- Mỹ đang muốn tăng cường hợp tác với Hàn Quốc và Nhật Bản để mở rộng mặt trận hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo liên hợp toàn bộ khu vực Đông Bắc Á.
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 19 tháng 12 dẫn trang mạng "World Socialist" ngày 18 tháng 12 đưa tin, là một phần của Luật trao quyền quốc phòng năm 2015, Mỹ đang muốn tăng cường hợp tác với Hàn Quốc và Nhật Bản để mở rộng mặt trận hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo liên hợp toàn bộ khu vực Đông Bắc Á của họ.
Không quân Mỹ, ảnh minh họa |
Mặc dù về danh nghĩa là nhằm vào hệ thống phòng thủ tên lửa của CHDCND Triều Tiên, nhưng thực chất là một phần của mở rộng quân bị Mỹ nhằm vào Trung Quốc.
Theo bài báo, kinh phí quân sự Mỹ được Thượng viện thông qua ngày 12 tháng 12 sẽ lên tới 585 tỷ USD, trong đó bao gồm chi tiêu quân sự mới ở khu vực Trung Đông. Nhưng, luật này yêu cầu tiến hành đánh giá đối với cơ hội tăng cường hợp tác tên lửa giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, tăng cường hợp tác về tên lửa tầm ngắn, hỏa tiễn và phòng thủ pháo, xóa bỏ mối đe dọa đến từ bán đảo Triều Tiên.
Theo báo Trung Quốc, Mỹ luôn sử dụng mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên để biện hộ cho các căn cứ quân sự của họ ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Là một phần của "trục châu Á", chính quyền Obama không ngừng "tạo căng thẳng" ở bán đảo Triều Tiên, coi đây là cớ để tiến hành chuẩn bị quân sự, mũi dùi nhằm thẳng vào Trung Quốc.
Mặc dù chính phủ Mỹ cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa của họ là "mang tính phòng ngự", nhưng đây lại là một bộ phận then chốt trong kế hoạch của Lầu Năm Góc: Phát động chiến tranh mang tính tấn công đối với Trung Quốc. Mục đích chính của họ là ngăn chặn Trung Quốc tiến hành phản ứng đối với các cuộc tấn công của Mỹ.
Cụm máy bay ném bom H-6 Không quân Trung Quốc thả bom |
Chính phủ Mỹ và Nhật Bản đang hợp tác chặt chẽ, xây dựng hệ thống tên lửa đạn đạo kết hợp với hệ thống radar X-band ở miền bắc Nhật Bản, đồng thời vào tháng 10 triển khai hệ thống radar thứ hai ở Nhật Bản. Phạm vi hiệu quả của radar X-band đạt 2.000 km, đồng thời kết nối với hệ thống radar phòng thủ tên lửa Aegis và "phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối" (THADD) của căn cứ hải quân Mỹ.
Mỹ từng gia tăng triển khai hệ thống THADD ở Hàn Quốc vào tháng 5 năm 2014. Nhưng xét tới quan hệ với Trung Quốc, Hàn Quốc ban đầu muốn tuyên bố họ hoàn toàn không tham gia vấn đề này, Hàn Quốc trước hết tuyên bố họ toàn hoàn không tham gia hệ thống tên lửa đạn đạo của Mỹ, mà là lựa chọn phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa và không quân của mình.
Nhưng, ông Kim Kwan-Jin khi làm Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, ông hoàn toàn không phản đối triển khai hệ thống THADD ở Hàn Quốc, còn Bộ trưởng Quốc phòng hiện tại là Han Min-Koo vào tháng 10 nói thẳng rằng: "Do hạn chế về tiền bạc để ứng phó với vấn đề hạt nhân và mối đe dọa tên lửa Triều Tiên, triển khai hệ thống THADD ở Hàn Quốc có lợi cho bảo đảm quốc phòng-an ninh của Hàn Quốc".
Hiện nay, quân đồn trú Mỹ ở Hàn Quốc khoảng 28.500 quân, nếu Trung-Mỹ xảy ra xung đột, Hàn Quốc sẽ trở thành tiền tuyến đầu tiên của Đông Á. Mỹ kêu gọi hai nước Hàn Quốc, Nhật Bản tăng cường hợp tác quân sự ba bên với Mỹ, nhưng do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn "làm đẹp tội ác" của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, làm cho nội bộ Hàn Quốc nổi lên thái độ chống Nhật, dẫn đến quan hệ Nhật-Hàn xấu đi.
Nhưng, “quan hệ lạnh lẽo” với Nhật Bản hoàn toàn không ngăn cản chính quyền bà Park Geun-hye đi theo "trục châu Á" của Obama, mặc dù làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng tiềm tàng tới kinh tế Hàn Quốc.
Trung Quốc quan tâm chặt chẽ tới hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Khi Mỹ triển khai radar X-band thứ hai ở Nhật Bản vào tháng 10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Hoa Xuân Oánh cho rằng: "Vài nước cụ thể ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiến hành triển khai phòng thủ tên lửa để theo đuổi an ninh đơn phương không có lợi cho ổn định và lòng tin chiến lược của khu vực, cũng không có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực Đông Bắc Á".
Bài viết cho rằng, Trung Quốc đang áp dụng các thủ đoạn làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á như dành ưu đãi kinh tế cho các nước xung quanh. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, tháng 11, hai nước Trung-Hàn đã đạt được thỏa thuận thương mại tự do mang tính tạm thời, tăng cường hợp tác với Hàn Quốc.
Pháo binh 2 Trung Quốc: Đội xe trong đêm |
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Ke-hoach-tac-chien-My-chu-dong-khai-chien-voi-Trung-Quoc-post153698.gd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét