"Số chiến binh của bộ lạc giận giữ tăng lên cũng là lúc nhà thám hiểm sẽ gặp thêm nhiều vấn đề, đặc biệt là số lượng thổ thổ dân cao gấp nhiều..."
Báo Học giả ngoại giao trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản mới đây đã đăng tải bài viết của tác giả T. X. Hammes trong đó đề cập khuyến nghị quân đội Mỹ vì sao nên cân nhắc lại chiến lược mua sắm, trang bị vũ khí của mình, đặc biệt là xu hướng chuyển từ nhiều sang ít và thông minh hóa, tinh gọn hóa...
F-22 của quân đội Mỹ |
Theo tác giả T. X. Hammes, mặc dù công nghệ hiện đại là một ưu thế mang lại hiệu quả cấp số nhân cho sức mạnh quân sự của một quốc gia nhưng nó không hoàn toàn có thể mang lại chiến thắng quyết định trên chiến trường.
T. X. Hammes đưa ra một ví dụ có tính chất minh họa rằng một nhà thám hiểm với trang bị là một khẩu súng 6 nòng sẽ gặp phải khó khăn nghiêm trọng nếu phải đánh nhau với những thành viên (nhiều hơn 6) của một bộ lạc đông người đang giận dữ với trang bị vũ khí thô sơ như những ngọn giáo.
Tuy nhiên, nếu nhà thám hiểm được trang bị thêm nhiều khẩu súng 6 nòng + với một số loại hỏa lực giắt lưng nữa thì anh ta vẫn có thể duy trì lợi thể đáng kể trước những chiến binh của bộ lạc rừng sâu.
Điều mà T. X. Hammes muốn lưu ý là khi số chiến binh của bộ lạc giận giữ tăng lên cũng là lúc nhà thám hiểm sẽ gặp thêm nhiều vấn đề khó giải quyết, đặc biệt là số lượng thổ thổ dân cao gấp nhiều lần lượng vũ khí mà nhà thám hiểm được mang theo.
TheoT. X. Hammes, thảm cảnh này cũng có thể hoàn toàn xảy ra đối với sức mạnh quân đội của một nước như Mỹ. Nếu gặp phải đối thủ đông hơn với những vũ khí kém thông minh, kém chính xác hơn mình.
Chuyên gia phân tích này cũng lấy một ví dụ khác thức thời hơn đó là máy bay chiến đấu F-22 của quân đội Mỹ. Loại chiến đấu cơ tàng hình tân tiến nhất nhì thế giới này hiện nay của Mỹ cũng đang gặp phải vấn đề tương tự như tình cảnh của nhà thám hiểm mà T. X. Hammes có nhắc đến ở phía trên.
Về mặt lý thuyết cũng nhưng những thử nghiệm được chứng minh gần đây của quân đội Mỹ, 1 chiếc chiến đấu cơ F-22 có thể đấu với khoảng 10 máy bay chiến đấu phải lực kém hơn nó.
Tuy nhiên, đứng trước khả năng giao chiến với tỷ lệ 1:10 hoặc nhiều hơn 10 đối thủ F-22 đương nhiên sẽ gặp phải vấn đề nan giải đầu tiên đó là nhanh chóng hết đạn, hết vũ khí mà nó có thể mang theo 1 lần cất cánh.
Thậm chí, ngay cả trong trường hợp tiêu diệt được 10 máy bay đối thủ rồi mà vẫn còn đối thủ chưa bị tiêu diệt trong khi F-22 đã hết đạn thì ưu thế tốc độ, khả năng “tàng hình” vẫn cho phép nó trốn thoát được vòng vây của kẻ thù.
Ưu điểm trên của F-22 là rất đáng chú ý, nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ chi phí để sản xuất, duy tu một chiếc máy bay chiến đấu như F-22 lại quá đắt đỏ, để trang bị cho quân đội cơ bản đủ F-22 để ứng phó với các cuộc chiến tranh lớn không phải là điều dễ dàng cho dù nước Mỹ rất giàu có, tiềm lực cũng rất mạnh.
Khuynh hướng của quân đội Mỹ bắt đầu nhấn mạnh việc mua sắm các hệ thống vũ khí đắt tiền bắt đầu xuất hiện từ những năm 1970, thời điểm nước Mỹ bắt đầu phải đối mặt với ưu thế lớn về số lượng vũ trang của quân đội Liên Xô.
Trong những năm 1970, Lầu Năm Góc bắt đầu chiến lược bù đắp lại điểm yếu của mình bằng các tập trung vào việc mua sắm các hệ thống vũ khí công nghệ cao, tối tân nhất thế giới.
Chính quyết định này của quân đội Mỹ là động lực để các nhà chế tạo của nước này nghiên cứu, phát triển và chế tạo ra nhiều kết cấu, hệ thống vũ khí hết sức thành công, đáng chú ý nhất đó là các loại chiến đấu cơ F-15; f-16; F-18, xe tăng chiến trường chủ lực Abram, xe chiến đấu Bradley…
Kể từ đó trở đi, nước Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi sách lược mua sắm và trang bị các loại vũ khí công nghệ cao và sau này thành quả là sự ra đời của các chiến đấu cơ như F-22 và F-35.
Tuy nhiên, theo nhìn nhận của T. X. Hammes, chi phí cao hiện nay lại là vấn đề luôn chạy trước khả năng của các loại vũ khí, khí tài được bỏ tiền ra phát triển.
Chính thực tế này lại trở thành rào cản ngược kìm hãm việc mua sắm và trang bị vũ khí mới trong quân đội Mỹ.
Thực tế đã chứng minh điều này, ban đầu, Lầu Năm Góc có kế hoạch mua tổng cộng 750 chiếc F-22 nhưng dần dần phải cắt xuống còn 187 chiếc.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Không quân Mỹ cũng chịu một số phận tương tự. Từ khi được phát triển đến nay, quân đội Mỹ mới chỉ mua được 22 chiếc so với kế hoạch ban đầu là 132 oanh tạc cơ.
Khi quân đội Mỹ phải đối mặt với thảm cảnh cắt giảm ngân sách, giảm số lượng trang bị mua sắm, Đô đốc Jonathan Greenert – Tư lệnh các chiến dịch của Hải quân Hoa Kỳ gần đây cũng đã buộc phải lên tiếng, ông cũng đã tuyên bố một cách khác thức khác để quân đội Mỹ vẫn có cơ hội để mua được các hệ thống vũ khí mang tính tương lai.
Đô đốc Jonathan Greenert nhấn mạnh rằng thay vì mua sắm nhiều hệ thống, kết cấu vũ khí mới, quân đội Mỹ nên đầu tư vào các loại vũ khí mạnh (đạn, tên lửa…) cho những hệ thống vũ khí còn sử dụng tốt.
Đô đốc Jonathan Greenert cũng là một trong những tướng lĩnh của quân đội Mỹ bắt đầu phản đối khuynh hướng mua các hệ thống vũ khí đắt tiền, năng lực cao nhưng chỉ được số lượng ít.
Theo T. X. Hammes, trong tình cảnh hiện nay, nếu ngân sách tiếp tục có xu hướng bị cắt giảm, việc cân nhắc lại chính sách mua sẵm vũ khí vốn ăn sâu vào các nhà hoạch định quân sự Mỹ là điều cần thiết, kịp thời. Ít hơn vấn có thể giành phần thắng nhưng quân đội đó phải được trang bị tinh gọn, thông minh và rẻ hơn nếu không phải là quân đội đông như bộ lạc được lấy ví dụ ở phần trên.
Ngày nay, những tiến bộ vượt bần về công nghệ chế tạo người máy, trí tuệ nhân tạo, hóa học, sinh học, vật liệt nano đã và đang thay đổi việc tính toán, cân nhắc kể cả về tính hiệu quả lẫn chi phí mua sắm trong việc hoạch định chiến lược xây dựng một lực lượng quân sự “tinh gọn, thông minh, chi phí rẻ” để địch lại các đối thủ “đông quân, đông vũ khí kém hiện đại” cũng như mô hình quân đội nan giải “ít, đắt” như hiện nay nước Mỹ đang phải đối mặt.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Chien-tranh-tuong-laiLam-sao-de-dich-lai-doi-phuong-voi-quan-bi-dong-post153003.g
d
d
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét