Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Nhận diện mục đích và chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông




Biên dịch: Nguyễn Phương Hoài | Hiệu đính: Đỗ Thanh Hải
Tóm tắt: Cuộc xung đột đang diễn ra chậm rãi trên Biển Đông từng được coi là không đáng được quan tâm. Trung Quốc yêu sách toàn bộ chủ quyền trên Biển Đông theo đường chín đoạn, giá trị pháp lý của yêu sách trên bị cơ quan tài phán quốc tế phản bác. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thay đổi thực tế kiểm soát trên Biển Đông qua việc xây nhiều đảo nhân tạo kiên cố trên quần đảo Trường Sa và những nơi khác. Mỹ né tránh đấu tranh với các hành vi của Trung Quốc (dưới thời chính quyền Obama) hoặc phản ứng một cách thiếu nhất quán (dưới thời của chính quyền Trump). Bài nghiên cứu này đánh giá tác động hành vi của Trung Quốc đối với các bên liên quan, lợi ích của Mỹ, và hệ thống thế giới tự do.
Giới thiệu
Bài báo này đánh giá chính sách Biển Đông của Trung Quốc và tác động có tính hệ thống của chính sách đó đối với tình hình Biển Đông. Ngày càng có nhiều nghiên cứu được công bố về hành vi quyết đoán của Trung Quốc và những lựa chọn liên quan cho chiến lược của Mỹ.[1] Các nhà phân tích cơ bản đồng ý rằng Trung Quốc đang tiến hành các hành vi mang tính khiêu khích, nhưng có đánh giá khác nhau về động cơ của Trung Quốc và vì thế khác nhau trong khuyến nghị về cách thức phản ứng từ phía Mỹ và các đối tác.[2] Bài báo này cho rằng cho dù động cơ của Trung Quốc là gì đi chăng nữa (những động cơ đó có thể linh hoạt, thay đổi theo thời gian đặc biệt khi các cơ hội xuất hiện), tác động của hành vi này đều là phá vỡ nguyên trạng.[3] Trong trường hợp này, ý đồ ít quan trọng hơn là hệ luỵ. Ngay cả nếu Trung Quốc không muốn lật lại trật tự thế giới tự do, kết quả của việc áp đặt ý chí của Trung Quốc lên Biển Đông sẽ phá hoại và cuối cùng thay thế một cách cơ bản trật tự thế giới hiện tại.
Bài báo này đưa ra những giả định nhất định. Đầu tiên, bài báo giả định rằng, cách tiếp cận tự do đối với những mối quan hệ giữa cá nhân với nhau và hay các mối quan hệ quốc tế đều tốt hơn hơn so với cách tiếp cận phi tự do. Thứ hai, bài báo cho rằng, thượng tôn pháp luật là những nền tảng tự do cơ bản nhất[4]. Thứ ba, bài báo cho rằng, trật tự thế giới tự do (LIO) là thể hiện xác đáng nhất về trật tự thế giới và những giá trị tự do khác cho đến thời điểm hiện tại. Cuối cùng, bài báo cho rằng một trật tự thế giới do Trung Quốc dẫn dắt sẽ ít tự do hơn trật tự thế giới hiện tại.
Cấu trúc của bài báo như sau. Đầu tiên, bài báo xem xét bối cảnh trong đó Trung Quốc trỗi dậy và mối quan hệ của Trung Quốc với Mỹ. Sau đó, bài báo sẽ cung cấp thông tin cơ bản về những yêu sách lãnh thổ và yêu sách biển của Trung Quốc và tóm tắt lại các hoạt động trong khu vực của Trung Quốc. Sau đó, bài báo sẽ nghiên cứu kỹ hơn lý do tại sao Trung Quốc lại tập trung vào Biển Đông đến như vậy và tại sao lại vào thời điểm này? Bài báo đi đến kết luận rằng Trung Quốc được thúc đẩy một phần bởi nhận thức về cơ hội, một phần vì nhận thức về sự suy yếu của Mỹ và một phần bởi nhu cầu lên tiếng về những tuyên bố pháp lý của nhà nước. Tiếp đó, bài báo nghiên cứu các chiến lược của Trung Quốc. Để giành kiểm soát trên Biển Đông, đầu tiên, Trung Quốc cần phải cô lập khu vực. Trong nỗ lực cô lập khu vực, Trung Quốc sử dụng chiến lược hai hướng “cây gậy và củ cà rốt”, vừa lôi kéo các nước láng giềng khi thuận tiện trong khi đe dọa các nước chống đối mình. Tiếp đến, bài báo tiến hành nghiên cứu hệ luỵ từ những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông, cả với khu vực và cuối cùng là với trật tự thế giới tự do. Hành vi này đòi hỏi thành tố quân sự. Việc phát triển năng lực quân sự của Trung Quốc, là một vấn đề rắc rối do chính phủ dựa vào chủ nghĩa dân tộc để huy động sự ủng hộ của công chúng và tạo ra tính chính đáng. Bài báo sau đó sẽ nghiên cứu về một số lời lý giải thay thế cho hành vi của Trung Quốc. Cuối cùng, bài báo khép lại bằng việc nghiên cứu tác động của hành vi của Trung Quốc, dù hành vi đó có chủ ý hay không.
Mục tiêu của Trung Quốc và những hệ lụy
Mục tiêu của Trung Quốc phản ánh lập trường của nước này với tư cách là một siêu cường mới nổi.[5] Trung Quốc có nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo sản phẩm quốc nội (GDP) dựa trên sức mua tương đương. Ngay cả khi đã phát triển hoàn thiện, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với nền kinh tế Mỹ (6.9% năm 2017). Vì vậy, quyền lực của Bắc Kinh trong tương quan với Mỹ sẽ tăng trong những năm tới đây, dù không nhanh như các nhà phân tích đã chỉ ra.[6] Trong quá khứ, khi các nước đang trỗi dậy nhận thấy quyền lực của mình đang đuổi kịp quốc gia bá quyền, các nước này cuối cùng sẽ thách thức bá quyền. Mặc dù đôi khi diễn ra trong hòa bình, thông thường các chuyển giao đều có tính chất bạo lực, khi các nước bá quyền đương nhiệm phản đối, hay sự mất tin tưởng gia tăng, phát sinh thù địch.[7] Trong khi vẫn có thể có khả năng chuyển giao hòa bình hoặc cùng tồn tại giữa Trung Quốc và Mỹ, hành vi của Trung Quốc không khỏi khiến người ta lo ngại. Cuộc tranh cãi được định hình theo nhiều cách. Đa số các học giả cố gắng xác định xem có phải Trung Quốc lo ngại về an ninh và do đó có thể điều chỉnh hay Trung Quốc đi theo chủ nghĩa xét lại và do đó không phù hợp với trật tự thế giới hiện tại.[8] Cho dù ý định của Trung Quốc là gì đi chăng nữa thì tác động của việc thực thi chủ quyền của Trung Quốc trên gần toàn bộ Biển Đông về cơ bản là xét lại, đe dọa đến luật pháp quốc tế và an ninh khu vực mà lâu nay vẫn do Mỹ duy trì kể từ sau Chiến tranh Thế giới hai.
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc không tìm kiếm bá quyền toàn cầu, Trung Quốc vẫn muốn mình là “số một”.[9] Đây là chính sách công khai với Trung Quốc, chính sách có “tư tưởng dân tộc về việc trở thành một cường quốc đi đầu trước năm 2049 (kỉ niệm 100 năm ngày thành lập của Đảng cộng sản Trung Quốc)”[10]. Mục tiêu thể hiện trong các ưu tiên của Tập Cận Bình, bao gồm Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Chiến lược “Sản xuất tại Trung Quốc” (Made in China 2025) và Giấc mộng Trung Hoa. Vì vậy, Tập Cận Bình từ bỏ lời khuyên của Đặng Tiểu Bình “giấu mình chờ thời” (hide one’s capabilities and bide one’s time”). Tập dẫn ra một ví dụ về quan điểm chung rằng thời khắc của Trung Quốc đã đến và đặt niềm tin vào “chủ nghĩa biệt lệ Trung Quốc”. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc phản ánh quan điểm này.[11] Trước việc xóa bỏ hạn chế về nhiệm kỳ với Tập Cận Bình, một nhà tư tưởng xuất chúng Trung Quốc đã thẳng thắn cho rằng:
“Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vai trò thống trị của Mỹ trong khía cạnh chính trị và quân sự sẽ được điều chỉnh lại” theo Cui Liru, nguyên chủ tịch Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, một học giả của cơ quan tư vấn thuộc Bộ công an Trung Quốc và là đại diện cho dòng tư duy chính thức. “Điều đó không có nghĩa là Mỹ phải hi sinh lợi ích của mình. Tuy nhiên nếu Mỹ cứ khăng khăng vai trò dẫn dắt của mình, đó mới là vấn đề.”[12]
Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc đã ngày càng thiếu kiên nhẫn và hung hăng, thúc giục các nước láng giềng “biết vị trí của mình”.[13] Lợi ích cốt lõi truyền thống của Trung Quốc bao gồm Đài Loan và Tây Tạng. Tuy nhiên, hiện tại Trung Quốc lại coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi của mình. Đến lượt mình, Mỹ lại cho rằng Biển Đông không “chỉ quan trọng với những quốc gia ven bờ mà cần thiết với tất cả các quốc gia có lợi ích kinh tế và an ninh với châu Á”.[14] Với Trung Quốc, lợi ích cốt lõi dường như tương đồng với những gì Mỹ coi là “lợi ích an ninh quốc gia trọng yếu”, với ngụ ý rằng, cả hai nước sẵn sàng tham chiến vì những lợi ích này.
Trung Quốc tuyên bố rằng nước này chỉ nỗ lực để hiện đại hóa quân sự, không phải bá quyền.[15]Tuy nhiên, những hành vi ở thời điểm hiện tại có thể được coi là nỗ lực thúc đẩy hiện đại hoá và tăng trưởng kinh tế nhưng không loại trừ việc tìm kiếm bá quyền. Trung Quốc có nhiều mối bất hòa với trật tự thế giới tự do hiện tại và điều đó được thể hiện qua hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông cũng như qua sự khác biệt cơ bản giữa những quy chuẩn tự do với chính phủ độc đoán của nước này. Trung Quốc từ chối một loạt những quy ước quốc tế, bao gồm tự do trên biển. Trung Quốc thường xuyên quấy rối các chủ thể dân sự và quân sự của các nước khác trên Biển Đông. Trung Quốc thực hiện các động thái cho vay thôn tính với mục đích chiếm đoạt những tài sản chiến lược hơn là chỉ đơn thuần giúp các nước nhận.[16]
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng các bất ổn trong nước ngăn cản Trung Quốc trở thành thách thức đối với bá quyền của Mỹ. Bắc Kinh đối mặt với hàng loạt những thách thức về xã hội, dân số và kinh tế. Trong quá khứ, những khó khăn đối nội thường khiến các nước hành xử hung hăng trên trường quốc tế. Trên thực tế, những thách thức này thường thúc đẩy các hành vi gây hấn đối với bên ngoài, như có thể thấy trong trường hợp của Iran trong những năm gần đây và trong trường hợp của Đức sau Đại suy thoái. Một số người nhìn nhận nỗ lực nhằm “dàn xếp hòa bình với những tranh chấp biên giới với hầu hết các nước láng giềng thập kỷ qua” thể hiện khuynh hướng hòa bình của Trung Quốc[17]. Tuy nhiên, điều này không áp dụng được với Ấn Độ, không áp dụng được với các tranh chấp quan trọng trên biển, và không đúng với thực tế trong thời gian gần đây. Những người cho rằng Trung Quốc sẽ không hành xử một cách hung hăng nhấn mạnh “Sách trắng năm 2010 nhấn mạnh đến quốc phòng vừa phụ thuộc và vừa phục vụ cho sự phát triển của đất nước và các chiến lược an ninh” và kêu gọi Quân đội giải phóng nhân dân chuẩn bị cho các chiến dịch quân sự hơn là chiến tranh”.[18] Tuy nhiên, “trăm nghe không bằng một thấy”. Trong khi Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc hạ thấp việc sử dụng sức mạnh, hành vi của Trung Quốc lại không thể hiện như vậy. Lực lượng quân sự của Trung Quốc không minh bạch và Trung Quốc liên tục đầu tư mạnh cho quân sự hơn hai mươi năm qua. Trung Quốc sử dụng các lực lượng thực thi luật và/hoặc dân sự (như hạm đội tàu cá của Trung Quốc trên Biển Đông) như một công cụ chính sách nhà nước qua đó đe dọa cả tinh thần và cấu trúc của hệ thống dựa trên luật lệ. Sách trắng Quốc phòng năm 2015 của Trung Quốc về chiến lược quân sự đã có sự thay đổi so với sách trắng năm 2010, coi Trung Quốc như là một cường quốc biển (lần đầu tiên kể từ thời của đô đốc Trịnh Hoà vào đầu những năm 1400) và thúc đẩy các chiến dịch sâu rộng trên Thái Bình Dương. Các cuộc triển khai như vậy đòi hỏi Trung Quốc phải bình định được Biển Đông.[19]
Những yêu sách lãnh thổ và yêu sách biển
Trung Quốc có lý do chính đáng để nỗ lực kiểm soát Biển Đông. Biển Đông là địa bàn trung chuyển quan trọng với tàu thuyền đến và xuất phát từ Trung Quốc, và hơn 85% tổng thương mại quốc tế của Trung Quốc được vận chuyển bằng đường biển.[20] 30% thương mại thế giới đi qua Biển Đông. Biển Đông cũng là nguồn cung cấp thực phẩm và nguồn cung cấp khí đốt đầy tiềm năng. Trong khi còn có những tranh cãi về trữ lượng khí đốt ở khu vực này,  Trung Quốc đẩy mạnh thăm dò và tìm cách ngăn cản các nước khác khai thác[21]. Hơn thế, các căn cứ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN) của Trung Quốc nằm ở Vịnh Yalong phía nam đảo Hải Nam và phía Bắc của Biển Đông. Việc kiểm soát quân sự trên Biển Đông vừa giúp Trung Quốc ngăn chặn các hoạt động do thám trên biển, vừa tạo ra các điểm dễ tổn thương mới cho các nước khu vực và Mỹ, vừa tạo ra tiền lệ cho việc vi phạm Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) và các quy tắc về tự do hàng hải.[22] Điều đó mở rộng vành đai an ninh cho Trung Quốc nhưng cũng đồng thời làm giảm vùng đệm an ninh của các nước láng giềng. Hành vi đó vi phạm chuỗi đảo thứ nhất đe dọa đến vị trí chiến lược của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Cuối cùng, việc kiểm soát trên Biển Đông củng cố vị thế của Trung Quốc với tư cách như một bá quyền khu vực.
Những động thái của Trung Quốc trên Biển Đông có tính khiêu khích, xét lại và không phù hợp với chuẩn hệ thống quốc tế tự do. Trên thực tế, vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa trọng tài ở Lahay đã phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là không có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bỏ qua UNCLOS và tiếp tục thực thi yêu sách Đường chín đoạn bao trùm hơn 80% bề mặt Biển Đông. Trung Quốc từ chối thảo luận với các bên yêu sách khác (gồm Ma-lai-si-a, Bru-nây, Việt Nam, Phi-líp-pin, Đài Loan) về vấn đề Biển Đông trên các diễn đàn quốc tế và đa phương. Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè hằng năm kể từ năm 1999. Sau đó, vào “tháng 11 năm 2013, tỉnh Hải Nam thông báo quy định ngư nghiệp mới yêu cầu những tàu cá không thuộc Trung Quốc phải có xin giấy phép khi triển khai đánh bắt trên những vùng biển mà Trung Quốc yêu sách.[23] Lực lượng quân sự và bán quân sự đã thi hành các lệnh cấm này. Có những dấu hiệu cho thấy rằng Trung Quốc sẽ nỗ lực thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Bắc Kinh đã ra sức mở rộng các đảo, rặng san hô và những thực thể khác trên Biển Đông kể từ những năm 1970 khi Trung Quốc chiếm nhóm đảo Trăng Khuyết (Crescent) ở quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam. Trung Quốc cũng dính lứu đến nhiều cuộc đụng độ với các bên yêu sách khác đối với vùng biển.
Phi-líp-pin là nước luôn chịu áp lực từ phía Trung Quốc kể từ năm 2010. Năm 1011, Trung Quốc bắt đầu can thiệp vào “những tàu thăm dò tiến hành thu nổ địa chấn ở những vùng nước mà Việt Nam và Phi-líp-pin tuyên bố.[24] Trung Quốc đã hành xử một cách hung hăng ở Bãi cỏ Rong (Reed Bank), khu vực mà theo như khảo sát địa chấn năm 2011 có trữ lượng khoảng 3.5 nghìn tỉ mét khối khí gas (3.4 trillion cubic feet of natural gas)[25]. Trung Quốc cũng chiếm bãi cạn Scarborough (140 dặm phía tây của Luzon) năm 2012. Điều này dẫn đến một cuộc đối đầu kéo dài khoảng 5 tháng. Trước sự thúc giục của Mỹ, nước cho rằng đã đạt được một thỏa thuận về giải toả, Phi-líp-pin đã rút lực lược của mình ra khỏi vùng biển để xoa dịu căng thẳng. Trung Quốc đã chiếm đóng bãi cạn và duy trì “các tàu thuyền trong khu vực, coi bãi cạn là lãnh thổ của mình”.[26] Bài học rút ra dường như đã rõ ràng với Trung Quốc: sự đe dọa và vũ lực đã phát huy tác dụng. Trung Quốc thường xuyên tấn công các tàu cá bằng cách bắn vòi rồng vào thuyền và giữ tàu thuyền, bắt thủy thủ. Trung Quốc đã phong tỏa không cho Phi-líp-pin tiếp cận tàu BRP Sierre Madre do Phi-líp-pin chủ động làm mắc cạn trên bãi Cỏ Mây năm 1999 sau khi Trung Quốc chiếm đá Vành Khăn năm 1994.[27] Trung Quốc đã đe dọa kéo tàu ra khỏi rặng san hô.
Gần đây Trung Quốc cũng đã hoàn thành việc xây dựng bảy hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa.[28]Trên đá Chữ Thập, Trung Quốc đã xây dựng một đường băng dài khoảng hơn 3000 mét và một cảng biển có khả năng tiếp nhận ‘những tàu chiến cỡ lớn”.[29] Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã hoàn thành những đường bang tương tự trên hai hòn đảo nhân tạo khác. Ít nhất ba trong số bảy dự án đảo nhân tạo khác nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Phi-líp-pin (EEZ)[30]. Mức độ phá hoại sinh thái từ những hoạt động này là chưa từng có tiền lệ trên Biển Đông và là một sự vi phạm luật pháp quốc tế của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) do Toà trọng tài phân định hồi tháng7/2016.
Cùng là hành vi hung hăng, cách hành xử của Trung Quốc với Phi-líp-pin không thể so sánh với những va chạm với Việt Nam trên Biển Đông. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc cũng đã chiếm giữ những hòn đảo quan trọng ở Hoàng Sa năm 1974 bằng bạo lực trong những ngày cuối trong chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ. Đảo Phú Lâm đã được bồi đắp rộng thêm. Trung Quốc cũng tuyên bố yêu sách các vùng phía Nam của quần đảo Hoàng Sa.
Vào mùa xuân năm 2014, dàn khoan dầu của Trung Quốc Hải Dương 981 được hạ đặt vào Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các cuộc biểu tình bạo lực đã nổ ra ở Việt Nam và hơn 3000 công dân Trung Quốc đã phải sơ tán. Trung Quốc đã đáp trả điều này bằng việc tấn công “hơn 200 trang website của Việt Nam”.[31] Trung Quốc đã rút dàn khoan HD 981 ngay sau đó. Mặc dù có những tranh cãi xung quanh việc tại sao Trung Quốc cho dàn khoan lại rút lui, kết luận đơn giản nhất chính là Trung Quốc đã xuống nước vì những phản ứng quyết liệt của Việt Nam: Việt Nam đe doạ xích lại gần hơn với Mỹ và có thể chính thức kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế.[32] Những yếu tố này không nên được bỏ qua và có thể ảnh hưởng những hành động của Trung Quốc ở trong tương lai. Dĩ nhiên, đây là lần đầu tiên chiến thuật cắt lát salami (salami slicing) của Trung Quốc thất bại.[33]Năm 2016, dàn khoan này lại quay trở lại, nhưng lần này ở phía bên kia của đường trung tuyến khu vực tranh chấp.
Ma-lai-si-a cũng đã đối mặt với “sự quyết đoán” của Trung Quốc. Trung Quốc đã yêu sách Bãi ngầm James, chỉ cách khoảng 50 hải lý từ bờ biển Ma-lai-si-a tuy nhiên lại hơn 930 hải lý tính từ đất liền Trung Quốc.[34] Trung Quốc cũng đã đe dọa khai thác dầu và khí của Ma-lai-si-a trên Biển Đông. Có lẽ để đối phó với mối đe dọa đó, vào tháng 4 năm 2010, Mỹ đã chính thức nâng cấp quan hệ với Ma-lai-si-a lên thành đối tác chiến lược.[35]
Đây là những ví dụ về việc Trung Quốc can dự vào từng nước riêng rẽ. Trung Quốc ưu tiên phương pháp này hơn bởi vì điều này sẽ làm cho sự phản đối của từng nước láng giềng riêng lẻ trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã hành xử theo cách can dự vào nội bộ của tất cả các nước và thậm chí chia rẽ cả khu vực.
Ngoài việc cấm đánh bắt cá, Trung Quốc còn tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông qua thành phố Tam Sa trên quần đảo Phú Lâm, đông nam đảo Hải Nam. Trung Quốc đã cố gắng để tạo ra một khối các nước và những thể chế ít phụ thuộc và hội nhập vào trật tự thế giới tự do. Điều này bao gồm nỗ lực để tránh phụ thuộc vào đồng đô la, đầu tư vào những nguồn năng lượng bên ngoài tầm ảnh hưởng của phương Tây, và tạo ra Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với tư cách như là một ngân hàng phát triển quốc tế do Trung Quốc kiểm soát tương tự như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á. Thú vị là ngay cả những nước có lợi ích đối lập với Trung Quốc như các nước Tây Âu, Ấn Độ, Ma-lai-si-a, Thái Lan, Việt Nam và Phi-líp-pin cũng đã gia nhập ngân hàng AIIB[36]. Một số sáng kiến này có thể thể hiện một sự tiến hóa của hệ thống quốc tế không đe dọa đến hệ thống mà thể hiện quyền lực ngày càng tăng của Trung Quốc ở trong hệ thống này và khao khát xây dựng một hệ thống phản ánh rõ hơn lợi ích của mình. Hệ thống tự do cung cấp những cơ hội thúc đẩy các thay đổi về pháp lý. Ví dụ, mặc dù làm mất lòng Mỹ, hệ thống này có thể kết hợp một mạng lưới tiền tệ toàn cầu hoặc thể chế cho vay quốc tế đóng vai trò thay thế cho Ngân hàng Thế giới do phương Tây thống trị và Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF (mặc dù thiếu một số những điều kiện cho vay có thể làm suy yếu những chuẩn mực tự do). Đây là con đường của một cường quốc nguyên trạng theo đuổi. Tuy nhiên, những hành  động khác như tuyên bố đơn phương thiết lập AIDZ, đơn phương cấm các hoạt động thương mại như đánh bắt cá trên Biển Đông, và tuyên bố chủ quyền hơn 80% trên Biển Đông thể hiện một thách thức đối với hệ thống toàn cầu dựa trên luật lệ, và đây là con đường của một nước theo chủ nghĩa xét lại.
Tại sao lại là Biển Đông và tại sao lại lúc này?
Xuất phát từ sự trỗi dậy dường như tất yếu của Trung Quốc, rất đáng để tìm hiểu lý do tại sao Trung Quốc lại rất muốn kiểm soát Biển Đông và tại sao lại ở thời điểm này.[37] Hành vi của Trung Quốc đã làm Mỹ nổi giận, ngay cả trước khi cuộc bầu cử của Donald Trump. Mỹ đã tập hợp các quốc gia ở Tây Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc. Phản ứng khu vực này thể hiện quy tắc cân bằng truyền thống của chủ nghĩa hiện thực và Trung Quốc với sự chi phối của tư duy chủ nghĩa hiện thực đối với chính sách đối ngoại mình lẽ ra có thể đoán được phản ứng như vậy.[38] Vậy thì tại sao trong thời gian gần đây, Trung Quốc lại trở nên hiếu chiến như vậy? Việc xác định các động cơ để lên phương án đối phó có hiệu quả là rất quan trọng. Có những lý do quân sự, nhận thức và kinh tế khiến Trung Quốc đã quyết định thực thi các yêu sách mình trên Biển Đông, ngay cả khi Trung Quốc có thể ở vị thế tốt hơn để làm điều đó trong thời điểm 20 đến 30 năm nữa.[39]
Về mặt quân sự, Trung Quốc đang sở hữu một chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/DA) đáp ứng đủ cả về chất lẫn lượng để ngăn không cho các lực lượng Mỹ xuất hiện gần bờ biển của mình.[40] Hơn thế nữa, Trung Quốc đang tăng cường khả năng triển khai lực lượng trong khu vực. Những yếu tố này cộng lại có thể tạo ra một niềm tin trong nội bộ Trung Quốc (hoặc ít nhất trong một số quan chức nhất định) rằng Trung Quốc đã có thể hiện thực hoá các yêu sách của mình ngay từ bây giờ. PLA cũng có thể cảm thấy cần thiết để chứng minh tính hiệu qủa của nỗ lực hiện đại hóa diễn ra hàng thập kỷ vừa qua. Ngoài ra, nếu không có sự kiểm soát trên toàn bộ Biển Đông, Trung Quốc dễ bị tổn thương hơn bởi một chiến lược phong tỏa trên biển về quân sự cũng như kinh tế.[41]Việc kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc giúp đẩy Mỹ ra khỏi bờ biển Trung Quốc khiến những chiến lược chống A2/D2 như Chiến lược kết hợp Không-Hải Chiến trở nên thách thức hơn đối với Mỹ.[42] Trung Quốc dễ dàng triển khai lực lượng hơn, đặc biệt ở vùng Đông Nam Á, để bảo vệ SSBNs qua chiến lược thành luỹ.[43] Hơn thế, Tập Cận Bình đã đặt cược tính chính đáng của mình trong việc đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc thế giới. Khi tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc giảm xuống dưới 7%, và được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc của Đảng Cộng Sản, Tập Cận Bình cần một chính sách đối ngoại thành công.[44] Biển Đông là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi nhất để thách thức Mỹ do sự gần gũi với Trung Quốc và khả năng A2/D2 của Trung Quốc có thể được tận dụng tối đa nhất trong khu vực. Tất cả những điều này nằm trong nhận thức của Trung Quốc rằng Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 về cơ bản đã làm suy yếu Mỹ và vì thể đó là cơ hội lớn để chuyển giao quyền lực. Cho nên việc kiểm soát Biển Đông có thể được coi như bước đầu trong tham vọng bá quyền khu vực.
Kinh tế cũng là lợi ích thúc đẩy các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Biển Đông là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên.
Ước tính trữ lượng dầu chưa khai thác đã được phát hiện ở Biển Đông trải từ 28 tỉ đến khoảng 213 tỉ thùng dầu. Trữ lượng đó có thể đáp ứng 60 năm nhu cầu của Trung Quốc xét theo ước tính lạc quan nhất và vượt quá lượng dầu dự trữ của mọi quốc gia trừ Ả-rập Saudi và Venezuela, theo như số liệu của BP.[45]
Trung Quốc phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu để phát triển kinh tế và sự phụ thuộc này ngày càng tăng. Vị trí lãnh đạo của Trung Quốc trông chờ vào sự phát triển kinh tế như chìa khóa để duy trì sự ổn định và vị trí độc tôn của Đảng cộng sản Trung Quốc. Việc kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên giúp Trung Quốc ít bị tổn thương hơn. Tiếp cận các ngư trường cũng giúp Trung Quốc để đáp ứng chế độ ăn uống giàu protein cho người dân nước này.
Một số người lập luận rằng hành vi của Trung Quốc bị thúc ép bởi hành vi của các bên yêu sách, rằng Trung Quốc buộc phải đáp trả lại hoặc vĩnh viễn mất Biển Đông (viện cớ để biện minh cho các hành động Trung Quốc). Việc giải thích như thế là vô lý. Đầu tiên, luật quốc tế hiện nay mang lại sự phân chia đồng đều các phần trên Biển Đông cho Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc đã tham dự trọn vẹn các cuộc đàm phán để xây dựng UNCLOS. Thứ hai, nếu Trung Quốc đã định chờ đợi, sẽ đến lúc Trung Quốc có thể mang sức mạnh kinh tế và địa lý áp đảo của mình để kiểm soát Biển Đông một cách hiệu quả như cách Mỹ đang thống trị Vịnh Mexico. Cuối cùng, Trung Quốc đã chịu đựng những nước yêu sách khoảng hơn 40 năm. Không có lý do gì mà Trung Quốc không thể trì hoãn các hoạt động của mình. Thực tế, sự hội tụ của nhiều lý do về chiến lược, nội trị, cơ hội, hệ thống quan liêu và cá tính lãnh đạo đã khiến Trung Quốc hành động ngay lúc này. Chiến lược xây dựng các đảo của Trung Quốc có những động cơ quân sự, nhận thức và kinh tế.
Việc xác định động lực lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc là rất quan trọng bởi vì những động cơ khác nhau ngụ ý những chiến thuật khác nhau với Mỹ và đồng minh trong việc bảo vệ trật tự thế giới tự do. Nếu các hành vi của Bắc Kinh là mục đích của nền chính trị quan liêu, vậy thì sự kiểm soát chặt chẽ hơn bởi giới lãnh đạo trung ương đối với bộ máy quan liêu là rất quan trọng. Nếu người lãnh đạo chính mình cảm thấy không an toàn, Mỹ và các đồng minh có thể tái khẳng định sự công nhận đối với vị trí lãnh đạo đó. Nếu không có kinh nghiệm là một vấn đề, vậy thì những bên phản đối những bước tiến của Trung Quốc trên Biển Đông cần phải thận trọng không cho phép các cuộc khủng hoảng vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Mặt khác, nếu chính sách trên Biển Đông của Trung Quốc là một chiến lược đã dự tính trước, sự răn đe và kháng cự có lẽ là cách đáp trả tốt nhất. Và, nếu thực tế là sự kết hợp của những động lực này, chiến lược phản ứng cần phải khéo léo. Cho đến nay, những chiến thuật của Mỹ và đồng minh cũng như các bên yêu sách khác đang mơ hồ, thể hiện sự bất đồng trong nhận thức về những động cơ của Trung Quốc, và vì thế đáp trả một cách thiếu hiệu quả. Trên tất cả, đó là sự yếu đuối và tê liệt của nền chính trị Mỹ, những điều đó chắc chắn chính là sự lý giải cho tham vọng của Trung Quốc. Việc kiểm soát trên Biển Đông cũng đạt được một mục tiêu chiến lược lớn hơn: sự loại bỏ những trung tâm quyền lực cạnh tranh và tất yếu dẫn sự ra đời của bá quyền khu vực.
Theo đó, Trung Quốc có động cơ để chiếm giữ và kiểm soát Biển Đông và thực hiện tại thời điểm hiện tại. Một nghiên cứu sâu hơn về chiến lược của Trung Quốc tiết lộ sự phản đối trên diện rộng đối với hệ thống quốc tế và những quy tắc của hệ thống đó. Việc làm đầu tiên Trung Quốc là phải cô lập khu vực khỏi những bên cạnh tranh khác.
Xem toàn bộ nội dung bài viết tại đây: PDF
Michael Tkacik, Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Stephan F. Austin State, Nacogdoches, TX, Mỹ. Bài viết được đăng trên Defense and Security Analysis, Taylor & Francis (Routledge).
————–
[1] For a few examples, see, Andrew Krepinevich, ‘How to Deter China’, Foreign Affairs 94, no. 2 (March 2015): 78–86; Michael Swaine, ‘The Real Challenge in the Pacific’, Foreign Affairs, 94, no. 3 (May/June 2015): 145–53; Aaron Friedberg, ‘The Debate Over US China Strategy’, Sur-vival 57, no. 3 (June/July 2015): 89–110; Harry Harding, ‘Has US-China Policy Failed?’ Washington Quarterly 38, no. 3 (Fall 2015): 95–122; Timothy Heath and Andrew Erickson,
‘Is China Pursuing Counter-Intervention?’ Washington Quarterly 38, no. 3 (Fall 2015): 143–56; Jihyun Kim, ‘Territorial Disputes in the South China Sea’, Strategic Studies Quarterly 9, no. 2 (Summer 2015): 107–41; and Kenneth Ekman, ‘Applying Cost Imposition Strategies against China’, Strategic Studies Quarterly 9, no. 1 (Spring 2014): 26–59.
[2] Gregory Poling, notes that questions remain as to China’s intentions. Gregory Poling, ‘Why a South China Sea Diplomatic Breakthrough is Unlikely’, Foreign Affairs (25 January 2018), https://www.foreignaffairs.com/articles/china/2018-01-25/why-south-china-sea-diplomatic-breakthrough-unlikely (accessed August 20, 2018).
[3] The debate on whether or to what extent China is revisionist is in full swing. Few see China as status quo, but many argue the extent to which China is revisionist. For a small sampling of this issue, see for example, Gregory Chin and Ramesh Thakur, ‘Will China Change the Rules of the Global Order’, Washington Quarterly, 33, no. 4 (October 2010): 119–38 (mercantilist, seeking revisions to the global economic order only); Leszek Buszyaski, ‘The South China Sea: Oil, Maritime Claims, and US-China Strategic Rivalry’, Washington Quarterly, 35, no. 2 (Spring 2012): 139–56 (revisionist on maritime claims); Tiffany Ma and Michal Wills, ‘Raising the Stakes: The Interests of Non-claimant States in the South China Sea Disputes’, Asian Policy 21 (January 2016): 2–5 (challenger to the regional order); and, Tsai Tung-Chieh, Hung Ming-Te, and Tony Tai-Ting Lui, ‘China’s Foreign Policy in Southeast Asia: Harmonious World View and its Impact on Good Neighbor Diplomacy’, Journal of Contem- porary East Asia, 10, no. 1 (April/May 2011): 25–42 (status quo but wants US out of South- east Asia).
[4] See Fareed Zakaria, ‘The Rise of Illiberal Democracy’, Foreign Affairs, 76, no. 6 (Nov/Dec 1997): 22–43.
[5] But cf., for the argument that China is not a global superpower, Stephen G. Brooks and William C. Wohlforth, ‘The Rise and Fall of Great Powers in the Twenty-first Century’, Inter- national Security 40, no. 3 (Winter 2015/16): 7–53.
[6] For an argument that China’s strength is exaggerated, see Ibid.
[7] On four of 16 peaceful power transitions, see ‘Opening Statement by Dr. Graham T. Allison Before the United States Senate Committee on Armed Services at a Hearing Convened to Discuss “China, the US, and the Asian Pacific”’, (24 April 2015), http://www.armed-services.senate.gov/imo/media/doc/Allison_04-14-15.pdf (accessed August 20, 2018).
[8] For some examples, see Charles Glaser, ‘A U.S.-China Grand Bargain? The Hard Choice between Military Competition and Accommodation’, International Security 39, no. 4 (Spring 2015): 49–90; Swaine, ‘The Real Challenge in the Pacific’, 145–53; and Krepinevich, ‘How to Deter China’, 78–86.
[9] Graham Allison and Robert D. Blackwell, Lee Kuan Yew: The Grand Master’s Insights on China, the United States, and World (Cambridge, MA: MIT Press, 2012), 2. See also, Hao Jiang Tain, Along the Roaring River: My Wild Ride from Mao to the Met (Hoboken, NJ: John Wiley and Sons, 2008), xi: “Maybe not today or tomorrow, but my daughter will live in a China that is number one.”
[10] Alexi Arbitov, Engaging China in Nuclear Arms Control (Carnegie Moscow Center, 9 October 2014), http://carnegie.ru/2014/10/09/engaging-china-in-nuclear-arms-control/hrem (accessed August 20, 2018).
[11] On Xi and his impact on foreign policy, see Feng Zhang, ‘China as a Global Force’, Asia & the Pacific Policy Studies, 3, no. 1 (January 2016): 120–28. See also, Kevin Rudd, US-China 21: The Future of US-China Relations under Xi Jinping (Summary Report, Harvard Kennedy School/Belfer Center, April 2015): especially 10–18, https://www.belfercenter.org/sites/default/files/legacy/files/Summary%20Report%20US-China%2021.pdf (accessed September 10, 2018).
[12] Jane Perlez, ‘As Xi Jinping Extends Power, China Braces for a New Cold War’, New York Times, February 27, 2018, https://www.nytimes.com/2018/02/27/world/asia/xi-jinping-china-new-cold-war.html?hp&action=click&pgtype=Homepage&clickSource=story-heading&module=second-column-region&region=top-news&WT.nav=top-news (accessed August 20, 2018).
[13] Allison and Blackwell, The Grand Master’s Insights, 4.
[14] Richard Weitz, ‘Nervous Neighbors: China Finds a Sphere of Influence’, World Affairs, 173, no. 6 (March/April 2011): 10.
[15] Qiang Xin, ‘Cooperation Opportunity or Confrontation Catalyst? The Implication of China’s Naval Development for China-US Relations’, Journal of Contemporary China, 21, no. 76 (July 2012), 614.
[16] John Hurley, Scott Morris, and Gailyn Portelance, ‘Examining the Debt implications of the Belt and Road Initiative, Center for Global Development’, CGD Policy Paper, no. 121 (March 2018), https://www.cgdev.org/sites/default/files/examining-debt-implications-belt-and-road-initiative-policy-erspective.pdf (accessed September 11, 2018). As to other expectations “shirked,” see Randall L. Schweller and Xiaoyu Pu, ‘After Unipolarity: China’s Visions of International Order in An Era of US Decline’, International Security 36, no. 1 (Summer 2011), 41–72.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét