Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Công thức thần kỳ của Trung Quốc là gì?

Một mặt, Eximbank và CDB tự tài trợ cho chúng bằng cách phát hành trái phiếu cho các ngân hàng thương mại Trung Quốc mua, một khoản chi được bảo đảm bởi khoản tiền gửi tiết kiệm của 1,3 tỉ người Trung Quốc. Vì không có phúc lợi nhà nước, người dân Trung Quốc tiết kiệm trên 40% thu nhập của họ, mức tiết kiệm cao nhất trên thế giới. Mặt khác, số lượng tiền gửi khổng lồ này được kết hợp với điều các nhà kinh tế gọi là “thắt chặt tài chính”, trong hệ thống của Trung Quốc có nghĩa là người gửi tiền buộc phải thua lỗ với khoản tiết kiệm của họ."

Image may contain: text

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc và các khoản cho vay của chính phủ Trung Quốc từ lâu đã được báo chí thế giới đặc biệt quan tâm thông tin. Qua truyền thông, các chuyên gia và học giả cũng đã liên tục thông tin và bình luận về hai vấn đề bức xúc này. Nhưng đa phần các bài báo, các bài phân tích đều đề cập đến một dự án cụ thể, một khoản vay cụ thể. Không hài lòng với các thông tin manh mún, hai nhà báo người Tây Ban Nha là Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araujo đã bỏ ra hơn 2 năm ròng rã, từ năm 2009 đến đầu năm 2011 để lấy tài liệu, điều tra và viết nên cuốn sách Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng. Bản gốc tiếng Tây Ban Nha có tên La Silenciosa Conquista China xuất bản năm 2011 tại Tây Ban Nha, bản dịch Anh ngữ có tên là China’s Silent Army của Catherine Mansfield xuất bản tại Anh và Hoa Kỳ vào năm 2013. Bản tiếng Việt có tựa đề Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng được dịch giả Nguyễn Đình Huỳnh chuyển ngữ từ bản dịch tiếng Anh, được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2016. Những câu trích dẫn có ngoặc kép trong bài này được lấy từ bản dịch tiếng Việt.
Hai nhà báo người Tây Ban Nha, đúng nguyên tắc báo chí độc lập và khách quan, đã tiến hành đến trực tiếp hiện trường tác nghiệp để tìm hiểu về các dự án do Trung Quốc đầu tư hay tài trợ để tránh rơi vào các bẫy giai thoại và truyền miệng. Và cũng để bảo đảm tính độc lập của cuốn sách, hai nhà báo này đã không tìm tài trợ từ bất cứ nguồn nào, hay nói cách khác, họ tự bỏ tiền túi cho những hành trình cam go và tốn kém. Họ đã đến hơn 20 quốc gia, bay 80 chuyến bay với tổng chiều dài 235.000 km, và họ đã “vượt qua mười một biên giới đất liền và mạo hiểm sinh mạng của mình trong hành trình 15.000 km trên những cung đường nguy hiểm và những lối mòn bẩn thỉu”, theo lời hai nhà báo này. Hai nhà báo J.P. Cardenal và H. Araujo đã thực hiện tổng cộng 500 cuộc phỏng vấn trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Cũng theo hai nhà báo này, họ đã thỏa thuận với nhau sẽ tuân thủ một nguyên tắc cơ bản là ngoài việc lắng nghe tất cả các phía, họ sẽ ưu tiên tiếng nói từ các cấp của nhà nước Trung Quốc, những người đang điều khiển đằng sau sự bành trướng của Trung Quốc. Hai nhà báo dũng cảm này đã không đặt ngọn đuốc dưới ánh đèn sân khấu mà làm sáng tỏ những góc tối nhất. Kết quả là, một cuốn sách không dựa vào những tài liệu mơ hồ, những đồn thổi vu vơ, chỉ dựa vào những tư liệu sống động đã ra đời.
Theo đánh giá của các nhà điểm sách, Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng là cuốn sách đầu tiên khảo sát sự tăng trưởng chưa từng thấy của đầu tư kinh tế Trung Quốc vào thế giới đang phát triển và tác động của nó ở các quốc gia tiếp nhận, đồng thời đưa ra bức tranh thực tế hiếm hoi về cỗ máy tàn phá khủng khiếp là tập đoàn Trung Quốc- “China Inc”.
Đầu tư hay tàn phá?
Theo Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc chủ yếu diễn ra trong các ngành khai thác tài nguyên. “Lời nguyền tài nguyên”- một thuật ngữ dùng để chỉ việc khai thác tài nguyên chỉ có lợi cho một nhóm người, có hại cho cộng đồng, tàn phá môi trường hoàn toàn đúng với các ông chủ Trung Quốc. Myanmar, một nước láng giềng của Trung Quốc là nạn nhân thảm hại đầu tiên mà cuốn sách nhắc đến.
Vào năm 2005, cứ mỗi 7 phút lại có một chiếc xe tải chở 15 tấn gỗ xẻ khai thác bất hợp pháp ở Myanmar qua cửa khẩu và bon bon tiến về Trung Quốc. Hay nói cách khác, mỗi năm có một triệu mét khối gỗ xẻ quý giá biến mất khỏi rừng Myanmar để đáp ứng nhu cầu gỗ tăng cao ở Trung Quốc. Tài sản rừng và đa dạng sinh học khổng lồ của Myanmar đã khiến Trung Quốc vươn vòi bạch tuộc vào khu vực Kachin, khai thác khốc liệt các khu rừng, các khoáng sản và đá quý. “ Công thức thường được áp dụng: người Myanmar cấp phép khai thác tài nguyên thiên nhiên cho ai trả giá cao nhất trong khi người Trung Quốc trả giá cao và chẳng thắc mắc gì. Bên thứ nhất trở nên giàu có một cách ghê tởm, còn bên thứ hai lấy đi ngọc bích, vàng và gỗ. Những người thua cuộc duy nhất là hơn một triệu dân phần lớn nghèo khó trong vùng, những người không thấy điều kiện sống của mình cải thiện chút nào dù tài sản quốc gia bị cướp phá tàn bạo”.
Công cuộc khai thác mỏ của các ông chủ người Trung Quốc tại khu vực Cachin của Myanmar đã làm bùng nổ các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm và AIDS. Trong cuốn sách, một người dân bản địa đã mô tả vùng đất Cachin là một nơi dã man như thời trung cổ, đó là vùng đất tàn bạo và tuyệt vọng, tràn lan ma túy, AIDS, bệnh tật, là chỗ trú khốn cùng, là đày ải không cùng và đau khổ triền miên.
Cộng hòa liên bang Nga cũng là một nạn nhân tồi tệ của việc người Trung Quốc tận lực khai thác gỗ ở khu vực Viễn Đông. Trong khoảng thời gian dài kể từ năm 1992, mỗi năm có khoảng 10 triệu mét khối gỗ từ CHLB Nga xuất sang Trung Quốc, điều đó cũng có nghĩa là, mỗi năm các tay chơi Trung Quốc khai thác và mua từ Nga 10 triệu mét khối gỗ quý. Quá trình khai thác theo lối tận diệt rừng của người Trung Quốc với sự tiếp tay tích cực của những người Nga tham lam đã làm suy thoái nghiêm trọng hệ sinh thái vùng Viễn Đông. Quá trình hủy diệt này đã tác động tiêu cực đến loài hổ quý hiếm Siberia: rừng kiệt quệ và không còn nguồn thức ăn nên loài hổ Siberia đã nhiều lần phải ăn thịt lẫn nhau.
Mozambique cũng là nạn nhân đau thương của lòng tham Trung Quốc. Người Trung Quốc “ cho người Mozambique vay tiền để những người này làm hình nộm kiếm cho công ty giấy phép mà theo luật chỉ cấp cho công dân Mozambique. Cũng bằng cách cấp các khoản vay cho người Mozambique để họ mua các phương tiện cần thiết và nộp tiền mặt ký quỹ theo yêu cầu của chính quyền để có giấy phép khai thác , các công ty Trung Quốc chồng chất các khoản nợ lên người dân địa phương, buộc họ phải bán tài nguyên thu được từ rừng cho người Trung Quốc với điều kiện rất thuận lợi”. Hai nhà báo Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araujo không có số liệu về gỗ quý từ Mozambique xuất sang Trung Quốc nhưng họ dẫn lời một doanh nhân kinh doanh gỗ người Tây Ban Nha ở Mozambique: “ Dưới tay người Trung Quốc, 25% rừng đã biến mất ở các tỉnh Sofala, Zambezia và Nampula, đó mới là kể sơ. Bốn hoặc 5 năm nữa sẽ không còn lại gì. Nếu khai thác gỗ vẫn tiếp tục ở mức hiện tại, toàn bộ dự trữ gỗ cứng của Mozambique sẽ bị xóa sổ trong vòng chưa đầy mười năm”. J.P. Cardenal và H. Araujo kết luận chắc nịch : “Sự làm ngơ hoàn toàn của chính quyền Trung Quốc trong việc theo dõi nguồn gốc của gỗ- một quy trình được các nước có trách nhiệm thường xuyên thực hiện- hoàn tất cách làm của tội ác hoàn hảo này”.
Cho vay trách nhiệm hay chiếm đoạt?
Các khoản cho vay của chính phủ Trung Quốc đối với các quốc gia nghèo thực chất là gì? Là ân tình, là trách nhiệm, là giúp đỡ, hay là một âm mưu, hay là chiếm đoạt? Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng giúp người đọc có câu trả lời chuẩn xác.
Công hòa dân chủ Congo(DRC) có lẽ là quốc gia nghèo đói và chậm phát triển nhất thế giới. Và Trung Quốc đã chọn quốc gia nghèo đói này để ký kết hợp đồng lớn nhất của mình ở Châu Phi. Trên cơ sở hợp đồng đã ký trong năm 2008, Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sự phát triển của DRC để đổi lấy quyền khai thác trữ lượng đồng và coban khổng lồ của quốc gia này trong vòng 30 năm tiếp theo. Không có chính sách cả hai cùng thắng trong hợp đồng có nhiều điều khoản mù mờ, có lợi cho Trung Quốc, có hại cho DRC. Không có công bằng trong hợp đồng thế kỷ này. “ Trước tiên, giá trị của nguồn tài nguyên mà Trung Quốc có được từ khai thác mỏ của Congo vượt áp đảo đầu tư của Trung Quốc. Trong khi các công ty nhà nước Trung Quốc đầu tư 6 tỉ đô la thông qua Ngân hàng Eximbank của Trung Quốc, lợi nhuận mà coban và đồng có thể mang lại cho Sicomines – công ty liên doanh chịu trách nhiệm quản lý đầu tư, tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng mới, vận hành mỏ và phân chia lợi nhuận thu được từ khai thác tài nguyên này- có khả năng đạt từ 40 tỉ đến 120 tỉ đô la, nói cách khác, gấp từ 6 lần đến 20 lần giá trị đầu tư”. Hai nhà báo Tây Ban Nha xác quyết rằng, hợp đồng này đã làm DRC mất ít nhất là 20 tỉ đô la từ tài nguyên khoáng sản. Người Trung Quốc chân thành hay người Trung Quốc tham lam?
Angola là nạn nhân đau đớn của các khoản vay từ Trung Quốc. Vào năm 2004, giữa Angola- một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ cực kỳ lớn và Trung Quốc ký một thỏa thuận đặc biệt, theo đó, Trung Quốc sẽ cho Angola vay 14,5 tỉ đô la thông qua các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc, Angola sẽ trả cho Trung Quốc mỗi ngày 200.000 thùng dầu, và cho phép các công ty Trung Quốc khai thác tài nguyên khoáng sản của Angola. Trung Quốc được gì ngay sau khi thỏa thuận có hiệu lực? Mỗi ngày có 200.000 thùng dầu cho một thị trường khổng lồ đang đói nhiên liệu, một lô khai thác dầu ngoài biển Angola. Angola nhận được gì? Một nhà hoạt động xã hội người Angola nói với hai nhà báo Tây Ban Nha: “(Trung Quốc) đã thực hiện một số dự án xây dựng lớn ở Angola. Không có cái nào trong số đó được bàn giao. Hoàn toàn không. Và điều đó dẫn chúng tôi đến một câu hỏi: họ có thực sự cho chúng tôi vay? Tiền có thực sự đến và liệu nó có bị đánh cắp hay bị làm sao?”.
Tại Angola, Trung Quốc đã tài trợ và tiến hành xây dựng sân bay quốc tế có tổng vốn đầu tư 2 tỉ đô la. Dự án này, theo thiết kế, rất lớn, và dự kiến hoàn thành vào năm 2010. Nhưng vào thời điểm năm 2010, dự án này chỉ là những bức tường lạnh lùng. Tuy nhiên, chính quyền Angola không bao giờ phàn nàn về tiến độ rùa bò của dự án mà họ cho rằng rất có ý nghĩa với sự phát triển của Angola. Những khoản hối lộ hậu hĩnh từ giới doanh nhân Trung Quốc đã làm cho mồm miệng các quan chức nín lại.
Ai thắng, ai thua trong thỏa thuận Angola- Trung Quốc? Không ai khác ngoài con cá mập luôn luôn đói khát.
Thế giới văn minh từ lâu đã đặt ra câu hỏi: chính phủ Trung Quốc lấy nguồn tiền nào để cho các nước nghèo vay một cách phóng khoáng khi mà cách đây hơn 10 năm họ chưa có tiềm lực mạnh như bây giờ? Trong quá trình thực hiện thiên phóng sự điều tra Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng, hai nhà báo J.P. Cardenal và H. Araujo đã tìm thấy câu trả lời chính xác, và đây thực sự là một sự thật đau đớn: “Từ đâu các ngân hàng Eximbank và CDB có được nguồn lực không giới hạn của họ? Làm thế nào mà một quốc gia đang phát triển như Trung Quốc lại có thể trở thành một thế lực tài chính hùng mạnh khi phần còn lại của thế giới đang phải trải qua khủng hoảng kinh tế? Công thức thần kỳ của Trung Quốc là gì? Câu trả lời cho bí ẩn này được tìm thấy ngay tại trung tâm của chế độ độc tài: nói ngắn gọn, chính người dân Trung Quốc chi trả cho giấc mơ và tham vọng của nhà nước Trung Quốc, cho dù họ có thích hay không. Vì sao? Một mặt, Eximbank và CDB tự tài trợ cho chúng bằng cách phát hành trái phiếu cho các ngân hàng thương mại Trung Quốc mua, một khoản chi được bảo đảm bởi khoản tiền gửi tiết kiệm của 1,3 tỉ người Trung Quốc. Vì không có phúc lợi nhà nước, người dân Trung Quốc tiết kiệm trên 40% thu nhập của họ, mức tiết kiệm cao nhất trên thế giới. Mặt khác, số lượng tiền gửi khổng lồ này được kết hợp với điều các nhà kinh tế gọi là “thắt chặt tài chính”, trong hệ thống của Trung Quốc có nghĩa là người gửi tiền buộc phải thua lỗ với khoản tiết kiệm của họ. ….Vì vậy, tổn thất tài chính người dân Trung Quốc phải gánh chịu vừa khớp với nhu cầu của “công ty Trung Quốc”, sử dụng số tiền này(với lãi suất trên thực tế bằng 0) cung cấp cho các công ty nhà nước tài chính giá rẻ để thực hiện cuộc chinh phục toàn cầu… Vì vậy, cây đũa thần kỳ diệu của việc tài trợ vốn không giới hạn được trả với giá cực đắt bởi những người tiết kiệm Trung Quốc, đồng thời, đối thủ cạnh tranh thương mại của Trung Quốc tố cáo nguồn tín dụng ưu đãi này là không công bằng”.
Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng là một cuốn sách rất đáng để đọc, nhất là đối với những người muốn tìm hiểu cách thức bành trướng toàn cầu của “công ty Trung Quốc” đang làm thay đổi cuộc sống của mọi người trên hành tinh này. Cuốn sách này cũng sẽ giúp người đọc hiểu tại sao Trung Quốc lại vồ vập với chiến lược “một vành đai, một con đường”, hay chiến lược “Trung Hoa mộng”. Cuốn sách cũng chỉ ra rằng, chỉ có các quốc gia có nền chính trị độc tài- nơi các chính trị gia luôn hào hứng với các khoản hối lộ khổng lồ, mới vồ vập với các khoản đầu tư và các khoản cho vay từ chính quyền Trung Quốc.

https://www.facebook.com/thuong.nguyenthi.56808/posts/2283846525183312

TRUMP ĐÃ ĐƯA TRUNG CỘNG ĐI ĐÚNG QUỸ ĐẠO SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ.

Nếu tổng thống đời 40 của Mỹ là Ronald Reagan đã đánh sập thành trì cnxh nguyên khai là Liên Xô vì ông biết dùng chiếc đũa thần kinh tế để đánh trúng tử huyệt của nó thì tổng thống thứ 45 của Mỹ là Donald Trump cũng dùng chiêu của tiền bối có cải tiến hơn để ép Trung cộng rơi vào quỹ đạo suy tàn rồi đánh sập cnxh đặc sắc của nó với kịch bản tương tự có cách tân.
Image may contain: 2 people, suit

Không thể phủ nhận sự phát triển của Trung cộng kể từ ngày Đặng Tiểu Bình mở cửa cách nay 40 năm, tuy nhiên xét cho cùng, khái niệm "mở cửa" của Trung cộng trong 40 năm qua chỉ là phỉnh phờ, thực chất Trung cộng chỉ là "hé cửa - trộm nhìn". Bản chất "khép kín" của Trung cộng vốn đã là thâm căn, cố đế, tuy mạnh hay yếu thì dân tộc Hán vẫn không bao giờ "mở lòng", đặc tính này được chứng minh qua việc Tần Thủy Hoàng đã dốc lòng xây Vạn lý trường thành để ngăn xâm nhập của các địch quân mạn Bắc.
Mặc dù Tần Thủy Hoàng dày công bế quốc bằng Vạn lý Trường Thành nhưng sai lầm của Tần Thủy Hoàng là ỷ vào sự vững chắc của Trường Thành mà ngông cuồng, tàn độc khiến cho "nhân oán - thiên trách" và tệ hại hơn là đã bị bại quốc là nước Triệu "cấy nhộng" Thái giám Triệu Cao vào nội cung gây chia rẽ quân -thần, rối loạn nội cung để rồi sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà sau 15 năm trị vì, nhà Tần đã bị Hán cao tổ Lưu Bang tiệt diệt.
Khôn ngoan hơn Tần vương và 06 Hán vương tiền nhiệm, Hán Vũ Đế Lưu Triệt đã biết "hé cửa" khi đưa Hán quốc hội nhập với các nước bên ngoài thông qua việc kết nối vào Con đường tơ lụa - The Silk Road qua người tiền trạm Trương Khiên. Bằng việc "hé cửa" với bên ngoài, Hán Vũ Đế đã đưa nước Hán cường thịnh, nhưng cũng từ đây đã nảy sinh tình trạng gia tăng quyền lực địa phương - quyền lực của các gia đình lớn, sự cấu kết các phe nhóm từ nội cung, nội quốc với các thương buôn, phú thương bên ngoài dẫn đến hiện tượng bè phái, cát cứ và cuối cùng nhà Hán bị diệt vong.
Đối chiếu lịch sử Tần - Hán với Trung cộng thời Mao - Đặng, chúng ta bắt gặp có sự tương đồng, Mao theo chủ thuyết bế quốc của Tần Thủy Hoàng, Đặng Tiểu Bình theo chủ thuyết "hé cửa" của Hán Vũ Đế để bây giờ Tập Cận Bình thừa hưởng và nối tiếp như cuối đời nhà Hán, tức thừa hưởng được sự trỗi dậy của Trung cộng nhờ chính sách "hé cửa" nhưng cũng ôm lấy một xã hội Trung cộng đầy bất ổn vì "quyền lực địa phương - quyền lực của các gia đình lớn".
Để củng cố quyền cai trị độc tôn của đảng cộng sản, Trung cộng buộc phải có tiền vừa để an dân, vừa để gia cường quyền lực. Với lợi thế về dân số, về trí tuệ,... nếu Trung cộng thực sự "mở cửa" thì sau 40 năm qua, khả năng Trung cộng đã đuổi kịp Mỹ về tiềm lực kinh tế là rất cao. Tuy nhiên, nếu mở toang cửa ra thì làn sóng du nhập chủ nghĩa tư bản sẽ là liều thuốc độc giết chết chủ nghĩa cộng sản ngay lập tức bởi tự do, dân chủ là khắc tinh của độc tài cộng sản. Vì vậy Trung cộng thà đi chậm, chịu đứng sau Mỹ, chấp nhận "hé cửa nhìn trộm" để giữ đảng chứ không chấp nhận phát triển siêu tốc bằng "mở cửa" để mất đảng.
Điển hình cho chính sách "hé cửa nhìn trộm" đó là hai tập đoàn ZTE và Huawei.
ZTE thì cửa hé rộng hơn bởi nó vẫn giao dịch trên sàn chứng khoán nhưng vẫn khống chế tư bản sở hữu lượng cổ phiếu của nó. Huawei thì khác, mặc dù luôn "chiêu hiền, đãi sỹ", vẫn tuyển dụng đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao với mức lương hậu hĩnh từ nước ngoài để "cướp đoạt chất xám" của họ nhưng Huawei không bán cổ phần cho họ, cho các tổ chức bên ngoài.
Xét trên bình diện chung thì cấu trúc nền kinh tế của Trung cộng không khác gì cấu trúc nền kinh tế của Liên Xô, tức vẫn đậm chất kinh tế xhcn với đặc trưng "công xưởng quốc doanh, nông trang tập thể". Chúng chỉ khác nhau ở chỗ Liên Xô đóng sập cửa còn Trung cộng thì "hé cửa nhìn trộm". Vì vậy đối sách của Trump với Trung cộng cũng có những khác biệt căn bản so với đối sách của Reagan với Liên Xô.
Reagan đánh Liên Xô bằng cách đánh vào thượng tầng của đảng cộng sản, làm phân hóa, tan rã nội bộ đảng cộng sản Liên Xô. Ngược lại, với Trung cộng thì việc đánh vào giới chóp bu của nó là điều rất khó bởi nó đã rút kinh nghiệm từ nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô.
Theo nghiên cứu thì dân Nga có đặc tính là "càng đói - càng hung - càng trung" ngược lại dân Trung hoa thì "càng đói - càng hèn - càng phản". Vì vậy, dù dân Nga đói rả họng nhưng họ vẫn hung và trung thành, ngược lại dân Trung hoa khi đói thì rất hèn nhát, mà hèn nhát thì dễ phản trắc, sẵn sàng lật vua, giết chúa, diệt chủ. Do đó nếu muốn đánh sập Trung cộng, xóa sổ cnxh thì Trump phải đánh thẳng vào bao tử của dân Trung cộng, bao tử bị đói thì tất sẽ phản loạn, điều này lịch sử đã chứng minh qua các triều đại của Trung hoa. Đó là lý do Trump đã dùng thuế quan để đánh vào bao tử của dân Trung cộng.
Khi hàng hóa Trung cộng bị áp thuế, hàng loạt nhà máy phải đối mặt với đóng cửa, hàng triệu lao động sẽ mất việc. Sau thuế quan, Trump lại đánh tiếp vào lĩnh vực công nghệ, nơi được xem là những con mèo đen trắng giỏi bắt chuột để nuôi bộ máy độc tài, nuôi dưỡng “quyền lực địa phương - quyền lực của các gia đình lớn",... Lần lượt ZTE, Huawei đã bị Trump thăm hỏi, kết quả sẽ đẩy hàng vạn lao động Trung cộng đối mặt với nạn thất nghiệp.
Nếu Trung cộng vẫn quyết giữ nguyên sách lược "hé cửa nhìn trộm" thì sẽ không tránh khỏi hàng loạt cú đánh trời giáng tiếp theo không chỉ riêng của Mỹ mà còn xuất phát từ các đồng minh của Mỹ, điều này sẽ rất đau đớn mà ZTE là một minh chứng, trước lịnh trừng phạt của Mỹ nó xém phá sản buộc phải theo yêu sách của Mỹ cơ cấu lại nhân sự trong tổ chức bộ máy, tức phải có người của Mỹ trong hội đồng quản trị của ZTE. Số phận của Huawei hay những tập đoàn tiếp theo cũng phải học tập và làm theo ZTE nếu không muốn phá sản.
Nếu Trung cộng mở toang cửa thị trường thì ngoài việc đảng cộng sản mất đi nguồn thu béo bở từ thuế nhập khẩu ra thì hàng triệu lao động Trung cộng có chuẩn tay nghề thấp cũng bị mất việc do hàng hóa chất lượng cao từ Mỹ và các nước tiên tiến chảy vào Đại lục dìm chết hàng hóa nội địa. Khi thị trường hàng hóa được mở cửa, tất nhiên giá trị văn hóa, giá trị dân chủ, tự do cũng ồ ạt du nhập vào Trung cộng thông qua sự hiện diện của google, facebook,... Điều này đối với Trung cộng thật sự là nguy hại bởi thất nghiệp sẽ làm cho xã hội bất an cộng với sự du nhập của dân chủ phương Tây thì đặc quyền độc đảng sẽ bị lung lay, sụp đổ.
Chẳng những chỉ dùng thuế quan, dùng quyền lực tài chánh để đánh Trung cộng mà Trump còn ép Trung cộng phải ném tiền vào chạy đua vũ trang, kích hoạt bom nhân quyền đặt ở các sắc tộc bị Trung cộng áp bức, chấn hưng dân khí cho các tiểu quốc lân bang, các nước nghèo lâu nay sập bẫy của Trung cộng. Với lối tấn công toàn diện, đa mục tiêu, không ngưng nghỉ của Trump thì độc cô Trung cộng sẽ thảm bại là tất yếu.
Nhìn một cách toàn cục, Trung cộng giờ đây không khác gì Liên Xô thời tổng thống Reagan, tức đã đi chung một quỹ đạo sụp đổ. Tuy nhiên sự sụp đổ của Liên Xô xuất phát từ sự vây ép của Mỹ và thượng tầng cộng sản Liên Xô phân rã do bị dính đòn của Reagan thì Trung cộng lại vừa bị vây ép của Mỹ và hạ tầng xã hội bị dính đòn của Trump.
Giờ đây, Trung cộng đã bị Trump ép đi vào quỹ đạo sụp đổ, vì vậy, dù muốn mở toang cửa ra hay mở từ từ cũng có chung một kết cục là SỤP ĐỔ./.
https://www.facebook.com/luuquang.thu/posts/1337370193072836

Hoàn cầu sắc lạnh: Lôi kéo đồng minh đấu TQ, Canada-Mỹ sẽ bị "gậy ông đập lưng ông"

Báo Trung Quốc cho rằng, lôi kéo đồng minh để đối phó Trung Quốc vụ Huawei, Canada và Mỹ không những không đạt được hiệu quả mà còn phải trả giá đắt.


Hoàn cầu sắc lạnh: Lôi kéo đồng minh đấu TQ, Canada-Mỹ sẽ bị "gậy ông đập lưng ông"

Chính phủ Canada mới đây đã đưa ra lập trường cứng rắn hơn về việc Trung Quốc bắt giữ các công dân nước này. Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland, hôm thứ Sáu đã yêu cầu chính phủ Trung Quốc trả tự do ngay lập tức cho hai người Canada đang bị Trung Nam Hải bắt giữ. 
Sang thứ Bảy, bà cho biết, Canada sẽ tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đồng minh trong thời gian tới.
Cho đến nay, Mỹ và Vương quốc Anh đã công khai khẳng định ủng hộ lập trường của Canada. Một số quan chức thuộc Liên minh châu EU bày tỏ sự quan ngại, cho rằng, cách tiếp cận của Bắc Kinh sẽ khiến những người nước ngoài đang nghiên cứu và kinh doanh hợp pháp tại Trung Quốc cảm thấy lo sợ.
Trước phản ứng của phương Tây, tờ Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc lại cho rằng, Canada sẽ chẳng đạt được kết quả có lợi khi muốn giải quyết mâu thuẫn với Trung Quốc bằng cách gây áp lực lên các đồng minh.
"Việc Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu - Giám đốc tài chính Huawei khiến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu bất mãn, vụ bắt giữ sẽ khiến giới này cảm thấy bất an về an ninh và những điều bất trắc... Thực tế này khiến Canada và các đồng minh dù có "mạnh vì gạo, bạo vì tiền" cũng không thể thay đổi được", Hoàn cầu tức giận.
Tờ này tiếp tục chỉ trích, "Mỹ và Canada đã bắt tay phá vỡ ranh giới quan trọng giữa sân chơi kinh doanh quốc tế và cuộc chiến cạnh tranh địa chính trị, chúng chỉ mang lại hiệu ứng tiêu cực...".
Báo Trung Quốc cho rằng, nếu mỗi khi Trung Quốc bắt giữ công dân phương Tây - dù theo đúng luật pháp của Bắc Kinh thì dư luận phương Tây vẫn sẽ luôn cáo buộc nước này phá vỡ nền pháp trị và nhân quyền.
"Sự tuyên truyền của Mỹ và Canada cùng một số đồng minh có thể khiến người nước ngoài lo lắng về sự suy thoái của môi trường kinh doanh ở Trung Quốc - đây là một biện pháp gây áp lực lên Bắc Kinh", Hoàn cầu cáo buộc.
Báo Trung Quốc cáo buộc, Canada đang "đồng lõa" với Mỹ để phá hoạt trật tự kinh doanh quốc tế và khẳng định, Ottawa sẽ phải trả giá cho hành động này.
"Lần này nếu Canada dẫn độ Mạnh Vãn Chu sang Mỹ, Trung Quốc nhất định sẽ dùng mọi biện pháp để trả đòn, để cả thế giới biết, giúp Mỹ làm tổn thương Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt như thế nào", Hoàn cầu nhấn mạnh.
http://soha.vn/hoan-cau-sac-lanh-loi-keo-dong-minh-dau-tq-canada-my-se-bi-gay-ong-dap-lung-ong-20181223184701479.htm

Tướng TQ: Mỹ sợ nhất là chết, TQ đánh chìm 2 tàu sân bay khiến 10.000 binh sĩ Mỹ thương vong, thử hỏi Mỹ có sợ không?

Thiếu tướng Trung Quốc La Viện đã có phát biểu mang tính cứng rắn đối với Mỹ trong một hội nghị quốc phòng mới đây.


Tướng TQ: Mỹ sợ nhất là chết, TQ đánh chìm 2 tàu sân bay khiến 10.000 binh sĩ Mỹ thương vong, thử hỏi Mỹ có sợ không?

Ngày 20/10, tại diễn đàn về công nghiệp quân sự của Trung Quốc được tổ chức tại Thâm Quyến, Thiếu tướng La Viện đã có bài phát biểu đáng chú ý về mối quan hệ Trung-Mỹ.
Theo đó, trong bài phát biểu của mình, tướng La Viện cho biết, chiến lược gần đây của Mỹ đã có sáu sự thay đổi lớn, bao gồm, đưa phương châm "nước Mỹ trên hết" thành kim chỉ nam của hành động chiến lược, Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ, chiến lược cạnh tranh thay thế chiến lược tiếp xúc, chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương thay thế chiến lược Tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương, tái tạo sức mạnh quân sự Mỹ thay thế cho kế hoạch giảm tự động và phát triển kho vũ khí hạt nhân.
Tướng TQ: Mỹ sợ nhất là chết, TQ đánh chìm 2 tàu sân bay khiến 10.000 binh sĩ Mỹ thương vong, thử hỏi Mỹ có sợ không? - Ảnh 1.
Tướng La Viện. Ảnh: Simon Song
Ông này cho rằng, cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ không phải là mâu thuẫn thương mại đơn thuần mà đó mà một biểu hiện của những thay đổi chiến lược quốc gia của Washington và đằng sau những thay đổi chiến lược là sự lo lắng về chiến lược của toàn nước Mỹ, lo sợ Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ, mô hình Trung Quốc sẽ thay thế mô hình Mỹ.
Tướng La Viện khẳng định, Trung Quốc không thể thỏa hiệp và nhượng bộ mà chỉ có thể "vượt qua thử thách, đón đầu thử thách", thực hiện chính sách "trả đũa bất đối xứng" thay vì chính sách "trả đũa đối xứng".
La Viện cho rằng, Mỹ dựa vào quân đội, đồng USD, nhân tài, phiếu bầu và "đối đầu" để dựng nước và đây là những điểm mà Trung Quốc có thể tấn công.
Về phương diện quân sự, ông này kiến nghị Trung Quốc nên tăng chi tiêu quốc phòng và phát triển mạnh mẽ những loại vũ khí có lực sát thương cao như tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng-21D, Dongfeng-26.
"Người Mỹ sợ nhất là chết. Chúng ta [Trung Quốc] có tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng-21D, Dongfeng-26, đây là những vũ khí sắc bén của tàu sân bay, chúng ta đánh chìm một tàu khiến 5.000 [binh lính Mỹ] thương vong, đánh chìm hai tàu, khiến 10.000 [binh lính Mỹ] thương vong, thử hỏi nước Mỹ có sợ không? Cho nên các kỹ sư công nghiệp quốc phòng Trung Quốc nên phát triển [vũ khí] từ điểm yếu của Mỹ", ông La Viện nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông này cho rằng, Trung Quốc cần đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, đào tạo nhân tài, phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ cao; về chiến tranh thương mại, cần hạn chế xuất khẩu nông nghiệp, ô tô và máy bay của Mỹ.
http://soha.vn/tuong-tq-my-so-nhat-la-chet-tq-danh-chim-2-tau-san-bay-khien-10000-binh-si-my-thuong-vong-thu-hoi-my-co-so-khong-2018122400223187.htm

Ông Tập Cận Bình nói TQ 'sẽ không tìm cách thống trị thế giới'

Chủ tịch Tập Cận Bình nói trong bài phát biểu đánh dấu 40 năm Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải tạo kinh tế rằng đất nước ông sẽ không phát triển bằng cái giá mà các nước khác phải trả.
man stands and watches a large screen during President Xi Jinping"s speech at a grand gathering to celebrate the 40th anniversary of China"s reform and opening-up in Beijing on December 18, 2018 in Harbin, China
Tuy nhiên, ông cũng nói rằng siêu cường thế giới không phải là quốc gia mà nước khác có thể yêu cầu phải làm gì.
Kế hoạch 'cải cách và mở cửa' của cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình bắt đầu được thực hiện hồi bốn thập kỷ trước.
Sự tăng trưởng kể từ đó đã đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Hàng trăm triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói nhưng trong những năm gần đây Trung Quốc đã phải vật lộn với khoản nợ ngày càng tăng và sự phát triển kinh tế trở nên chậm lại.
Ông Tập nói tuy đã đạt được những thành tựu kinh tế nhưng Trung Quốc sẽ "không bao giờ tìm cách bá chủ thế giới" và cũng nêu rõ về sự đóng góp của nước ông cho một "tương lai chung của nhân loại".
Ông không nhắc tới cuộc tranh cãi thương mại hiện nay giữa Trung Quốc với Mỹ.
Trung Quốc tiếp tục trấn áp bất đồng chính kiến và bị cáo buộc là đã giam giữ hàng trăm ngàn người Hồi Giáo không qua xét xử tại vùng Tân Cương ở miền tây.
Việc Bắc Kinh tiến hành quân sự hóa Biển Đông - nơi có những tuyến giao thương đường biển quan trọng - đã gây ra những quan ngại giữa các quốc gia láng giềng rằng Bắc Kinh muốn thống trị khu vực.
Những người chỉ trích nói rằng trong lúc giúp xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết ở khắp châu Á và châu Phi thì Trung Quốc cũng đã đẩy các quốc gia vào cảnh mắc nợ hàng tỷ đô la, qua đó phải chịu ảnh hưởng chiến lược của Bắc Kinh.
Ông Tập đã giành phần lớn thời gian trong bài phát biểu dài của mình để nêu ra những ví dụ về tiến bộ của Trung Quốc trong các thập kỷ qua, và ca ngợi đó như "những thành tích hào hùng làm kinh thiên động địa".
Ông nói rằng với những thành công đạt được, "không ai có thể ra lệnh cho nhân dân Trung Quốc là cần phải làm gì hay không làm gì".
Đồng thời, ông nhấn mạnh về điều mà ông mô tả là các nỗ lực của Trung Quốc trong việc hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn, nói Bắc Kinh là một "người cổ súy cho hòa bình thế giới", một "người bảo vệ trật tự quốc tế" và giữ một "vai trò dẫn dắt trong việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu".
Việc cải cách kinh tế của Trung Quốc được khởi xướng bởi lãnh tụ Đặng Tiểu Bình hồi 1978, và chương trình được chuẩn thuận vào ngày 18/12 năm đó.
Con đường chuyển đổi đã đưa nước này ra khỏi chủ nghĩa cộng sản kiểu cũ của Mao Trạch Đông, vốn theo chủ nghĩa tập thể và đã khiến Trung Quốc rơi vào tình trạng nghèo đói và không hiệu quả.
Quá trình thay đổi tập trung vào cải cách nông nghiệp, tự do hóa kinh tế tư nhân, hiện đại hóa công nghiệp và mở cửa đối với thương mại quốc tế.
Ông Tập Cận Bình mô tả việc cải cách là một cú "dứt bỏ các trói buộc" của các sai lầm trước đó.

The audience of Xi Jinping's speech in the Great Hall of the PeopleBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionChương trình cải cách kinh tế của Trung Quốc được bắt đầu từ 1978

Ông nói rằng 40 năm qua là một "bước nhảy lớn của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc".
Chủ tịch Trung Quốc không nhắc trực tiếp tới tranh cãi thương mại hiện nay với Mỹ nhưng nhấn mạnh về sự đóng góp của nước ông đối với việc toàn cầu hóa và trật tự quốc tế.
Cuộc tranh cãi thương mại Mỹ-Trung đã leo thang tới mức có thể gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng cho cả hai bên nếu không đạt được thỏa thuận để xử lý bất đồng.

Không thay đổi về chính trị

Bất chấp việc có các cải cách kinh tế, những thập niên qua không làm thay đổi hệ thống chính trị độc đảng ở Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc có bài phát biểu hôm thứ Ba tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, nơi những lời kêu gọi cải cách chính trị hồi 1989 đã bị quân đội đàn áp dã man.
Ông Tập Cận Bình được đánh giá rộng rãi là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông tới nay.
Hồi 2017, ông đã khẳng định quyền lực của mình và đưa tư tưởng chính trị của mình vào hiến pháp.
Trong bài phát biểu, ông Tập lặp lại rằng ông tin vào việc tăng cường sức mạnh của đội ngũ lãnh đạo Đảng Cộng sản, và ca ngợi chiến dịch trấn áp tham nhũng của Bắc Kinh.
Những người chỉ trích nói rằng việc ông Tập Cận Bình nắm quyền được ghi dấu ấn bởi chiến dịch trấn áp bất đồng chính trị ráo riết hơn bao giờ hết cũng như bất kỳ nhóm nào mà Đảng Cộng sản Trung Quốc coi là đe dọa tới quyền lực của Đảng, chẳng hạn như giáo hội Thiên chúa không được phép hoạt động chính thức, hay các nhà hoạt động vì quyền lợi của người lao động.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46598629?fbclid=IwAR010vBP5g8-kOsH57jS6EXoVV0AAmNDwFS_gYU3lMxGKmdqt1mjvztt9Kc

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Trung Quốc đề ra “phương châm 21 chữ” đối với Mỹ?


Từ sau cuộc gặp gỡ Donald Trump - Tập Cận Bình tại Buenos Aires, dư luận quốc tế đã bàn tán nhiều về những nhượng bộ của Trung Quốc về mậu dịch với Mỹ và liên hệ chúng với những động thái trên nhiều mặt của Trung Quốc. Như mới đây, The Wall Street Journal đăng bài cho rằng Trung Quốc đã bắt đầu sửa lại kế hoạch chiến lược “Made in China 2025”. 
Phương châm 21 chữ được Đa Chiều coi là sách lược của ban lãnh đạo Trung Quốc dùng đối phó với Mỹ hiện nay.
Phương châm 21 chữ được Đa Chiều coi là sách lược của ban lãnh đạo Trung Quốc dùng đối phó với Mỹ hiện nay.

Thông tin về kế hoạch sửa đổi này nói Trung Quốc sẽ cho phép các công ty nước ngoài rộng cửa vào thị trường Trung Quốc hơn. Đây được cho là tín hiệu nhượng bộ trước Mỹ. Ngoài ra, việc khôi phục mua đậu tương, hạ thấp mức thuế đối với xe hơi nhập từ Mỹ... cũng đều được cho là những nhượng bộ của Bắc Kinh trước những đòn tấn công cứng rắn của Washington. Giữa lúc này, có thông tin từ Bắc Kinh cho biết, ban lãnh đạo Trung Quốc đã đề ra “phương châm 21 chữ” đối với Mỹ. Đó là “không đối kháng, không chiến tranh lạnh, mở cửa theo từng bước, không nhượng bộ lợi ích cốt lõi quốc gia”.
Theo trang tin Đa Chiều (DWNews), trước những biến đổi ngột và khó đoán định của Mỹ trong cuộc chiến thương mại, giới lãnh đạo cao cấp Bắc Kinh đã có phương án đối phó kỹ lưỡng trong cách đánh chiến tranh thương mại. Phương châm 21 chữ này là cách Trung Quốc dùng thời gian đổi lấy không gian, thống nhất với sách lược ứng phó lấy cải cách làm chủ trong nước.
Không đối kháng, không chiến tranh Lạnh (Bất đối kháng, bất đả lãnh chiến)
Đa Chiều phân tích, giới lãnh đạo Bắc Kinh hẳn có sự phán đoán rõ ràng về thực lực của Trung Quốc hiện nay không đủ khả năng đối kháng với Mỹ và các đồng minh phương Tây. Đặc biệt, nếu Trung Quốc tỏ thái độ cho thế giới biết sẽ ăn miếng trả miếng và theo đuổi kiểu lấy sức đấu sức với Mỹ trong chiến tranh thương mại hoặc tìm kiếm sự đối đẳng về số lượng, cấp biệt trong từng đòn đối chọi - Ắt sẽ dẫn đến đòn hội đồng của Mỹ, thậm chí là của các đồng minh với Mỹ. Nếu như thế, Trung Quốc sẽ gánh hậu quả mang tính thảm họa.
Trường hợp Liên Xô cũ trước đây là một bài học. Vì vậy, Trung Quốc sẽ không biến mình thành bên đối kháng với cả thể chế phương Tây do Mỹ đứng đầu. Trong mọi lĩnh vực đều tồn tại “biên giới cứng”, hiện nay bên ngoài trật tự kinh tế thế giới đang tồn tại một sự khác biệt. Trên cơ sở hòa nhập trật tự chính trị - kinh tế thế giới hiện hữu, ở một mức độ nào đó cần thiết có lợi ích quốc gia trên con đường phát triển. Cần có sự thay đổi (nâng cao) có mức độ về lợi ích quốc gia. Sự thay đổi đó có mức độ, về thời gian không thể vội vàng, để tránh gây nên sự cảnh giác dẫn đến sự áp chế bằng sức mạnh đối với Trung Quốc. Nếu sự việc xảy ra như vậy thì chẳng ai dám bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ không đi vào vết xe đổ của Liên Xô cũ.
Chính vì vậy, Trung Quốc sẽ không chủ động tìm kiếm sự đối đầu với thế giới phương Tây do Mỹ cầm đầu, càng không để quan hệ Trung - Mỹ rơi vào bức màn sắt, quay trở lại trạng thái Chiến Tranh Lạnh. Cho dù chính phủ Donald Trump có hay không màu sắc ý thức hình thái mạnh mẽ. Trung Quốc cũng sẽ gắng sức không để bị sa vào “Thucydides's Trap” (Bẫy Thucydides - mối nguy hiểm khi một cường quốc đang trỗi dậy muốn cạnh tranh với siêu cường số 1).

Trung Quốc đề ra “phương châm 21 chữ” đối với Mỹ? - ảnh 1
Cuộc hội đàm ở Buenos Aires mang lại sự hòa hoãn tạm thời trong cuộc chiến mậu dịch Trung - Mỹ.  
Mở cửa từng bước một (Án bộ phạt khai phóng)
Theo Đa Chiều, năm nay vừa tròn 40 năm Trung Quốc thực hiện Cải cách mở cửa. Cải cách mở cửa đã đem lại những thay đổi to lớn cho Trung Quốc là điều ai cũng thấy rõ. Đối với Trung Quốc, Cải cách mở cửa vừa là quá trình khiến thế giới nhận thức lại Trung Quốc, tìm hiểu Trung Quốc. Đây cũng là quá trình Trung Quốc đi ra thế giới. Hiện nay, quả thực Trung Quốc vẫn còn khá nhiều lĩnh vực chưa mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc vẫn mang tiềm lực phát triển không nhỏ khi chờ được mở cửa. Hai năm qua, giới lãnh đạo Trung Quốc liên tiếp bày tỏ quyết tâm thực hiện chính sách tiếp tục mở cửa rộng hơn. Mở rộng cửa với bên ngoài có chỗ trùng hợp với yêu cầu của Mỹ đối với Trung Quốc trong cuộc chiến mậu dịch. Vì vậy luôn có dư luận cho rằng, Mỹ gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc là đang thúc đẩy Trung Quốc mở cửa.
Nhưng giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc hiểu rõ, mở cửa theo từng bước không phải là mở rộng cửa ngay lập tức. Nếu không, sóng gió ập vào, tư bản đầu tư từng nhiều lần điên đảo thế giới sẽ làm nhiễu loạn nghiêm trọng trật tự kinh tế Trung Quốc. Đồng thời, nguồn vốn trong sản nghiệp khổng lồ của các quốc gia công nghiệp phương Tây ập vào cũng sẽ vùi dập lĩnh vực sản nghiệp yếu ớt của Trung Quốc. Vì vậy, giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc có lẽ cho rằng, Trung Quốc cần phải mở cửa. Nhưng sự mở cửa đó phải có kiểm soát, từ từ, có đủ thời gian để bồi dưỡng ngành chế tạo và công nghệ cao của Trung Quốc - thành thục cái nào, mới mở cửa cái đó.
Trong cuộc gặp gỡ Donald Trump - Tập Cận Bình vừa qua, Trung Quốc đã cam kết mua đậu tương Mỹ và hạ thấp thuế xe hơi, bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ... Thử hỏi, có điểm nào không phải là cải cách nội bộ Trung Quốc đang làm? Kiểu nhận thức cho rằng cuộc hội đàm ở Buenos Aires là Trung Quốc đầu hàng Mỹ là bất đắc dĩ, ký kết cầu hòa, là không thấy được đây là sự lựa chọn chủ động của Trung Quốc. Bên ngoài có thể hiểu đây là sự nhượng bộ của Trung Quốc nhưng sự nhượng bộ này không phải là vô nguyên tắc, mà là cần thiết cho việc tìm kiếm sách lược giải quyết chiến tranh thương mại với Mỹ và cho cả cải cách mở cửa ở trong nước.
Không nhượng bộ lợi ích quốc gia cốt lõi (Quốc gia hạch tâm lợi ích bất thoái nhượng)
Đa Chiều thông tin, giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sớm phán đoán 20 năm tới đây sẽ là thời kỳ cửa sổ đối với sự phát triển của Trung Quốc. Việc có nắm được thời gian này để tiến hành cải cách chính trị, kinh tế trong nước, đồng thời mở rộng cánh cửa đối ngoại, ứng phó thỏa đáng với sự biến đổi tình hình trong - ngoài nước hay không, sẽ quyết định tương lai của công cuộc phục hưng Trung Hoa mà họ đang kỳ vọng. Đó chính là lợi ích quốc gia cốt lõi, mục tiêu mà mọi quyết sách đều phải phục vụ. Đương nhiên, nếu quốc gia khác vì nhu cầu lợi ích của họ, gây áp lực buộc Trung Quốc phải từ bỏ lợi ích cốt lõi này thì Trung Quốc sẽ không thể chấp nhận.
Đa Chiều cho rằng, trong sự kiện Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ, ngoài việc Trung Quốc không dung thứ việc quyền con người của công dân Trung Quốc bị xâm phạm - Thì địa vị của Huawei trong ngành công nghệ cao Trung Quốc, đặc biệt là tính chất quan trọng của công nghệ 5G đối với sự phát triển của Trung Quốc, đã quyết định việc Trung Quốc kiên quyết không nhượng bộ trong vấn đề lợi ích cốt lõi.
Hay như kế hoạch “Made in China 2025” do chính phủ Trung Quốc đề ra, gần đây có tin nói Trung Quốc tiến hành sửa đổi nội dung để đáp ứng yêu cầu của Mỹ. Theo tin tức thì Trung Quốc sẽ hạ mức, cho phép các công ty nước ngoài vào Trung Quốc rộng rãi hơn. Điều này được hiểu là sự nhượng bộ của Trung Quốc trước Mỹ. Nếu nói là sự nhượng bộ, quả thực công ty nước ngoài đổ vào lĩnh vực công nghệ cao nhiều hơn sẽ thu hẹp không gian tham dự của các công ty Trung Quốc trong thị trường nội địa. Nhưng trên thực tế đó chỉ là hành động cam kết mở cửa thêm với bên ngoài. Nếu cho rằng Trung Quốc mở cửa thị trường trong nước trước đây đóng kín đối với các công ty nước ngoài có nghĩa là Trung Quốc đầu hàng là từ bỏ nội dung thực chất của “Made in China 2025”, e rằng ở đây đã có sự hiểu sai.

Trung Quốc đề ra “phương châm 21 chữ” đối với Mỹ? - ảnh 2
Chấm dứt chiến tranh thương mại với Mỹ là mối quan tâm lớn của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại.
Bất luận là nhu cầu chuyển đổi kinh tế trong nước hay là sự vươn lên hàng đầu chuỗi giá trị sản nghiệp thế giới của các sản nghiệp trong nước thì Trung Quốc cũng quyết không từ bỏ mục tiêu mà “Made in China 2025” cần đạt tới. Nếu Trung Quốc thực sự từ bỏ những yêu cầu thực chất phía sau kế hoạch này thì sự phát triển của Trung Quốc sẽ không bền vững, tất sẽ chôn vùi tiền đồ phát triển của họ. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không cho phép điều này xảy ra. Trên thực tế, cái gọi là từ bỏ “Made in China 2025” chỉ là sự biến mất của cụm từ này trong tuyên truyền của truyền thông chính thống, còn nội dung thực chất sẽ không thể bị từ bỏ.
Tại Hội nghị công tác kinh tế cuối năm của Bộ Chính trị hôm 13.12, ông Tập Cận Bình vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cấp ngành chế tạo. Tin trên báo chí cho thấy, hội nghị cho rằng Trung Quốc năm 2019 vẫn cần “thúc đẩy ngành chế tạo phát triển chất lượng cao, thúc đẩy hòa hợp sâu rộng giữa ngành chế tạo tiên tiến với ngành dịch vụ hiện đại”. Điều này so với nội dung nêu trong kế hoạch “Made in China 2025” là “Đi sâu điều chỉnh kết cấu ngành chế tạo tiên tiến, tích cực phát triển ngành chế tạo có tính dịch vụ và ngành dịch vụ có tính sản xuất”. Do vậy, đây chẳng qua chỉ là sự điều chỉnh đôi chút về cách dùng từ mà thôi.
Đa Chiều kết luận: Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ từ khi bùng nổ hồi tháng 3 đến nay, sau các vòng đọ sức và thăm dò, có thể nói hai bên đều đã hiểu rõ lợi ích và có đối sách đối với cách ứng phó của đối phương. Đặc biệt đối với Trung Quốc là bên bị động đã trở thành bên lý trí và chín chắn hơn so với sự thay đổi bất thường của chính phủ Donald Trump. “Phương châm 21 chữ” như lời đồn có thật hay không thì còn cần phải đợi xác nhận. Nhưng phía sau đó, quyết sách và tư duy của Trung Quốc ứng phó với chiến tranh thương mại hoàn toàn thống nhất về logic với thái độ của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc từ trước đến nay.
https://viettimes.vn/trung-quoc-de-ra-phuong-cham-21-chu-doi-voi-my-311320.html

Trung Quốc hoảng loạn thật sự, Quảng Đông đang ngày càng ‘ điêu đứng ‘ vì chiến tranh thương mại Mỹ- Trung

Là một trong những cửa ngõ kinh tế của Trung Quốc, tỉnh Quảng Đông cũng đang “điêu đứng” trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA), một cư dân họ Lý ở khu Trung Sơn, Quảng Đông, nói rằng nhiều doanh nghiệp lớn và vừa trong khu vực đã bị đóng cửa, những người ngoại tỉnh lần lượt hồi hương để tìm đường thoát. Người này cho biết: “Gần đây, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn ở Quảng Đông đã đóng cửa và dọn đi rồi, cả nhà máy giày cũng đóng cửa, nói chuyển đi là chuyển đi, các trung tâm mua sắm xung quanh trống rỗng, và siêu thị trống không. Đầu tiên, các chủ nhà máy này không kiếm được tiền, có người là thuê xưởng. Còn có một số người trả lương thấp quá và công nhân không muốn làm. Nếu trả quá cao thì họ không có khả năng”.
“Sau khi nhà máy đóng cửa, nhiều người tỉnh khác đến Quảng Đông làm việc không thể tìm được việc làm. Tôi có một người bạn mở nhà máy, xưởng của anh ấy cũng đóng cửa rồi, tôi hỏi anh ta lý do là gì, anh ta nói rằng thua lỗ, còn phải trả lương cho công nhân, trong khi hàng anh ấy sản xuất thì không bán được nữa. Anh ấy đã lỗ hàng chục triệu nhân dân tệ”.
Anh Trần Cẩm Cường, đầu bếp tại một nhà hàng ở Giang Môn, nói rằng do thu nhập giảm, người dân địa phương đã giảm nhu cầu ăn uống và mua sắm quần áo, thực khách đến nhà hàng giảm đi trông thấy, nhà hàng của họ đang cố gắng cầm cự kinh doanh. Anh Trần cho biết: “Bây giờ thị trường bất động sản ở Quảng Đông đang tuột dốc, giá khí than tăng lên, và giá xăng cũng tăng lên. Việc kinh doanh của ông chủ không tốt, người tiêu dùng ít đến, và việc kinh doanh của ông chủ rất khó khăn”.
Doanh Nhân họ Lý ở Đông Quản nói rằng: “Nhiều mặt hàng đang trong quá trình tăng giá. Điều kiện sinh tồn của các công ty nước ngoài rất khó khăn. Thực sự có những trường hợp phải chuyển đi. Không chỉ ở Đông Quản, mà ở Thẩm Quyến và Quảng Châu cũng thế”.
Ông Châu, một cư dân của Thuận Đức, nói rằng Quảng Đông là tỉnh xuất khẩu lớn và có thu nhập ngoại hối cao nhất ở Trung Quốc, nhưng tình hình kinh tế hiện tại thực sự là nguyên nhân gây lo ngại. Ông nói: “Trong tương lai, một số lượng lớn các nhà máy sẽ đóng cửa, công nhân sẽ thất nghiệp, nền kinh tế sẽ sụp đổ, giá sẽ tăng cao, và người dân sẽ quay trở lại thời kỳ khó khăn trong nhiều thập kỷ. Xã hội sẽ càng bất ổn định hơn. Đây là con đường cùng cho người dân và đất nước”.
Ông Châu cho rằng, trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, sức mạnh của Trung Quốc đơn giản là không thể cạnh tranh với nền kinh tế dẫn đầu phương Tây như Hoa Kỳ. Những khó khăn của người dân vẫn còn ở phía sau.

Indonesia mở căn cứ quân sự sát Biển Đông dự phòng Trung Quốc lấn lướt

Indonesia hôm 18/12/2018 đã chính thức khánh thành một căn cứ quân sự với hơn 1.000 binh sĩ trên một hòn đảo xa thuộc quần đảo Natuna ở rìa phía nam Biển Đông. Căn cứ này nằm tại cảng Selat Lama trên đảo Natuna Besar, cách Jakarta hơn 1000 cây số. Quần đảo Natuna thuộc chủ quyền Indonesia, nhưng một phần lãnh hải bị Trung Quốc tranh chấp.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (G) cùng Tư lệnh quân đội Gatot Nurmantyo (T) và Tư lệnh không quân Agus Supriatna, nhân một cuộc thao diễn trên đảo Natuna, tỉnh Riau. Ảnh 6/10/2016.

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, đích thân tư lệnh lực lượng vũ trang Indonesia Hadi Tjahjanto đã đến phát biểu tại lễ khai trương căn cứ, và khẳng định rằng tiền đồn này được thiết kế thành một phương tiện răn đe, chống lại mọi mối đe dọa an ninh tiềm tàng, đặc biệt tại các vùng biên giới.
Ông Hadi không nói là đe dọa an ninh đến từ đâu, nhưng giới quan sát cho rằng đối tượng răn đe chủ yếu là Trung Quốc, đã từng có nhiều hành vi thô bạo nhắm vào tàu Indonesia trong khu vực quần đảo Natuna.
Nổi cộm nhất là vụ việc năm 2016 khi một tàu tuần tra Indonesia bắt một tàu cá của Trung Quốc, nhưng chỉ vài giờ sau đó, một chiếc tàu Hải Cảnh Trung Quốc đã xông tới, cố tình đâm vào tàu Indonesia để buộc phải thả tàu Trung Quốc. Chính những hành vi thô bạo đó của Trung Quốc đã thúc đẩy chính quyền Jakarta tăng cường lực lượng tại vùng Natuna, nơi có một phần lãnh hải bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo vào hôm qua 19/12 đã nhấn mạnh quyết tâm của Jakarta cho thấy rõ rằng quần đảo Natuna thuộc chủ quyền của Indonesia. Theo nhật báo Indonesia Kompass, ông Widodo tuyên bố : « Nếu quý vị muốn chúng tôi chiến đấu, thì được, chúng tôi sẽ cùng nhau làm điều đó ».
Giới chức Indonesia không tiết lộ số binh lính đồn trú tại khu vực Natuna, nhưng cho biết là căn cứ mới có một tiểu đoàn bộ binh (khoảng 1000 quân),một số đơn vị Thủy Quân Lục Chiến và Công Binh, cùng một đơn vị pháo binh. Căn cứ mới cũng có một nhà chứa một đội máy bay không người lái.
Theo tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia, việc phát triển căn cứ quân sự như tại Selat Lama, dự kiến cũng sẽ được thực hiện tại các đảo chiến lược khác.
https://chinhtrivn.net/indonesia-mo-can-cu-quan-su-sat-bien-dong-du-phong-trung-quoc-lan-luot.html

Trung Quốc kéo hàng chục xe tăng, máy bay qua sát biên giới Việt Nam

Theo trang tin Thanh niên Trung Quốc, Tập đoàn quân 75 lục quân thuộc Bộ Tư lệnh chiến trường miền Nam vừa tiến hành diễn tập thực binh tại phía Đông tỉnh Vân Nam (tỉnh giáp với các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên của ta) với chủ đề là mô phỏng đối đầu trực diện giữa quân đội Trung Quốc và “quân đội nước láng giềng X”.

Xe tăng Type-15 tham gia diễn tập


Xe tăng Type-15 tham gia diễn tập
Tại cuộc diễn tập này, người ta đã thấy xuất hiện loại xe tăng mới nhất Type-15 của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên loại xe tăng này được đưa vào huấn luyện đối kháng kể từ khi nó ra đời vào năm 2012. “Thanh niên Trung Quốc” nói, đây là lực lượng chủ lực của lực lượng lục quân cơ giới hóa ở phía Nam, sự xuất hiện của tăng Type-15 cho thấy lục quân Trung Quốc đã tiến thêm một bước trên con đường chuyển sang cơ giới hóa, tin học hóa.
Trung Quốc tập trận gần biên giới Việt Nam, xe tăng kiểu mới Type-15 lần đầu lộ diện - ảnh 1Đoàn xe tăng Ty-15 hành quân

Tham gia cuộc diễn tập này có 2 lữ đoàn hợp thành hạng nặng trực thuộc Tập đoàn quân 75. Trọng điểm của cuộc diễn tập là nghiên cứu tìm kiếm việc “lữ đoàn hợp thành làm thế nào nhanh chóng và chính xác nắm được thông tin chiến trường; làm thế nào phối hợp hiệp đồng chỉ huy từ nhiều mạng; làm thế nào sử dụng hỏa lực khoa học và hiệu quả cao; rèn luyện năng lực hiệp đồng tác chiến nhiều binh chủng trong điều kiện thực chiến”. Trang Thanh niên Trung Quốc nhận định, năm 2018 là năm mở đầu cục diện cải cách quân đội Trung Quốc, các đơn vị đang nỗ lực tiếp nhận trang bị mới, chuyển sang hình thức biên chế mới, thích ứng với tác chiến cơ giới hóa trong điều kiện tin học hóa. Điều đó cho thấy cuộc diễn tập hợp thành đối kháng này trở nên cực kỳ quan trọng.
.
Trung Quốc tập trận gần biên giới Việt Nam, xe tăng kiểu mới Type-15 lần đầu lộ diện - ảnh 2Xe tăng Type-15 khi thử nghiệm
Ngoài loại xe tăng hạng nhẹ Type-15 lần đầu tiên đưa vào sử dụng huấn luyện diễn tập; tham gia cuộc tập trận này còn có các loại xe tăng chủ lực Type-96, Type-96A, xe bọc thép chở quân T-86A, T-04, pháo tự hành 07A, máy bay không người lái và pháo phản lực loại mới. Những vũ khí trang bị này thể hiện kết cấu trang bị chính của lữ đoàn lục quân cơ giới hóa Trung Quốc; cuộc diễn tập thể hiện mức độ cơ giới hóa cao của lữ đoàn lục quân Trung Quốc hiện nay.
Trung Quốc tập trận gần biên giới Việt Nam, xe tăng kiểu mới Type-15 lần đầu lộ diện - ảnh 3Máy bay không người lái (UAV) trang bị cho tiểu đoàn trinh sát của lữ đoàn
Vừa mới đây, hôm 18/12, một ngư lôi có chữ Trung Quốc được ngư dân phát hiện cách bờ biển tỉnh Phú Yên chỉ khoảng 4 hải lý (khoảng 7,4km). Một số chuyên gia về vũ khí cho biết đây là loại ngư lôi của Trung Quốc, có tính năng săn ngầm, phạm vi hoạt động khoảng 40-50km.
Theo một chuyên gia chuyên nghiên cứu về vũ khí ở một đơn vị quân đội khác, đây là loại ngư lôi có tính năng săn ngầm, phạm vi hoạt động từ 40-50km. Chuyên gia này nhận định quả ngư lôi có khả năng bị mất điều khiển hoặc hết nhiên liệu.
Theo “Thanh niên Trung Quốc”, 2 lữ đoàn tham gia diễn tập đối kháng, một lữ được trang bị các loại phương tiện của Trung Quốc trước khi cải cách và các nước láng giềng hiện có và một lữ hợp thành sau cải cách được trang bị các phương tiện mới. “Đây là một cuộc diễn tập mang tính đối kháng rất mạnh; không chỉ là cuộc diễn tập kiểm nghiệm “dùng mới phá cũ”, đồng thời còn kiểm nghiệm xem các lữ đoàn hợp thành mới được trang bị x.e t.ăng Type-15 có đảm đương được trọng trách giữ gìn cục diện ổn định ở biên giới phía Nam hay không?”. Trang Thanh niên Trung Quốc nói, đáng chú ý là các đơn vị tiền thân của cả hai lữ đoàn này đều từng tham gia cái gọi là “Chiế.n tra.nh phả.n kích tự vệ ở biên giới phía Nam” (tức cuộc Chiế.n tra.nh biên giới Tháng 2.1979).
Ph.áo tự hành 07A cỡ nòng 122mm tham gia di.ễn t.ập
Trang tin Đông Phương ngày 20.12 cho biết, xe tă.ng Type-15 được coi là một trọng điểm trang bị của lục quân cùng với Type-99A. Nó được trang bị ph.á.o cỡ nòng 105mm có thể b.ắn xuy.ên t.hủng vỏ giáp của tất cả các loại xe t.ăng chủ lực hiện trong trang bị của mọi quốc gia ở phía Nam và Tây Nam Trung Quốc. Type-15 được coi là “cột mốc mới trong việc phát triển tin học hó.a lụ.c quân Trung Quốc; là một trang bị trọng điểm mới sau loại xe tăng chủ lực Type-99A”, có hệ thống tin học mới nhất cực mạnh và khả năng cảm nhận môi trường. Trong xe được trang bị hệ thống tin học hóa mới nhất dùng trong cấp lữ đoàn trở xuống; xung quanh tháp ph.áo được gắn các tế bào quang điện và các thiết bị tr.inh sá.t. thông minh đồng bộ với hệ thống tr.i.nh sá.t chiến trường. Type-15 vừa là điểm trinh s.át vừa là điểm h.ỏa lực.; có khả năng “cơ động trước địch, phát hiện địch trước, n.ổ sú.n.g đánh trước”. “Trọng lượng Type-15 chỉ 35 t.ấn, nh.ưng hệ thống phòng ngự khá ưu việt, trong khoảng cách giao chiến thông thường có thể b.ắ..n trực tiếp b.ắn đ.ạn xu.yên gi.áp hạ được các loại x.e tă.ng đang có trong bi.ên ch.ế của các nước lân cận”.

.
Sa bàn tại Sở chỉ huy cuộc diễn tập
Tập đoàn quân 75 lục quân hiện trong biên chế của Bộ Tư lệnh chiến trường miền Nam, được thành lập tháng 4/2017 trên cơ sở Tập đoàn quân 41 của Quân khu Quảng Châu và một phần Tập đoàn quân 14 của Quân khu Thành Đô – cả hai đơn vị này đều đã tham gia cuộc Chi.ến tra.nh xâ.m lược biên giới Việt Nam Tháng 2.1979. Sở chỉ huy của TĐQ 75 hiện đóng tại ngoại ô thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam.
Hệ thống máy tính trong Sở chỉ huy được kết nối với các phương tiện chiế.n đ.ấu

https://viettimes.vn/trung-quoc-tap-tran-gan-bien-gioi-viet-nam-xe-tang-kieu-moi-type15-lan-dau-lo-dien-311487.html