Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Cuộc chiến Falkland/Malvinas (1982): Anh vượt vạn dặm đánh bại Argentina

 Vùng lãnh thổ thứ 2 mà Anh đang có tranh chấp chủy quyền là quần đảo Falkland mà Argentina cũng tuyên bố sở hữu với tên gọi là Malvinas.


Kết quả hình ảnh cho Cuộc chiến Falkland/Malvinas

Tầm quan trọng về địa-chính trị và kinh tế của Falkland/Malvinas

Chiến tranh Falkland (tiếng Anh: Falklands War, tiếng Tây Ban Nha: Guerra de las Malvinas), là một chiến tranh kéo dài trong mười tuần giữa Argentina với Anh về hai lãnh thổ là quần đảo Falkland và Nam Georgia cùng Quần đảo Nam Sandwich tại Nam Đại Tây Dương.

Quần đảo Falkland, có tên tiếng Tây Ban Nha là Malvinas, nằm ở phía Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Nam Mỹ khoảng 460 km. Hiện tại, Falkland là lãnh thổ tự trị của Anh với thủ phủ Stanley, nằm trên đảo Đông Falkland.

Quần đảo Falkland gồm hai đảo chính của Đông Falkland và Tây Falkland, cùng với hơn 776 hòn đảo nhỏ hơn. Tổng diện tích của quần đảo là 12.173 km2. Cho đến nay, dân số đạt khoảng 2.379 người, phần lớn tập trung tại thủ đô Stanley.

Vị trí chiến lược của quần đảo Falkland gần gũi với khu vực phía nam của Nam Mỹ và Nam Cực. Nó là bàn đạp cho bất kỳ lực lượng nào muốn tiến hành các nhiệm vụ quân sự và dân sự ở Nam Cực. Với riêng nước Anh, vị trí này rất quan trọng trong việc tăng cường kiểm soát ở khu vực Nam Mỹ.

Vai trò của Falkland được minh chứng trong chiến thắng của Quân đội Anh đối với Hạm đội châu Á của Đức năm 1914, trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đến năm 1939, quần đảo trở thành nơi đóng quân của Hải quân Hoàng gia Anh tham gia trận chiến River Plate.

Cuoc chien Falkland/Malvinas (1982): Anh vuot van dam danh bai Argentina
Hạm đội hải quân Anh trong cuộc chiến Falklands năm 1982
Vai trò về giao thông và kinh tế cũng khẳng định tầm quan trọng của quần đảo Falkland.
Những giếng dầu phong phú trong vùng lãnh hải của quần đảo là nhân tố giúp phát triển kinh tế cho bản thân người dân ở Falkland và Anh. Theo tính toán, trữ lượng dầu thô dưới đáy biển ở khu vực này lên tới 60 triệu thùng (tương đương 9,5 tỷ mét khối).

Ngoài những hoạt động truyền thống về khai thác than, đánh bắt cá và cảng biển, du lịch cũng dần trở thành thế mạnh của quần đảo này. Hàng năm, hàng chục nghìn du khách đến thăm quần đảo trên những chiếc tàu du lịch, hấp dẫn với hệ động/thực vật đa dạng cùng các cơ sở nghỉ dưỡng được đầu tư hiện đại.

Ban đầu, quần đảo tranh chấp này được một số người Anh khai phá và được nước này tuyên bố chủ quyền với tên gọi Falkland vào thế kỷ 18. Sau đó Argentina, lấy tư cách là người thừa kế của Tây Ban Nha đã chiếm quyền sở hữu trên hòn đảo, nhưng quân đội Anh đã giành lại nó vào năm 1833.
Tuy nhiên, Buenos Aires không bao giờ thừa nhận chủ quyền của Anh ở đây và luôn khẳng định rằng, London đã sử dụng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo thuộc chủ quyền của họ với tên gọi là Malvinas.

Cuoc chien Falkland/Malvinas (1982): Anh vuot van dam danh bai Argentina
Quần đảo Falkland gồm hai đảo chính của Đông Falkland và Tây Falkland
Cuộc chiến tranh giành Falkland/Malvinas

Chiến tranh Falkland/Malvinas (hay còn gọi là Xung đột Falkland, Khủng hoảng Falkland), bắt đầu vào ngày 2 tháng 4 năm 1982 khi Argentina xâm nhập và chiếm đóng quần đảo này, trong một nỗ lực nhằm kiểm soát thực tế quần đảo mà họ yêu sách chủ quyền từ lâu.

Để giành lại quần đảo, Quân đội xứ sở xương mù đã triển khai một cuộc chiến chớp nhoáng nhưng đẫm máu đánh bật Argentina ra khỏi quần đảo này.

Thống soái Hải quân (First Sea Lord) Anh, Đô đốc hạm đội Henry Leach đã đề nghị Thủ tướng Margaret Thatcher cho phép bắt đầu tổ chức một binh đoàn tác chiến hỗn hợp gọi là Lực lượng đặc nhiệm (Task Force) để phái đến Nam Đại Tây Dương. 

Ngày 5 tháng 4, chính phủ Anh Quốc phái một biên đội tàu chiến, gồm cả tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân, vượt khoảng cách 8000 hải lý xuống vùng biển Nam Mỹ giao chiến với hải quân và không quân Argentina, trước khi tiến hành một cuộc tấn công đổ bộ lên quần đảo Falkland.

Cuoc chien Falkland/Malvinas (1982): Anh vuot van dam danh bai Argentina
Máy bay chiến đấu Super Étendard của hải quân Argentina
Bộ phận tiền phương của Lực lượng đặc nhiệm chính là biên đội tàu đang tập trận định kỳ Springtrain ở Gibraltar - khu vực nước này cũng có tranh chấp chủ quyền với Tây Ban Nha. Khu vực này cách Anh tầm hơn 2000 hải lý, khoảng cách tới tâm điểm cuộc xung đột là 6000 hải lý.

Trước cuộc chiến tranh Falkland/Malvinas, Argentina sở hữu lực lượng hải quân khá mạnh và lực lượng không quân mạnh nhất châu Mỹ Latinh, với hơn 400 máy bay chiến đấu, trong đó có hơn 100 chiến đấu cơ khá hiện đại vào thời đó là 14 chiếc Super Étendard và các máy bay như A4 Skyhawk.
Tuy nhiên, Anh cũng sở hữu lực lượng hải quân hùng hậu cả về tàu chiến, đặc biệt là các hàng không mẫu hạm và tàu ngầm hạt nhân tối tân cùng lực lượng không quân hạm mạnh mẽ với máy bay chiến đấu AV-8 Harrier, trực thăng hạm và đầy đủ các loại máy bay trinh sát, tiếp dầu, tuần tiễu chống ngầm…

Trong hơn 2 tháng giao chiến đẫm máu kéo dài 74 ngày, mặc dù không quân Argentina đã gây nhiều thiệt hại cho không, hải quân Anh, nhưng ngược lại quân Anh đã bắn hạ hoặc tiêu diệt trên mặt đất 1/3 số máy bay chiến đấu của Argentina.

Xung đột được kết thúc khi Argentina đầu hàng vào ngày 14 tháng 6 năm 1982, quần đảo trở lại dưới quyền kiểm soát của Anh Quốc.

Cuộc chiến này đã khiến cho 907 người thiệt mạng. Trong đó, con số bên Argentina là 649 người. Bên phía Anh, có 255 binh lính và sĩ quan thiệt mạng. Ngoài ra, còn có 3 thường dân tử nạn trong cuộc chiến này.

Số người bị thương lên tới 1.188 (phía Argentina) và 777 (phía Anh). Số người Argentina bị bắt làm tù binh là 11.313 người, còn phía Anh chỉ có 115 người.

Tiếp tục tranh chấp chủ quyền từ sau cuộc chiến Falkland/Malvinas

Từ sau cuộc chiến Falkland/Malvinas, chính quyền Argentina vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền với quần đảo này. Mới đây nhất, trong Hiến pháp sửa đổi năm 1997, nước này coi đây là một phần của tỉnh Tiera del Fuego cùng với quần đảo Nam Georgia, Nam Sandwich.

Sau thất bại của Argentina, từ đó đến nay quan hệ giữa 2 nước vẫn còn rất căng thẳng, cả 2 bên đều ra sức củng cố chứng lý và tiếp tục đòi chủ quyền đối với quần đảo có vị trí quan trọng này.

Mới đây nhất, trong Hiến pháp sửa đổi, Buenos Aires coi quần đảo Malvinas là một phần của tỉnh Tiera del Fuego cùng với quần đảo Nam Georgia, Nam Sandwich. Những cơ sở pháp lý mà Argentina đưa ra bao gồm:

Thứ nhất là: Chủ quyền được chuyển từ Tây Ban Nha sang Argentina sau khi giành độc lập với nguyên tắc “uti possidetis juris” (sở hữu cái hiện có). Trong khi, bản thân Tây Ban Nha chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền, ngay cả khi có sự thuộc địa hóa của người Anh.
Thứ hai là: Anh đã chính thức từ bỏ thuộc địa này năm 1776, trong Công ước Nootka Sound, trong khi Argentina thì không. Việc Anh quay trở lại năm 1833 là bất hợp pháp theo luật quốc tế, nên Argentina luôn phản đối hành động này từ 17-6-1833 đến nay.
Thứ 3 là: Nguyên tắc tự định đoạt mà Anh đưa ra không thích hợp, khi mà những người dân hiện tại không phải là dân bản xứ. Thực chất, Anh đã đưa công dân của mình tới thay thế người Argentina sau năm 1883.
Thứ 4 là: Quần đảo nằm trong thềm lục địa của Argentia tuân theo Hiệp ước Liên hiệp quốc về thềm lục địa năm 1958.

Quần đảo Falkands/Manvinas hiện có khoảng 3.000 cư dân sinh sống
Ngược lại, Anh cũng tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi” của mình với quần đảo nằm cách lục địa nước mình tới hơn 8000 hải lý (hơn 14.500km), với những lí do như sau:

Một là: Người Anh đã tuyên bố chủ quyền từ năm 1690 và chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của mình.
Hai là: Quần đảo được người Anh xây dựng cơ sở hạ tầng, liên tục và hòa bình từ năm 1833 đến nay, trừ 2 tháng xung đột với Argentia năm 1982. Những hành động của Argentia trong việc thành lập thuộc địa trên quần đảo giai đoạn 1820-1833 là không liên tục.
Ba là: Bản thân quần đảo không có người bản xứ trước khi Anh khai hoang lập địa tại đây.
Bốn là: Trong cuộc bỏ phiếu do chính Argetina khởi xướng năm 1994, 87% dân số trên đảo từ chối bất kỳ thảo luận về chủ quyền trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Năm là: Hiệp ước Lisbon (Hiệp ước về cải cách các thể chế quyền lực của Liên minh châu Âu EU) phê chuẩn, quần đảo Falkland là lãnh thổ hải ngoại của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Tổng thống Argentina Cristina Fernandez tham dự buổi lễ kỷ niệm 30 năm cuộc chiến tranh Malvinas/Falkland
Cả hai bên đều khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình và không từ bỏ tuyên bố chủ quyền với quần đảo này. Việc thiếu một chế tài phân xử và những mâu thuẫn trong các hiệp định, hiệp ước được ký chồng chéo trước đây đã khiến những chứng cứ pháp lý này rất khó để phân giải.

Argentina luôn tranh thủ đưa vụ việc quần đảo Malvinas ra trước cộng đồng quốc tế đòi phân xử nhưng Anh luôn từ chối ngồi vào bàn đàm phán. Từ đó đến nay, 2 nước tiếp tục có những hành động đòi chủ quyền quyết liệt khiến tình hình có lúc rất căng thẳng.

Vì vậy, trên đa số các bản đồ chính trị thế giới, quần đảo được đánh dấu như lãnh thổ tranh chấp giữa hai nước, không có màu sắc chỉ quốc gia có chủ quyền và in cả hai cách gọi tên của Anh và Argentina là quần đảo Falklands và Malvinas.

Tranh chấp Falklands/Malvinas giữa Anh và Argentina là bài học lớn cho những nước hiện đang có tranh chấp chủ quyền, cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, tỷ mỉ các cứ liệu lịch sử, văn bản pháp lý và hiện trạng quản lý, xây dựng, để kiện toàn hồ sơ tuyên bố chủ quyền các vùng tranh chấp, nếu vụ việc có được đưa ra tòa án quốc tế.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét