Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Phát hiện cơ sở do thám của quân đội Trung Quốc trên núi Đại Mao Hồng Kông

Ngoài trạm nghe lén ở Hồng Kông, Trung Quốc còn xây dựng nhiều trạm khác đặt gần biên giới Việt Nam, Nga, Mông Cổ và Bắc Triều Tiên.

Ảnh chụp qua vệ tinh từ trung tâm Digital Globe phát hiện một cơ sở do thám nằm trên núi Đại Mao ở Hồng Kông. Cơ sở này được điều hành bởi Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đang bị cáo buộc dùng để do thám người dân Hồng Kông. (Ảnh: Digital Globe)
Ấn phẩm mới nhất của tạp chí Kanwa Information Review (Canada) phiên bản Hoa Ngữ cho hay, trạm nghe lén của Quân đội Trung Quốc đặt trên đỉnh núi Đại Mao ở Hồng Kông, điểm cao nhất ở miền Nam Trung Quốc, đang bị cáo buộc do thám cư dân Hồng Kông.
Kanwa Information Review đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia bảo mật – những người thực hiện phân tích hình ảnh vệ tinh và rút ra một số nhận định ban đầu.
Tại cơ sở nói trên, quân đội Trung Quốc có thể theo dõi các cuộc gọi điện thoại, lưu lượng truy cập wifi và email cá nhân của người dân Hồng Kông.
Theo Kanwa Information Review thì kích thước và địa điểm lắp đặt không phải là một trạm radar. Nó có đường kính 15,5 mét, lớn hơn một trạm radar hàng không dân sự tại địa phương và được sử dụng như một đài quan sát.
Tại Hồng Kông đang diễn ra cuộc tranh cãi về việc liệu cơ sở này của chính quyền Trung Quốc có vi phạm Hiệp định Phòng thủ Đất đai Trung – Anh về căn cứ quân sự được ký kết năm 1994 hay không
Theo tin tình báo của IHS Jane’s: “Chu vi của cơ sở này rộng 9.300 mét vuông. Cơ sở bao gồm một mái vòm đo đạc với một cột ăng-ten gần đó. Hình ảnh vệ tinh cho thấy có tổng số 3 mái vòm. Nó cũng được bao quanh bởi hàng rào đứng có dây dao cạo phía trên và có một số camera an ninh xung quanh“.
IHS Jane’s đã quan sát thấy các xe quân sự của Trung Quốc lên núi Đại Mao 2 lần để cung cấp vật tư, thay thế nhân viên. “Rất có khả năng nó là cơ sở tình báo tín hiệu và điện tử (ELINT/ SIGINT)”.
Gián điệp thông tin của Hồng Kông
Theo Apple Daily của Hồng Kông, một tòa nhà gần trạm nghe lén được bảo vệ bởi ít nhất 50 binh sĩ. Một bài báo xuất bản kèm bức ảnh cho thấy binh sĩ đội mũ “Kiểu 07” và mặc đồng phục quân đội màu xanh, thường thấy ở các thành viên của lực lượng Không quân Trung Quốc.
Theo báo cáo, đồng phục của họ không có phù hiệu và các binh sĩ có thể thuộc một đơn vị của Tổng cục 3, chuyên phụ trách gián điệp không gian mạng. Ban Chỉ huy Quân đội Giải phóng Nhân dân, Tổng cục 3 là chi nhánh tình báo của Quân đội Trung Quốc cũng tham gia tấn công mạng ở các quốc gia khác.
Tổng cục 3 là một trong ba cơ quan quân sự Trung Quốc chuyên tham chiến thông qua hoạt động gián điệp và chiến tranh bất quy tắc. Hai cơ quan khác cũng thuộc Cục Tham mưu là Tổng cục 2, chuyên phụ trách về các lĩnh vực tình báo con người. Còn Tổng cục 4 tập trung vào tình báo thông tin điện tử.
Một trạm giám sát của quân đội Trung Quốc tại Hồng Kông được chụp lại qua Google Earth. (Ảnh: Google Earth)
Khu vực gây tranh cãi
IHS Jane’s cho biết, căn cứ này được Quân đội Trung Quốc xây dựng trên núi Đại Mao vào năm 2010 và đã hoạt động được ba năm. Hình ảnh vệ tinh của các cơ sở trên xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2011.
Theo báo cáo của IHS Jane’s hồi tháng 7: “Chính quyền Hồng Kông thừa nhận đã cấp cho quân đội Trung Quốc một lô đất phù hợp với mô tả của cơ sở trên. Tuy nhiên, việc tồn tại của trạm đã không được chính quyền công khai xác nhận”.
Tại Hồng Kông đang diễn ra cuộc tranh cãi về việc liệu cơ sở này được chính quyền Trung Quốc đưa vào hoạt động có vi phạm Hiệp định Phòng thủ Đất đai Trung – Anh về căn cứ quân sự được ký kết năm 1994 hay không.
Được biết, Quân đội Giải phóng Nhân dân đã đặt 19 cơ sở quân sự tại Hồng Kông, nếu bao gồm cả cơ sở trên núi Đại Mao.
Quân đội Giải phóng Nhân dân từ chối giải thích mục đích của trạm này
Trạm trên núi Đại Mao, một khu vực không được chỉ định dùng cho quân sự, được phân bổ cho chính quyền Hồng Kông. Cơ sở này được chính phủ Hồng Kông chuyển giao bí mật cho chính quyền Trung Quốc. Sau đó, nó được sử dụng để xây dựng một doanh trại quân đội và trạm nghe lén. Do đó, đây là sự vi phạm hiệp ước năm 1994.
Apple Daily đã đến Văn phòng Công an Hồng Kông và Quân đội Hồng Kông để hỏi về việc cơ sở này có liên quan đến bí mật quân sự hay không, song cả hai cơ quan trên đều từ chối bình luận.
Theo IHS Jane’s, Quân đội Giải phóng Nhân dân cũng từ chối giải thích mục đích của trạm này.
Nhà lập pháp Hồng Kông là Trần Khải Thái đã hỏi ông Lê Đống Quốc, thư ký của Cục An Ninh, về trạm căn cứ trên có vi phạm pháp luật Hồng Kông hay không. Ông Lê Đống Quốc cho biết, cơ sở này là để liên lạc. Ông tuyên bố nó không phải là một cơ sở quân sự, tuy nhiên, nó có liên quan đến bí mật quân sự, và ông cũng từ chối đưa ra bình luận.
Cơ quan giám sát của Trung Quốc
Trung Quốc còn có nhiều trạm khác, những trạm lớn thường được đặt ở gần biên giới, chỉ một vài trường hợp là ngoại lệ. Trong đó có trạm Jilemutu gần biên giới Nga, trạm Erlian gần biên giới Mông Cổ, bốn trạm đặt gần biên giới Việt Nam bao gồm cả ở Hải Nam và Côn Minh, hai trạm gần biên giới Bắc Triều Tiên, cũng như nhiều trạm khác.
Tổng cục 3 điều hành nhiều trạm nghe lén trên khắp Trung Quốc, trong đó có một căn cứ ở thành phố Kashgar thuộc tỉnh Tân Cương, ở cực Tây Trung Quốc, nơi cư dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
Ngoài ra, còn có các căn cứ ở Tây Tạng gần biên giới Trung – Ấn. Chính quyền Trung Quốc cũng có ba trạm nghe lén qua eo biển Đài Loan và trên các đảo tranh chấp ở biển Đông – vì vậy, trạm nghe lén ở Hồng Kông sẽ kép vòng hoạt động giám sát của chính quyền Bắc Kinh trên tất cả các vùng lãnh thổ yêu cầu dân chủ và độc lập ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc còn có nhiều trạm khác, những trạm lớn thường được đặt ở gần biên giới, chỉ có một vài trường hợp là ngoại lệ. Trong đó có trạm Jilemutu gần biên giới Nga, trạm Erlian gần biên giới Mông Cổ, bốn trạm đặt gần biên giới Việt Nam bao gồm cả ở Hải Nam và Côn Minh, hai trạm gần biên giới Bắc Triều Tiên, cũng như nhiều trạm khác.
Sinh viên biểu tình kêu gọi quyền dân chủ ở Hồng Kông ngày 01/10/2014. Chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc nghe lén điện thoại di động của người dân Hồng Kông từ một căn cứ quân sự trên núi gần đó. (Ảnh: Paula Bronstein)
Trạm giám sát trên núi Đại Mao ở Hồng Kông hỗ trợ cho các phương tiện khác của chính quyền Trung Quốc trong việc do thám người dân Hồng Kông.
Công ty An ninh Volexity vừa phát hiện những gì mà họ tin là tin tặc Trung Quốc đang tấn công các trang web ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông.
“Dường như có ai đó đang cố gắng lây nhiễm và kiểm soát tất cả những người ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông” – thời báo Epoch Times dẫn lời ông Steven Adair, Giám đốc Điều hành của công ty bảo mật Volexity, nói trong một cuộc phỏng vấn trước đó.
Các cuộc tấn công vào các trang web ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông được tiến hành cùng với các cuộc tấn công tương tự nhắm vào điện thoại di động của người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hương Cảng. Các cuộc tấn công được phát hiện bởi các nghiên cứu viên của Công ty Bảo mật Điện thoại Lacoon vào ngày 30/9. Các chuyên gia tin rằng, chính quyền Trung Quốc đang sử dụng cơ sở trên để do thám người dân Hồng Kông tham gia vào các cuộc biểu tình.
Trước đó, tháng 6/2010, người dân Hồng Kông phát hiện ra thiết bị nghe lén “thẻ thanh tra và kiểm dịch” được lắp đặt bên trong tất cả các tấm đối ngẫu đặt ở phía trước tấm kính xe hơi. Các thiết bị này đã được Apple Daily thu và kiểm tra độc lập. Kết luận, thiết bị bị cáo buộc dùng để nghe trộm các cuộc đàm thoại của người dân Hồng Kông.

Hà Thanh (dịch từ The Epoch Times)
http://nguyentandung.org/epoch-times-phat-hien-co-so-do-tham-cua-quan-doi-trung-quoc-tren-nui-dai-mao-hong-kong.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét