Theo topwar.ru của Nga, Việt Nam đã trang bị các tổ hợp phòng thủ tên lửa Nga thế hệ mới nhất: 2 tiểu đoàn S-300PMU-2 Favorit và 6 tiểu đoàn Buk-M2E. Phòng không Việt Nam còn có một số tiểu đoàn tên lửa Buk-M2E, cũng như một số tổ hợp tên lửa Pantsir-S để yểm trợ hỏa lực cho Buk và Favorit.
Trang topwar.ru của Nga vừa có bài viết về hợp tác kỹ thuật quân sự của Việt Nam trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa. Sputnik giới thiệu tóm tắc các nội dung chính của bài báo này.
Tác giả Yevgeny Damantsev nhận định, trong bối cảnh tình hình ngày càng phức tạp trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở châu Á-Thái Bình Đương, khi có kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc, Việt Nam đang xem xét khả năng củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của mình bằng cách mua từ Ấn Độ một tiểu đoàn tên lửa Akash (Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar mới đây đã tiết lộ thông tin trên).
Ông Damantsef phỏng đoán, có lẽ thông tin về việc không quân láng giềng sở hữu các chiến đấu cơ đa năng Su-35 của Nga cũng đã khuyến khích Hà Nội thực hiện bước đi này, đặc biệt là khả năng các máy bay đó để tuần tra trên không tại khu vực quần đảo Trường Sa ở biển Đông.
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Việt Nam đang ở mức khá cao. Các sư đoàn phòng thủ tên lửa được trang bị cả hệ thống cũ được thử nghiệm qua thời gian, cũng như các tổ hợp phòng thủ tên lửa Nga thế hệ mới nhất: 2 tiểu đoàn S-300PMU-2 Favorit và 6 tiểu đoàn Buk-M2E. Chẳng hạn, các tên lửa S-300 bảo vệ cơ sở hạ tầng công nghiệp tại các tỉnh xung quanh TPHCM và Hà Nội, cũng như pháo bờ biển và các hệ thống chống tên lửa Bastion-S.
Trong trường hợp có chiến tranh, sư đoàn S-300 được triển khai gần Hà Nội có thể bảo vệ vùng trời trên hầu hết vùng Vịnh Bắc Bộ, gây trở ngại cho các hành động của không quân đối phương xâm nhập từ hướng biển.
Sư đoàn phòng không 361 bố trí gần Hà Nội còn có ba tiểu đoàn Buk-M2E, cũng như một số tổ hợp tên lửa Pantsir-S để yểm trợ hỏa lực cho Buk và Favorit. Các tổ hợp tên lửa Buk-M2E và tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir-S1 cũng bảo vệ vùng trời trên căn cứ hải quân Cam Ranh và hầu hết địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Để củng cố thêm năng lực không quân của Quân chủng Phòng không-Không quân, hồi đầu năm ngoái Việt Nam đã thông qua quyết định mua ít nhất 2 máy bay cảnh báo sớm C-295 AEW&C do công ty Airbus Defence & Space chế tạo. Các máy bay trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) của Israel có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 400 km. Trong thành phần Không quân Việt Nam các máy bay C295 AEW & C sẽ thực hiện nhiệm vụ phát hiện mục tiêu và ra chỉ thị cho S-300 và máy bay chiến đấu Su-30MK2.
Nói về sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ, New Delhi hỗ trợ đào tạo huấn luyện các kíp thuỷ thủ và sĩ quan Việt Nam điều khiển tàu ngầm lớp Warszawianka, cũng như các phi hành đoàn lái máy bay chiến đấu Su-30MK2, tác giả Yevgeny Damantsev viết trên topwar.ru. Nhưng tại sao Hà Nội thể hiện sự quan tâm đến hệ thống tên lửa của Ấn Độ?Hệ thống tên lửa phòng không Akash bắt đầu được trang bị cho quân đội Ấn Độ từ năm 2009, hệ thống này được Ấn Độ phát triển từ nguyên mẫu 2K12 Kub của Liên Xô. Tốc độ tối đa của tên lửa Akash lên đến 3600 km/giờ, đánh chặn mục tiêu ở cự ly đến 27 km, ở độ cao lên tới 15 km, tên lửa dẫn đường có độ chính xác khá cao ở đoạn cuối đường bay.
Ngoài ra, tên lửa của Ấn Độ được dẫn bắn bằng radar mảng pha điện tử Rajendra. Akash có thể phát hiện mục tiêu, ví dụ như chiến đấu cơ thế hệ 4 ++, ở cự ly xa tới 67 km, mục tiêu như tên lửa chống radar ở cự ly xa tới 37 km (kết quả rất tốt theo tiêu chuẩn hiện nay), có khả năng theo dõi 64 mục tiêu, hủy diệt 4 mục tiêu cùng lúc. Phạm vi quan sát của radar từ -5 đến +65 độ. Tức là, các đặc tính kỹ chiến thuật của {FCNCRNWMỹXA} là khá tốt.
Tuy nhiên theo topwar.ru, với tên lửa Akash không thể thành lập một "lá chắn" đáng tin cậy sánh được với hệ thống phòng thủ tên lửa Nga Buk-M2E hoặc S-300VM (Antey-2500). Về một số đặc tính quan trọng, Akash kém hơn so với tên lửa Patriot của Mỹ. Nhược điểm chính của hệ thống Ấn Độ là nó có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao không dưới 30 mét. Độ cao chiến đấu tối thiểu của tên lửa hành trình chẳng hạn như loại CJ-10A (DF-10) ở mức 20-25 mét. Tên lửa Ấn Độ chỉ đơn giản không "nhìn thấy" các mục tiêu đó. Nhược điểm thứ hai của Akash là mục tiêu đánh chặn bay với tốc độ không quá 2.520 km/h. Song, trong trường hợp xung đột, Akash sẽ bị tiêu diệt bởi các tên lửa chống radar CM-102 (tốc độ khi tiếp cận mục tiêu lên đến 3.500 km/h).
Do đó, tác giả Damantsev kết luận trên topwar.ru rằng tên lửa phòng không Akash của Ấn Độ không thể đảm bảo cho lực lượng phòng không Việt Nam khả năng bảo vệ vững chắc khỏi các phương tiện tấn công từ trên không hiện tại và tương lai. Tất nhiên, Việt Nam có đủ quyền lựa chọn các đối tác thay thế trong sự hợp tác kỹ thuật quân sự. Nhưng ông Damantsev thắc mắc nên chăng chi nhiều tiền đến thế cho các tên lửa phòng không với tính năng còn chưa được kiểm chứng như vậy?
Tuy nhiên theo topwar.ru, với tên lửa Akash không thể thành lập một "lá chắn" đáng tin cậy sánh được với hệ thống phòng thủ tên lửa Nga Buk-M2E hoặc S-300VM (Antey-2500). Về một số đặc tính quan trọng, Akash kém hơn so với tên lửa Patriot của Mỹ. Nhược điểm chính của hệ thống Ấn Độ là nó có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao không dưới 30 mét. Độ cao chiến đấu tối thiểu của tên lửa hành trình chẳng hạn như loại CJ-10A (DF-10) ở mức 20-25 mét. Tên lửa Ấn Độ chỉ đơn giản không "nhìn thấy" các mục tiêu đó. Nhược điểm thứ hai của Akash là mục tiêu đánh chặn bay với tốc độ không quá 2.520 km/h. Song, trong trường hợp xung đột, Akash sẽ bị tiêu diệt bởi các tên lửa chống radar CM-102 (tốc độ khi tiếp cận mục tiêu lên đến 3.500 km/h).
Do đó, tác giả Damantsev kết luận trên topwar.ru rằng tên lửa phòng không Akash của Ấn Độ không thể đảm bảo cho lực lượng phòng không Việt Nam khả năng bảo vệ vững chắc khỏi các phương tiện tấn công từ trên không hiện tại và tương lai. Tất nhiên, Việt Nam có đủ quyền lựa chọn các đối tác thay thế trong sự hợp tác kỹ thuật quân sự. Nhưng ông Damantsev thắc mắc nên chăng chi nhiều tiền đến thế cho các tên lửa phòng không với tính năng còn chưa được kiểm chứng như vậy?
http://viettimes.vn/bao-nga-viet-nam-da-co-hang-khung-van-muon-ten-lua-an-do-102544.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét