Truyền thông Trung Quốc đã đồng loạt đưa ra thông điệp kêu gọi người dân nước này kiên định trước cuộc chiến cam go với Mỹ.
Đột ngột thay đổi thái độ
Chỉ trong hơn 1 tuần, Trung Quốc đã chuyển thái độ từ im lặng trước lời đe dọa chiến tranh thương mại của ông Trump sang những lời phản pháo ở quy mô quốc gia. Và trong lịch sử 5.000 năm của mình, hiếm khi nào Trung Quốc phát đi thông điệp mạnh mẽ như vậy mà không rút ra một bài học nào.
Một biên tập viên của kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV hôm 15/5 đã phát đi những thông điệp được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Weibo của nước này. Đoạn video đã kêu gọi người dân Trung Quốc kiên định trong cuộc chiến thương mại cam go.
Bên cạnh đó, là một nước lớn, Trung Quốc tự hào vì đã trải qua 5.000 năm "phong ba bão táp", không có gì chưa nếm trải. Do đó, vấn đề thương chiến với Mỹ "không phải không thể vượt qua được".
Truyền thông Trung Quốc cũng kêu gọi các công dân sẵn sàng cho một "cuộc chiến toàn nhân dân".
"Mỹ đang phát động chiến tranh thương mại vì lòng tham và bởi Mỹ muốn khoe mẽ. Mỹ sẽ phải tự tuyên truyền về cuộc chiến chiến này. Nếu họ không tự khoe khoang và vẽ nên những câu chuyện, thì ý chí chiến đấu của Mỹ sẽ bị suy sụp bất cứ lúc nào. Ngược lại, Trung Quốc đang nỗ lực tự vệ. Chúng ta biết tại sao chúng ta đàm phán, và tại sao chúng ta phải tiếp tục chiến đấu cho dù không đạt được thỏa thuận. Trung Quốc và toàn bộ người dân đang bị Mỹ dồn ép," bài báo trên tờ Hoàn Cầu viết.
Lời kêu gọi ở các trang truyền thông Trung Quốc được phát đi sau khi Bắc Kinh tuyên bố trả đũa với thuế quan áp lên 60 tỉ USD hàng hóa Mỹ. Việc Trung Quốc giữ im lặng một thời gian dài sau khi ông Trump đe dọa trên Twitter cho thấy Bắc Kinh muốn tránh thu hút sự chú ý của công chúng và có thể gây ảnh hưởng tới thỏa thuận với Trung Quốc. Hoặc là, Trung Quốc muốn dành thời gian để lên kế hoạch cho cuộc trả đũa thích đáng và hợp lí hơn.
Một số nhà bình luận đã tận dụng thương chiến để gợi nhắc lại những "thỏa thuận bất công" mà Trung Quốc đã phải chịu đựng trong những thế kỉ trước, khi Phương Tây và Nhật Bản ép buộc vua quan nhà Thanh phải trao lãnh thổ.
Trong số đó, không thể không kể đến Hiệp ước Shimonoseki buộc Trung Quốc nhượng lại Đài Loan cho Nhật Bản và phải mở nhiều hải cảng hơn cho giao dịch thương mại với nước ngoài.
Chặng đường 20 năm
Trong một bài báo đăng ngày 9/5 có tựa đề "Nếu muốn đối thoại, hãy đối thoại; Nếu muốn giao tranh, hãy giao tranh" được đăng trên tờ Xinhua, tác giả cho biết sau vụ Mỹ đánh bom nhầm Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade vào năm 1999, Trung Quốc đã theo đuổi mục tiêu củng cố nền kinh tế, quân sự và thương hiệu quốc gia.
"Hai mươi năm sau, đó có phải quyết định đúng đắn không? Thời gian đã cho chúng ta câu trả lời. Và thời gian sẽ tiếp tục cho chúng ta câu trả lời," bài viết khẳng định.
Ngày 13/5, tờ Hoàn Cầu đã đăng bài viết kể lại giai đoạn Trung Quốc mới gia nhập WTO vào năm 2001 sau quá trình đàm phán 15 năm.
Khi ấy, Mỹ là rào cản lớn nhất đối với sự gia nhập của Trung Quốc. Mỹ cho rằng Trung Quốc rất muốn đạt được thỏa thuận, nên Mỹ đã tỏ ra rất khó khăn và đặt nhiều điều kiện với Washington.
Sau đó, khi bộ trưởng ngoại thương Wu Yi đặt ra giới hạn thỏa thuận và tuyên bố Trung Quốc "sẽ không đời nào đánh đổi những lợi ích cơ bản" để được gia nhập WTO, nguyên tắc này đã được tôn trọng trong suốt những buổi đàm phán sau đó - tờ Hoàn Cầu viết.
"Trung Quốc đã chuẩn bị đầy đủ để đương đầu với mọi biến cố trong quá trình đàm phán. Điều này bao gồm việc giữ bình tĩnh dưới áp lực cực đại từ Mỹ, thay vì hoang mang và sợ hãi khi thấy Mỹ không hài lòng," tờ báo kết luận, và cho rằng chính phủ có thể học được nhiều điều từ những bài học lịch sử trước đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét