Trung Quốc đứng thứ hai trong bảng xếp hạng chi tiêu quân sự thế giới năm 2017, chiếm 13% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. Trung Quốc giải thích tăng cường sức mạnh quân sự là vì Biển Đông và biển Hoa Đông...
Tờ tuần san Tấm gương Đức ngày 2/5 dẫn báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho hay chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2017 đạt 1.739 tỷ USD, nhiều nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, tăng 1,1% so với năm 2016.
Mỹ, Trung Quốc, Saudi Arabia, Nga và Ấn Độ đứng đầu danh sách chi tiêu quân sự mới nhất. Tổng chi tiêu quân sự của họ chiếm khoảng 60% toàn cầu.
Năm 2017, chi tiêu quân sự của các khu vực như châu Phi nam sa mạc Sahara, châu Nam Mỹ, Trung Á, Nam Á, Đông Á, Trung Âu và Tây Âu gia tăng, trong khi đó chi tiêu quân sự của các khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ, châu Đại Dương và Đông Âu giảm đi.
Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng chi tiêu quân sự trên thế giới với 610 tỷ USD, tương đương hơn 1/3 chi tiêu quân sự toàn cầu, hầu như gấp 3 lần nước xếp thứ hai - Trung Quốc.
Tình hình chi tiêu quân sự rõ ràng cho thấy Mỹ bắt đầu thay đổi chính sách cắt giảm chi tiêu quân sự từ 2 năm trước. Hiện nay, Mỹ dự định bắt đầu quay lại tăng cường quân bị.
Chính phủ Mỹ có kế hoạch gia tăng lớn mức chi tiêu quân sự vào năm tới, ngân sách chi tiêu quân sự dự tính sẽ đạt 700 tỷ USD. Tổng thống Mỹ Donald Trump rất coi trọng quân sự. Khi tranh cử, ông từng cam kết: "Tôi yêu thích quân sự, sẽ xây dựng lại quân đội Mỹ. Nó sẽ trở nên mạnh mẽ chưa từng có".
Trung Quốc muốn trở thành cường quốc thế giới trong tương lai, vì vậy họ tăng cường sức mạnh quân sự. Năm 2017, chi tiêu quân sự của Trung Quốc xếp thứ hai thế giới, chiếm 13% tổng mức chi tiêu quân sự toàn cầu. Trong năm 2018, tỷ lệ chi tiêu quân sự của Trung Quốc chiếm 5,8% toàn cầu. Nhà nghiên cứu Siemon Waesemann của SIPRI cho rằng: "Quan hệ căng thẳng giữa Trung quốc với nhiều nước láng giềng làm cho chi phí quân sự của châu Á gia tăng về tổng thể". Những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự vì "tranh chấp biển Hoa Đông và Biển Đông".
Năm 2017, chi tiêu quân sự của Saudi Arabia là 69,4 tỷ USD, tăng 9,2%, đứng đầu khu vực Trung Đông; trong khi đó Iran chi tiêu 14,5 tỷ USD.
Một nguyên nhân Saudi Arabia đẩy mạnh mua sắm vũ khí là do Thái tử Mohammed bin Salman hiện đang khai chiến ở Yemen. Saudi Arabia cũng đang tiến hành tranh chấp vai trò ảnh hưởng khu vực với Iran.
Báo cáo của SIPRI cho thấy năm 2017 Nga lần đầu tiên giảm chi tiêu quân sự kể từ năm 1998 đến nay. So với năm 2016, chi tiêu quân sự của Nga giảm 20%, đạt mức 66,3 tỷ USD.
Ông chủ Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin rõ ràng dự định tiếp tục con đường cắt giảm chi tiêu quân sự. Ông Putin cho biết ông không muốn thấy xuất hiện chạy đua vũ trang.
Siemon Waesemann cho rằng hiện đại hóa quân đội vẫn là một trọng điểm trong chương trình nghị sự của chính phủ Nga. Nhưng, tình hình kinh tế không tốt đã làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc phòng.
Ngoài ra, theo hãng tin AFP Pháp, báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm công bố ngày 2/5 cho thấy Pháp mất đi vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2017, nhường lại vị trí này cho Ấn Độ.
Chi tiêu quốc phòng năm 2017 của Pháp là 57,8 tỷ USD, chiếm 2,3% GDP. Ấn Độ đã từ vị trí thứ 6 năm 2016 vươn lên vị trí thứ 5 năm 2017 với chi tiêu quân sự tăng 5,5%. Chi tiêu quân sự của Ấn Độ hầu như tăng gấp đôi kể từ năm 2008, chủ yếu là do Ấn Độ "ngày càng cảm thấy bị đe dọa". Đối mặt với thực lực không ngừng tăng lên của Trung Quốc, Ấn Độ đã tập trung đầu tư cho các chương trình hiện đại hóa quân đội.
Theo tờ Izvestia Nga ngày 2/5, báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho thấy chi tiêu quân sự thế giới tương đương với 2,2% GDP toàn cầu, tức là 230 USD/người.
Tổng chi tiêu quân sự của 4 nước Pháp, Anh, Đức, Italia tương đương 10% toàn cầu, tỷ lệ này giảm 5% so với năm 2008.
Các chuyên gia cũng nhận thấy, từ năm 1998 đến nay, chi tiêu quân sự của Nga lần đầu tiên giảm 20%, đạt 66,3%. Đồng thời, chi tiêu quân sự của các nước NATO lại không ngừng tăng lên, đạt 900 tỷ USD.
Báo cáo của SIPRI cho thấy tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ ít nhất là một phần nguyên nhân làm cho Ấn Độ không ngừng gia tăng chi tiêu quân sự. Ngoài ra, Nhật Bản liên tục tăng chi tiêu quân sự trong 6 năm, chi tiêu quân sự năm 2017 đạt 45,4 tỷ USD.
Quan chức Trung Quốc cho rằng nhìn vào mức bình quân đầu người hay tỷ lệ trong GDP, đầu tư cho quốc phòng của Trung Quốc đang ở mức thấp. Bắc Kinh tuyên truyền rằng Trung Quốc sẽ kiên trì con đường "phát triển hòa bình", thực hiện chính sách quốc phòng "phòng ngự", phát triển sức mạnh quân sự không tạo ra "mối đe dọa" cho bất cứ nước nào.
Mỹ, Trung Quốc, Saudi Arabia, Nga và Ấn Độ đứng đầu danh sách chi tiêu quân sự mới nhất. Tổng chi tiêu quân sự của họ chiếm khoảng 60% toàn cầu.
Năm 2017, chi tiêu quân sự của các khu vực như châu Phi nam sa mạc Sahara, châu Nam Mỹ, Trung Á, Nam Á, Đông Á, Trung Âu và Tây Âu gia tăng, trong khi đó chi tiêu quân sự của các khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ, châu Đại Dương và Đông Âu giảm đi.
Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng chi tiêu quân sự trên thế giới với 610 tỷ USD, tương đương hơn 1/3 chi tiêu quân sự toàn cầu, hầu như gấp 3 lần nước xếp thứ hai - Trung Quốc.
Tình hình chi tiêu quân sự rõ ràng cho thấy Mỹ bắt đầu thay đổi chính sách cắt giảm chi tiêu quân sự từ 2 năm trước. Hiện nay, Mỹ dự định bắt đầu quay lại tăng cường quân bị.
Chính phủ Mỹ có kế hoạch gia tăng lớn mức chi tiêu quân sự vào năm tới, ngân sách chi tiêu quân sự dự tính sẽ đạt 700 tỷ USD. Tổng thống Mỹ Donald Trump rất coi trọng quân sự. Khi tranh cử, ông từng cam kết: "Tôi yêu thích quân sự, sẽ xây dựng lại quân đội Mỹ. Nó sẽ trở nên mạnh mẽ chưa từng có".
Trung Quốc muốn trở thành cường quốc thế giới trong tương lai, vì vậy họ tăng cường sức mạnh quân sự. Năm 2017, chi tiêu quân sự của Trung Quốc xếp thứ hai thế giới, chiếm 13% tổng mức chi tiêu quân sự toàn cầu. Trong năm 2018, tỷ lệ chi tiêu quân sự của Trung Quốc chiếm 5,8% toàn cầu. Nhà nghiên cứu Siemon Waesemann của SIPRI cho rằng: "Quan hệ căng thẳng giữa Trung quốc với nhiều nước láng giềng làm cho chi phí quân sự của châu Á gia tăng về tổng thể". Những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự vì "tranh chấp biển Hoa Đông và Biển Đông".
Năm 2017, chi tiêu quân sự của Saudi Arabia là 69,4 tỷ USD, tăng 9,2%, đứng đầu khu vực Trung Đông; trong khi đó Iran chi tiêu 14,5 tỷ USD.
Một nguyên nhân Saudi Arabia đẩy mạnh mua sắm vũ khí là do Thái tử Mohammed bin Salman hiện đang khai chiến ở Yemen. Saudi Arabia cũng đang tiến hành tranh chấp vai trò ảnh hưởng khu vực với Iran.
Báo cáo của SIPRI cho thấy năm 2017 Nga lần đầu tiên giảm chi tiêu quân sự kể từ năm 1998 đến nay. So với năm 2016, chi tiêu quân sự của Nga giảm 20%, đạt mức 66,3 tỷ USD.
Ông chủ Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin rõ ràng dự định tiếp tục con đường cắt giảm chi tiêu quân sự. Ông Putin cho biết ông không muốn thấy xuất hiện chạy đua vũ trang.
Siemon Waesemann cho rằng hiện đại hóa quân đội vẫn là một trọng điểm trong chương trình nghị sự của chính phủ Nga. Nhưng, tình hình kinh tế không tốt đã làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc phòng.
Ngoài ra, theo hãng tin AFP Pháp, báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm công bố ngày 2/5 cho thấy Pháp mất đi vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2017, nhường lại vị trí này cho Ấn Độ.
Chi tiêu quốc phòng năm 2017 của Pháp là 57,8 tỷ USD, chiếm 2,3% GDP. Ấn Độ đã từ vị trí thứ 6 năm 2016 vươn lên vị trí thứ 5 năm 2017 với chi tiêu quân sự tăng 5,5%. Chi tiêu quân sự của Ấn Độ hầu như tăng gấp đôi kể từ năm 2008, chủ yếu là do Ấn Độ "ngày càng cảm thấy bị đe dọa". Đối mặt với thực lực không ngừng tăng lên của Trung Quốc, Ấn Độ đã tập trung đầu tư cho các chương trình hiện đại hóa quân đội.
Theo tờ Izvestia Nga ngày 2/5, báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho thấy chi tiêu quân sự thế giới tương đương với 2,2% GDP toàn cầu, tức là 230 USD/người.
Tổng chi tiêu quân sự của 4 nước Pháp, Anh, Đức, Italia tương đương 10% toàn cầu, tỷ lệ này giảm 5% so với năm 2008.
Các chuyên gia cũng nhận thấy, từ năm 1998 đến nay, chi tiêu quân sự của Nga lần đầu tiên giảm 20%, đạt 66,3%. Đồng thời, chi tiêu quân sự của các nước NATO lại không ngừng tăng lên, đạt 900 tỷ USD.
Báo cáo của SIPRI cho thấy tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ ít nhất là một phần nguyên nhân làm cho Ấn Độ không ngừng gia tăng chi tiêu quân sự. Ngoài ra, Nhật Bản liên tục tăng chi tiêu quân sự trong 6 năm, chi tiêu quân sự năm 2017 đạt 45,4 tỷ USD.
Quan chức Trung Quốc cho rằng nhìn vào mức bình quân đầu người hay tỷ lệ trong GDP, đầu tư cho quốc phòng của Trung Quốc đang ở mức thấp. Bắc Kinh tuyên truyền rằng Trung Quốc sẽ kiên trì con đường "phát triển hòa bình", thực hiện chính sách quốc phòng "phòng ngự", phát triển sức mạnh quân sự không tạo ra "mối đe dọa" cho bất cứ nước nào.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga triển khai ở Syria. Ảnh: Cankao.
Mỹ tiếp tục dẫn trước xa trong bảng xếp hạng chi tiêu quân sự toàn cầu. Con số chi tiêu quân sự của Mỹ cho thấy Mỹ phải chi tiêu cho “duy trì hòa bình và ổn định” ở các nơi trên thế giới. Sau khi lên nắm quyền vào năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh mẽ yêu cầu một số nước hưởng lợi về an ninh phải gánh nhiều hơn chi phí bảo vệ an ninh.
http://viettimes.vn/vien-co-bien-dong-hoa-dong-trung-quoc-tang-chi-tieu-quan-su-171937.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét