Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Mỹ cảnh báo: ‘Đừng rơi vào bẫy nợ’ của Trung Quốc


Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị nhằm trấn an các quốc gia trước hàng loạt chỉ trích và nghi ngờ về siêu dự án "Vành đai Con đường", tuy nhiên những mối quan ngại vẫn còn đó. Trang web ShareAmerica (share.america.gov) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đăng một video bằng tiếng Trung trên Twitter ngày 2/5 với thông điệp: “Đừng rơi vào bẫy nợ” của Trung Quốc.
“Đừng rơi vào bẫy nợ” của Trung Quốc.
“Đừng rơi vào bẫy nợ” của Trung Quốc.

ShareAmerica đề xuất, tất cả các nước trên thế giới cần chú ý kiểm tra lại hiệu quả của các dự án đầu tư từ Trung Quốc trong quá khứ. 
Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới, với dự án "Vành đai Con đường" Trung Quốc đặt ra 7 vấn nạn lớn đối với các nước tiếp nhận, bao gồm xói mòn chủ quyền quốc gia, thiếu minh bạch, bẫy nợ, không phù hợp với nhu cầu kinh tế địa phương, rủi ro địa chính trị, tác động tiêu cực từ môi trường và tham nhũng.
Ngoài ra, “Con đường tơ lụa điện tử” cũng có nguy cơ “xuất khẩu” hoạt động giám sát người dân bằng công nghệ cao của Trung Quốc.
Trong khi đó, Dự án Cảng Vanuatu do Nhật Bản, Úc và Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development bank) hỗ trợ lại không có bất kỳ hồ sơ xấu nào trong 7 lĩnh vực trên.

Mỹ cảnh báo: ‘Đừng rơi vào bẫy nợ’ của Trung Quốc - ảnh 1
Dự án vành đai con đường tồn tại nhiều rủi ro, các nước đối tác của Trung Quốc sẽ bị xói mòn chủ quyền quốc gia, thiếu minh bạch, bẫy nợ, không phù hợp với nhu cầu kinh tế địa phương, rủi ro địa chính trị, tác động tiêu cực đối với môi trường và tham nhũng. (Ảnh chụp màn hình video ShareAmerica).
ShareAmerica còn cho biết, dự án đập thủy điện Coca Codo Sinclair ở Ecuador do công ty Trung Quốc Sinohydro thi công có chất lượng kém, khiến các nông trại ở hạ lưu thường xuyên bị ngập lụt.
Tại Hungary, số nợ chính phủ phải thanh toán cho Trung Quốc trong dự án đường sắt Belgrade-Budapest đã tăng từ 1,95 tỷ USD lên 2,66 tỷ USD, chênh lệch khoảng 710 triệu USD (khoảng 16,5 nghìn tỷ đồng).
Tại Argentina, Trung Quốc đã tài trợ kinh phí và kỹ thuật thi công xây dựng trung tâm kiểm soát không gian và vệ tinh trị giá 50 triệu USD ở Patagonia.

Mỹ cảnh báo: ‘Đừng rơi vào bẫy nợ’ của Trung Quốc - ảnh 2
Mỹ đăng thông điệp “Đừng rơi vào bẫy nợ Vành đai Con đường của Trung Quốc” trên Twitter. (Ảnh: chụp màn hình trên Twitter).
Phần lớn các cuộc đàm phán không được công khai tới người dân Argentina, và các công ty địa phương cũng bị tước mất cơ hội làm việc trong các dự án của Trung Quốc.
Dự án này còn cho phép Trung Quốc thuê một vùng lãnh thổ Argentina trong 50 năm với giá 0 đồng, từ khi dự án khởi công, công trường thi công đều do quân đội Trung Quốc quản lý.
Ngoài ra, Sri Lanka đã phải cho Trung Quốc thuê một cảng chiến lược trong 99 năm do không có khả năng trả nợ. Khoảng 50% nợ công của Kenya có chủ nợ là Trung Quốc.
Sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong các dự án
Đồng thời, website của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết, Hoa Kỳ cung cấp các giải pháp tốt hơn cho các quốc gia đối tác thông qua các hiệp định thương mại minh bạch, tự do và công bằng.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence cho biết trong Hội nghị Cấp cao APEC năm 2018: “Chúng tôi sẽ không để các đối tác của mình chìm đắm trong biển nợ. Chúng tôi sẽ không ép buộc hay làm tổn hại độc lập của các bạn”.
Để ngăn ngừa tham nhũng, các chương trình viện trợ của Hoa Kỳ luôn cố gắng công khai minh bạch. Kể từ năm 1946, Hoa Kỳ đã liên tục công bố dữ liệu của tất cả các dự án trong chương trình “Khám phá viện trợ nước ngoài” (Foreign Aid Explorer) của Hoa Kỳ, liệt kê bằng các con số chính xác trong nhiều thập kỷ bằng văn bản rõ ràng và dễ hiểu.
Chính phủ Hoa Kỳ cũng công bố chi tiết về các tài khoản viện trợ nước ngoài thông qua website Foreignassistance.gov từ năm 2006.

Mỹ cảnh báo: ‘Đừng rơi vào bẫy nợ’ của Trung Quốc - ảnh 3
Mỹ công bố video đăng thông điệp tiếng Hoa: “Đừng rơi vào bẫy nợ” của Trung Quốc. (Ảnh: chụp màn hình video của ShareAmerica.
Theo Sound of Hope, Hoa Kỳ đang thực hiện dự án hỗ trợ điện lực ở châu Phi “Power Africa”, Hoa Kỳ xem châu Phi đối tác thực sự của mình, Washington quyết định xây thêm 60 triệu ngôi nhà và cho phép các doanh nghiệp địa phương tham gia vào dự án này.
Hoa Kỳ và các công ty tư nhân đã cùng nhau gây quỹ xây dựng dự án điện lực và thuê công nhân địa phương tham gia xây dựng.
Anh chàng Osike Kenneth, 24 tuổi cho biết, khi anh làm việc trong nhà máy chạy bằng năng lượng mặt trời đã giúp gia đình anh sống sót sau nạn đói năm 2016, “Tôi làm việc trong một nhà máy năng lượng mặt trời và có thể nuôi sống gia đình tôi”.
Theo một nghiên cứu đáng tin cậy, gần đây hai dự án điện lực châu Phi ở Senegal do Hoa Kỳ tài trợ đã tạo ra 68.000 việc làm mới, đồng thời đưa 400 triệu USD góp vào nền kinh tế.
Ngược lại với các dự án của Hoa Kỳ, gần 3/4 số công nhân tham gia xây dựng Sân vận động Quốc gia Ombaka ở Angola đến từ Trung Quốc.
Ở Cameroon, một nửa số công nhân tham gia xây dựng cảng lớn ở quốc gia nằm giữa châu Phi cũng đến từ Trung Quốc. Người dân địa phương không được đào tạo huấn luyện sử dụng các máy móc có liên quan đến công trình hay chuyên môn cao cấp khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét