Theo tin từ mạng “Đa Chiều” (Hồng Công) gần đây, do thế lực thứ ba không ngừng can thiệp, tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp. Trước tình huống này, nhiều bài viết Đại lục hô hào giới cầm quyền Trung Quốc cần “nhanh chóng áp dụng các hành động quyết đoán” ở Biển Đông, và hành động quyết đoán rõ ràng là chỉ việc sử dụng vũ lực, mục tiêu rõ ràng là nhắm vào Philíppin.
Một bình luận viên thời sự có điều kiện tiếp cận với giới quân sự Trung Quốc cho “Đa Chiều” biết, xét tới tình hình thực tế, sự can thiệp của Nhật Bản và Ấn Độ chỉ là bày tỏ thái độ, làm ra vẻ mà thôi, thực chất là muốn phối hợp với Mỹ kiềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây, Tổng thống Philíppin Benigno Aquino đã thông qua tuyên bố chung Nhật Bản-Philíppin về Biển Đông. Và Nhật Bản đã tích cực bày tỏ giúp đỡ, huấn luyện Hải quân Philíppin và thu thập tin tức tình báo ở Biển Đông.
Trong bối cảnh lớn này, nếu vấn đề Biển Đông chủ yếu là ở kinh tế và khai thác tiềm năng thì vẫn có thể thương lượng giải quyết, song hiện đã xuất hiện các biện pháp thông qua hợp tác quân sự, điều này khiến Trung Quốc ngày càng mất đi sự nhẫn nại. Nhà bình luận thời sự trên cho rằng sau khi Tổng thống Philíppin Aquino thăm Trung Quốc, Philíppin vẫn không ngừng các hành vi khiêu khích trước kia, thêm vào đó, Philíppin tiếp tục lôi kéo các nước có lợi ích không trực tiếp như Mỹ, Nhật Bản cùng nhau gây khó khăn cho Trung Quốc.
Những hành vi khiêu khích của Philíppin cũng đã gián tiếp làm thay đổi thái độ của các nước có liên quan tới vấn đề Biển Đông. Trước tình huống này, có không ít nhân sĩ Đại lục hô hào giới cầm quyền Trung Quốc cần “nhanh chóng áp dụng các hành động quyết đoán” ở Biển Đông, và hành động quyết đoán rõ ràng là chỉ việc sử dụng vũ lực, mục tiêu rõ ràng là nhắm vào Philíppin.
Trên phương tiện truyền thông chính thức, đã có nhân sĩ và cơ quan công khai cổ súy dùng vũ lực đối với vấn đề Biển Đông, họ cho rằng nguy cơ chiến tranh ở khu vực Biển Đông đang tích tụ, thời gian không còn ủng hộ Trung Quốc, Trung Quốc cần sử dụng tư thế người chủ đạo khai thác và hợp tác tài nguyên, đưa ra nhiều điều kiện ưu đãi hơn để cạnh tranh với các công ty dầu khí phương Tây.
Luận điệu này cho rằng, Biển Đông là chiến trường tốt nhất của Trung Quốc hiện nay. Không phải lo lắng về một cuộc chiến quy mô nhỏ, đó chính là phương thức tốt nhất để giải phóng năng lượng chiến tranh, đánh vài trận nhỏ thì có thể tránh xảy ra trận lớn, “Trung Quốc nên dùng quyết tâm đánh trận lớn và chuẩn bị thực tế cho đánh trận nhỏ, đẩy quyền lựa chọn chiến tranh và hòa bình cho đối phương”. Nếu Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông thì nên thu nhỏ mặt trận, có thể khóa chặt Philíppin, nước đang hung hăng nhất, để thực hiện kế "giết gà dọa khỉ" có hiệu quả. Còn quy mô chiến tranh, nên lấy tiêu chuẩn là trừng phạt, không cần giống mô hình của Mỹ, Pháp tại Irắc, Ápganixtan hay Libi.
Về việc chiến tranh có thể dẫn tới sự phản đối của quốc tế, người bình luận thời sự cho rằng, năm 2008, kinh nghiệm của Nga “ra tay quyết đoán”, nhanh chóng ổn định tình hình Grudia đã cho thấy, hành động của nước lớn tuy có thể gây chấn động quốc tế trong một thời gian, nhưng nói về lâu dài thì về cơ bản, vẫn thực hiện ổn định khu vực và giải quyết chiến lược nước lớn.
Theo mạng Đa chiều (Hong Kong)
Thuỳ Anh (gt)
http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/2151-trung-quc-sp-ht-kien-nhn-vi-philippin-v-vn--bin-ong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét