VietnamDefence - Trên thực tế, tàu ngầm thể hiện mình hiệu quả nhất trong tác chiến chống lại hoạt động thương mại, nơi chúng giành được những kết quả thực sự ấn tượng.
Trong hai cuộc thế chiến, bộ đội tàu ngầm Đức đã kiên cường chiến đấu nhằm chiếm lĩnh các tuyến giao thông đường biển ở Đại Tây Dương (Hình ảnh từ phim “Tàu ngầm”, 1981) |
Người ta cho rằng, các phương tiện chiến đấu mới sẽ tạo ra một bước ngoặt trong chiến tranh trên biển khi cào bằng “những giá trị cũ” ở dạng các hạm đội tàu chủ lực và tuần dương hạm bọc thép; làm biến mất những trận đánh đại quy mô như phương tiện chính để giải quyết sự đối đầu quân sự trên biển. Hiện nay, sau hơn 100 năm, nên đánh giá xem những dự báo táo bạo như thế đã được chứng minh đến mức nào.
Trên thực tế, tàu ngầm thể hiện mình hiệu quả nhất trong tác chiến chống lại hoạt động thương mại, nơi chúng giành được những kết quả thực sự ấn tượng.
Từ góc độ chiến lược tầm cao, điều đó không mâu thuẫn với những hình dung về việc đạt được những mục tiêu chủ yếu trong chiến tranh. “Phá hoại hoạt động thương mại” gây tổn hại cực kỳ đau đớn cho các đảo quốc, phát triển cao, thường phụ thuộc và phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu và nhập khẩu; ngoài ra, mất đi giá trị là bản thân khái niệm “sự thống trị trên biển” vốn được xem là đặc quyền của các đại cường hải dương và các đại hạm đội.
Trước hết, đó là sự đối kháng giữa Đức với Anh và các đồng minh của Anh trong các cuộc chiến tranh thế giới và giữa Mỹ với Nhật Bản. Những ví dụ quy mô và có tính giáo huấn nhất này là cơ sở cho sự phân tích rộng lớn và sâu sắc, tìm kiếm những quy luật, cũng như cả việc hình thành các quan điểm có cơ sở về việc sử dụng tàu ngầm trong tương lai.
Về khả năng của tàu ngầm chống các hạm đội quân sự, các lực lượng chủ yếu của chính, phần này được khám phá kém cặn kẽ hơn và để lại nhiều câu hỏi.
Đáng chú ý là kể cả hiện nay, đây không phải là câu hỏi thủ cựu, kinh viện nào đó của lịch sử hải quân hay của những phần ứng dụng phát triển sử dụng vũ khí ngư lôi trong tác chiến. Nó là bức thiết trong việc xác định triển vọng xây dựng và phát triển hạm đội. Sự quan tâm tăng lên đối với nó đặt ra khía cạnh quốc gia hiện tồn tại khách quan của vấn đề.
Điều không phải là bí mật là hải quân, đặc biệt là ở thời kỳ sau chiến tranh, có xu hướng tàu ngầm rất rõ rệt. Hơn nữa, đó là trong bối cảnh cả hai cuộc chiến thế giới đều kết thúc với thất bại chính thức của ý tưởng chiến tranh tàu ngầm. Sau Thế chiến I là bởi việc ứng dụng hệ thống các đội tàu có áp tải và thiết bị thủy âm ASDIC, trong Thế chiến II là sự ứng dụng radar và máy bay. Nhìn chung, theo logic đó thì việc trông cậy vào tàu ngầm trong tương lai có vẻ là vô nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta đã làm việc đó như người Đức đã làm trước chúng ta trong Thế chiến II.
Cho đến nay, vẫn chưa nguôi cuộc tranh cãi về tính hợp quy luật của bước đi đó và diện mạo thực sự của hải quân trong những năm chiến tranh lạnh: bước đi đó đã xác đáng đến đâu trong những điều kiện như thế? Câu hỏi không đơn giản và còn chờ một nhà nghiên cứu am hiểu của mình.
Vị trí “mỏng manh” nhất trong sự phân tích khách quan và do đó là trong sự hình thành câu trả lời cụ thể là việc không được củng cố bằng kinh nghiệm chiến đấu. Rất may cho nhân loại và bất tiện cho các chuyên gia là khả năng dựa vào kinh nghiệm đó không có trong đã 67 năm nay. Đây là nói về một tiên đề: chỉ có thực tiễn là tiêu chí của chân lý, ít ra là trong lĩnh vực quân sự. Bởi vậy, kinh nghiệm của cuộc xung đột Falklands (quần đảo Mavinas) năm 1982 giữa Anh và Argentina được coi là rất quý giá và hiếm có. Nhưng nó chỉ củng cố sự tin tưởng rằng, dù tàu ngầm đã đi xa đến đâu trong sự phát triển của mình, cả đến mức được trang bị động cơ hạt nhân, hệ thống liên lạc và dẫn đường vũ trụ, trang thiết bị điện tử hoàn thiện và vũ khí hạt nhân, chúng đã vẫn không thể thoát khỏi gánh nặng những đặc điểm và hạn chế cố hữu của binh chủng này. “Kinh nghiệm tác chiến tàu ngầm” ở Falklands thú vị gấp đôi. Đó là kinh nghiệm tác chiến chống tàu nổi của đối phương. Tuy nhiên, chúng ta sẽ đi lần lượt và bắt đầu từ sự tham gia của tàu ngầm trong các cuộc thế chiến.
Đặc điểm sử dụng tàu ngầm trong Thế chiến I
Lực lượng tàu ngầm với tư cách một binh chủng hải quân đã hơn 100 tuổi một chút. Chúng bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong chiến đấu và phát triển mạnh chính là vào thời kỳ Thế chiến I. Sự ra mắt này nhìn chung có thể coi là thành công. Gần 600 tàu ngầm (372 chiếc trong số đó là tàu ngầm Đức và người Đức cũng tổn thất tàu ngầm nhiều hơn cả - 178 tàu ngầm) có trong trang bị khi đó của các bên tham chiến đã đưa xuống đáy biển hơn 55 chiến hạm lớn và hàng trăm khu trục hạm có tổng lượng giãn nước hơn 1 triệu tấn và 19 triệu GRT (tấn đăng ký - đơn vị thể tích bằng 2,83 m3, hiện không còn sử dụng) trọng tải hàng hóa. Chiếm tỷ lệ và hiệu quả cao nhất là người Đức khi ghi vào sổ thành tích của mình hơn 5.860 tàu bị đánh đắm có tổng lượng giãn nước 13,2 triệu GRT trọng tải hàng hóa. Đòn tấn công chủ yếu nhằm vào hoạt động thương mại của Anh và cực kỳ hiệu quả.
Kỷ lục trọng tải bị đánh đắm sẽ được lặp lại, nhưng không thể vượt qua trong Thế chiến II và điều nổi bật là số lượng tàu ngầm lớn hơn nhiều. Còn kỷ lục cá nhân thuộc về hạm trưởng Đức Lothar von Arnauld de la Perière với hơn 440.000 GRTthì không ai đạt được. Người lính tàu ngầm giỏi nhất Thế chiến II cũng là người Đức Otto Kretschmer sẽ rời sân khấu với thành tích 244.000 GRT và 44 tàu bị đánh đắm vào mùa xuân năm 1941.
Nếu như để ý đến hiệu quả tác chiến của tàu ngầm chống hải quân đối phương, thành tích khiêm tốn hơn nhiều, kể cả ở nơi các hành động đó được lên kế hoạch cẩn thận. Điều đó khó phù hợp với những hy vọng và trông đợi từ những thành tích vang dội của Otto Weddigen, người ngay trong những ngày đầu chiến tranh trên chiếc tàu ngầm thô sơ U-9 trong vòng hơn 1 giờ một chút đã đánh chìm 3 tuần dương hạm bọc thép. Người ta cũng biết đến những thành tích oanh liệt của các binh sĩ tàu ngầm Đức về mặt tiêu diệt tàu nổi cỡ lớn của đối phương, nhưng điều đó sẽ được đề cập đến sau. Còn khi “động viên” gần như toàn bộ số tàu ngầm hiện có (gần 20 chiếc) để lùng sục Biển Bắc dường như đông nghịt chủ lực hạm lại chẳng mang lại kết quả nào. Biết trước chiến dịch của tàu ngầm Đức, người Anh đã rút khỏi Biển Bắc toàn bộ các tàu nổi giá trị.
Sự tham gia của tàu ngầm trong trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất Thế chiến I mà người ta đặt nhiều hy vọng bởi lẽ vào năm 1916, tàu ngầm đã kịp dần dần thể hiện mình thì lại hoàn toàn thất vọng. Chúng thậm chí chẳng phát hiện thấy ai ở đó. Các lực lượng chủ yếu của hai hạm đội Anh và Đức đã được triển khai và đụng đầu trong trận hải chiến vĩ đại nhất lịch sử mà thậm chí không bị phát hiện. Quả thực, người ta cũng coi cái chết của Bộ trưởng Chiến tranh Anh, Bá tước Nguyên soái Horatio Herbert Kitchener trên tuần dương hạm HMS Hampshire khi tàu này vấp thủy lôi là công lao gián tiếp của tàu ngầm, nhưng đây chẳng qua là “phần thưởng” an ủi.
Nói một cách nghiêm túc thì các mục tiêu tác chiến chống hoạt động thương mại cũng không đạt được. Việc phong tỏa nước Anh mà ban lãnh đạo Đức vội vã tuyên bố vào đầu chiến tranh cũng không thực hiện được bởi vì không được củng cố bằng các lực lượng thực tế. Sau đó là hàng loạt lệnh cấm do sự cố quốc tế liên quan đến tàu chở khách RMS Lusitania (tàu ngầm Đức đánh đắm làm chết 1.198 người trong số 1.959 người trên tàu) của Anh gây ra sự suy giảm trong cuộc chiến tàu ngầm và sự trở lại với nguyên tắc của luật giải thưởng. Tuyên bố muộn màng về cuộc chiến tranh tàu ngầm không hạn chế vào năm 1917 cũng không giúp ích gì vì đối phương đã kịp chuẩn bị đối phó.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ trở lại với những hy vọng không thành về mặt hoạt động tác chiến của tàu ngầm chống tàu nổi. Cần lưu ý rằng, trong thời kỳ giữa hai thế chiến (1918-1939) không thiếu những công trình phân tích, những nhà nghiên cứu và những lý thuyết về vấn đề này, sâu sắc hơn và đáng quan tâm hơn so với ở Đức. Nếu như trong toàn bộ sự đa dạng cảu các nguyên nhân và sự giải thích, ta chỉ ra những cái chính yếu và bỏ đi những cái cá biệt, định kiến và thứ yếu nhưng lại rất phổ biến ở giới học giả thiếu thực tiễn chính là ở phần còn lại tàn nhẫn - sự thiếu vắng một chiến lược tương ứng với các nhiệm vụ và trình độ vật chất của hạm đội Đức làm nền tảng cho các hành động của hạm đội Đức.
Đồng thời, nước Đức dốc toàn lực của mình ở cường độ rất cao cũng đã xây dựng được hạm đội lớn thứ hai thế giới. Kết hợp với lực lượng lục quân được thừa nhận là tốt nhất, điều đó sản sinh ra những hy vọng giành được vị thế bá chủ ở châu Âu và cả ở ngoài châu Âu. Hơn nữa, những chuẩn bị quân sự rầm rộ như thế, theo quy luật của chiến lược, là có tính không thể đảo ngược. Nhưng giới lãnh đạo chỉnh trị-quân sự và bộ chỉ huy hải quân Đức lại không có những định hưởng chiến lược tương xứng về chiến tranh trên biển. Chính các chuyên gia nghiên cứu của họ thừa nhận điều đó trước tiên. Đi từ cái chung đến cái riêng, cũng có thể nói vấn đề này cũng đúng với hạm đội tàu ngầm, một binh chủng hoàn toàn non trẻ hồi đó. Rõ ràng là nguyên nhân chủ yếu khiến hạm đội tàu ngầm Đức không đạt được các mục tiêu trong chiến tranh ta phải tìm chính là ở đây.
Ở đây, chúng ta có thể nhận thấy cả những hậu quả chiến lược-chiến dịch tổng thể khá sâu sắc. Chúng ta sẽ không quên là Đại hạm đội Grand Fleet của Anh quốc mạnh hơn Hạm đội Viễn dương (Hochseeflotte) của Đức gần như 1/3, và tham gia một trận đại chiến với tương quan lực lượng như thế ít ra là khinh suất. Xuất phát từ điều đó, ý đồ của bộ chỉ huy hải quân Đức là làm sao có thể làm suy yếu trước Grand Fleet bằng cách dùng một bộ phận lực lượng nhử người Anh ra khơi và tóm họ ở đó bằng các lực lượng vượt trội, qua đó làm cân bằng lực lượng hai bên cho trận đại chiến tương lai. Sau khi Đô đốc Hugo von Pohl ngày 14/12/1914 đã để lỡ cơ hội hiếm có đó, những hy vọng san bằng lực lượng hai bên chủ yếu tập trung xung quanh những thành công của các tàu ngầm. 200 trong số hơn 5.000 tàu vận tải bị đắm bởi thủy lôi (1,5 triệu tấn) do tàu ngầm rải.
Về các nguyên nhân khác, người ta thường nói: Người Đức bước vào Thế chiến II với một chiến lược và một hệ thống huấn luyện và sử dụng tàu ngầm được cực kỳ nhuần nhuyễn. So với Thế chiến II, Thế chiến I nói một cách không phóng đại là trận chiến của những chỉ huy tàu ngầm đơn độc tài năng, táo bạo và mưu trí.
Điều đó cũng là dễ hiểu vì một binh chủng non trẻ có ít chuyên gia lão luyện kinh nghiệm, các tàu ngầm đến ngay trước chiến tranh chỉ có tính năng chiến-kỹ thuật hạn chế. Bản thân bộ chỉ huy hạm đội Đức không có những quan điểm rõ ràng và khúc chiết về việc sử dụng tàu ngầm. Các chỉ huy tàu ngầm trẻ tuổi với quân hàm đại úy hải quân khiêm tốn và đôi khi là với những đề xuất quý giá đơn thuần là mất hút trước những vị tư lệnh hạm đội và các hạm trưởng lỗi lạc và khả kính của Hạm đội Viễn dương Đức.
Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi những quyết định chính về việc tiến hành chiến tranh tàu ngầm được đưa ra mà không tính đến và không có sự hiểu biết sâu sắc những đặc điểm sử dụng tàu ngầm. Trong suốt cuộc chiến tranh tàu ngầm, các chỉ huy trực tiếp hạm đội và bộ chỉ huy cấp cao vẫn ai nấy theo ý mình.
Hoạt động của tàu ngầm trong Thế chiến II
Trong Thế chiến I, nước Đức đã khéo léo để không cần đến chiến lược, kể cả với hải quân, còn trong Thế chiến II thì họ đã có chiến lược, nhưng đã không kịp xây dựng hạm đội. Điều đó gần với sự thật. Quả thực, khai chiến với nước Anh với tương quan lực lượng trên biển hiện có đối với Đức là sự láo xược thật sự hay là sự điên rồ. Hạm đội Hoàng gia Anh, nhất là khi kết hợp với hạm đội Pháp mà họ phối hợp hoạt động, vượt trội hạm đội của đệ tam đế chế trong những năm 1939-1940 không phải là mấy lần mà là hàng chục lần và hơn nữa. Nhưng Hitler đã đánh bật Pháp khỏi cuộc chơi và xém chút nữa thì giành được cả hạm đội Pháp. Chỉ có nhờ sự thờ ơ địa-chính trị tuyệt đối của Hitler mà tình thế đã được cứu vãn.
Nếu hồi đó hoặc sau đó một chút, Hitler sáp nhập vào hạm đội tuy nhỏ, nhưng được huấn luyện tốt của mình hạm đội tuyệt vời về mặt chất lượng của Italia, cũng như hạm độ Pháp, tình thế đã có thể bất lợi cho nước Anh. Đặc biệt là khi lưu ý đến một yếu tố quyết định là việc giành được vị thế chiến lược cực kỳ quan trọng với đường ra đại dương sau các cuộc hành quân chiếm đóng Nauy và Pháp.
Trong những điều kiện chiến lược đó, việc bóp nghẹt nước Anh bằng cách tiến hành cuộc chiến tranh trọng tải tổng lực (phong tỏa kinh tế đối với quần đảo Anh) không có vẻ là điều tưởng tượng nữa. Nhưng khá nhanh chóng, Đô đốc Doenitz, tư lệnh lực lượng tàu ngầm Đức, cùng với những chiếc tàu ngầm của mình sẽ phải đơn độc đối mặt với Hạm đội Hoàng gia Anh, sau đó là cả hạm đội Mỹ trong cuộc chiến này.
Doenitz cương quyết phản đối mọi mưu toan của ban lãnh đạo chiến lược Đức “tách rời” các tàu ngầm của ông ta cho các nhiệm vụ và các hướng khác. Theo quan niệm của ông ta, để đạt được các mục tiêu chế áp hoạt động thương mại của Anh bằng các cuộc tấn công, các tàu ngầm phải liên tục có mặt trên các đường tiếp cận nước Anh. Bởi vậy, khi nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả của tàu ngầm chống hạm đội đối phương, ta phải lưu ý đến các trường hợp hiếm hoi không thuân thủ nguyên tắc này. Đó là chiến dịch Nauy, các hành động của tàu ngầm ở Địa Trung Hải, có lẽ là cả trường hợp được biết đến với tên gọi “Cuộc săn lùng Bismarck”.
Giai đoạn đầu chiến tranh, cũng như vào năm 1914, thật nhiều hứa hẹn. Tại chiến trường Địa Trung Hải, các chỉ huy Đức đã buộc phải “mài sắc” vũ khí của mình khi tác chiến với hạm đội đối phương và kết quả không chậm trễ xuất hiện. Những nỗ lực của họ được Thủ tướng Anh bình luận một cách hùng hồn nhất. Tại một phiên họp kín đặc biệt của Hạ viện Anh vào năm 1941, Churchill đã tuyên bố rằng, trong thời gian rất ngắn, chỉ trong vài tuần, đã mất hoặc bị loại khỏi vòng chiến trong thời gian dài gần như 1/3 tổng số tàu lớn của Hạm đội Hoàng gia Anh.
Một tàu vận tải quân sự bị tàu ngầm đánh đắm ở Địa Trung Hải. Hình ảnh trên một con tem Đức thời Thế chiến I, 1917 |
Việc đạt được các mục tiêu của “cuộc chiến trọng tải” về thực chất đã làm cho việc săn tìm hạm đội đối phương trở nên không còn cấp bách. Căn cứ vào chính điều này mà Doenitz cho là không thể phân tán lực lượng tàu ngầm. Rõ ràng vì thế mà các kết quả chống hạm đội đồng minh mà tàu ngầm Đức đạt được sẽ khiêm tốn hơn so với mức có thể trông đợi.
Giống như trong Thế chiến I, người Đức đã không thể bí mật chỉ huy các lực lượng của hạm đội. Không dưới 75% trường hợp, đối phương đã biết trước ý đồ của chúng, vị trí của các tàu ngầm và các đàn sói trên đại dương bị định vị. Người Đức cũng đã không thể tổ chức được sự hiệp đồng của các tàu ngầm với các binh chủng khác của hạm đội và không quân một cách thường xuyên, điều đó đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả chiến đấu. Với việc triển khai các lực lượng chống ngầm cơ động đươc trang bị máy bay và radar trên các tuyến giao thông đường biển, tàu ngầm bị dồn xuống dưới mặt nước, làm cho chúng hoàn toàn mất khả năng cơ động và cùng với nó là kết quả chiến đấu. Những nỗ lực chống lại hoàn cảnh này đã chỉ nhân bội những tổn thất.
Kinh nghiệm đương đại
Diện mạo hải quân thời hậu chiến khiến ta nghĩ rằng, đó chủ yếu là một hạm đội tàu ngầm. Và thậm chí không phải là vì đã có hơn 200 tàu ngầm nguyên tử và không dưới 400 tàu ngầm diesel từng được hạm đội tàu ngầm sử dụng. Nó phải giải quyết các nhiệm vụ ở đại dương, nơi mà đơn thuần là không có binh chủng nào khác của hạm đội đáp ứng được yêu cầu về độ vững chắc chiến đấu. Không có các tàu sân bay, loại phương tiện vạn năng nhất để giải quyết vấn đề, người ta cố bù đắp bằng sự chuyên biệt hóa tàu ngầm chưa từng có. Ngay từ cuối những năm 1950, đã bắt đầu xuất hiện các tàu ngầm mang tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn.
Song song với việc ứng dụng động cơ hạt nhân cho tàu ngầm, triển khai tên lửa và ngư lôi hạt nhân đem lại những khả năng chiến dịch-chiến thuật hoàn toàn mới cho tàu ngầm, các tàu ngầm cũng bắt đầu ráo riết làm chủ các khu vực đại dương gần tối đa với các khu vực tác chiến dự kiến.
Hơn nữa, Liên Xô cũng không có nhiều lựa chọn khi xét đến mối đe dọa lộ liễu tấn công bất ngờ của các cụm tàu sân bay xung kích: của các hạm đội 6 và 2 của Hải quân Mỹ từ hướng tây, các hạm đội 7 và 3 từ hướng đông và hạm đội 5 từ hướng nam. Đặc biệt là các cụm tàu sân bay xung kích của các hạm đội 6, 7 và 5 đã được triển khai thường trực và cơ động ở sát gần các tuyến cất cánh của máy bay - có tổng cộng đến 240-270 máy bay trên hạm.
Ít nhất có 4-5 tàu ngầm hạt nhân của Mỹ quan sát gần như qua kính tiềm vọng để theo dõi các lối ra của các căn cứ chính của hạm đội Liên Xô ở miền bắc và Viễn Đông, sẵn sàng phát ngăn chặn Hải quân Liên Xô triển khai lực lượng ồ ạt. Ai đó cần phải loại trừ mối đe dọa thường trực và rõ rệt này, kể cả bằng cách tạo ra “những sự bất tiện đối xứng” cho Mỹ. Ngoài bộ đội tàu ngầm, đã chẳng có ai có thể làm được việc này. Vậy là, các tàu ngầm Liên Xô trong những năm chiến tranh lạnh đã có mặt trên hướng tác chiến chủ yếu với hạm đội Mỹ. Bởi vậy, vấn đề khả năng chiến đấu của chúng theo những nhiệm vụ chủ yếu trên hướng chủ yếu, kể cả chống tàu sân bay, có ý nghĩa trọng yếu.
Chúng ta sẽ bắt đầu từ chỗ Mỹ trong những năm đó cũng không hề xem nhẹ mối đe dọa của hạm đội Liên Xô. Các biện pháp chống ngầm của Hải quân Liên Xô về quy mô và sự căng thẳng tương đương với thời chiến. Vấn đề tác chiến chống ngầm được nâng lên thành nhiệm vụ quốc gia. Đây đã là sự đánh giá cao nhất đối với lực lượng tàu ngầm Liên Xô. Mỹ đang phát triển lực lượng tàu ngầm với tiến độ vượt trội và đánh giá hiệu quả chiến đấu của chúng có tầm quan trọng hàng đầu, điều này cũng là sự thừa nhận vị thế cao của tàu ngầm Liên Xô. Và cuối cùng, cần thấy rằng, thực trạng, cơ cấu và tổ chức của hạm đội tàu ngầm Liên Xô đã để lại một cánh đồng màu mỡ để hoàn thiện đến mức không thể không thấy nguồn dự trữ to lớn chưa dùng đến ở đó.
Dù ngày nay một số tác giả bất ngờ “sáng mắt” đã chửi bởi quá khứ chưa xa của chúng ta (Liên Xô/Nga) ra sao, kể cả việc lựa chọn chiến lược xây dựng Hải quân Nga, thì các chuyên gia Nga và nước ngoài đều thừa nhận Hải quân Liên Xô trong những năm chiến tranh lạnh nói chung đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Liên quan đến những diễn giải và phán xét về cái gọi là thất bại của Liên Xô trong chiến tranh lạnh, thì những chê trách đó không phải là đối với quân đội, càng không phải là đối với bộ đội hải quân.
Bất chấp sự xuất hiện vào giữa thập niên 1960 của các sư đoàn tàu ngầm mang tên lửa và tàu ngầm mang ngư lôi, nhiều cuộc tập trận với tình huống chiến thuật phức tạp có bắn tên lửa và ngư lôi, yếu tố bất định vẫn còn và là khá lớn.
Liên quan đến các tàu ngầm diesel trên hướng chủ yếu thì sự bất định này đã bị phá vỡ trong thời gian cuộc khủng hoảng Caribe. Trong điều kiện hạm đội Mỹ tăng cường đối phó theo các yêu cầu của thời chiến, gần như tất cả các tàu ngầm Liên Xô đều bị phát hiện trên các tuyến tiếp cận Cuba, điều đó có nghĩa là chúng bị tiêu diệt trong thời chiến.
Trong đánh giá hiệu quả chiến đấu của các tàu ngầm nguyên tử, người ta phải dựa vào kinh nghiệm vô giá của cuộc khủng hoảng Falklands, nơi mà cả hai bên tham chiến đều tỏ ra là các lực lượng hiện đại và hùng mạnh. Đặc biệt đáng chú ý là kinh nghiệm sử dụng tàu ngầm hạt nhân ở chiến trường đại dương xa xôi, không có chỗ dựa vào hạ tầng trên bờ. Các tàu ngầm hạt nhân Liên Xô cũng đã nhiều năm hoạt động gần như thế ở Ấn Độ Dương. Bề ngoài, tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Anh đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao cho chúng: thiết lập vành đai phong tỏa quần đảo tranh chấp, tạo mối đe dọa hiện thực đối với các cụm tàu tiến công của đối phương và thậm chí dồn hạm đội Argentine về các căn cứ bằng cuộc tấn công và tiêu diệt tàu tuần dương hạng nhẹ General Belgrano.
Ngoài ra, kinh nghiệm tác chiến của tàu ngầm hạt nhân ở Nam Đại Tây Dương làm cho không chỉ bộ chỉ huy Hải quân Anh mà còn tất cả các chuyên gia rất lo ngại và bối rối. Lý do để vui mừng không có nhiều. Đánh đắm một tàu tuần dương cũ kỹ chạy như bò trong khu vực với tốc độ 13 hải lý/h, khi lực lượng tàu bảo vệ không làm gì thật khó coi là một thắng lợi lớn. Đồng thời, 2 tàu ngầm nguyên tử khác của Anh đã để lọt 1 tàu sân bay vùng các tàu bảo vệ. Chính tàu sân bay này với “cánh tay dài” là các máy bay cường kích Super Étendard trang bị tên lửa chống hạm Exocet đã là mối đe dọa thực sự đối với lực lượng viễn chinh Anh. Tuy nhiên, ngoài các tàu ngầm nguyên tử, người Anh hoàn toàn không có gì khác để đối kháng với mối đe dọa này. Việc tàu khu trục HMS Sheffield bị đánh đắm ngay sau đó đã xác nhận đầy đủ cơ sở của những lo ngại đó.
Một điều trở thành sự khám phá là khả năng sục sạo mục tiêu hạn chế của một tàu ngầm nguyên tử hoạt động độc lập trên đại dương, sự kém tin cậy của vũ khí ngư lôi buộc quân Anh phải sử dụng các ngư lôi “chạy thẳng” cũ kỹ MK-8, sự thiếu thốn nghiêm trọng tên lửa chống hạm trên khoang tàu ngầm nguyên tử hiện đại, sự hạn chế khi bám theo ở tốc độ cao, nhất là trong điều kiện nước nông. Nhưng khó khăn chủ yếu là sự yếu kém của công tác chỉ huy tàu ngầm vẫn ở mức gần như thời Thế chiến I. Điều đó chút nữa gây tổn hại đến thành công của cả chiến dịch.
Sự phi tập trung hóa ở chiến trường xa và diễn biến nhanh của các sự kiện đã là một bước đi rất táo bạo đối với Bộ chỉ huy Hải quân Anh. Nếu công tác chỉ huy linh hoạt hơn, câu chuyện đã không chỉ hạn chế ở việc viện dẫn đến tính hiệu quả gián tiếp có được. Lúc đó thì có thể nói đến việc tấn công cụm tàu sân bay Argentine. Cũng không thể nói đến sự đánh giá khoan dung nào đó về các hoạt động của các tàu ngầm nguyên tử Anh ở Nam Đại Tây Dương. Trái lại, chắc chắn ta đã thấy rằng, vấn đề sử dụng tàu ngầm ở các khu vực xa xôi mang tính tổng thể, nhận biết được và điển hình.
Việc quan tâm tích cực trong hải quân thời giữa thập niên 1980 đối với vấn đề chỉ huy phi tập trung hóa các cụm tàu ngầm cùng giải quyết một nhiệm vụ cũng thật đáng ngạc nhiên. Chúng ta đã bỏ quên vấn đề triển khai tên lửa chống hạm trên tất cả các tàu ngầm. Bản thân khả năng sục sạo và phát hiện một binh đoàn tàu lớn ngoài khơi xa bằng các phương tiện kỹ thuật dù là bởi một tàu ngầm hiện đại đang hoạt động độc lập vẫn là rất khó khăn.
Các kết luận có thể tóm lại ở một câu trả lời cho hai câu hỏi. Hải quân Liên Xô với “kết cấu tàu ngầm” của mình trong những năm chiến tranh lạnh có sẵn sàng giáng trả đích đáng nước Mỹ không? Và trong tương lai có triển vọng tốt cho tàu ngầm không?
Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất cũng chính là sự đánh giá khả năng của hạm đội tàu ngầm chống các lực lượng chủ lực của hạm đội đối phương. Câu trả lời này không đơn giản còn vì tác giả bài viết này hồi 5 năm trước đã từng chỉ huy một lực lượng tiến công hỗn hợp trên hướng tác chiến chống tàu sân bay của Hải quân Nga. Vẫn luôn còn nguy cơ của sự không khách quan dù cho câu trả lời có vẻ trung thực đến đâu. Ngoài ra, tình hình và trước hết là tương quan lực lượng thực tế của các bên không phải là đứng nguyên.
Cùng với sự gia tăng khả năng tiến công của Hải quân Liên Xô/Nga, Mỹ cũng ráo riết gia tăng các nỗ lực hoàn thiện khả năng chống ngầm, phòng không/phòng thủ tên lửa, gia tăng chiều sâu tác chiến của các hoạt động đó. Bản thân ý tưởng tiêu diệt các mục tiêu chủ yếu của đối phương cũng có sự tiến hóa - từ phương án tiêu diệt bằng vũ khí hạt nhân đến phương án tiêu diệt bằng vũ khí thông thường, điều đó đã không thể không thể hiện ở các tham số giải quyết nhiệm vụ. Kết quả của cuộc xung đột Falklands đã có ảnh hưởng lớn. Các hệ thống chỉ huy/điều khiển chiến đấu và phương tiện mới như Aegis,... đã xuất hiện sau đó. Từ phía Liên Xô, không phải là các tàu ngầm tên lửa, mà là các tàu ngầm tuần dương tên lửa và máy bay mang tên lửa siêu âm được trang các tên lửa mới về chất với trí tuệ nhân tạ và hệ thống chỉ thị mục tiêu triển khai trên vũ trụ được đưa ra đối phó với các lực lượng của kẻ thù tiềm tàng.
Hiển nhiên là Hải quân Liên Xô đã có khả năng đập tan thê đội tiến công đầu tiên của đối phương. Thực ra, cơ chế giải quyết nhiệm vụ phụ thuộc vào chất lượng chỉ huy, các hành động của các cấp chỉ huy và các thủy thủ đoàn/tổ lái tàu ngầm/máy bay. Còn về số phận của thê đội hai của đối phương và các hành động sau đó, câu hỏi dựa vào vấn đề rút lực lượng khỏi trận đánh và “nạp đạn lại”, trước hết cho các tàu ngầm tên lửa. Nhưng đó đã là một câu chuyện khác và một quyền ưu tiên giải quyết vấn đề cao hơn!
Liên quan đến câu hỏi thứ hai, nó không kém phần quan trọng bởi vì việc xây dựng hạm đội Liên Xô mới bắt đầu gần như con số không. Nhiều khi có những ý kiến không thuận lợi cho tàu ngầm. Đối lập tàu sân bay với tàu ngầm ít ra cũng là một việc làm không hợp lý và vô ích. Ít ra là hãy lưu ý đến kinh nghiệm của các hạm đội vĩ đại trên thế giới. Thêm vào đó là Nga có quá nhiều kinh nghiệm đóng tàu ngầm.
Trong điều kiện có sự phát triển vượt trước của các công nghệ tên lửa và sự phổ biến rộng rãi của chúng, triển vọng đạt được mục tiêu tiêu diệt chắc chắn bằng hỏa lực ngày càng dịch chuyển về hướng vũ khí phóng từ dưới mặt nước được sử dụng bất ngờ. Phương tiện tin cậy để mang chúng về truyền thống vẫn chính là tàu ngầm. Tuy nhiên, cần “xét lại” tất cả các vũ khí ngư lôi nhằm bổ sung cho chúng những tính năng chiến-kỹ thuật hiện đại, triển khai tên lửa chống hạm trên tất cả các tàu ngầm, ứng dụng ngay lập tức và rộng rãi các động cơ không cần không khí trên tất cả các tàu ngầm thông thường, kể cả bằng cách hiện đại hóa chúng khi sửa chữa. Chậm trễ thêm 1-2 năm là chết.
Song song với việc ứng dụng động cơ hạt nhân cho tàu ngầm, triển khai tên lửa và ngư lôi hạt nhân đem lại những khả năng chiến dịch-chiến thuật hoàn toàn mới cho tàu ngầm, các tàu ngầm cũng bắt đầu ráo riết làm chủ các khu vực đại dương gần tối đa với các khu vực tác chiến dự kiến.
Hơn nữa, Liên Xô cũng không có nhiều lựa chọn khi xét đến mối đe dọa lộ liễu tấn công bất ngờ của các cụm tàu sân bay xung kích: của các hạm đội 6 và 2 của Hải quân Mỹ từ hướng tây, các hạm đội 7 và 3 từ hướng đông và hạm đội 5 từ hướng nam. Đặc biệt là các cụm tàu sân bay xung kích của các hạm đội 6, 7 và 5 đã được triển khai thường trực và cơ động ở sát gần các tuyến cất cánh của máy bay - có tổng cộng đến 240-270 máy bay trên hạm.
Ít nhất có 4-5 tàu ngầm hạt nhân của Mỹ quan sát gần như qua kính tiềm vọng để theo dõi các lối ra của các căn cứ chính của hạm đội Liên Xô ở miền bắc và Viễn Đông, sẵn sàng phát ngăn chặn Hải quân Liên Xô triển khai lực lượng ồ ạt. Ai đó cần phải loại trừ mối đe dọa thường trực và rõ rệt này, kể cả bằng cách tạo ra “những sự bất tiện đối xứng” cho Mỹ. Ngoài bộ đội tàu ngầm, đã chẳng có ai có thể làm được việc này. Vậy là, các tàu ngầm Liên Xô trong những năm chiến tranh lạnh đã có mặt trên hướng tác chiến chủ yếu với hạm đội Mỹ. Bởi vậy, vấn đề khả năng chiến đấu của chúng theo những nhiệm vụ chủ yếu trên hướng chủ yếu, kể cả chống tàu sân bay, có ý nghĩa trọng yếu.
Chúng ta sẽ bắt đầu từ chỗ Mỹ trong những năm đó cũng không hề xem nhẹ mối đe dọa của hạm đội Liên Xô. Các biện pháp chống ngầm của Hải quân Liên Xô về quy mô và sự căng thẳng tương đương với thời chiến. Vấn đề tác chiến chống ngầm được nâng lên thành nhiệm vụ quốc gia. Đây đã là sự đánh giá cao nhất đối với lực lượng tàu ngầm Liên Xô. Mỹ đang phát triển lực lượng tàu ngầm với tiến độ vượt trội và đánh giá hiệu quả chiến đấu của chúng có tầm quan trọng hàng đầu, điều này cũng là sự thừa nhận vị thế cao của tàu ngầm Liên Xô. Và cuối cùng, cần thấy rằng, thực trạng, cơ cấu và tổ chức của hạm đội tàu ngầm Liên Xô đã để lại một cánh đồng màu mỡ để hoàn thiện đến mức không thể không thấy nguồn dự trữ to lớn chưa dùng đến ở đó.
Dù ngày nay một số tác giả bất ngờ “sáng mắt” đã chửi bởi quá khứ chưa xa của chúng ta (Liên Xô/Nga) ra sao, kể cả việc lựa chọn chiến lược xây dựng Hải quân Nga, thì các chuyên gia Nga và nước ngoài đều thừa nhận Hải quân Liên Xô trong những năm chiến tranh lạnh nói chung đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Liên quan đến những diễn giải và phán xét về cái gọi là thất bại của Liên Xô trong chiến tranh lạnh, thì những chê trách đó không phải là đối với quân đội, càng không phải là đối với bộ đội hải quân.
Bất chấp sự xuất hiện vào giữa thập niên 1960 của các sư đoàn tàu ngầm mang tên lửa và tàu ngầm mang ngư lôi, nhiều cuộc tập trận với tình huống chiến thuật phức tạp có bắn tên lửa và ngư lôi, yếu tố bất định vẫn còn và là khá lớn.
Liên quan đến các tàu ngầm diesel trên hướng chủ yếu thì sự bất định này đã bị phá vỡ trong thời gian cuộc khủng hoảng Caribe. Trong điều kiện hạm đội Mỹ tăng cường đối phó theo các yêu cầu của thời chiến, gần như tất cả các tàu ngầm Liên Xô đều bị phát hiện trên các tuyến tiếp cận Cuba, điều đó có nghĩa là chúng bị tiêu diệt trong thời chiến.
Trong đánh giá hiệu quả chiến đấu của các tàu ngầm nguyên tử, người ta phải dựa vào kinh nghiệm vô giá của cuộc khủng hoảng Falklands, nơi mà cả hai bên tham chiến đều tỏ ra là các lực lượng hiện đại và hùng mạnh. Đặc biệt đáng chú ý là kinh nghiệm sử dụng tàu ngầm hạt nhân ở chiến trường đại dương xa xôi, không có chỗ dựa vào hạ tầng trên bờ. Các tàu ngầm hạt nhân Liên Xô cũng đã nhiều năm hoạt động gần như thế ở Ấn Độ Dương. Bề ngoài, tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Anh đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao cho chúng: thiết lập vành đai phong tỏa quần đảo tranh chấp, tạo mối đe dọa hiện thực đối với các cụm tàu tiến công của đối phương và thậm chí dồn hạm đội Argentine về các căn cứ bằng cuộc tấn công và tiêu diệt tàu tuần dương hạng nhẹ General Belgrano.
Ngoài ra, kinh nghiệm tác chiến của tàu ngầm hạt nhân ở Nam Đại Tây Dương làm cho không chỉ bộ chỉ huy Hải quân Anh mà còn tất cả các chuyên gia rất lo ngại và bối rối. Lý do để vui mừng không có nhiều. Đánh đắm một tàu tuần dương cũ kỹ chạy như bò trong khu vực với tốc độ 13 hải lý/h, khi lực lượng tàu bảo vệ không làm gì thật khó coi là một thắng lợi lớn. Đồng thời, 2 tàu ngầm nguyên tử khác của Anh đã để lọt 1 tàu sân bay vùng các tàu bảo vệ. Chính tàu sân bay này với “cánh tay dài” là các máy bay cường kích Super Étendard trang bị tên lửa chống hạm Exocet đã là mối đe dọa thực sự đối với lực lượng viễn chinh Anh. Tuy nhiên, ngoài các tàu ngầm nguyên tử, người Anh hoàn toàn không có gì khác để đối kháng với mối đe dọa này. Việc tàu khu trục HMS Sheffield bị đánh đắm ngay sau đó đã xác nhận đầy đủ cơ sở của những lo ngại đó.
Một điều trở thành sự khám phá là khả năng sục sạo mục tiêu hạn chế của một tàu ngầm nguyên tử hoạt động độc lập trên đại dương, sự kém tin cậy của vũ khí ngư lôi buộc quân Anh phải sử dụng các ngư lôi “chạy thẳng” cũ kỹ MK-8, sự thiếu thốn nghiêm trọng tên lửa chống hạm trên khoang tàu ngầm nguyên tử hiện đại, sự hạn chế khi bám theo ở tốc độ cao, nhất là trong điều kiện nước nông. Nhưng khó khăn chủ yếu là sự yếu kém của công tác chỉ huy tàu ngầm vẫn ở mức gần như thời Thế chiến I. Điều đó chút nữa gây tổn hại đến thành công của cả chiến dịch.
Sự phi tập trung hóa ở chiến trường xa và diễn biến nhanh của các sự kiện đã là một bước đi rất táo bạo đối với Bộ chỉ huy Hải quân Anh. Nếu công tác chỉ huy linh hoạt hơn, câu chuyện đã không chỉ hạn chế ở việc viện dẫn đến tính hiệu quả gián tiếp có được. Lúc đó thì có thể nói đến việc tấn công cụm tàu sân bay Argentine. Cũng không thể nói đến sự đánh giá khoan dung nào đó về các hoạt động của các tàu ngầm nguyên tử Anh ở Nam Đại Tây Dương. Trái lại, chắc chắn ta đã thấy rằng, vấn đề sử dụng tàu ngầm ở các khu vực xa xôi mang tính tổng thể, nhận biết được và điển hình.
Việc quan tâm tích cực trong hải quân thời giữa thập niên 1980 đối với vấn đề chỉ huy phi tập trung hóa các cụm tàu ngầm cùng giải quyết một nhiệm vụ cũng thật đáng ngạc nhiên. Chúng ta đã bỏ quên vấn đề triển khai tên lửa chống hạm trên tất cả các tàu ngầm. Bản thân khả năng sục sạo và phát hiện một binh đoàn tàu lớn ngoài khơi xa bằng các phương tiện kỹ thuật dù là bởi một tàu ngầm hiện đại đang hoạt động độc lập vẫn là rất khó khăn.
Các kết luận có thể tóm lại ở một câu trả lời cho hai câu hỏi. Hải quân Liên Xô với “kết cấu tàu ngầm” của mình trong những năm chiến tranh lạnh có sẵn sàng giáng trả đích đáng nước Mỹ không? Và trong tương lai có triển vọng tốt cho tàu ngầm không?
Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất cũng chính là sự đánh giá khả năng của hạm đội tàu ngầm chống các lực lượng chủ lực của hạm đội đối phương. Câu trả lời này không đơn giản còn vì tác giả bài viết này hồi 5 năm trước đã từng chỉ huy một lực lượng tiến công hỗn hợp trên hướng tác chiến chống tàu sân bay của Hải quân Nga. Vẫn luôn còn nguy cơ của sự không khách quan dù cho câu trả lời có vẻ trung thực đến đâu. Ngoài ra, tình hình và trước hết là tương quan lực lượng thực tế của các bên không phải là đứng nguyên.
Cùng với sự gia tăng khả năng tiến công của Hải quân Liên Xô/Nga, Mỹ cũng ráo riết gia tăng các nỗ lực hoàn thiện khả năng chống ngầm, phòng không/phòng thủ tên lửa, gia tăng chiều sâu tác chiến của các hoạt động đó. Bản thân ý tưởng tiêu diệt các mục tiêu chủ yếu của đối phương cũng có sự tiến hóa - từ phương án tiêu diệt bằng vũ khí hạt nhân đến phương án tiêu diệt bằng vũ khí thông thường, điều đó đã không thể không thể hiện ở các tham số giải quyết nhiệm vụ. Kết quả của cuộc xung đột Falklands đã có ảnh hưởng lớn. Các hệ thống chỉ huy/điều khiển chiến đấu và phương tiện mới như Aegis,... đã xuất hiện sau đó. Từ phía Liên Xô, không phải là các tàu ngầm tên lửa, mà là các tàu ngầm tuần dương tên lửa và máy bay mang tên lửa siêu âm được trang các tên lửa mới về chất với trí tuệ nhân tạ và hệ thống chỉ thị mục tiêu triển khai trên vũ trụ được đưa ra đối phó với các lực lượng của kẻ thù tiềm tàng.
Hiển nhiên là Hải quân Liên Xô đã có khả năng đập tan thê đội tiến công đầu tiên của đối phương. Thực ra, cơ chế giải quyết nhiệm vụ phụ thuộc vào chất lượng chỉ huy, các hành động của các cấp chỉ huy và các thủy thủ đoàn/tổ lái tàu ngầm/máy bay. Còn về số phận của thê đội hai của đối phương và các hành động sau đó, câu hỏi dựa vào vấn đề rút lực lượng khỏi trận đánh và “nạp đạn lại”, trước hết cho các tàu ngầm tên lửa. Nhưng đó đã là một câu chuyện khác và một quyền ưu tiên giải quyết vấn đề cao hơn!
Liên quan đến câu hỏi thứ hai, nó không kém phần quan trọng bởi vì việc xây dựng hạm đội Liên Xô mới bắt đầu gần như con số không. Nhiều khi có những ý kiến không thuận lợi cho tàu ngầm. Đối lập tàu sân bay với tàu ngầm ít ra cũng là một việc làm không hợp lý và vô ích. Ít ra là hãy lưu ý đến kinh nghiệm của các hạm đội vĩ đại trên thế giới. Thêm vào đó là Nga có quá nhiều kinh nghiệm đóng tàu ngầm.
Trong điều kiện có sự phát triển vượt trước của các công nghệ tên lửa và sự phổ biến rộng rãi của chúng, triển vọng đạt được mục tiêu tiêu diệt chắc chắn bằng hỏa lực ngày càng dịch chuyển về hướng vũ khí phóng từ dưới mặt nước được sử dụng bất ngờ. Phương tiện tin cậy để mang chúng về truyền thống vẫn chính là tàu ngầm. Tuy nhiên, cần “xét lại” tất cả các vũ khí ngư lôi nhằm bổ sung cho chúng những tính năng chiến-kỹ thuật hiện đại, triển khai tên lửa chống hạm trên tất cả các tàu ngầm, ứng dụng ngay lập tức và rộng rãi các động cơ không cần không khí trên tất cả các tàu ngầm thông thường, kể cả bằng cách hiện đại hóa chúng khi sửa chữa. Chậm trễ thêm 1-2 năm là chết.
Nguồn: Chuẩn đô đốc về hưu Yuri Vasilevich Kirillov // NVO, 1.2.2013.
http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/kinhnghiem1/Cuoc-chien-tau-ngam-chong-tau-noi-full/20134/52517.vnd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét