Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Bom xung điện – Hiểm họa mới của nhân loại

Bằng cách tạo ra một trường điện từ cực lớn, bom xung điện có thể “nướng chín” các thiết bị điện tử trong một khu vực rộng lớn. Cùng với laser năng lượng cao, bom xung điện (vũ khí viba) đang trở thành một xu hướng phát triển vũ khí mới của thế giới.

Mặc dù thuật ngữ vũ khí viba mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng khái niệm về vũ khí xung điện từ đã có từ rất lâu, bắt nguồn từ các nghiên cứu về vũ khí hạt nhân của Mỹ trong những năm 1950.
Từ năm 1958, khi tiến hành thử nghiệm bom kinh khí (bom H), các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một vụ nổ thử trên biển Thái Bình Dương đã gây cháy nổ các đèn chiếu sáng tại một hòn đảo ở Hawaii cách nơi tiến hành vụ nổ hàng trăm kilomét. Vụ nổ cũng đã làm gián đoạn họat động của các thiết bị sóng radio ở tận châu Úc.
Các nhà khoa học bắt đầu coi đây là một khả năng có thể khai thác trong lĩnh vực quân sự. Mỹ là quốc gia đi tiên phong trong việc nghiên cứu bom xung điện từ.


Minh họa cơ chế tạo ra trường điện từ của bom xung điện. Nguyên tắc của nó là nhờ vào sức mạnh của vụ nổ trong phần lõi từ, tạo ra hiện tượng đoản mạch làm xuất hiện một trường điện từ rất lớn. Ảnh: Howstuffworks

Bom xung điện từ – viết tắt theo tiếng Anh là EMP – là loại vũ khí năng lượng trực tiếp dựa trên ứng dụng bức xạ điện từ. Loại vũ khí này được thiết kế để phá hủy các cơ sở vật chất có sử dụng điện và điện tử ở một mục tiêu nhất định. Hầu hết các thiết bị ngày nay đều sử dụng điện và hầu hết các thiết bị điện và điện tử như máy vi tính, vô tuyến, tủ lạnh, xe hơi, điện thoại… sẽ bị vô hiệu hóa nếu bị bom EMP tác động.
Cấu tạo của bom xung điện bao gồm một khối hình trụ làm bằng thép chịu lực (còn gọi là phần lõi). Bên trong lõi này chứa đầy chất nổ mạnh. Bao bọc bên ngoài lõi là các cuộn dây kim loại. Một bộ tụ điện được kết nối với các cuộn dây để tạo ra dòng điện chạy qua phần lõi.
Nguyên tắc hoạt động của bom EMP là khi phát nổ, nó sẽ tạo ra một trường điện từ cực lớn làm nghẽn mạch và phá hủy về mặt vật lý các thiết bị điện tử trong phạm vi tác chiến.



Trường điện từ tạo ra từ vụ nổ của bom xung điện có thể “nướng chín” mạch điện của các thiết bị điện tử trong bán kính hoạt động của nó, không phân biệt quân sự hay dân sự. Ảnh: Survivalplus.

Vũ khí viba còn được dùng để gây ra những tác động tới các chủ thể sinh học. Bom xung điện EMP năng lượng thấp được dùng trong việc chống biểu tình, bạo động. Khi hoạt động, các chùm sóng viba năng lượng thấp sẽ gây ngứa ngáy khó chịu buộc đám đông phải tán.
Dù mới được thử nghiệm nhưng vũ khí viba năng lượng cao đã cho thấy mức độ hủy diệt ghê gớm. Sóng viba được truyền đi với vận tốc ánh sáng sẽ dễ dàng làm đoản mạch và “nướng chín” các chíp điện tử cũng chư các mạch điện bên trong máy tính hay các thiết bị thông tin liên lạc.
Các hệ thống điện tử vốn là “tai mắt” của các hệ thống vũ khí hiện đại. Khi các hệ thống này bị vô hiệu hóa, sức chiến đấu của vũ khí bị vô hiệu hóa.
Các loại vũ khí không dùng điện như súng máy hay pháo phòng không có thể vẫn hoạt động nhưng hiệu quả chiến đấu sẽ bị suy giảm do các hệ thống chỉ thị mục tiêu không hoạt động.

So với vũ khí laser năng lượng cao, vũ khí viba có tính ứng dụng thực tế cao hơn và chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, vũ khí này gây nhiều quan ngại về mặt đạo đức. Ngoài việc tiêu diệt các hệ thống vũ khí của đối phương bằng trường điện từ, vũ khí  này còn gây nhiều nguy hiểm đối với con người, đặc biệt về mặt tâm sinh lý.
Theo Quốc Việt (Zing.vn/Tri thức)
http://beforeitsnews.com/vietnamese/2013/12/bom-xung-dien-hiem-hoa-moi-cua-nhan-loai-166526.html


Trung Quốc có thể sẽ triển khai vũ khí xung điện từ (EMP) chống lại Mỹ trong bất cứ cuộc chiến tranh tiềm năng nào trên eo biển Đài Loan.

Đó là nhận định của F. Michael Maloof, cựu quan chức quốc phòng Mỹ, trong một bài viết đăng trên tờ WorldNetDaily (trụ sở tại Washington).
Đề cập tới khả năng Hải quân Mỹ sẽ triển khai tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương trong trường hợp Trung Quốc tiến hành một cuộc xung đột lãnh thổ với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, với Việt Nam và Philippines trên Biển Đông hoặc phát động bất kì hành động quân sự nào nhằm vào Đài Loan, Maloof cho rằng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ có xu hướng sử dụng các loại vũ khí xung điện từ để vô hiệu hóa những thiết bị điện tử phòng thủ trên các tàu chiến của Mỹ.
Các xung điện từ có thể được giải phóng ra từ vụ nổ của một loại vũ khí hạt nhân được triển khai ở độ cao phía trên khu vực mà Trung Quốc muốn tấn công. Thiệt hại mà loại vũ khí này có thể mang lại cho các tàu chiến hoặc trung tâm chỉ huy của đồng minh Mỹ trong khu vực là vô hiệu hóa hoàn toàn các thiết bị điện tử, máy tính, hệ thống thông tin liên lạc tự động, thực phẩm, đồ dùng hoặc thậm chí là các dịch vụ vận tải.
Maloof lên tiếng chỉ trích Lầu Năm Góc vì đã phớt lờ sự phát triển của các vũ khí xung điện từ của Trung Quốc.
Bài viết của Maloof cho biết chiến lược sử dụng vũ khí xung điện từ được đề cập tới lần đầu tiên trong một bài báo có tiêu đề “Bom xung điện từ là át chủ bài của Trung Quốc”, nó được nhìn nhận như một sự phản ánh quan điểm chính thức của Chính phủ Trung Quốc.
Để tránh gây thiệt hại đối với dân thường và các thiết bị quân sự trên lục địa của mình, Trung Quốc có thể kích nổ một quả bom hạt nhân ở độ cao cách mặt đất gần 30km. Một bản báo cáo từ Trung tâm tình báo mặt đất quốc gia Mỹ cũng chỉ ra rằng việc sử dụng xung điện từ tấn công Đài Loan từ độ cao 30-40 km sẽ chỉ bao hàm những tác động của các xung điện từ đối với Đài Loan và những khu vực lân cận trong khi tối thiểu hóa thiệt hại đối với thiết bị điện tử trên lục địa Trung Quốc.
http://soha.vn/quan-su/trung-quoc-co-vu-khi-khien-tau-chien-my-te-liet-20140210150302349.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét