độ rất hòa nhã và khiêm tốn của Saigo đối với người thế yếu đã làm phía Tokugawa thấy yên tâm và không hề có mặc cảm của người thất thế. Phía tướng Katsu cũng trình bày nội tình của phe Tokugawa với thái độ chân thành.
Saigo đã đồng ý các điều kiện đầu hàng. Ông về thuyết phục những người chủ chiến phía thiên hoàng. Với uy tín của Saigo, mọi người đã chấp nhận chấm dứt chiến tranh theo kết quả cuộc hội đàm của Saigo và Katsu. Lịch sử đã ghi lại sự kiện này bằng bốn chữ Vô huyết khai thành (mở cửa thành đầu hàng để tránh đổ máu).
Tướng quân Yoshinobu được cho về sống cuộc đời ẩn dật tại Shizuoka (gần núi Phú Sĩ). Những người tài giỏi của thời Tokugawa được chính quyền Minh Trị mời cộng tác. Đặc biệt tướng Katsu được mời làm bộ trưởng hải quân vì ông nguyên là chuyên gia về kỹ thuật quân sự phương Tây, am hiểu nghệ thuật cầm quân trên biển.
Hải quân của Nhật được cận đại hóa và sau này giành thắng lợi trong chiến tranh Nhật - Nga (1905) một phần to lớn có công lao của Katsu, nói rộng ra là nhờ chính sách đặt lợi ích dân tộc lên trên hết của những người lập ra chính quyền Minh Trị nên những người tài của chế độ cũ được trọng dụng. 
Bài học 15 năm
Vài tháng sau sự kiện vô huyết khai thành, Edo được đổi tên là Tokyo (tháng 7-1868) và sau đó ít lâu Minh Trị thiên hoàng dời đô từ Kyoto về Tokyo (tháng 10-1868), đánh dấu một thời đại mới. 
Như vậy chỉ trong vòng 15 năm, Nhật Bản đã làm được cuộc cách mạng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới. Có thể tóm tắt những yếu tố làm nên kỳ tích này.
Thứ nhất, các sĩ phu, các lãnh đạo thời đó đã đặt tiền đồ, vận mệnh đất nước lên trên hết nên thỏa hiệp nhanh chóng. Họ khôn khéo dùng thiên hoàng làm biểu tượng để dễ thống nhất các lực lượng vốn đã phân tán do chế độ phiên trấn thời Mạc Phủ. Trước nguy cơ bị nước ngoài thống trị, dù với lập trường nào, họ cũng cảm thấy trách nhiệm với đất nước nên đã giải quyết các tranh chấp nội bộ rất nhanh, không kéo dài các cuộc nội chiến làm hao tổn nội lực. 
Thứ hai, những sĩ phu, những lãnh đạo của Nhật thời đó thức thời nhanh chóng nên đã thay đổi chiến lược một cách ngoạn mục. Mới đánh một trận họ đã nhận ngay ra được sức mạnh quân sự của Âu Mỹ, mới đọc một số sách vở đã ngộ ra được sức mạnh của văn minh phương Tây và thấy mình phải học hỏi để canh tân đất nước. Đằng sau những phán đoán chính xác và thay đổi chiến lược kịp thời này là tinh thần và nỗ lực học hỏi, tìm hiểu nguồn gốc sức mạnh của những người, những thế lực mới lạ đến từ phương Tây.
Ngày nay với tiến bộ của khoa học về phương tiện đi lại và liên lạc, việc tiếp xúc học hỏi với bên ngoài quá dễ dàng. Tuy nhiên không ít trường hợp lãnh đạo của nhiều nước phải mất hàng chục năm mới thực hiện được vài cải cách, mất hàng nửa thế kỷ hay lâu hơn mới thay đổi được tư duy, chiến lược cần thiết để đất nước phát triển.
Tokyo trước thềm năm 2015. 
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20150223/ky-tich-cua-cac-anh-hung-thoi-minh-tri-duy-tan/711498.html
TRẦN VĂN THỌ

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Trung Quốc cơ động hàng nghìn lính bằng đường sắt cao tốc

(Kiến Thức) - Quân đội Trung Quốc có thể triển khai một lữ đoàn bộ binh với hàng ngàn binh sĩ chỉ với hơn hai giờ đồng hồ bằng hệ thống đường sắt cao tốc. 

Hãng thông tấn Sputnik đưa tin cho biết, Quân đội Trung Quốc vừa tiến hành một đợt diễn tập quân sự đặc biệt khi di chuyển một lữ đoàn bộ binh từ  căn cứ quân sự ở Lan Châu đến một địa điểm tập kết bí mật nằm ở phía tây Tỉnh Tân Cương cách đó hơn 482km bằng hệ thống đường sắt tàu cao tốc của nước này.
Tân Cương vốn là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng xung đột bạo lực giữa người Duy Ngô Nhĩ theo Đạo Hồi với chính quyền Bắc Kinh, đợt diễn tập này có thể là nhằm kiểm tra khả năng cơ động Quân đội Trung Quốc trong trường hợp tình hình bạo lực ở Tân Cương diễn biến phức tạp.
Trong khi đó, tuyến đường sắt cao tốc nối liền Tân Cương với các tỉnh khác của Trung Quốc mới được đưa vào hoạt động từ năm 2014. Đường sắt cao tốc có thể được xem là một trong những chiến lược quân sự quan trọng của Bắc Kinh trong bối cảnh mối quan hệ của nước này với các quốc gia láng giềng đều xấu đi trong thời gian gần đây.
Trung Quoc co dong hang nghin linh bang duong sat cao toc
 Quân đội Trung Quốc đang được lợi từ hệ thống đường sắt cao tốc của nước này.
Đối với một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn như Trung Quốc việc tận dụng hệ thống giao thông dân sự cho mục đích quân sự là một giải pháp hiệu quả, khi mà cơ sở hạ tầng giao thông ở Trung Quốc hầu như đều được đầu tư tốt nhất là hệ thống đường sắt hay các cụm sân bay nội địa của nước này.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là nước có mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới với các chuyến tàu có vận tốc di chuyển tối đa lên tới 193km/h và từ nay đến năm 2020 Bắc Kinh đang có kế hoạch tăng gấp số lượng đường sắt cao tốc của nước này.
Tuấn Đặng

http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/trung-quoc-co-dong-hang-nghin-linh-bang-duong-sat-cao-toc-524378.html

Trung Quốc giúp xây đường sắt cao tốc: Lựa chọn của Lào

Về phía Lào, họ vẫn đang nắm quyền chủ động trong cuộc chơi với TQ. Vấn đề giờ đây chỉ phụ thuộc vào cách chơi, cách chọn của Lào.

Quan điểm của Th.S Bùi Ngọc Sơn – Viện kinh tế chính trị thế giới không nằm ngoài quan điểm chung khi nói rằng, mưu đồ xây dựng dự án đường sắt cao tốc 7 tỷ đô của TQ cho Lào đầu tiên, là muốn gắn quyền lợi của Lào với TQ nhằm gia tăng sự ảnh hưởng, chi phối Lào. 
Thứ hai, TQ rất ưa chuộng đầu tư xây dựng hạ tầng ở nước ngoài vì TQ muốn tiêu thụ công nghệ lạc hậu cùng với khối lượng nguyên vật liệu dư thừa quá lớn trong nước như sắt, thép, xi măng.  
Thứ ba, với tỉ lệ dân số khoảng 6 triệu dân, tuyến đường sắt lại không vận chuyển hàng hóa về cơ bản là TQ muốn tăng sự ảnh hưởng về văn hóa mà trực tiếp là di dân.  
Trung Quoc giup xay duong sat cao toc: Lua chon cua Lao
TQ rót hàng tỷ đô đầu tư BĐS tại Lào
Ông khẳng định ngay, Lào không thể có đủ lao động kỹ thuật cũng như trình độ để tiếp quản được một dự án đường sắt quá hiện đại thì chắc chắn TQ đầu tư sẽ mang theo cả lao động, công nghệ, kỹ thuật tràn vào. Với số lượng khoảng 50.000 lao động TQ như dự kiến hoàn toàn có khả năng hán hóa cả khu vực.  
Nhìn nhận tất cả ông cho rằng, dự án này xây dựng phục vụ lợi ích của TQ không phải xây dựng cho Lào.  
Về phía Lào, chưa thể nhìn thấy những lợi ích cũng như cơ hội thực sự tuy nhiên, cái Lào có được là đường sắt thật to cùng với niềm hi vọng kinh tế sẽ cất cánh và người dân được đổi đời.  
Nhưng cơ hội luôn đi cùng với những thách thức. Cùng với hi vọng đổi đời Lào cũng sẽ phải đối diện với những nguy cơ lớn. Dễ thấy thời gian qua TQ đầu tư rất mạnh vào Lào trên mọi phương diện. Khi đứng trước áp lực trả nợ, kinh tế bị lệ thuộc, TQ sẽ dễ chi phối cả chính trị.  
Lào vấn nắm quyền chủ động 
Cũng chung quan điểm, một chuyên gia khác trong Viện nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới đánh giá, dự án thể hiện ý đồ rất rõ ràng, dự án trước tiên là vì lợi ích của TQ, chứ không phải vì lợi ích của Lào hay vì lợi ích của bất cứ nước nào khác. 
Dự án sẽ tạo ra một trục đường xuyên Á để ra Ấn Độ Dương. Làm được việc này phải nói ngay TQ có tiền, có điều kiện và “kỹ năng” để thực hiện cho được 3 mục đích. Thứ nhất, biến Lào thành nước phụ thuộc vào TQ; thứ hai, khiến các nước ASEAN có những mục tiêu khách nhau về kinh tế; thứ ba, vì mưu đồ bá chủ, bành trướng của TQ với các nước trong khu vực và ra toàn thế giới.
Vị chuyên gia cho biết, thông qua các cách thức, đầu tư nhiều dự án lớn, đi tới đâu sẽ mang theo lao động, công nghệ, nguyên vật liệu và văn hóa tới khu vực đó.


Ngoài những hệ lụy về con người, bãi rác công nghệ đã được phân tích, Lào còn phải đối diện với nhiều nguy cơ lớn.  

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/trung-quoc-giup-xay-duong-sat-cao-toc-lua-chon-cua-lao-3278551/