Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Năm 2014 sẽ là năm "ngựa thần lướt gió tung mây" ở châu Á?

Chủ nghĩa dân tộc, thái độ, hành động cứng rắn của Trung Quốc và Nhật Bản có thể gây ra chiến tranh ở Đông Bắc Á, Mỹ khó mà đứng ngoài.
Máy bay chiến đấu F-15J Nhật Bản
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 30 tháng 1 đăng bài viết nhan đề "Đức: Năm 2014 nếu xảy ra xung đột, Trung Quốc có thể khai chiến vì tự tin dân tộc". Sau đây là nội dung chính của bài viết:
Mạng tin tức Đức cho rằng, hành động của Nhật Bản sẽ làm cho mùi thuốc súng ở Đông Á đậm đặc hơn, nhưng Trung Quốc rõ ràng sẽ không khuất phục trước phương án mới của Nhật Bản.
Tạp chí "Học giả Ngoại giao" Trung Quốc đăng bài viết "Shinzo Abe đầu tư vào quá khứ, xem nhẹ tương lai" cho rằng, thăm đền Yasukuni sẽ không làm Trung Quốc khiếp sợ, cũng không thể giúp Lực lượng Phòng vệ nâng cao vị thế, sẽ không chấn hưng được tinh thần của nhân dân Nhật Bản, tinh thần hy sinh võ sĩ Nhật Bản được ca ngợi căn bản không có "thị trường" trong người dân.
Tờ "Thế giới" Đức cho rằng, năm 1964, Trung Quốc đã thử quả bom nguyên tử đầu tiên, hiện nay Trung Quốc đã trỗi dậy "thành công", thành nước lớn thế giới. Năm 2014 là năm ngựa của Trung Quốc, Trung Quốc có một thành ngữ gọi là "ngựa thần lướt gió tung mây" (thiên mã hành không), nó có nghĩa là tính không thể dự đoán của năm 2014.
Bài viết còn cho rằng, năm ngựa 1894, chiến tranh Giáp Ngọ bùng nổ, Trung Quốc đã thua cuộc chiến tranh đó, hiện nay nếu giữa Trung Quốc và Nhật Bản nổ ra xung đột, Trung Quốc chắc chắn sẽ khai chiến vì tự tin dân tộc, điều này sẽ mang tính bùng nổ.
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc
Tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản cho rằng, mặc dù sự nóng lên toàn cầu làm cho đảo Senkaku chìm vào biển lớn, tình hình căng thẳng tương tự Chiến tranh Lạnh giữa Trung-Nhật vẫn sẽ tồn tại, sẽ không kết thúc trước khi một nước tuyên bố thắng lợi.
Giữa Trung-Nhật xảy ra chiến tranh, ai sẽ thắng? Tờ "The Huffington Post" Mỹ cho rằng, mặc dù Trung Quốc sở hữu nhiều tàu chiến và máy bay hơn, nhưng Nhật Bản có tàu chiến và máy bay tốt hơn và kinh nghiệm chiến đấu thực tế nhiều hơn. Đương nhiên, nếu như Trung Quốc theo đuổi một cuộc chiến tranh có phạm vi lớn hơn, sẽ làm cho Hiệp ước Bảo vệ An ninh Nhật-Mỹ khởi động.
"Buộc phải đầu hàng - xung đột - Mỹ can thiệp", đây là mô hình cơ bản được dư luận mô tả về xung đột Trung-Nhật. Tờ "The Times" Anh ngày 29 tháng 1 cho rằng, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã cho biết, Trung Quốc tuyệt đối không nổ phát súng đầu tiên, cũng tuyệt đối không để cho đối thủ nổ phát súng thứ hai.
Nếu năm nay nổ ra chiến tranh thế giới thứ ba, tình hình rất có thể như sau: Tàu cá Trung Quốc áp sát đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông bị cảnh sát biển Nhật Bản tóm được, ngư dân bị bắt, hơn nữa xuất hiện sự kiến nổ súng. Bắc Kinh đưa ra thông điệp cuối cùng, Tokyo thì dẫn ra "Hiệp ước Bảo đảm An ninh Nhật-Mỹ".
Máy bay chiến đấu dòng Su Trung Quốc
Một chuyên gia của Viện nghiên cứu phòng vệ Nhật Bản ngày 29 tháng 1 cho rằng, khả năng Nhật-Trung xảy ra xung đột vũ trang quy mô lớn là không lớn. Thái độ của Mỹ đối với Nhật Bản mập mờ, quan hệ đồng minh quân sự Nhật-Mỹ chỉ có thông qua sự kiện quan trọng mới có thể được kiểm nghiệm, "sự kiện quan trọng" này không loại trừ xung đột quân sự.
Nhưng, "ông Shinzo Abe đã giẫm lên đầu ngón chân của Washington". Hãng Kyodo, Nhật Bản ngày 29 cho rằng, hai tuần trước khi ông Shinzo Abe thăm đền Yasukuni, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã bỏ ra một tiếng đồng hồ tìm cách thuyết phục ông Abe không nên thăm đền. Ông Abe khi đó trả lời Biden rằng "bản thân quyết định có thăm hay không".
Nhà phân tích chiến lược Ấn Độ Chellaney ngày 28 tháng 1 viết bài trên trang mạng an ninh Thụy Sĩ cho rằng, bất đồng giữa Mỹ-Nhật rõ ràng đã ngày càng lớn. Giữa Chính phủ Obama và Shinzo Abe đang từng bước xuất hiện một vết rạn về tâm lý.
Mỹ không hài lòng với việc ông Shinzo Abe thực hiện chủ nghĩa dân tộc đối với Trung Quốc và Hàn Quốc, Nhật Bản không còn che giấu mối quan tâm của mình đối với thực hiện cân bằng của Obama giữa nghĩa vụ đồng minh với quan hệ Mỹ-Trung.
Lựa chọn đồng minh hay Trung Quốc? Đây là một trong vấn đề nan giải chính sách ngoại giao năm 2014 của Obama. Christopher Johansson, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ ngày 28 tháng 1 nói với tờ "Guardian" Anh cho rằng:
"Chúng ta có thể lên tiếng gây sức ép, đây là việc chúng ta đang làm. Chúng ta có Hạm đội 7, nhưng không ai thực sự muốn sử dụng Hạm đội 7. Giữa chúng, phương án có thể lựa chọn của chúng ta rất hạn chế".
Biên đội tàu chiến Hải quân Mỹ-Nhật
Tờ "Guardian" cho rằng, Mỹ cố gắng tăng cường quan hệ với Trung Quốc, đồng thời cũng đang cố gắng củng cố quan hệ với đồng minh truyền thống, loại tính cân bằng này là nhiệm vụ không thể hoàn thành.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Nam-2014-se-la-nam-ngua-than-luot-gio-tung-may-o-chau-A-post139102.gd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét