Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

BIỂN ĐÔNG: TỔNG THỐNG PHILIPPINES DUTERTE SẬP BẪY TRUNG QUỐC

Philippines đánh đổi Biển Đông với Trung Quốc để lấy hư không?

Kết quả hình ảnh cho BIỂN ĐÔNG: TỔNG THỐNG PHILIPPINES DUTERTE SẬP BẪY TRUNG QUỐC

Năm 2016 tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt đầu sưởi ấm quan hệ với Trung Quốc để có được đầu tư, Bắc Kinh từng hứa cung cấp 24 tỷ đô la tín dụng để Manila nâng cấp hạ tầng cơ sở. Thế nhưng theo các chuyên gia chỉ có một số rất ít được thực sự chi ra. Chuyến công du Philippines đầu tiên của một chủ tịch Trung Quốc từ hơn một thập niên, hai hôm 20 và 21/11/2018 vừa qua cũng không làm thay đổi toàn cảnh đó, trong lúc ông Duterte bị cáo buộc là đã bị lừa khi đã dâng trước chủ quyền Biển Đông của Philippines cho Trung Quốc.
Trong bài phân tích ngày 23/11 mang tựa đề "Quyết định của Philippines xoay trục qua Trung Quốc vẫn chưa mang lại lợi quả, và Manila vẫn ngóng trông các khoản tiền cam kết - The Philippines' pivot toward China has yet to pay off, as Manila awaits promised funds ", kênh truyền thông Mỹ CNBC đã nêu bật phản ứng của công luận Philippines, đang phê phán chính quyền Duterte là đã vội vã nhượng bộ Trung Quốc về địa chính trị ở Biển Đông để đánh đổi lấy hư không.
Đổi phán quyết Biển Đông để lấy 24 tỷ đô la cam kết đầu tư, nhưng chưa thấy gì
Theo nhà báo Nyskha Chandran của CNBC, sau khi tuyên bố "bỏ Mỹ, theo Tàu" và năm 2016, ông Duterte đã được chính quyền Tập Cận Bình cam kết 24 tỷ đô la đầu tư và tín dụng để năng cấp hạ tầng cơ sơ tại Philippines, nhưng cho đến nay, hầu như Manila vẫn chưa thấy tăm hơi những khoản cam kết đó.
Bắc Kinh đã hứa với Manila đến10 dự án hạ tầng cơ sở to lớn, nhưng theo nhà chính trị học Richard Heydarian, thuộc Đại Học La Salle ở Philippines, chỉ mới có một dự án là đã đi vào thực hiện. Trong lúc đó thì ông Duterte đã "giảm nhẹ hẳn việc tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, và đi theo đường lối của Bắc Kinh".
Cựu tổng thống Philippines Benigno Aquino đã đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ Trung Quốc - Philippines ở Biển Đông ra trước Tòa Trọng Tài La Haye, và năm 2016, Tòa án đã ra phán quyết thuận lợi cho Manila, vô hiệu hóa yêu sách của Bắc Kinh. Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết đó. Nhiều người đã chỉ trích ông Duterte là đã không làm gì để đòi hỏi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết.
Chẳng những thế, chỉ vài tháng sau phán quyết nói trên thì ông Duterte lại thay đổi chính sách đối ngoại, tuyên bố chia tay với đồng minh Hoa Kỳ để quay sang đồng hành với Bắc Kinh.
Quyết định trên đã khiến nhiều người Philippines giận dữ. Họ cho rằng tổng thống của họ đã nhượng bộ ở Biển Đông để có được tiền từ Trung Quốc nhưng lại chẳng thấy gì.
Gần một nửa trong số 75 dự án hạ tầng cơ sở của ông Duterte - trụ cột của chiến lược kinh tế "Xây Dựng, Xây Dựng và Xây Dựng", trị giá 180 tỷ đô la, dự trù dùng tiền của Trung Quốc, nhưng đến nay, theo hãng tin Anh Reuters chỉ mới có ba đề án là nhận được tài trợ.
Bộ trưởng Tài Chính Philippines Benjamin Diokno, hôm thứ Hai tuần trước (19/11), đã thừa nhận rằng đầu tư Trung Quốc đến rất chậm.
Hiện nay tổng thống Duterte vẫn còn được hậu thuẫn rộng rãi của dân chúng, nhưng các cuộc thăm dò cho thấy người Philippines rất dè dặt về chính sách của ông đối với Trung Quốc. Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận do viện Social Weather Station công bố hôm 19/11, hơn 80% người được hỏi cho rằng Philippines nên chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo đã bồi đắp ở Biển Đông.
29 thỏa thuận ký kết, nhưng chỉ là thứ yếu.
Trong bối cảnh những cam kết tài trợ của Trung Quốc cho ông Duterte rõ ràng là chưa thành hiện thực, đồng thời chính sách thân Bắc Kinh của tổng thống Philippines bị chỉ trích là không mang lại lợi ích mong muốn, nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh sẽ phải cố buông ra một cái gì nhân chuyến công du Philippines của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Quả thực là nhân chuyến thăm Philippines của ông Tập Cận Bình, Manila và Bắc Kinh đã ký đến 29 thỏa thuận trên nhiều lãnh vực, từ hợp tác giáo dục cho đến xây dựng khu công nghiệp. Tuy nhiên, theo chuyên gia Heydarian, khi xem xét kỹ, thì giá trị các văn kiện đó chẳng là bao.
Đại đa số các văn bản được ký kết chỉ là những biên bản ghi nhớ và những khuôn khổ hợp tác mơ hồ, hầu như có rất ít thỏa thuận có liên quan đến việc thực hiện các dự án hạ tầng cơ sở quan trọng.
Trong một bản thông cáo công bố hôm thứ Tư 21/11 vừa qua, phó tổng thống Philippines bà Leni Robredo, một trong những chính khách đối lập với tổng thống Duterte, đã lên tiếng lưu ý rằng "tình hữu nghị song phương không được quyền ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và dân tộc". Đối với phó tổng thống Robredo : "Chủ quyền của Philippines không thể bị tác động bởi bất kỳ thỏa thuận nào với bất kỳ quốc gia nào".
Trung Quốc đã được Duterte nhượng bộ về Biển Đông nên không cần giữ lời hứa
Khái niệm chủ quyền được bà Robredo nhắc đến được cho là liên quan đến Biển Đông. Trong chuyến thăm Philippines của ông Tập Cận Bình, hai bên đã cam kết quản lý đúng đắn các bất đồng ở Biển Đông.
Điều làm giới quan sát thắc mắc là không rõ là tổng thống Duterte có đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye năm 2016 hay không. Thế nhưng hai bên đã ký một thỏa thuận cùng khai thác dầu khí ở vùng biển tranh chấp, cho dù theo phán quyết nói trên thì Trung Quốc không có quyền hạn gì ở vùng này.
Theo chuyên gia Malcolm Cook, thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak tại Singapore, thì "Tổng thống Duterte đang ở trong thế yếu trước Trung Quốc và chính ông đã tự đặt mình trong thế đó".
Chuyên gia này giải thích : "Ông Duterte đã xích lại gần Trung Quốc quá nhanh, quá toàn diện ngay sau khi lên cầm quyền, và đã cho Trung Quốc tất cả những gì họ muốn trước khi Bắc Kinh đền đáp lại. Cho nên không mấy ngạc nhiên khi thấy những lợi lộc kinh tế mà Trung Quốc hứa cho Philippines lại đến ít và chậm hơn là cam kết".
Theo giới quan sát, có nhiều lý do khiến Trung Quốc tài trợ chậm trễ cho các đề án hạ tầng cơ sở của Philippines.
Các đề án như tuyến đường xe lửa Mindanao Railway chẳng hạn, một phần của Con Đường Tơ Lụa Mới, mang tính chất chính trị nhiều hơn là thương mại, do đó các ngân hàng Trung Quốc do dự trong việc chi tiền. Theo chuyên gia Cook, "Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường đã bắt nhiều ngân hàng phải gồng gánh những khoản cho vay về hạ tầng cơ sở mà hiệu quả rất đáng ngờ".
Ông Heydarian thì nhìn thấy một khía cạnh khác : "Bắc Kinh không cảm thấy cần phải gấp rút đầu tư vì họ đã đạt được những nhượng bộ mà họ muốn từ Manila".

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=559752661157061&id=100013669953656

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

TQ xây căn cứ cho tàu ngầm không người lái dưới đáy Biển Đông: Tham vọng viển vông hay đáng sợ?

Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng một căn cứ trí tuệ nhân tạo (AI) dưới đáy biển phục vụ cho tàu ngầm không người lái và các hoạt động quân sự ở Biển Đông.


TQ xây căn cứ cho tàu ngầm không người lái dưới đáy Biển Đông: Tham vọng viển vông hay đáng sợ?

Tham vọng lớn
Dự án này, được đặt tên theo Hades - từ chỉ địa ngục trong thần thoại Hy Lạp, được giới thiệu tại Học viện Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh tháng này, sau chuyến thăm đến trung tâm nghiên cứu đáy biển tại Sanya, tỉnh Hải Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 4.
Nơi đặt căn cứ là phần sâu nhất của đại dương, độ sâu từ 6.000 đến 11.000 m.
Dự án này sẽ tiêu tốn khoảng 1,1 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 160 triệu USD), bằng một nửa giá trị của kính viễn vọng FAST lớn nhất thế giới ở tỉnh Quý Châu, phía tây nam Trung Quốc.
Khu phức hợp dưới đáy biển sẽ có nơi neo đậu và các kỹ sư dự án sẽ cần phát triển vật liệu để chịu được áp lực nước ở độ sâu lớn như vậy.
Theo thông tin từ nhóm nhà khoa học tham gia dự án thì các tàu ngầm không người lái sẽ được điều đi khảo sát đáy biển, ghi lại các dạng sinh vật sống để lập danh mục và thu thập các mẫu khoáng sản. Tương tự một phòng thí nghiệm khép kín, khu phức hợp này sẽ phân tích các mẫu đó và gửi báo cáo cho các cơ quan trên đất liền.
Tuy nhiên, không ai biết ngoài các mục đích như đã công bố thì Trung Quốc còn ý đồ nào khác khi triển khai dự án này hay không.
Nhiều hoài nghi
Một số nhà khoa học hoài nghi về dự án và nghĩ rằng chính trị và công nghệ sẽ gặp phải những thách thức lớn.
Tầng đáy biển sâu là một môi trường khắc nghiệt, nơi áp lực cao, xói mòn, địa chất yếu và động đất có thể đe dọa bất kỳ cấu trúc nào. Điều đó có nghĩa là chi phí của một chương trình tham vọng như vậy có thể vượt xa ước tính.
Tiến sĩ Du Qinghai, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ Hadal, Đại học Hải Dương Thượng Hải cho biết ngân sách 1,1 tỷ Nhân dân tệ có thể sẽ eo hẹp.
Đối mặt với áp lực nước khổng lồ, nhà ga sẽ cần phải chịu lực hơn và nhỏ gọn hơn so với một cơ sở hạ tầng trên đất liền. 
"Việc này có thể khó hơn xây một trạm không gian. Chưa có quốc gia nào khác đã làm điều này trước đây", ông Du - người không tham gia dự án nói. Các cơ sở cũng đặt ra những thách thức cho công nghệ AI, ông nói.
Giáo sư Yan Pin, Đại học khoa học Trung Quốc ở Quảng Châu cho biết, một trong những vị trí cho căn cứ này là rãnh Manila (Manila Trench).
"Đây là nơi duy nhất trên Biển Đông có độ sâu trên 5.000 m," ông Yan - người nhiều năm nghiên cứu đáy Biển Đông cho biết.
Tuy nhiên, đây là nơi có nhiều núi lửa hoạt động Yan nói. Rãnh Manila Trench cũng nằm gần bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc và Philippines đã có một vụ đụng độ 2 năm trước đây.
"Trung Quốc và Philippines nên ngồi xuống và thảo luận. Thông tin cảnh báo sóng thần là một ưu thế. Dữ liệu do trạm này thu thập sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nước trong khu vực", ông Yan cho hay.
Trung Quốc đang đề xuất xây dựng một số cơ sở hàng hải, bao gồm một trạm có người điều khiển lớn dưới đáy biển lớn nhất thế giới, là nơi hàng chục người có thể sinh sống trong vòng 1 tháng ở độ sâu 3.000 m dưới đáy biển.
Bắc Kinh cũng có kế hoạch xây dựng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi, với nhà máy ​​đầu tiên sẽ được điều đến Biển Đông vào năm 2020, để hỗ trợ các hoạt động thương mại và quân sự.
http://soha.vn/tq-xay-can-cu-cho-tau-ngam-khong-nguoi-lai-duoi-day-bien-dong-tham-vong-vien-vong-hay-dang-so-20181126181848542.htm

Vụ nã đạn tàu Ukraine: Mọi nỗ lực phá vỡ phong tỏa của Kiev đều sẽ bị Nga "nghiền nát"

Chưa hết, theo nhà báo Williams, bất kỳ nỗ lực mới nào của Kiev nhằm tái giành quyền kiểm soát miền đông cũng có thể kích động một cuộc đáp trả thậm chí dữ dội hơn từ phía Moscow.


Vụ nã đạn tàu Ukraine: Mọi nỗ lực phá vỡ phong tỏa của Kiev đều sẽ bị Nga "nghiền nát"
Theo nhà báo Philip Williams trên tờ ABC News (Australia), cuộc đụng độ mới giữa Nga và Ukraine liên quan tới tuyến đường đi từ Biển Đen tới Biển Azov rất đáng chú ý, bởi nó không hề bùng phát nhiều năm trước đây.
Và bởi eo biển Kerch - điểm nối nhức nhối giữa bán đảo Crimea (đã sáp nhập vào Nga) với lãnh thổ Ukraine – đang hứng chịu nhiều áp lực chính trị và quân sự tới mức thật đáng ngạc nhiên khi vụ đụng độ mà chúng ta vừa chứng kiến lại chưa từng xảy ra trước đây.
Quay lại 4 năm trước, khi ấy chính phủ thân phương Tây mới của Ukraine, do Tổng thống Petro Poroshenko dẫn đầu, đang dần quay lưng lại với Nga và tìm tới phương Tây, cũng như NATO, để tiến hành các hoạt động thương mại và tiếp nhận sự bảo vệ.
Đây là thời điểm không lâu trước khi Nga lên tiếng nhắc nhở Ukraine rằng, những lợi ích của họ không thể bị phớt lờ.
Phương Tây cho rằng, với sự hậu thuẫn của Nga, Donetsk và Luhansk, hai "thành trì" của ngành công nghiệp Ukraine đã ly khai và bắt đầu một cuộc chiến đẫm máu kéo dài dai dẳng cho tới tận ngày nay.
Crimea, căn cứ quan trọng chiến lược của Hạm đội Biển Đen, đã chứng kiến sự xuất hiện của "little green men" (những binh lính giấu mặt, không đeo phù hiệu trong bộ quân phục màu xanh được trang bị vũ khí và thiết bị của Nga).
"Không có gì liên quan tới chúng tôi" – Điện Kremlin lên tiếng phủ nhận vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, phương Tây cho rằng Nga đã nói dối, đồng thời cáo buộc Moscow đã "xâm lược" và "thôn tính" Crimea.
Về mặt địa lý, bán đảo này nằm tách hẳn ra khỏi lục địa Nga, nối giữa Biển Đen và Biển Azov là eo biển Kerch. Song, đây không hẳn là vấn đề đối với Nga.
Moscow đã cho xây một cây cầu. Dưới gầm cầu là một tàu chở hàng đóng tai trò như hàng rào ngăn các tàu hải quân Ukraine di chuyển từ Biển Đen tới Biển Azov theo hiệp ước ký kết giữa hai phía vào năm 2003.
Vụ nã đạn tàu Ukraine: Mọi nỗ lực phá vỡ phong tỏa của Kiev đều sẽ bị Nga nghiền nát - Ảnh 1.
Các tàu của Ukraine đang trong lộ trình di chuyển từ Odessa đến Mariupol khi bị lực lượng Nga chặn ở eo biển Kerch. Ảnh: ABC News
Trong sự việc vừa xảy ra, Moscow cáo buộc Ukraine đã không thông báo trước lộ trình các tàu, và đã có hành vi nguy hiểm.
Ông Williams nhận định, do Nga đã bắt giữ các tàu của Ukraine, khiến một số thủy thủ bị thương nên khó có thể tưởng tượng rằng hai phía sẽ nhanh chóng tìm ra giải pháp để thiết lập một tuyến đường tự do đi qua eo biển căng thẳng này.
Và điều đó khiến Ukraine rơi vào một cuộc giằng co chiến lược nghiêm trọng.
Một khi Nga vẫn phong tỏa eo biển Kerch thì hải quân Ukraine sẽ bị chia làm 2 phía, một phía mắc kẹt ở Biển Azov, tại căn cứ ở Mariupol và một phía kẹt ở Odessa, Biển Đen. Hiện tại, không phía nào hỗ trợ được phía còn lại.
NATO đã lên tiếng hỗ trợ Ukraine, nhưng đồng thời cũng cảnh báo cả 2 bên để tránh căng thẳng leo thang.
http://soha.vn/vu-na-dan-tau-ukraine-moi-no-luc-pha-vo-phong-toa-cua-kiev-deu-se-bi-nga-nghien-nat-20181126150724946.htm

Tiếng "đạn lên nòng" đáng sợ của Nga ở Crimea: Từ lâu mật độ vũ khí tăng vọt-Đấu Ukraine?

Căng thẳng bùng nổ ở eo biển Kerch giữa Ukraine và Nga khiến giới quân sự và ngoại giao quốc tế hết sức lo ngại về nguy cơ bùng nổ một cuộc xung đột quân sự quy mô.


Tiếng "đạn lên nòng" đáng sợ của Nga ở Crimea: Từ lâu mật độ vũ khí tăng vọt-Đấu Ukraine?

Mật độ vũ khí Nga tăng vọt ở Crimea: Dấu hiệu "đạn đã lên nòng"
Ngày 16/3/2014, tại Crimea đã diễn ra cuộc trưng cầu dân ý và có hơn 96% số người tham gia đã ủng hộ Crimea gia nhập thành phần Liên bang Nga. Ngày 21/3/2014, Tổng thống Nga Putin đã ký luật phê chuẩn hiệp ước về việc Crimea và Sevastopol gia nhập thành phần nước Nga, cũng như việc lập khu vực liên bang Crimea.
Kể từ đó, Nga liên tục tăng cường đầu tư vào Crimea song song với việc liên tục tăng cường sức mạnh phòng thủ tại bán đảo đặc biệt quan trọng này.
Nga đã triển khai một lượng lớn phương tiện chiến đấu tới đây như xe tăng - thiết giáp, pháo tự hành hạng nặng cùng nhiều tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại (S-300, S-400) và tên lửa bờ Bastion-P, Bal-E cũng như các loại chiến đấu cơ tối tân như Su-30SM, Su-24, Su-25,... nhằm biến nơi đây thành một pháo đài bất khả xâm phạm.
Tiếng đạn lên nòng đáng sợ của Nga ở Crimea: Từ lâu mật độ vũ khí tăng vọt-Đấu Ukraine? - Ảnh 1.
Tiêm kích Su-30SM của Không quân Hải quân Nga hoạt động ở Crimea.
Đó là chưa kể các lực lượng từ hậu phương rất hùng hậu sẵn sàng chi viện cho Crimea bất cứ lúc nào nếu có tình huống xảy ra.
Những động thái "rùng rùng súng đạn" này của Moscow không chỉ để nhằm đối phó với Ukraine- quốc gia láng giềng vốn đang rất hậm hực vì để Crimea "rơi" vào tay Nga, mà còn sẵn sàng đối phó, thậm chí đánh phủ đầu NATO một khi Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương này cố tình gây hấn.
Vẫn biết rằng Nga có lực lượng quân sự rất mạnh đồn trú ở khu vực này nhưng hôm qua, Hải quân Ukraine được cho là vẫn liều lĩnh thách thức tại eo biển Kerch, "yết hầu" nối giữa Biển Đen và Biển Azov, nơi có cây cầu dài hơn 18 km nối vùng Krasnodar của Nga với bán đảo Crimea, khiến Nga phải ra tay.
Các tàu của lực lượng chấp pháp Nga đã truy đuổi, đâm húc quyết liệt và sau đó là thẳng thừng nã đạn vào các tàu chiến của Ukraine. Nga đã bắt sống 3 tàu chiến cùng toàn bộ sĩ quan thủy thủ của Hải quân Ukraine và đưa về tạm giữ ở cảng Kerch.
Đây được cho là sự cố hàng hải nghiêm trọng nhất giữa Nga và Ukraine kể từ năm 2014 tới nay, có thể làm gia tăng căng thẳng đáng kể giữa hai nước, dù chưa đến mức làm bùng phát xung đột quân sự, theo FT.
Nếu xảy ra chiến tranh, Nga sẽ giải quyết Ukriane trong một nốt nhạc?
Không cần biết động cơ nào đằng sau việc các tàu chiến của Ukraine, nhưng Nga đã thẳng thừng cáo buộc các tàu Ukraine đã có những hành động hung hăng sau khi xâm phạm vào lãnh hải của Nga.
Tất nhiên không ai muốn xung đột xảy ra, nhưng một khi hai bên không kiềm chế được và nổ súng thì phần thua thiệt về quân sự trước mắt là nghiêng về phía Ukraine.
Bởi lẽ, ngành CNQP Ukraine những năm gần đây có những bước phát triển mới, tự chế tạo và sản xuất được một số loại vũ khí khá hiện đại, tuy nhiên điều đó là chưa đủ bởi Quân đội Ukraine đang chìm trong khủng hoảng sâu sắc.
Thứ nhất, vũ khí trang bị lạc hậu chiếm phần lớn trong biên chế Quân đội Ukraine nhưng họ không có đủ kinh phí để nâng cấp, kéo dài tuổi thọ do nền kinh tế kiệt quệ vì nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan.
Mặc dù Ukraine đang được Mỹ và phương Tây tiếp sức, nhưng rõ ràng "nước xa không cứu được lửa gần", trong tình huống khẩn cấp thì vũ khí không thể một sớm một chiều được ùn ùn chở tới cho Kiev, và thực tế là cũng chẳng có người dùng vì sẽ phải mất rất nhiều thời gian để huấn luyện và đào tạo các kíp vận hành.
Thứ hai, khả năng chiến đấu bị bào mòn. Chưa nói đến tình trạng vũ khí trang bị không mấy hiện đại, chỉ riêng việc binh sĩ Quân đội Ukraine có kỹ năng chiến đấu và ý chí chiến đấu bị đánh giá là rất kém đã khiến họ dù quân đông, nhiều vũ khí hạng nặng nhưng tác chiến không hiệu quả trong cuộc xung đột ở Donbass.
Những trận chiến dai dẳng ở miền Đông với hai nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk đã bào mòn sức mạnh chiến đấu của Quân đội Ukraine khi họ liên tiếp bị thiệt hại lớn về người và vũ khí trang bị.
Nay, nếu phải đương đầu với cường quốc quân sự hùng mạnh bậc nhất thế giới là Nga, Ukraine chả khác gì "cậu bé tí hon" khiêu chiến với "gã khổng lồ".
Tiếng đạn lên nòng đáng sợ của Nga ở Crimea: Từ lâu mật độ vũ khí tăng vọt-Đấu Ukraine? - Ảnh 3.
Về phòng không - không quân và tác chiến điện tử, Nga triển khai một lực lượng rất mạnh ở Crimea, sẵn sàng bắn hạ, khống chế toàn bộ các máy bay chiến đấu Ukraine nếu chúng lọt vào tầm hủy diệt.
Cụ thể, hiện tại, ở Crimea, Nga đã triển khai 3 đơn vị tên lửa phòng không S-400, trong đó đơn vị đầu tiên đi vào trực sẵn sàng chiến đấu từ tháng 1/2017 tại vùng Feodosia, tiếp đó, vào tháng 01/2018, đơn vị S-400 thứ 2 nhận nhiệm vụ ở Sevastopol và vào giữa tháng 9 vừa qua, đơn vị thứ 3 đã đi vào hoạt động ở vùng Evpatoria.
Đó là chưa kể lực lượng máy bay chiến đấu hiện đại Su-30SM, Su-27SM3,... của Không quân và Không quân Nga thường trực ở Crimea lúc nào cũng sẵn sàng cất cánh làm nhiệm vụ.
Về hải quân, chưa cần tàu mặt nước, tàu ngầm tham chiến, các tổ hợp tên lửa bờ hiện đại của Nga có thể đánh chìm toàn bộ tàu chiến của Ukraine ngay khi chúng còn chưa kịp rời cảng.
Về lục quân, chắc chắn là chưa nên bàn tới lúc này vì một khi phải dùng đến lục quân tức là 2 bên đã ở quy mô tham chiến toàn diện trên đất liền mà Ukraine thì không có cửa cầm hòa chứ đừng nói là thắng Nga.
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley tuyên bố Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ sẽ nhóm họp phiên khẩn cấp đặc biệt liên quan tới vụ đụng độ giữa Nga và Ukraine trên Biển Đen.
Hy vọng tới đây cả Nga và đặc biệt là Ukraine hết sức kiềm chế để tránh tình hình căng thẳng leo thang có thể dẫn tới xung đột quân sự quy mô lớn.
http://soha.vn/tieng-dan-len-nong-dang-so-cua-nga-o-crimea-tu-lau-mat-do-vu-khi-tang-vot-dau-ukraine-20181126164620449.htm

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Thủ tướng Hun Sen bác khả năng Trung Quốc xây căn cứ quân sự tại Campuchia

 Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence gửi thư cho Thủ tướng Hun Sen bày tỏ lo ngại trước thông tin Trung Quốc mở căn cứ hải quân tại Campuchia.
ABS CBN News ngày 19/11 đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen khẳng định không cho phép bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ vương quốc Chùa tháp, gạt bỏ những lo ngại của Hoa Kỳ về một căn cứ hải quân Trung Quốc có thể hiện diện tại Campuchia.
Trung Quốc đã rót hàng tỷ USD cho vay và đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng tại Campuchia, giúp quốc gia này phát triển nhanh chóng. Đổi lại, Campuchia trở thành "đồng minh trung thành" của Trung Quốc.
Tin đồn về một căn cứ hải quân Trung Quốc đang được xây dựng trên bờ biển Tây Nam Campuchia trên Vịnh Thái Lan, cho phép Trung Quốc tiếp cận dễ dàng với Biển Đông, đang lan truyền.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ảnh: Reuters.
Trong một bình luận phát sóng trực tiếp, chia sẻ công khai trên tài khoản Facebook của mình, Thủ tướng Hun Sen cho biết:
"Tôi đã nhận được một lá thư từ ngài Mike Pence, Phó Tổng thống Mỹ, bày tỏ về những lo ngại sẽ có một căn cứ hải quân Trung Quốc ở Campuchia.
Hiến pháp Campuchia cấm sự hiện diện của quân đội hoặc căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình, cho dù đó là lực lượng hải quân, lục quân hay không quân.
Tôi sẽ trả lời bức thư của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence để giúp ông hiểu rõ điều này, chúng tôi coi tất cả các nước đều là bạn bè."
Ông cho rằng các tin đồn về căn cứ quân sự Trung Quốc ở Campuchia là thông tin bóp méo sự thật.
Một số cuộc huấn luyện quân sự chung giữa Trung Quốc và Campuchia đã diễn ra từ tháng Sáu nam nay, Bắc Kinh hứa sẽ cung cấp 100 triệu USD giúp Campuchia hiện đại hóa lực lượng quân đội.
Nguồn:
https://news.abs-cbn.com/overseas/11/19/18/cambodian-pm-says-no-china-naval-base-being-built
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Thu-tuong-Hun-Sen-bac-kha-nang-Trung-Quoc-xay-can-cu-quan-su-tai-Campuchia-post192986.gd

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Hạm đội tàu chiến "lạ" tập kết ở cảng Campuchia

Quân cảng Ream - Cao Miên, "tự nhiên" xuất hiện rất nhiều tàu chiến, và số tàu nầy đương nhiên không phải của hải quân hoàng gia Cao Miên. Chánh quyền Hun Sen từng tuyên bố "Không cho nước ngoài thuê đất để đặt căn cứ quân sự", (Hôm qua cũng nghe trên VTV1 nói vậy...) câu hỏi đặt ra là số tàu chiến kia là của ai, đậu ở cảng làm gì.
Số tàu nầy dư sức chấp hết tàu của hải quân vùng 5 cộng lại.

No automatic alt text available.

Image may contain: outdoor and water

No automatic alt text available.

Theo FB Phan Trung

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến

Truyền hình QPVN mới đây đưa tin các tổ hợp vũ khí phòng không hiện đại của Israel đã chính thức xuất hiện trong trang thái trực sẵn sàng chiến đấu, canh trời Tổ quốc.


Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến

Trong phóng sự "Huấn luyện diễn tập làm chủ tên lửa S300 - PMU1" và phim tài liệu "Quân đội Nhân dân Việt Nam - Một số hình ảnh huấn luyện diễn tập năm 2017", đài radar đa năng ELM-2084 trong biên chế Quân chủng PKKQ đã lần đầu tiên chính thức xuất hiện trong trạng thái trực chiến.
Việc lộ diện hình ảnh đài radar đa năng ELM-2084 trong trạng thái trực chiến giúp chúng ta có thể yên tâm rằng lực lượng PK-KQ hoàn toàn làm chủ khí tài hiện đại, sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ quản lý vùng trời, "không để Tổ quốc bị bất ngời bởi các tình huống trên không".
Cùng với ELM-2288ER, việc đưa các tổ hợp radar đa chức năng hiện đại ELM-2084 vào hoạt động đã đánh dấu bước thay đổi về chất của mạng tình báo cảnh giới bầu trời đối với lực lượng phòng không Việt Nam.
Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến - Ảnh 1.
Hình ảnh radar ELM-2084 trong trạng thái trực chiến. Ảnh: Truyền hình QPVN.
Nguồn gốc của loại radar đa năng "n trong 1"
EL/M-2084 được nghiên cứu, phát triển bởi Công ty ELTA thuộc Tập đoàn IAI (Israel) từ năm 2002 nhằm đối phó với mối đe dọa từ các loại rocket, tên lửa đạn đạo tầm ngắn của các nhóm vũ trang Hồi giáo như Hezbollah, Hamas.
EL/M-2084 được thử nghiệm trong cuộc chiến Gaza 2008-2009 như một radar cảnh báo sớm, phát hiện hỏa lực pháo binh của Hamas và gia nhập biên chế của Quân đội Israel năm 2010.
Trong vai trò radar điều khiển hỏa lực, ELM-2084 thử nghiệm thành công đầu tiên vào ngày 7/4/2011 khi hỗ trợ hệ thống Iron Dome đánh chặn mục tiêu đạn phản lực được phóng đi từ dải Gaza hướng vào lãnh thổ Israel.
Qua thực chiến trong các cuộc xung đột ở dải Gaza, ELM-2084 đã chứng minh được hiệu quả hoạt động vượt trội của mình. Hiện nay, ELM-2084 được khá nhiều quốc gia ưa chuộng, đặt mua như Ấn Độ, Singapore, Azerbaijan, Canada.
Thậm chí, Cộng hòa Czech, một quốc gia có tên tuổi trong lĩnh vực chế tạo radar phòng không với những sản phẩm nổi tiếng như: VERA, RL-3DM ReUNION… cũng đặt mua 8 bộ radar loại này. Từ khi ra mắt đến nay, IAI đã đạt được doanh số kỷ lục 100 bộ radar ELM-2084 với tổng giá trị lên tới 1,9 tỷ USD.
Tính năng kỹ chiến thuật vượt trội
Theo giới thiệu của nhà sản xuất, ELM-2084 là radar 3D băng sóng S đa năng hiện đại, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau gồm: cảnh giới nhìn vòng trên không; điều khiển hỏa lực tên lửa phòng không hoặc đánh chặn tên lửa; phát hiện các loại đạn pháo, cối, pháo phản lực và định vị trận địa của chúng.
Nhờ thiết kế dạng module, ứng dụng công nghệ anten mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), ELM-2084 có khả năng chống chế áp điện tử cũng như phát hiện và theo dõi đồng thời hàng chục tới hàng trăm mục tiêu bay với độ phân giải cao.
ELM-2084 có nhiệm vụ chính là đài nhìn vòng kiêm chiếu xạ cho các tổ hợp tên lửa phòng không/đánh chặn tên lửa tiên tiến do Israel chế tạo như BARAK-8, SPYDER-MR, Iron Dome, David’s Sling.
Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến - Ảnh 2.
Cấu hình của tổ hợp phòng thủ tên lửa Iron Dome. Ảnh: Tập đoàn IAI (Israel)
Radar có cự ly phát hiện xa nhất đối với các mục tiêu trên không là 410 km, và tới 100 km (hoặc thậm chí tới 250 km) khi định vị trận địa bắn/phóng của pháo/tên lửa đối phương, cung cấp thông tình báo mục tiêu đủ 3 tham số cho hệ thống máy tính phục vụ chỉ huy tác chiến tự động.
Đối với chế độ định vị trận địa bắn/phóng của pháo/tên lửa của đối phương Cự ly phát hiện: tới 100 km (hoặc tới 250 km). Quét tập trung góc phương vị 120o; Góc tà: 50o. Độ chính xác: 0,25% sai số mục tiêu (CEP); Số mục tiêu xử lý cùng lúc: 200 mục tiêu/phút.
Hiện nay trên thế giới ít tổ hợp radar nào có được tính năng kỹ chiến thuật, đặc biệt là sự đa năng như ELM-2084, có thể sánh ngang với Thủy quân Lục chiến Mỹ vốn đang sở hữu loại radar rađar đa chức năng định hướng mặt đất/trên không AN/TPS-80.
Những ưu điểm nổi bật, có một không hai của ELM-2084
Phát hiện mục tiêu từ xa, truyền tự động đủ 3 tham số (cự ly, phương vị, độ cao) tới các sở chỉ huy tích hợp. Thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc: cảnh giới nhìn vòng trên không; điều khiển hỏa lực tên lửa phòng không hoặc đánh chặn tên lửa; phát hiện các loại đạn pháo, cối, pháo phản lực và định vị trận địa bắn/phóng của chúng.
Cập nhật nhanh, bám sát quỹ đạo hoạt động, mô tả bức tranh toàn cảnh chiến trường trong thời gian thực cho các cấp chỉ huy và các đơn vị hỏa lực, khắc tinh của các mục tiêu bay cỡ nhỏ, tàng hình, hoạt động ở độ cao siêu thấp.
Tính toán điểm nổ của đạn pháo, cối, tên lửa đối đất mà đối phương đã bắn. Diện tích của ăng ten mảng pha có thể mở rộng tùy theo nhiệm vụ và cấu hình. Hoạt động hiệu quả trong môi trường tác chiến điện tử công nghệ cao, nhiễu dày đặc. Điều khiển từ xa, thời gian triển khai, thu hồi nhanh và cơ động trên mọi địa hình.
Thiết kế gọn nhẹ nên có thể vận chuyển trên nhiều loại phương tiện khác nhau.
Phòng không Việt Nam chính thức đưa vũ khí hiện đại của Israel vào trực chiến - Ảnh 3.
Radar ELM-2084 ở trạng thái triển khai. Ảnh: Tập đoàn IAI (Israel)
Mảnh ghép hoàn hảo cho vị trí radar trinh sát pháo binh của Việt Nam
Giống như radar ELM-2288ER mà Phòng không Việt Nam đã trang bị, đài radar đa nhiệm ELM-2084 (MMR) cũng do hãng IAI ELTA của Israel phát triển.
Nếu khai thác tốt tính năng, kỹ chiến thuật, nó chắc chắn sẽ là một loại khí tài cực kỳ lợi hại, giữ vai trò chủ lực không chỉ trong giải bài toàn cảnh giới đường không mà còn hỗ trợ chỉ huy tác chiến pháo binh trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao.
ELM-2084MMR có thể được sử dụng cho nhiệm vụ định vị cụm hoả lực pháo binh địch rất chính xác, kể cả pháo binh dẫn đường.
Thực tế, ELM-2084 ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của lực lượng Pháo binh Israel trong việc đối phó với các loại đạn phản lực, tên lửa đạn đạo tầm ngắn của các nhóm vũ trang Hồi giáo bắn vào lãnh thổ Israel.
ELM-2084 được sử dụng đầu tiên bởi Đơn vị trinh sát khí tượng 611 của Pháo binh Israel và đã chứng minh được hiệu quả của mình trong vai trò radar pháo binh.
Hiện nay, vai trò radar pháo binh của chúng ta đang thuộc về SNAR-10 đã hoạt động tương đối lâu năm và ELM-2084MMR nổi lên như một ứng cử viên tiềm năng thay thế xứng đáng về nhiều thông số kỹ thuật: cự ly phát hiện, số mục tiêu bám sát, độ chính xác…
Có thể nói, với radar ELM-2084, Bộ đội PKKQ đã có trong tay một bảo bối, một "mắt thần" cho nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Tổ quốc, "không để Tổ Quốc bị bất ngờ từ trên không trong mọi tình huống".
Bên cạnh đó, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào khả năng radar ELM-2084 sẽ tiếp tục được giao đảm nhận nhiệm vụ radar pháo binh trong biên chế Binh chủng Pháo binh hay Quân chủng Hải quân, dẫn đường chính xác cho những mũi tên nhọn như pháo phản lực dẫn đường Accular, pháo phản lực dẫn đường Extra…
http://soha.vn/phong-khong-viet-nam-chinh-thuc-dua-vu-khi-hien-dai-cua-israel-vao-truc-chien-20181113162509368.htm