Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

TQ gây áp lực VN dừng hai dự án khai thác khí đốt, sắp tới dự án thứ ba

Các nhà phân tích cho rằng Việt Nam đang phải đối mặt với sự trì trệ trong phát triển kinh tế trong lúc Trung Quốc tăng áp lực buộc Việt Nam phải dừng khai thác dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở vùng biển có tranh chấp.
Kết quả hình ảnh cho TQ gây áp lực VN dừng hai dự án khai thác khí đốt, sắp tới dự án thứ ba
Theo truyền thông quốc tế và các chuyên gia chính trị, vào tháng trước Tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha rút khỏi dự án thăm dò dầu khí cho Việt Nam tại Bãi Tư Chính (tên quốc tế là Vanguard Bank) ở Biển Đông, dường như là do có áp lực từ Trung Quốc.
Hiện tại, Việt Nam đang xem xét rút một dự án thăm dò khí đốt trị giá 4,6 tỷ đôla Mỹ với tập đoàn ExxonMobil ở ngoài khơi bờ biển miền trung, Công ty cổ phần CNG Việt Nam cho biết. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với khu vực có dự án này.
Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự của trường Đại học New South Wales, Úc, nói: "Việt Nam cần năng lượng cho sản xuất, một ngành vốn đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Ông Frederick Burke thuộc công ty luật Baker McKenzie ở thành phố Hồ Chí Minh, cho biết Việt Nam còn bán dầu thô cho nước ngoài.
CNG cho biết dự án của ExxonMobil được gọi là Cá voi Xanh hứa hẹn sẽ góp phần hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách. Theo ước tính, trữ lượng của mỏ Cá voi Xanh khoảng 150 tỷ mét khối.
Ông Burke cho biết: "Nếu dự án Exxon suông sẻ, sẽ cần từ 5 đến 10 năm để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng ở vài nơi khác ở Việt Nam cũng có rất nhiều mỏ để khai thác, ở ngoài khơi lẫn bên bờ."
Trước đó vào tháng 7 năm ngoái, truyền thông quốc tế và các nhà phân tích cho biết Tập đoàn Repsol đột ngột dừng lại một dự án thăm dò dầu khí trị giá nhiều triệu đô la của Việt Nam ở Biển Đông do áp lực từ Bắc Kinh.
Trụ sở của Tập đoàn Repsol
Trụ sở của Tập đoàn Repsol
Ông Thayer cho biết cho tới nay phía Trung Quốc chưa phản đối dự án của Tập đoàn ExxonMobil. Nhưng năm ngoái, Trung Quốc đã “tung ra” các dự án thăm dò gần vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tính đến nay Trung Quốc và Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc hội đàm về thăm dò năng lượng chung. Nhưng, theo ông Oh Ei Sun, nhà nghiên cứu quốc tế thuộc trường Đại học Nanyang của Singapore, thì chính quan điểm "đối đầu" của cả hai bên trong 5 năm qua về tuyên bố chủ quyền đã làm chậm tiến bộ trong việc thăm dò chung.

https://www.voatiengviet.com/a/tq-gay-ap-luc-vn-dung-hai-du-an-khai-thac-khi-dot-sap-toi-du-an-thu-ba/4327578.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét