Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Thời cơ quân sự của Trung Quốc đã đến?

Bắc Kinh có thể đã kết luận rằng phương thức ngoại giao kiên trì sẽ làm lỡ thời cơ của nước này ở Biển Đông. Theo nhận định của Trung Quốc, đây là thời điểm cần phải hành động – và chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh. Bài học năm 1974: Thời gian là yếu tố đóng vai trò quyết định.


Thời cơ đang trôi qua tại Biển Đông. Liệu Bắc Kinh sẽ chớp thời cơ để tấn công?
Bị lôi cuốn bởi nguồn dầu khí dưới đáy biển và sự yếu thế của các bên tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã thực hiện cuộc tấn công hải quân nhằm đánh chiếm quần đảo đang tranh chấp này. Để biện minh cho hành động của mình, Bắc Kinh viện dẫn đến lịch sử - chủ yếu dẫn chứng đến những chuyến đi tới quần đảo này vào thế kỷ 15 của Đô đốc Trịnh Hòa thời Minh – trong khi rêu rao về “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Tàu đổ bộ Trung Quốc hoạt động dưới sự yểm trợ của máy bay chiến đấu từ khu vực gần đảo Hải Nam đã giao chiến với một đội tàu nhỏ của Miền Nam Việt Nam không có yểm trợ từ trên không. Một tàu khu trục hộ tống của Việt Nam Cộng hòa đã bị đánh chìm sau cuộc giao tranh dài ngày. Cờ Trung Quốc xuất hiện trên quần đảo Hoàng Sa.
Cuộc chạm chán này là sự kiện có thật – và đó là ngày 17 tháng 1 năm 1974.
Lịch sử có thể không tự lập lại một cách chính xác, nhưng chắc chắn là nó có sự tính chu kỳ.  Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã khai thác điểm yếu của Miền nam Việt Nam để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Giờ đây, Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) tuyên bố kế hoạch đưa quân sự đồn trú ra Tam Sa, một thành phố mới thành lập với diện tích 0,8 dặm vuông tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Chính thức được thành lập vào ngày 24 tháng 7, Tam Sa sẽ có vai trò là trung tâm hành chính của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển liền kề.
Đây là động thái mới nhất trong chiến dịch của Trung Quốc nhằm củng cố yêu sách đối với tất cả các vùng biển và đảo nằm trong “đường chín đoạn” với diện tích bao phủ gần như toàn bộ Biển Đông, đường này tạo ra những vết cắt lớn đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia Đông Nam Á. Trong tháng này, một tàu khu trục của Trung Quốc đã bị mắc cạn trong vùng EEZ của Philippines ngay sau khi có tin cho rằng tàu này đã xua đổi ngư dân Philippines. Vụ việc trên xảy ra ngay sau tuyên bố vào cuối tháng 6 rằng các đơn vị Hải quân PLA bắt đầu thực hiện các cuộc “tuần tra định kỳ” tại những vùng biển đang tranh chấp.
Một lần nữa, Bắc Kinh lại đi đến việc sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, không giống như năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc sẽ thực hiện [theo cách thức khác] vào thời điểm khi mà ngoại giao thời bình dường như đem đến cho họ một cơ hội tốt để chiếm ưu thế mà không cần dùng đến chiến tranh. Tôi gọi nó là “ngoại giao cây gậy nhỏ” – ngoại giao pháo hạm mà không công khai phô trương các loại tàu chiến.
Các chiến lược gia Trung Quốc có một cái nhìn rất rộng về sức mạnh hải quân – bao gồm cả tàu phi quân sự. Vào năm 1974, giới tuyên truyền đã miêu tả “Cuộc chiến tự vệ đối với Hoàng Sa” (cuộc chiến được nhiều người biết đến tại Trung Quốc) là chiến thắng của “hải quân nhân dân”, họ đã ca ngợi không tiếc lời những ngư dân đã hành động như chiến sĩ hải quân. Các đội tàu cá có thể tới những khu vực và tiến hành hoạt độnng mà các bên yêu sách khác phải phản ứng lại hoặc mặc nhiên từ bỏ yêu sách của họ. Các tàu chiến không được trang bị vũ khí của lực lượng phòng vệ bờ biển giống như những cơ quan được nâng cấp cao hơn. Và hạm đội Hải quân PLA được các loại vũ khí chiến thuật hỗ trợ từ các căn cứ trên đất liền như máy bay, tên lửa, tàu chiến trang bị tên lửa và cuối cùng là tàu ngầm.
Bắc Kinh có thể củng cố ảnh hưởng của mình trong đường chín đoạn bằng cách đưa tàu giám sát, ngư dân hay các tàu chấp pháp để bảo vệ ngư dân Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp, coi thường các bên yêu sách, và khẳng định nội luật của Trung Quốc. Và Trung Quốc có thể làm vậy mà không thể hiện công khai bắt nạt các quốc gia láng giềng yếu thế hơn mình, nhằm tránh tạo cơ hội cho các quốc gia bên ngoài khu vực một cái cớ để can thiệp, hay làm suy giảm vị thế quốc tế của mình giữ mớ hỗn độn và thống khổ của xung đột vũ trang. Tại sao lại bỏ đi một chiến lược đem lại hứa hẹn như vậy?
Thực tế chính sách “cây gậy nhỏ” sẽ cần một khoảng thời gian, vì nó cần tạo dựng những cơ sở trên mặt bằng chung (giống như Tam Sa), cũng như thuyết phục các bên rằng đó là điều vô ích khi phản đối những cơ sở này. Bắc Kinh có những động cơ, mục đích cũng như cơ hội để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông theo lập luận của họ, tuy nhiên có thể họ nhìn nhận những có hội đó theo cách thoáng qua. Khi mà các nước có yêu sách khác như Việt Nam đang trang bị thêm vũ khí. Các nước này có thể xây dựng được quân đội có đủ khả năng chống lại những đe doạ từ phía Trung Quốc, không thì ít nhất cũng làm TQ phải trả giả một giá đắt khi thực hiện những ý đồ của mình. Cùng lúc này các nước ASEAN cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cường quốc bên ngoài như Mỹ. Mặc dù Washington không chính thức đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp biển, tuy nhiên họ bày tỏ sự đồng cảm một cách tự nhiên với các nước ASEAN. Trong khi Philippines có hiệp ước đồng minh với Mỹ thì Chính phủ Mỹ cũng đã đạt được quan hệ thân thiện với Việt Nam.
Vì vậy mà các nhà lãnh đạo của Trung Quốc tin rằng họ phải hành động ngay lúc này hoặc không thì họ sẽ vĩnh viễn mất cơ hội để có được việc kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Bất chấp giá nào cũng như những khó khăn và sức ép ngoại giao mà họ có thể đưa ra trong thời gian ngắn, những phương thức trực diện là những hành động mà có thể ít gây nguy hại hơn.
Những động cơ này của Trung Quốc đã được duy trì trong suốt hàng thập kỷ. Thực chất bản đồ đường 9 đoạn là bản đồ giả tượng từ những năm 1940 chứ không phải được vẽ ra trong những năm gần đây. Bản đồ này đã được xuất bản Trước khi Chính quyền Tưởng Giới Thạch chạy tới Đài Loan và sau đó Chế độ Cộng sản Trung Quốc đã có được nó.
Giờ đây tấm bản đồ này thể hiện những lợi ích và khát vọng của Trung Quốc. Dưới thời Đặng Tiều Bình (người được coi như cha đẻ của cải cách kinh tế Trung Quốc và mở rộng dự án) đã khởi xướng những đề xuất về khai thác tài nguyên dầu và khí đốt dưới Biển. Đến nay sau ba thập kỷ kể từ những khởi xướng của Đặng Tiểu Bình, các vấn đề về năng lượng và khoáng sản thô vẫn đóng vai trò thiết yếu cho phát triển các dự án quốc gia của Trung Quốc.
Động cơ nhằm phòng ngừa bao vây siêu cường cũng đã tác động đến chiến lược của Trung Quốc. Vào cuối những năm 1970, Đặng Tiểu Bình đã cho rằng Liên Xô đang theo đuổi chiến lược "quả tạ" nhằm mục đích xây dựng hải quân Liên Xô thành lực lượng thống trị ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương và eo biển Malacca sẽ là kết nối hai khu vực. Để nối hai khu vực lại với nhau ,Moscow đã thương lượng với Việt Nam để có những quyền cơ bản tại Vịnh Cam Ranh và Đà Nẵng. Do đó Bắc Kinh cho rằng họ cần phải ngăn chặn một liên minh Xô-Việt. Và quân đội Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công qua biên giới trên diện rộng vào lãnh thổ Việt Nam trong năm 1979 nhằm làm mất uy tín Moscow trong vai trò người bảo hộ của Hà Nội.
Bắc Kinh có thể nhìn nhận chiến lược hàng hải của Mỹ năm 2007 (bao gồm báo cáo về việc các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển đánh giá môi trường chiến lược, đồng thời dự định kiểm soát nó như thế nào của các lực lượng Hải quân Mỹ, Thủy quân lục chiến và Tuần duyên) như đẩy lùi chiến lược “quả tạ” của Moscow, và điều này được xem như là sự duy trì và mở rộng ưu thế của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương và phấn lớn Ấn Độ Dương.
Chúng ta cũng không nên bỏ qua danh dự như một động lực cổ súy những hành động của Bắc Kinh. Việc bù đắp danh dự lòng tự tôn của Trung Quốc sau một "thế kỷ tủi nhục" dưới bàn tay của những kẻ chinh phục bằng đường biển là một động lực chính cho hành động của Trung Quốc vào năm 1974 năm 1979. Nó vẫn duy trì như vậy tới tận ngày nay. Các vùng biển Trung Quốc cấu thành một phần của những gìTrung Quốc coi vùng ngoại vi lịch sử của đất nước họ. Trung Quốc phải khiến mình trở nên ưu việt trong những vùng biển rộng lớn này.
Sự kỳ vọng trong dân chúng Trung Quốc là rất lớn. Việc thường xuyên coi những yêu sách lãnh thổ trên biển của họ là một vấn đề chủ quyền không thể bàn cãi đang đánh cược chính bản thân họ và danh tiếng của đất nước trong việc giành quyền kiểm soát các vùng biển rộng lớn đang tranh chấp, kích động tình cảm trong dân chúng về tầm nhìn vĩ đại hướng ra biển, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ quay trở lại những yêu sách khi họ ở tình thế nguy hiểm. Họ sẽ phải đưa ra – cách này hay cách khác.
Và họ có phương tiện để làm như vậy. Trung Quốc ưu thế vượt trội về quân sự và hải quân so với bất kỳ đối thủ Đông Nam Á riêng lẻ nào. Philippines có lực lượng không quân rất yếu kém, trong khi chiến hạm mạnh nhất của nước này là một tàu tuần duyên cũ của Mỹ. Ngược lại, Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc và một đội quân hùng hậu. Năm ngoái, Hà Nội thông báo kế hoạch tăng cường sức mạnh hải quân của mình bằng việc mua sáu tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga được trang bị ngư lôi lần theo vệt nước của tàu và và tên lửa hành trình chống tàu. Một đội tàu Kilo sẽ đem lại cho hải quân Việt Nam phương án "chống xâm nhập trên biển" hiệu quả. Tuy nhiên, Nga vẫn chưa chuyển giao các tàu ngầm, điều này đồng nghĩa với việc Hà Nội chỉ kháng cự yếu ớt trước bất kỳ cuộc tấn công hải quân nào của Trung Quốc. Điều đó tăng thêm lý do cho Trung Quốc chốt lại lợi ích của mình vào lúc này, trước khi các đối thủ Đông Nam Á bắt đầu phản kháng một cách hiệu quả.
Như vậy, thời cơ vẫn còn đối với Bắc Kinh – tính tới lúc này. Phương thức ngoại giao của Trung Quốc gần đây đã ngăn cản những nỗ lực đoàn kết ASEAN đằng sau “bộ quy tắc ứng xử” ở Biển Đông. Washington đã thông báo kế hoạch “tái cân bằng” lực lượng Hải quân Mỹ, điều chuyển khoảng 60% hạm đội tới khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhưng tái cân bằng là hoạt động ở mức độ vừa phải. Hơn một nửa lực lượng Hải quân Mỹ đã hiện diện ở khu vực này, và việc tái cân bằng sẽ diễn ra với tốc độ chậm, kéo dài tới tận 8 năm nữa.
Bốn tàu chiến ven biển của Mỹ cũng chưa đến Singapore (chiếc đầu tiên dự kiến đến đây vào mùa xuân năm tới). Những tàu chiến này không phải để giao tranh với lực lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc. Với việc hình thành nguyên tắc mà ở đó phần lớn lực lượng Hải quân Hoa Kỳ sẽ hiện diện thường trực ở khu vực Thái Bình Dương và Châu Á, Washington có thể đẩy nhanh quá trình tái cân bằng, điều chuyển thêm lực lượng, và thậm chí đàm phán về quyền tiếp cận căn cứ ở trong hay xung quanh khu vực Đông Nam Á. Bắc Kinh cũng nhận thấy điều này.
Bắc Kinh có thể đã kết luận rằng phương thức ngoại giao kiên trì sẽ làm lỡ thời cơ của nước này ở Biển Đông. Theo nhận định của Trung Quốc, đây là thời điểm cần phải hành động – và chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh. Bài học năm 1974: Thời gian là yếu tố đóng vai trò quyết định.
Tác giả: PGS. Jim Holmes, Trường Hải chiến Hoa Kỳ, bài đăng trên Foreign Policy (ngày 26/7)
Vũ Hiền (gt)


http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/2761-thoi-co-quan-su-trung-quoc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét