Một thời gian dài trong Chiến tranh Lạnh, hải quân
Trung Quốc không là gì nhiều hơn một lực lượng tuần duyên. Ngày nay, sự
phân chia rõ ràng hơn đang diễn ra vì hải quân Trung Quốc nhấn mạnh
chiến tranh tập trung vào công nghệ.
Hải
quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc là lực lượng hải quân của Quân
Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Trước thập niên 1990, Hải quân
Trung Quốc đóng vai trò thứ yếu so với Lục quân. Từ thập niên 1990 đến
nay, lực lượng hải quân được Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa; phát
triển nhanh chóng, đến nay bao gồm thêm 35.000 Hải quân Biên phòng và
56.000 Thủy quân Lục chiến, cùng 56.000 quân thuộc Lực lượng Hải quân
Không chiến với hàng trăm chiến đấu cơ trên bờ và các trực thăng trên
các chiến hạm.
Máy bay hải quân và tàu chiến Trung Quốc trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập hải quân nước này. Ảnh: guardian.co.uk.
|
Tháng
3 năm 1950, trường Sĩ quan Hải quân được thành lập tại Đại Liên với đa
số huấn luyện viên người Nga. Tháng 9 cùng năm, Hải quân Giải phóng quân
Nhân dân Trung Quốc chính thức thành lập, quân số khởi đầu chọn từ các
lực lượng hải quân địa phương trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu tại Khương Yển
(nay đặt tại Thái Châu, thuộc tỉnh Giang Tô). Lực lượng này thoạt đầu
chỉ là một nhóm chiến hạm ô hợp tịch thu của Trung Hoa Quốc Dân đảng, và
hai năm sau tăng cường thêm lực lượng không chiến. Giống như tổ chức
quân đội chung, các chính ủy đều được đưa vào mỗi chiến hạm để nắm chắc
các hạm trưởng.
Đến năm 1954, số cố vấn hải quân
Liên Xô tăng lên đến 2.500 người – tỉ lệ một cố vấn Liên Xô cho 30 quân
nhân hải quân Trung Quốc – và Liên Xô bắt đầu viện trợ các loại chiến
hạm tối tân hơn. Với viện trợ của Liên Xô, năm 1954-1955, Hải quân Trung
Quốc tổ chức lại thành ba hạm đội. Ban đầu, việc chế tạo các chiến hạm
nhờ vào sự giúp đỡ của Liên Xô, nhưng về sau, Trung Quốc tiến dần từ
việc bắt chước chế tạo theo mẫu thiết kế các chiến hạm Liên Xô, đến có
thể tự thiết kế và chế tạo chiến hạm các loại. Từng có một thời, quan hệ
hai bên mật thiết đến độ có cả bàn tính dự định tổ chức một hạm đội
chung cho hải quân Xô-Trung.
Đến thập niên 1970, khi
ngân sách quốc phòng dành cho hải quân lên đến 20% ngân sách quốc gia,
thì Hải quân Trung Quốc phát triển vượt bậc. Lực lượng tàu ngầm thông
thường tăng vọt từ 35 đến 100 chiếc, các phóng pháo hạm có khả năng bắn
tên lửa tăng từ 20 lên đến 200 chiếc, và các chiến hạm loại lớn và các
chiến hạm yểm trợ loại tuần dương cũng được chế tạo thêm. Hải quân Trung
Quốc cũng đóng thêm tàu ngầm loại xung kích và loại chiến lược phóng
tên lửa với máy chính chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các tàu ngầm loại
này đều có tầm hoạt động rất xa.
Đến thập niên 1980,
Hải quân Trung Quốc trở thành một lực lượng hải quân đáng kể trong khu
vực, có khả năng tuần tiễu khá xa lãnh hải. Tuy nhiên, mức độ phát triển
có phần chậm hơn thập niên trước đó. Các nỗ lực hiện đại hóa chú trọng
nhiều hơn vào trình độ kỹ thuật và học vấn của thủy thủ. Đồng thời, sách
lược hành quân biên phòng và cơ cấu lực lượng được chỉnh đốn và đặt
trọng tâm vào các hoạt động tuần dương (blue-water operations) hơn tuần duyên (coastal defense),
ngoài ra Hải quân Trung Quốc còn đẩy mạnh các chương trình huấn luyện
hành quân hỗn hợp giữa các lực lượng tàu ngầm, chiến hạm, hải quân không
chiến, và các lực lượng duyên phòng. Ngoài việc đẩy mạnh phát triển tầm
hoạt động, Hải quân Trung Quốc cũng chế tạo thành công một số tên lửa
loại hạm-đối-hạm, hạm-đối-đất, đất-đối-hạm, và không-đối-hạm.
Kế hoạch và ưu tiên chiến lược
Trong
vài năm gần đây, Hải quân Trung Quốc trở nên quan trọng vì có sự thay
đổi trong tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc. Cho rằng cần chuẩn bị cho
các mối đe dọa chiến lược bao gồm giao tranh với Hoa Kỳ, hoặc tranh chấp
với Nhật hay Đài Loan, hoặc giao tranh tại Trường Sa. Trong sách lược
hiện đại hóa hải quân nói chung, một trong những ưu tiên dài hạn là cải
tổ và phát huy Hải quân Trung Quốc thành một Hải quân Viễn dương.
Hải
quân Trung Quốc đã bước vọt trong những năm gần đây khi họ quyết định
mua loại khu trục hạm hạng Sovremenny và mua tàu ngầm hạng Kilo của Nga.
Hai khu trục hạm hạng Sovremenny đầu tiên được trang bị tên lửa chống
chiến hạm loại SS-N-22, còn gọi là Tên lửa chống chiến hạm vận tốc vượt
âm 3M-80E. Theo các nhà nghiên cứu quốc phòng Tây phương, loại tên lửa
này có khả năng tiêu diệt hàng không mẫu hạm.
Hạm
đội tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc cũng có những bước tiến lớn. Các
tàu ngầm hạng Kilo có khả năng hoạt động ít tiếng ồn và được trang bị
hai loại vũ khí mới nhất: tên lửa chống chiến hạm loại Klub, còn gọi là
Tên lửa chống chiến hạm vận tốc dưới âm 3M-54E1, và tên lửa thủy lôi
loại VA-111 Shkval có tốc độ trên 320 km/giờ và tầm hoạt động 7,5 km.
Tất cả các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, kể cả loại Kilo, đều được
trang bị loại máy lọc không khí, có khả năng nằm chờ rất lâu dưới biển
để đột kích đối thủ.
Lực lượng tác chiến của Hải quân Trung Quốc có ba hạm đội:
Hạm đội Bắc Hải:
Bộ Tư lệnh Hạm đội đặt tại Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông. Hạm đội này
có khu vực trách nhiệm vùng vịnh Bột Hải và Hoàng Hải. Soái hạm của hạm
đội nầy là khu trục hạm Cáp Nhĩ Tân, thuộc loại trang bị tên lửa có điều
khiển (guided-missile destroyer - DDG).
Hạm đội Đông Hải:
Bộ Tư lệnh Hạm đội đặt tại Ninh Ba, thuộc tỉnh Chiết Giang. Hạm đội nầy
có khu vực trách nhiệm vùng Đông Hải. Soái hạm là tuần dương hạm J302
Sùng Minh Đảo.
Hạm đội Nam Hải: Bộ
Tư lệnh Hạm đội đặt tại Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông. Hạm đội nầy có
trách nhiệm kiểm soát vùng Nam Hải. Soái hạm là tuần dương hạm AOR/AK
953 Nam Xương.
Hạm đội Nam Hải là lực lượng trực
tiếp giao tranh với Hải quân Việt Nam trong những cuộc tranh chấp lãnh
hải vào các thập niên 1970 và 1980.
Tham vọng
Trong
các bài báo viết về chủ đề quân sự đang xuất hiện trên báo chí Trung
Quốc thường có những yêu sách đối với hơn 5 triệu km2 “lãnh thổ Trung
Quốc bị nước ngoài xâm chiếm”, khu vực an ninh biển được tuyên bố của
Trung Quốc trải rộng 2000 hải lý vào sâu không gian rộng lớn của Thái
Bình Dương, mà có thể còn hơn nữa.
Chính ủy Viện Nghiên cứu Khoa học quân sự Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, tướng Wen Zongren trong một báo cáo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã tuyên bố: “Trung Quốc phải chọc thủng sự bao vây phong tỏa từ phía các thế lực quốc tế chống lại an ninh biển của mình. Chỉ khi chúng ta chọc thủng được nó thì chúng ta mới có thể nói về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Để sự trỗi dậy được nhanh chóng, Trung Quốc cần phải đi qua các đại dương và vượt ra khỏi chúng trong tương lai phát triển của mình”.
Các thành tố chính sử dụng hải quân trong tác chiến trong khuôn khổ chiến lược hiện hành là các khái niệm sau đây: tác động tích cực đối với đối phương ở cự ly tối đa với việc chuẩn bị cho hải quân tác chiến ở toàn bộ chiều sâu chiến trường đại dương (biển), phản kích hạt nhân hạn chế nhằm tự vệ với sự tham gia của hải quân trong việc giáng đòn hạt nhân vào đối phương bằng các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn trong thành phần các lực lượng hạt nhân chiến lược Trung Quốc.
Theo chiến lược hải quân hiện đại Trung Quốc, trong cuộc chiến tranh tương lai, hải quân sẽ được giao giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: tiêu diệt tàu chiến và tàu vận tải của đối phương, quấy rối các tuyến giao thông trên biển của đối phương, thực hiện các đòn tấn công bất ngờ vào các căn cứ hải quân, hải cảng và các mục tiêu quan trọng trên bờ của đối phương nhằm làm suy yếu tiềm lực quân sự đối phương, tiến hành các chiến dịch đổ bộ đường biển với sự tham gia của lục quân và không quân, cũng như đối phó với đổ bộ đường biển của đối phương, bảo đảm an ninh cho các tuyến giao thông trên biển, nghề cá, khai thác khoáng sản và nghiên cứu khoa học, và nhiều nhiệm vụ khác.
Chiến lược hải quân Trung Quốc xác định 3 giai đoạn phát triển hải quân:
Ở giai đoạn đầu, Trung Quốc đã xác định xây dựng các cụm lực lượng có khả năng duy trì hình thế tác chiến đã định ở trong phạm vi khu vực được giới hạn bởi “chuỗi đảo thứ nhất” (quần đảo Ryukyu và quần đảo Philippines), bao gồm các vùng biển thuộc Hoàng hải, biển Hoa Đông, Biển Đông và đồng thời đóng vai trò một “Vạn lý trường thành trên biển”. Hiện nay, giai đoạn này đã hoàn thành.
Ở giai đoạn 2 (đến năm 2020) dự định có những hoạt động tích cực của hải quân trong phạm vi khu vực được giới hạn bởi “chuỗi đảo thứ hai” (quần đảo Kurils, Hokkaido, quần đảo Nanpō, các quần đảo Mariana và Caroline, New Guinea) và bao gồm các vùng biển Nhật Bản và biển Philippines, các biển thuộc quần đảo Indonesia.
Ở giai đoạn 3 (đến năm 2050) dự kiến xây dựng một hạm đội đại dương hùng mạnh, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ đặt ra hầu như ở mọi khu vực của đại dương thế giới. Bởi vậy, xây dựng các lực lượng tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân thực thụ ngay vào đầu thế kỷ XXI được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong phát triển hải quân Trung Quốc.
Tổng số tàu chiến đấu trong hạm đội Trung Quốc trong 4 năm gần đây đã tăng khoảng từ 570 đến 700 chiếc. Tuy nhiên, điều đó đã diễn ra không chỉ nhờ việc đóng mới mà cả nhờ việc đưa nhiều tàu xuồng khỏi lực lượng dự bị vốn đang quản lý một số lượng lớn tàu ngầm, xuồng chiến đấu và xuồng đổ bộ. Còn việc cắt giảm số lượng tàu xuồng vào năm 2015-2020 có thể thực hiện bằng cách chuyển một phần các tàu ngầm, xuồng chiến đấu và xuồng đổ bộ vào lực lượng dự bị.
Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã tăng mạnh khối lượng đóng tàu quân sự. Trọng tâm chú ý trong đó đã dịch chuyển từ các tàu có lượng giãn nước hạn chế sang các tàu thuộc các lớp cơ bản (tàu ngầm nguyên tử, tàu sân bay, tàu frigate). Đồng thời, họ tiếp tục đóng các tàu hộ vệ tên lửa nhỏ.
Lực lượng tàu ngầm
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn
Chính ủy Viện Nghiên cứu Khoa học quân sự Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, tướng Wen Zongren trong một báo cáo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã tuyên bố: “Trung Quốc phải chọc thủng sự bao vây phong tỏa từ phía các thế lực quốc tế chống lại an ninh biển của mình. Chỉ khi chúng ta chọc thủng được nó thì chúng ta mới có thể nói về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Để sự trỗi dậy được nhanh chóng, Trung Quốc cần phải đi qua các đại dương và vượt ra khỏi chúng trong tương lai phát triển của mình”.
Các thành tố chính sử dụng hải quân trong tác chiến trong khuôn khổ chiến lược hiện hành là các khái niệm sau đây: tác động tích cực đối với đối phương ở cự ly tối đa với việc chuẩn bị cho hải quân tác chiến ở toàn bộ chiều sâu chiến trường đại dương (biển), phản kích hạt nhân hạn chế nhằm tự vệ với sự tham gia của hải quân trong việc giáng đòn hạt nhân vào đối phương bằng các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn trong thành phần các lực lượng hạt nhân chiến lược Trung Quốc.
Theo chiến lược hải quân hiện đại Trung Quốc, trong cuộc chiến tranh tương lai, hải quân sẽ được giao giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: tiêu diệt tàu chiến và tàu vận tải của đối phương, quấy rối các tuyến giao thông trên biển của đối phương, thực hiện các đòn tấn công bất ngờ vào các căn cứ hải quân, hải cảng và các mục tiêu quan trọng trên bờ của đối phương nhằm làm suy yếu tiềm lực quân sự đối phương, tiến hành các chiến dịch đổ bộ đường biển với sự tham gia của lục quân và không quân, cũng như đối phó với đổ bộ đường biển của đối phương, bảo đảm an ninh cho các tuyến giao thông trên biển, nghề cá, khai thác khoáng sản và nghiên cứu khoa học, và nhiều nhiệm vụ khác.
Chiến lược hải quân Trung Quốc xác định 3 giai đoạn phát triển hải quân:
Ở giai đoạn đầu, Trung Quốc đã xác định xây dựng các cụm lực lượng có khả năng duy trì hình thế tác chiến đã định ở trong phạm vi khu vực được giới hạn bởi “chuỗi đảo thứ nhất” (quần đảo Ryukyu và quần đảo Philippines), bao gồm các vùng biển thuộc Hoàng hải, biển Hoa Đông, Biển Đông và đồng thời đóng vai trò một “Vạn lý trường thành trên biển”. Hiện nay, giai đoạn này đã hoàn thành.
Ở giai đoạn 2 (đến năm 2020) dự định có những hoạt động tích cực của hải quân trong phạm vi khu vực được giới hạn bởi “chuỗi đảo thứ hai” (quần đảo Kurils, Hokkaido, quần đảo Nanpō, các quần đảo Mariana và Caroline, New Guinea) và bao gồm các vùng biển Nhật Bản và biển Philippines, các biển thuộc quần đảo Indonesia.
Ở giai đoạn 3 (đến năm 2050) dự kiến xây dựng một hạm đội đại dương hùng mạnh, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ đặt ra hầu như ở mọi khu vực của đại dương thế giới. Bởi vậy, xây dựng các lực lượng tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân thực thụ ngay vào đầu thế kỷ XXI được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong phát triển hải quân Trung Quốc.
Tổng số tàu chiến đấu trong hạm đội Trung Quốc trong 4 năm gần đây đã tăng khoảng từ 570 đến 700 chiếc. Tuy nhiên, điều đó đã diễn ra không chỉ nhờ việc đóng mới mà cả nhờ việc đưa nhiều tàu xuồng khỏi lực lượng dự bị vốn đang quản lý một số lượng lớn tàu ngầm, xuồng chiến đấu và xuồng đổ bộ. Còn việc cắt giảm số lượng tàu xuồng vào năm 2015-2020 có thể thực hiện bằng cách chuyển một phần các tàu ngầm, xuồng chiến đấu và xuồng đổ bộ vào lực lượng dự bị.
Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã tăng mạnh khối lượng đóng tàu quân sự. Trọng tâm chú ý trong đó đã dịch chuyển từ các tàu có lượng giãn nước hạn chế sang các tàu thuộc các lớp cơ bản (tàu ngầm nguyên tử, tàu sân bay, tàu frigate). Đồng thời, họ tiếp tục đóng các tàu hộ vệ tên lửa nhỏ.
Lực lượng tàu ngầm
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn
Các tàu ngầm tấn công của hải quân Trung Quốc
|
Trong
biên chế chiến đấu của hải quân Trung Quốc có 1 tàu ngầm hạt nhân mang
tên lửa đường đạn Trường Chinh-6, lớp Hạ 092 (năm 1995-2001, đã được
hiện đại hóa và được trang bị lại bằng tên lửa đường đạn xuyên lục địa
JL-1A) và 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Tấn 094.
Trung Quốc bắt tay vào đóng serie tàu ngầm lớp 094 vào năm 2001. Tàu đầu tiên Tấn gia nhập chính thức biên chế hải quân từ năm 2007, còn tàu ngầm sản xuất loạt đầu tiên - vào năm 2009, nhưng việc thử nghiệm các tên lửa đường đạn xuyên lục địa mới dành cho nó vẫn tiếp tục trong năm 2011. Việc thực sự đưa vào biên chế chiến đấu hạm đội Trung Quốc 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Tấn rõ ràng sẽ xảy ra trong năm nay. Theo giới lãnh đạo Trung Quốc, việc đóng loạt tàu ngầm mang tên lửa đường đạn này là nhằm bảo đảm khả năng kiềm chế chiến lược đối với lực lượng hạt nhân trên biển của Mỹ.
Lần đầu tiên, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp 094 bị vệ tinh Quickbird chụp ảnh vào cuối năm 2006 khi đang đậu tại căn cứ Xiaopindao gần thành phố Đại Liên. Các chuyên gia lập tức xác định được rằng, tàu ngầm này giống các tàu lớp Projekt 667BDRM của Nga.
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn mới này của Trung Quốc được trang bị 12 tên lửa đường đạn xuyên lục địa JL-2 mang đầu đạn tách (MIRV). Tên lửa này là biến thể thu nhỏ của tên lửa đường đạn xuyên lục địa triển khai trên mặt đất DF-31 vốn đã được thử nghiệm từ năm 1999. Tầm bắn tối đa đến 8.000 km khi mang đầu đạn đơn khối có đương lượng nổ 0,35 МT. tên lửa đường đạn xuyên lục địa nhiên liệu rắn này có trọng lượng 42 tấn, chiều dài gần 12 m, đường kính 2 m, sử dụng hệ dẫn quán tính. Tên lửa có thể mang đầu đạn MIRV.
Hiện nay, Trung Quốc đang đóng 3 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp 094 và dự định đóng thêm 1 tàu ngầm nữa loại này. Tuy nhiên, theo thông tin hiện có, các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn đang đóng đã là tàu thuộc lớp 096 và sẽ được trang bị mỗi tàu 24 tên lửa đường đạn xuyên lục địa. Ngoài ra, CIA Mỹ vào giữa năm 2011 đã nhận được một bức ảnh vệ tinh chụp một trong các tàu ngầm này đang chạy thử trên biển.
Ít có khả năng Trung Quốc đã làm chủ được công nghệ sản xuất có thể vượt qua được Mỹ, Nga, Anh và Pháp trong lĩnh vực luyện kim. Tuy nhiên, kiểu gì thì sau năm 2016, Trung Quốc có lẽ sẽ sở hữu 6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn mới và 1 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn cũ. Hơn nữa, vũ khí trang bị trên 4 tàu sẽ không kém các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng nhất là Trung Quốc vẫn sử dụng các công nghệ của Pháp để chế tạo hệ thống động lực hạt nhân cho tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp 94. Do đó, không loại trừ khả năng, hệ thống động lực hạt nhân với 2 lò phản ứng cải tiến từ thiết kế thời thập niên 1970-1980 của Pháp vẫn được sử dụng làm hệ thống động lực chính. Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn mới của Trung Quốc được trang bị hệ thống động lực hạt nhân bình thường.
Lượng giãn nước của lớp 094 nêu trên báo chí là 9.000 tấn rõ ràng là bị giảm bớt. Với 2 lò phản ứng và 12 tên lửa đường đạn xuyên lục địa (với trọng lượng phóng 42 tấn mỗi tên lửa), lượng giãn nước không thể dưới 11.000-12.000 tấn. Thậm chí lượng giãn nước khi nổi cũng lớn hơn và theo các chuyên gia là 9.500 tấn. Đánh giá lượng giãn nước của tàu ngầm lớp 096 thực tế hơn và là gần 16.000 tấn.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công
Trong biên chế hải quân Trung Quốc có 5 tàu ngầm hạt nhân tấn công: 3 chiếc lớp Hán 091 đóng năm 1980-1990 (2 tàu đầu tiên của lớp này đã bị loại bỏ) và 2 chiếc lớp Thương 093. Xét đến việc tiến hành sửa chữa tại nhà máy, các tàu ngầm lớp 091 sẽ bị rút dần khỏi biên chế hạm đội Trung Quốc vào năm 2012-2020. Hiện nay, Trung Quốc đang đóng tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng lớp 093, có tính năng tương đương tàu ngầm hạt nhân lớp Projekt 671RTM của Nga. Đến năm 2020, Trung Quốc dự định đóng đến 8 tàu ngầm hạt nhân lớp này.
Toàn bộ thông tin nêu trên về tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp 094 liên quan đến các công nghệ động lực hạt nhân của Nga, theo khẳng định của các chuyên gia, cũng đúng với các tàu ngầm lớp 093. Ngoài ra, các chuyên gia còn cho rằng, lượng giãn nước của tàu ngầm này được nêu trên báo chí sát với thực tế hơn. Việc tàu đầu tiên lớp 093 đã đóng trong 13 năm trời gián tiếp nói lên rằng: các công nghệ Nga đã được sử dụng khi chế tạo tàu ngầm này (thiết kế đã bị sửa đổi lại sau khi Trung Quốc có tàu ngầm thông thường Projekt 877EKM).
Trên 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công tiếp theo, việc ứng dụng đầy đủ các công nghệ mới đã dẫn đến những thay đổi trong thiết kế đến mức số hiệu của lớp cũng thay đổi thành 095. Tuy vậy, các chuyên gia Trung Quốc vẫn còn khuya mới đạt được trình độ mức ồn của các tàu ngầm nguyên tử tấn công mới của các nước hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, có thể thấy việc hệ thống động lực hạt nhân của tàu ngầm Trung Quốc có độ tin cậy tương đối thấp chứng tỏ rằng, ngay cả các công nghệ của Pháp ở mức độ nhất định hiện vẫn nằm ngoài tầm với đối với công nghiệp Trung Quốc.
Trung Quốc bắt tay vào đóng serie tàu ngầm lớp 094 vào năm 2001. Tàu đầu tiên Tấn gia nhập chính thức biên chế hải quân từ năm 2007, còn tàu ngầm sản xuất loạt đầu tiên - vào năm 2009, nhưng việc thử nghiệm các tên lửa đường đạn xuyên lục địa mới dành cho nó vẫn tiếp tục trong năm 2011. Việc thực sự đưa vào biên chế chiến đấu hạm đội Trung Quốc 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Tấn rõ ràng sẽ xảy ra trong năm nay. Theo giới lãnh đạo Trung Quốc, việc đóng loạt tàu ngầm mang tên lửa đường đạn này là nhằm bảo đảm khả năng kiềm chế chiến lược đối với lực lượng hạt nhân trên biển của Mỹ.
Lần đầu tiên, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp 094 bị vệ tinh Quickbird chụp ảnh vào cuối năm 2006 khi đang đậu tại căn cứ Xiaopindao gần thành phố Đại Liên. Các chuyên gia lập tức xác định được rằng, tàu ngầm này giống các tàu lớp Projekt 667BDRM của Nga.
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn mới này của Trung Quốc được trang bị 12 tên lửa đường đạn xuyên lục địa JL-2 mang đầu đạn tách (MIRV). Tên lửa này là biến thể thu nhỏ của tên lửa đường đạn xuyên lục địa triển khai trên mặt đất DF-31 vốn đã được thử nghiệm từ năm 1999. Tầm bắn tối đa đến 8.000 km khi mang đầu đạn đơn khối có đương lượng nổ 0,35 МT. tên lửa đường đạn xuyên lục địa nhiên liệu rắn này có trọng lượng 42 tấn, chiều dài gần 12 m, đường kính 2 m, sử dụng hệ dẫn quán tính. Tên lửa có thể mang đầu đạn MIRV.
Hiện nay, Trung Quốc đang đóng 3 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp 094 và dự định đóng thêm 1 tàu ngầm nữa loại này. Tuy nhiên, theo thông tin hiện có, các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn đang đóng đã là tàu thuộc lớp 096 và sẽ được trang bị mỗi tàu 24 tên lửa đường đạn xuyên lục địa. Ngoài ra, CIA Mỹ vào giữa năm 2011 đã nhận được một bức ảnh vệ tinh chụp một trong các tàu ngầm này đang chạy thử trên biển.
Ít có khả năng Trung Quốc đã làm chủ được công nghệ sản xuất có thể vượt qua được Mỹ, Nga, Anh và Pháp trong lĩnh vực luyện kim. Tuy nhiên, kiểu gì thì sau năm 2016, Trung Quốc có lẽ sẽ sở hữu 6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn mới và 1 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn cũ. Hơn nữa, vũ khí trang bị trên 4 tàu sẽ không kém các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng nhất là Trung Quốc vẫn sử dụng các công nghệ của Pháp để chế tạo hệ thống động lực hạt nhân cho tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp 94. Do đó, không loại trừ khả năng, hệ thống động lực hạt nhân với 2 lò phản ứng cải tiến từ thiết kế thời thập niên 1970-1980 của Pháp vẫn được sử dụng làm hệ thống động lực chính. Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn mới của Trung Quốc được trang bị hệ thống động lực hạt nhân bình thường.
Lượng giãn nước của lớp 094 nêu trên báo chí là 9.000 tấn rõ ràng là bị giảm bớt. Với 2 lò phản ứng và 12 tên lửa đường đạn xuyên lục địa (với trọng lượng phóng 42 tấn mỗi tên lửa), lượng giãn nước không thể dưới 11.000-12.000 tấn. Thậm chí lượng giãn nước khi nổi cũng lớn hơn và theo các chuyên gia là 9.500 tấn. Đánh giá lượng giãn nước của tàu ngầm lớp 096 thực tế hơn và là gần 16.000 tấn.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công
Trong biên chế hải quân Trung Quốc có 5 tàu ngầm hạt nhân tấn công: 3 chiếc lớp Hán 091 đóng năm 1980-1990 (2 tàu đầu tiên của lớp này đã bị loại bỏ) và 2 chiếc lớp Thương 093. Xét đến việc tiến hành sửa chữa tại nhà máy, các tàu ngầm lớp 091 sẽ bị rút dần khỏi biên chế hạm đội Trung Quốc vào năm 2012-2020. Hiện nay, Trung Quốc đang đóng tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng lớp 093, có tính năng tương đương tàu ngầm hạt nhân lớp Projekt 671RTM của Nga. Đến năm 2020, Trung Quốc dự định đóng đến 8 tàu ngầm hạt nhân lớp này.
Toàn bộ thông tin nêu trên về tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp 094 liên quan đến các công nghệ động lực hạt nhân của Nga, theo khẳng định của các chuyên gia, cũng đúng với các tàu ngầm lớp 093. Ngoài ra, các chuyên gia còn cho rằng, lượng giãn nước của tàu ngầm này được nêu trên báo chí sát với thực tế hơn. Việc tàu đầu tiên lớp 093 đã đóng trong 13 năm trời gián tiếp nói lên rằng: các công nghệ Nga đã được sử dụng khi chế tạo tàu ngầm này (thiết kế đã bị sửa đổi lại sau khi Trung Quốc có tàu ngầm thông thường Projekt 877EKM).
Trên 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công tiếp theo, việc ứng dụng đầy đủ các công nghệ mới đã dẫn đến những thay đổi trong thiết kế đến mức số hiệu của lớp cũng thay đổi thành 095. Tuy vậy, các chuyên gia Trung Quốc vẫn còn khuya mới đạt được trình độ mức ồn của các tàu ngầm nguyên tử tấn công mới của các nước hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, có thể thấy việc hệ thống động lực hạt nhân của tàu ngầm Trung Quốc có độ tin cậy tương đối thấp chứng tỏ rằng, ngay cả các công nghệ của Pháp ở mức độ nhất định hiện vẫn nằm ngoài tầm với đối với công nghiệp Trung Quốc.
So sánh khả năng chiến đấu của tàu ngầm nguyên tử tấn công của Trung Quốc và các nước hàng đầu thế giới
Năm |
Lớp tàu ngầm
|
Tốc độ toàn phần (hải lý)
|
Hệ thống động lực chính
|
Số lượng ống phóng lôi
|
Số lượng đơn vị vũ khí
|
Đánh giá mức ồn dải rộng tương đối
|
Độ sâu lặn hoạt động (m)
|
Trung Quốc | |||||||
1974/1980 |
091
|
25
|
Turbo điện hạt nhân
|
6
|
20
|
340
|
300
|
2007 |
093
|
>30
|
Turbo điện hạt nhân/Hạt nhân
|
6
|
24
|
110
|
-
|
Mỹ | |||||||
1988 |
San Juan
|
32-33
|
Hạt nhân
|
4
|
26+12 trong bệ phóng thẳng đứng
|
100
|
450
|
1997 |
Seawolf
|
>35
|
Hạt nhân
|
8
|
52
|
20-25
|
500
|
Liên Xô/Nga | |||||||
1989 |
Projekt 671RTMK
|
>30
|
Hạt nhân
|
6
|
24
|
105
|
400
|
1992 |
Projekt 971 cải tiến
|
33
|
Hạt nhân
|
8
|
40
|
35
|
450
|
Anh | |||||||
1983 |
Trafalgar
|
32
|
Hạt nhân
|
5
|
20
|
114
|
>300
|
2009 |
Astute
|
>30
|
Hạt nhân
|
6
|
38-48
|
30-40
|
400
|
Pháp | |||||||
1983 |
Rubis
|
25
|
Hạt nhân
|
4
|
14
|
104
|
>300
|
2016 |
Suffren
|
>30
|
Hạt nhân
|
4
|
24
|
40
|
350
|
*
Đánh giá mức ồn dải rộng tương đối được tính bằng phần trăm so với chỉ
số này ở tàu ngầm nguyên tử tấn công San Juan lớp Los Angeles
|
Tuy nhiên, các chuyên gia từ lâu hiểu rằng, để hoàn toàn khắc phục được sự lạc hậu trong lĩnh vực đóng tàu ngầm, Trung Quốc sẽ cần không chỉ kỹ năng sao chép các mẫu tàu ngầm nước ngoài, mà còn nắm vững nhiều nghiên cứu lý thuyết có liên quan đến các ngành khoa học cơ bản. Nhưng để làm thế cần có những khoản tiền lớn và kinh nghiệm mà các cường quốc hải quân hàng đầu tích lũy được trong 100 năm gần đây.
Ít có khả năng các nước đó sẽ chia sẻ kinh nghiệm này với Trung Quốc. Khả năng chuyển giao (bán) một vài tàu ngầm nguyên tử tấn công các lớp Projekt 949А và Projekt 971 cũng khó lòng giúp Trung Quốc đạt đến trình độ đóng tàu ngầm cần thiết trong thời gian sắp tới.
Tàu ngầm thông thường
Tính đến đầu năm 2012, trong biên chế hải quân Trung Quốc còn 48 tàu ngầm thông thường (các lớp 041, 039/039G, 035, 877EKM/636). Trung Quốc hiện chỉ tiếp tục đóng tàu ngầm lớp 041. Hiện nay, trong biên chế có 4 tàu ngầm lớp 041, 1 tàu đang ở giai đoạn đóng và 3 tàu dự định đóng.
Tàu ngầm lớp 041 thực tế là bản sao chép đầy đủ tàu ngầm thông thường lớp Projekt 636 chỉ có sự thay đổi ở cách bố trí các cánh lái mũi và đuôi. Các cánh lái ngang ở mũi gắn vào phần thượng tầng, còn ở các cánh lái đứng ở đuôi có thêm phần trên. Ngoài ra, hệ thống động lực chính cũng có những thay đổi, nay chuyển thành động cơ điện-diesel và động cơ không cần không khí (AIP). AIP được chế tạo dựa trên động cơ Stirling, có lẽ được mua từ Thụy Điển cho các tàu ngầm này.
Đa số các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ khó lòng làm chủ được công nghệ sản xuất AIP dựa trên công nghệ hydro (các máy phát điện-hóa đang được sản xuất ở Nga và Đức). Nhưng việc chế tạo AIP dựa trên động cơ Stirling (công nghệ do Thụy Điển và Nhật Bản làm chủ) là hoàn toàn có khả năng vì trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường hợp tác kỹ thuật với Thụy Điển.
Cần lưu ý rằng, việc Trung Quốc mua sắm ồ ạt tàu ngầm thông thường của Nga (đã mua 12 tàu ngầm các lớp Projekt 877EKM và Projekt 636 trong khi số tàu ngầm đóng theo thiết kế nội địa 039 chỉ là 13) chứng tỏ lãnh đạo hải quân Trung Quốc không hài lòng với chất lượng của không chỉ các tàu ngầm nguyên tử nội địa mà cả tàu ngầm hạt nhân thông thường nội địa.
Đa số các chuyên gia cũng hoàn toàn nhất trí rằng, tàu ngầm lớp 041 (sao chép tàu ngầm thông thường của Nga) kể cả được trang bị AIP cũng sẽ không thể sánh nổi các tàu ngầm mới của Nga hay của Pháp về khả năng chiến đấu vì Trung Quốc không có khả năng sao chép nhiều công nghệ.
Tình thế đó sẽ thúc đẩy Trung Quốc tiếp tục mua các tàu ngầm thông thường tối tân của Nga hay của Pháp.
(Tổng hợp từ Vietnamdefence và các nguồn khác)
http://infonet.vn/luc-luong/tham-vong-ba-chu-va-thuc-luc-cua-hai-quan-trung-quoc-ky-1/a25711.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét