Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

“Chúng ta đã mất Biển Đông...”

WASHINGTON DC. (NV) – “Chúng ta đã mất Biển Đông,” đô đốc Mỹ nói với Quốc Hội rằng chỉ có chiến tranh mới đối phó được chuyện Trung Quốc khóa chặt thủy lộ bận rộn nhất thế giới.

Kết quả hình ảnh cho Đô Đốc Philip S. Davidson

Đô Đốc Philip S. Davidson, người được đề cử giữ chức tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, nói ra một thực tế trong cuộc điều trần của Thượng Viện hồi tuần qua, báo Observer tường thuật.
Trung Quốc đã hoàn tất việc biến 7 bãi đá ngầm tại Trường Sa mà họ cướp của Việt Nam năm 1988 thành 7 căn cứ quân sự khổng lồ. Những cơ sở trên các đảo nhân tạo này lớn mạnh đủ để hoàn toàn kiểm soát khống chế thủy lộ qua Biển Đông. Các cơ sở quân sự, các công sự chiến đấu, các cảng biển và phi trường đã sẵn sàng, giờ đây họ chỉ còn một việc là đưa hạm đội, máy bay chiến đấu tới là xong.
“Khi chiếm đóng, Trung Quốc có thể kéo dài ảnh hưởng hàng ngàn dặm về phía Nam và dự phóng sức mạnh sâu tới Châu Đại Dương (tức các quốc gia lớn nhỏ giữa Thái Bình Dương),” Đô Đốc Davidson cho hay.
Theo ông, Trung Quốc sẽ dùng các căn cứ trên Biển Đông để “thách đố sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại khu vực. Lực lượng của họ được điều động tới khu vực các đảo nhân tạo đó cũng đều ăn trùm lực lượng của các nước khác trong khu vực cũng tranh chấp chủ quyền biển đảo với họ. Nói tóm lại, Trung Quốc hiện đã có khả năng kiểm soát thủy lộ Biển Đông trong tất cả mọi tình huống chỉ thiếu chuyện chiến tranh với Mỹ.”
Hai máy bay quân sự Trung Quốc đáp xuống đảo nhân tạo Vành Khăn. (Hình: Inquirer)
Cuộc điều trần của ông Davidson diễn ra chỉ ít ngày sau khi hai chiến hạm và một tàu tiếp vận của Úc trên đường tới thăm viếng Việt Nam đã bị một nhóm tàu chiến Trung Quốc quấy rối trên Biển Đông.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền hơn 80% Biển Đông theo hình “lưỡi bò” mà nhiều khu vực lấn sâu vào vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước khác, đặc biệt là Việt Nam. Tòa án Trọng tài Quốc tế tại The Hague, Hòa Lan, đã ra phán quyết bác bỏ cái “lưỡi bò” nhưng Bắc Kinh cậy thế sức mạnh nước lớn tuyên bố không chấp nhận dù họ cũng là một nước ký vào Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS).

Theo Đô Đốc Davidson, chỉ có xung đột võ trang mới ngăn chặn được chuyện Trung Quốc khóa chặt thủy lộ quốc tế qua Biển Đông. Chính vì thế Hoa Kỳ cần phải “lấy lại lợi thế kỹ thuật” quân sự vốn hãnh diện từ 5 thập niên qua. Ông nói lực lượng của ông không thể đối phó được với các loại võ khí siêu thanh mà Trung Quốc đang phát triển.
Hiện tại, hình ảnh do vệ tinh chụp được chứng tỏ Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng các pháo đài kiên cố, thiết trí các hệ thống võ khí, các trang bị điện tử trên các đảo nhân tạo. Phi đạo tại 3 trong 7 đảo nhân tạo thì dài đủ cho các phi cơ quân sự lớn nhất đáp xuống. Trước sự chỉ trích của thế giới, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc ngang ngược tuyên bố việc họ đưa lính và võ khí tới các đảo nhân tạo ở Trường Sa là “quyền đương nhiên của nước có chủ quyền.”
Hồi tuần trước, có tin Trung Quốc đã thiết trí hệ thống phá sóng radar và truyền tin tới đảo nhân tạo Vành Khăn cùng với các hệ thống võ khí khác. Trước đó, tin tức từ Philippines nói họ đã thấy hai máy bay quân sự đáp xuống Vành Khăn trong khi một số tàu vận tải và chiến hạm đậu tại đó.

Trong khi đó, báo South China Morning Post đưa tin một nhóm chuyên viên Trung Quốc đã có dự án vẽ lại bản đồ Biển Đông với các vạch đứt đoạn được nối liền lại với nhau để xác định rõ hơn “chủ quyền” cướp ngày của họ. (TN)

https://www.facebook.com/lan.anb.9/posts/438081419980644

2 máy bay ném bom B-52 Mỹ bay qua Biển Đông, tiến gần Trung Quốc


Cách 250 km, tên lửa hành trình Mỹ đủ khả năng tấn công các mục tiêu trên 
lục địa Trung Quốc. Chuyến bay này là phản ứng của Mỹ với cuộc tập trận 
của Bắc Kinh.


Taiwan News ngày 25/4 đưa tin, 2 chiếc máy bay ném bom B-52 của không quân Hoa Kỳ đã bay từ căn cứ trên đảo Guam tới phía đông đảo Pratas ở Biển Đông nhằm gửi một thông điệp cảnh báo tới Trung Quốc.
B-52 Mỹ bay qua eo biển Bashi giữa Đài Loan và Philippines đến cách bờ biển tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc 250 km, một khoảng cách đủ khả năng phóng tên lửa hành trình đến Trung Hoa lục địa.
Máy bay ném bom B-52 (giữa), hình minh họa: AP.
Chuyến bay diễn ra hôm thứ Ba 24/4 được cho là một phản ứng rõ ràng của Mỹ với các cuộc tập trận Trung Quốc tổ chức gần đây, bao gồm cuộc tập trận trên eo biển Đài Loan từ 18/4.
Vì các tên lửa hành trình của Mỹ có tầm bắn từ 1.300 km đến 2.500 km, nếu chúng được phóng từ địa điểm gần đảo Pratas, chúng có thể tấn công các mục tiêu quân sự ở bất kỳ đâu bên trong Hoa lục.
Thông tin về chuyến bay của 2 chiếc B-52 này lần đầu tiên được tiết lộ trên Twitter qua tài khoản Aircraft Spots, theo tờ United Daily News.
Tờ báo này dẫn lời các chuyên gia nói rằng, động thái trên là phản ứng rõ ràng của Washington với các dịch chuyển quân sự gần đây của Trung Quốc trong khu vực. [1]
Trong một động thái khác có liên quan, tờ The Star Online của Malaysia ngày 25/4 cho hay, phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Văn phòng Các vấn đề Đài Loan, Trung Quốc, ông Mã Hiểu Quang tuyên bố:
Thông điệp của quân đội Trung Quốc trong các cuộc tập trận vừa qua là "cực kỳ rõ ràng".
Tàu sân bay Liêu Ninh và các chiến hạm Trung Quốc tập trận, ảnh: The Star Online.
"Chúng tôi có ý chí kiên quyết, đầy đủ tự tin và khả năng để ngăn chặn bất kỳ hình thức độc lập nào của Đài Loan, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Nếu các lực lượng đòi độc lập cho Đài Loan tiếp tục làm những điều họ muốn, chúng tôi sẽ thực hiện các bước tiếp theo."
Từ Đài Bắc, người đứng đầu Ủy ban Đại lục, Đài Loan tuyên bố:
"Phía đại lục không nên bất chấp hậu quả dựa trên những nhận định sai lầm về Đài Loan. Đó là một hành động cực kỳ vô trách nhiệm.
Chúng tôi nghiêm khắc cảnh báo phía bên kia eo biển, đừng tạo ra sự cố một lần nữa.
Chỉ có cách từ bỏ đe dọa dùng vũ lực, chấp nhận hiện trạng kiểm soát riêng biệt của 2 bên eo biển Đài Loan, hai bờ mới có giao thiệp và đối thoại thực sự." [2]
Nguồn:
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/2-may-bay-nem-bom-B52-My-bay-qua-Bien-Dong-tien-gan-Trung-Quoc-post185660.g
d

Tân Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ sẽ "chơi rắn" với Trung Quốc

Đô đốc Phillip Davidson kế thừa thái độ cứng rắn với Trung Quốc, kêu gọi các quân chủng quân đội Mỹ tăng cường triển khai ở tuyến đầu châu Á - Thái Bình Dương để đối phó Trung Quốc.
Đô đốc Philip S. Davidson, Tân Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, quân đội Mỹ. Ảnh: Sina.Đô đốc Philip S. Davidson, Tân Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, quân đội Mỹ. Ảnh: Sina.
Theo trang tin Hiệp hội nghiên cứu hải quân Mỹ ngày 25/4, Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua đề cử Đô đốc Philip S. Davidson làm Tư lệnh tiếp theo của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (PACOM). 
Điều này có nghĩa là Đô đốc Philip Davidson sẽ chính thức trở thành Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ. Ông sẽ thay thế Đô đốc Harry Harris sắp về hưu (người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc), tiếp quản khu vực vắt ngang nửa trái đất này của Mỹ.
Philip Davidson là Đô đốc hải quân, từng làm Tư lệnh Hạm đội 6, Tư lệnh Bộ tư lệnh hạm đội hải quân Mỹ. Ngày 10/4, ông được đề cử làm Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương. Sau đó, Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ ngày 17/4 đã tổ chức phiên điều trần bổ nhiệm Tư lệnh hạm đội Mỹ Davidson ở Norfolk. 
Tại phiên điều trần này, Thượng tướng Terrance Shaughnessy, cựu Tư lệnh không quân Thái Bình Dương Mỹ cũng đã được đề cử làm Tư lệnh Bộ tư lệnh Phương Bắc Mỹ (US. Northern Command). Sáng ngày 24/4, Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ đã công bố thông tin này.
Hạm đội 7, hải quân Mỹ. Ảnh: Sina
Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (United States Pacific Command, viết tắt là USPACOM) là Bộ tư lệnh tác chiến liên hợp được thành lập sớm nhất của quân đội Mỹ. Đây cũng là một bộ tư lệnh có quy mô lớn nhất, khu vực trách nhiệm rộng nhất trong 9 bộ tư lệnh liên hợp hiện có. Quân số khoảng 300.000 quân, chiếm 20% tổng quân số hiện có của quân đội Mỹ. 
Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (CDRUSPACOM) là quan chức cao nhất trong khu vực trách nhiệm của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ. Bộ tư lệnh Thái Bình Dương thông qua Bộ trưởng Quốc phòng tiến hành báo cáo lên Tổng thống Mỹ, nhận được sự ủng hộ của 4 bộ chỉ huy gồm Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Không quân Thái Bình Dương Mỹ, Lục quân Thái Bình Dương Mỹ và Hải quân Thái Bình Dương Mỹ.
Khu vực trách nhiệm (AOR) của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ bao gồm từ phía tây bờ biển miền tây nước Mỹ đến biên giới phía tây Ấn Độ và khoảng một nửa bề mặt Trái đất từ Nam Cực đến Bắc Cực, bao quát 50% dân số thế giới và 2 nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc được Mỹ coi là "mối đe dọa".
Trong phiên điều trần ngày 17/4, Đô đốc Philip Davidson thừa nhận, trong chiến lược quốc phòng của Mỹ, có 4/5 mối đe dọa lớn của Mỹ ở khu vực do ông phụ trách mới. Điều này có nghĩa là trách nhiệm của Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ sẽ rất nặng nề.
Tàu khu trục tên lửa USS Lassen, hải quân Mỹ triển khai hành động tự do hàng hải trên Biển Đông. Ảnh: Sina.
Điều đáng chú ý là, Đô đốc Philip Davidson đã kế thừa thái độ cứng rắn của Đô đốc Harry Harris đối với Trung Quốc. Nhưng khác với Harry Harris "tự tin", vị tư lệnh mới này đã bày tỏ lo ngại đối với sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc. 
Trong phiên điều trần, Đô đốc Philip Davidson không chỉ cho rằng Mỹ "kém xa" Trung Quốc về tên lửa tầm trung, tầm xa và vũ khí siêu thanh, ông còn cho rằng lực lượng Mỹ triển khai trên tuyến đầu ở khu vực Thái Bình Dương quá mỏng yếu.
Theo tờ Defense News Mỹ ngày 24/4, tại phiên điều trần, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Phillip Davidson đã kêu gọi các quân chủng lớn của quân đội Mỹ cần tăng cường triển khai lực lượng ở tuyến đầu châu Á - Thái Bình Dương. 
Đô đốc Philip Davidson cho rằng Trung Quốc đã có thể kiểm soát có hiệu quả Biển Đông, hơn nữa có thể tạo ra thách thức cho sự hiện diện quân sự của Mỹ ở toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tại phiên điều trần của Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ vào tuần trước, Đô đốc Philip Davidson cho biết ông sẽ căn cứ vào chiến lược quốc phòng năm 2018, tăng cường trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, những hành động này nhằm: "Bảo đảm nâng cao trạng thái sẵn sàng chiến đấu thường xuyên cho lực lượng triển khai ở khu vực Tây Thái Bình Dương để theo kịp các bước hiện đại hóa nhanh chóng của Trung Quốc".
Về "người bạn cũ" của hải quân Trung Quốc, Đô đốc Harry Harris, cựu Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ mặc dù trước đó được cho là sẽ làm Đại sứ Mỹ tại Australia, nhưng gần đây lại có tin cho rằng ông có thể được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc.
Đô đốc Harry Harris có thể được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc trong thời gian tới. Ảnh: The Australian
Theo hãng tin CBS Mỹ ngày 24/4, một quan chức hiểu rõ kế hoạch này cho biết rất có khả năng có sự bổ nhiệm này, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump còn chưa ký các bổ nhiệm có liên quan.
Thông tin này có chút bất ngờ, đặc biệt là hiện nay khi mà quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên đã dịu đi. Đô đốc Harry Harris luôn khuyến khích giữ thái độ gây sức ép cao và cứng rắn với Triều Tiên. 
Tháng 3/2018, sau tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp mặt không lâu, Đô đốc Harry Harris cảnh báo với Quốc hội Mỹ rằng Mỹ "không thể quá lạc quan với kết quả này", mà cần quan sát tình hình tiến triển của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Đô đốc Harry Harris còn nói với Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ rằng Triều Tiên "vẫn là mối đe dọa an ninh cấp bách nhất của khu vực này". Ngoài ra, ông còn luôn thúc đẩy kế hoạch "đánh cho hộc máu mũi", tức là tiến hành kế hoạch tấn công hạn chế đối với Triều Tiên và gây sức ép để nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từ bỏ phát triển vũ khí hạt nhân. Kế hoạch tấn công này rất có thể bao gồm tấn công hạt nhân hạn chế.
http://viettimes.vn/tan-tu-lenh-thai-binh-duong-my-se-choi-ran-voi-trung-quoc-171236.html

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Tư lệnh Mỹ: Chỉ “vũ lực” mới chặn nổi Trung Quốc trên Biển Đông


 Tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ dự đoán về một tương lai đáng sợ với sự trỗi dậy của Trung Quốc, cho rằng "muốn ngăn chặn Trung Quốc kiểm soát Biển Đông", chỉ có con đường "xung đột vũ trang".
Philip S. Davidson, người được đề cử làm Tân Tư lệnh Thái Bình Dương, quân đội Mỹ. Ảnh: Sohu.Philip S. Davidson, người được đề cử làm Tân Tư lệnh Thái Bình Dương, quân đội Mỹ. Ảnh: Sohu.
Ngày 20/4, Philip S. Davidson, người được bổ nhiệm làm Tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, quân đội Mỹ đã đệ trình một báo cáo bằng văn bản lên Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ, đã nhấn mạnh đến "mối đe dọa quân sự" Trung Quốc.
Ông tuyên bố, sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã đủ mạnh để hỗ trợ cho các yêu sách lãnh thổ (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông. Muốn "ngăn chặn Trung Quốc", chỉ có tiến hành bằng con đường "xung đột vũ trang".
Philip S. Davidson nói: "Trung Quốc không ngừng mở rộng triển khai quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xây dựng căn cứ quân sự bí mật. Quân đội Trung Quốc đã có khả năng kiểm soát hoàn toàn khu vực này, các nước khác ở Biển Đông không thể tranh chấp với họ".
Philip S. Davidson còn mô tả một tương lai đáng sợ, cho rằng "một khi Trung Quốc chiếm hoàn toàn Biển Đông, Trung Quốc sẽ có thể mở rộng ảnh hưởng đến vài nghìn dặm Anh, thâm nhập vào châu Đại Dương", "Quân đội Trung Quốc có thể lấy đó làm cứ điểm, thách thức sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực này, nghiền nát lực lượng quân sự của bất cứ nước chủ trương chủ quyền nào khác".
Cuối cùng, Philip S. Davidson cho rằng: "Nếu Mỹ không tiến hành 'chiến tranh' với Trung Quốc, Trung Quốc nhất định sẽ có năng lực kiểm soát Biển Đông".
Theo đánh giá của tờ Nhân Dân Trung Quốc ngày 23/4, những báo cáo như của Philip S. Davidson có rất nhiều ở Mỹ, chủ yếu nhằm thúc đẩy Quốc hội Mỹ tăng ngân sách, do đó tuyên truyền "mối đe dọa Trung Quốc" sẽ có lợi cho việc này.
Báo nhà nước Trung Quốc khẳng định, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước xung quanh Biển Đông phát triển tốt về tổng thể, đồng thời dị nghị các hành động tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông của quân đội Mỹ trong thời gian vừa qua, nhất là hoạt động của tàu chiến Mỹ ở khu vực 12 hải lý của các đảo, đá ngầm Bắc Kinh xây dựng phi pháp trên Biển Đông.
Báo Nhân Dân Trung Quốc còn dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường ngang nhiên cho rằng "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi" đối với các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh quân đội Trung Quốc “kiên quyết phản đối” các hành động “tiếp xúc gần” của lực lượng trên biển, trên không do Mỹ tạo ra.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tháng 3/2018 coi sự tham gia của "một số thế lực bên ngoài" là "thách thức lớn nhất" của hòa bình, ổn định Biển Đông. Ông Vương Nghị rõ ràng muốn ám chỉ các hành động của Mỹ và các nước lớn khác liên quan đến Biển Đông.
http://viettimes.vn/tu-lenh-my-chi-vu-luc-moi-chan-noi-trung-quoc-tren-bien-dong-170942.html

Nhiều học giả Trung Quốc mưu đồ nối 'đường 9 đoạn trên Biển Đông'

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang đề xuất nước này bỏ đường 9 đoạn trên Biển Đông để thay thế vào đó bằng đường 1 đoạn liên tục. Họ cho rằng đường liền nét có lợi hơn đường 9 đoạn.




Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng - SCMP (Hongkong, TQ) đăng hôm 20.4, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng việc dựa vào đường 9 đoạn gãy nét làm suy yếu về quan điểm lãnh hải của Trung Quốc trên Biển Đông. Thay vào đó, đường liền nét sẽ giúp tăng thêm sức mạnh cho Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp.
Đường mới này dự tính sẽ thể hiện sự phân chia biển tách vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đi về phía nam sát Malaysia rồi ngược lên phía bắc sát theo bờ biển phía tây Philippines và kết thúc ở đông nam đảo Đài Loan. Có thể nói về cơ bản thì đường liền nét này cũng chỉ là phiên bản nâng cấp của đường 9 đoạn, nối liền các đoạn đứt nét của đường hình lưỡi bò mà thôi.
Chính SCMP cũng thừa nhận rằng trong nhiều thập niên qua, tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông rất mập mờ với việc sử dụng đường biên giới 9 đoạn cũng mơ hồ chẳng kém. Chính vì vậy, thế giới không ai thừa nhận tuyên bố của Trung Quốc cái ranh giới trên biển giống đường lưỡi bò cả.
Tháng 7.2016, tòa án quốc tế cũng khẳng định rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền trong khu vực mà họ tự vạch trên Biển Đông bằng những đường gạch ngang. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc nghĩ rằng chính những đường gạch ngang không tạo ra sự phân định rõ ràng và khiến họ thua trong cuộc chiến pháp lý.
Giáo sư Zou Jingui, Phó khoa Đo đạc địa chất tại Đại học Vũ Hán cho biết: “Không có cách nào để tính toán diện tích lớn như thế nào nếu chỉ dựa vào các đường gạch ngang. Bạn phải cung cấp cho một máy tính một ranh giới khép kín. Thay thế đường 9 vạch với ranh giới chính xác, liên tục sẽ làm cho công việc trong khu vực này trở nên dễ dàng hơn”
Trong lúc nói thật, các nhà nghiên cứu nói rằng đường 9 đoạn mơ hồ đến mức khi ra biển, họ không biết mình đang ở trong hay ngoài phần "đường lưỡi bò". Khi gặp tàu chiến Mỹ ở đó thì cũng không biết tàu Mỹ đang nằm trong hay ngoài phần đường lưỡi bò nên Trung Quốc không dám ra thông điệp gì cả.
Theo SMCP, dù đề xuất thay thế 9 đường gạch ngang đầy mơ hồ trên Biển Đông đã được đưa ra nhưng nhà đương cục Bắc Kinh sẽ không vội vàng sử dụng đường liền nét thay đường cũ vì họ lo ngại phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng thế giới.
Tiến sĩ Ian J.Storey, chuyên gia cao cấp của Viện Yusof Ishak ở Singapore chuyên nghiên cứu về an ninh hàng hải châu Á - Thái Bình Dương và quan hệ giữa Đông Nam Á với Trung Quốc, cảnh báo việc thay đổi đường 9 đoạn (sang đường liền nét) sẽ tác động xấu đến tình hình khu vực.
Storey cho biết: “Nếu Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền của mình tại Biển Đông bằng một đường liên tục nối liền 9 đoạn, nó sẽ thể hiện sự bãi bỏ hoàn toàn đối với phán quyết của tòa trọng tài hồi tháng 7.2016. Động thái này sẽ "gây ra mối quan ngại sâu sắc ở các nước Đông Nam Á và xa hơn nữa".
Trước các chất vấn về thay đường 9 đoạn bằng đường liền nét, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không bình luận, theo SMCP. Một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu quốc gia về Biển Đông ở Hải Khẩu, Hải Nam cho biết đường liên tục sẽ là một công cụ hữu ích cho một số nghiên cứu khoa học tự nhiên nhưng giờ chưa phải thời điểm để thay đổi.

Trung Quốc hồi năm 2009 công bố yêu sách đường 9 đoạn chiếm gần 80% diện tích Biển Đông, xâm phạm nhiều khu vực thuộc chủ quyền của các quốc gia ven biển ở khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Tiếp đến Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo và xây dựng ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) để biến các đá thành các đảo nhân tạo, nhằm củng cố yêu sách đường 9 đoạn.
Yêu sách này không được bất cứ quốc gia nào công nhận. Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều lần tuyên bố rằng đường 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông là mơ hồ, phần lớn các phần diễn giải yêu sách không tuân theo luật quốc tế.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nhiều lần bác bỏ tuyên bố phi lý của Trung Quốc dựa trên đường 9 đoạn. "Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách "các quyền lịch sử" của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong "đường đứt đoạn" do Trung Quốc đơn phương đưa ra", người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố.
Anh Tú
http://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/dien-bien-bien-dong-c-124/nhieu-hoc-gia-trung-quoc-muu-do-noi-duong-9-doan-tren-bien-dong-86637.html

Mỹ - Trung đối mặt hai ngòi nổ về Đài Loan

Ngay cả khi Mỹ và Trung Quốc có thể tránh được cuộc chiến thương mại thì Đài Loan lại là vấn đề tới đây nhiều khả năng dẫn đến cuộc đụng độ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.


Mỹ - Trung đối mặt hai ngòi nổ về Đài Loan
Một loạt diễn biến gần đây đã làm nổi bật những căng thẳng leo thang giữa Washington, Bắc Kinh và Đài Loan. Vụ việc lên đến đỉnh điểm trong tuần qua khi hàng loạt động thái phô diễn sức mạnh quân sự "ăn miếng trả miếng" được tiến hành ở eo biển Đài Loan. Hôm 18-4, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã đến eo biển Đài Loan sau cuộc tập trận quy mô lớn ở biển Đông một tuần trước đó để thực hiện cuộc diễn tập bắn đạn thật bất ngờ.
Theo báo South China Morning Post (Hồng Kông), động thái này rõ ràng là thông điệp gửi đến lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, người vừa trở về sau chuyến đi giám sát cuộc tập trận của hải quân ở ngoài khơi bờ biển phía Đông hòn đảo. Cuộc diễn tập của PLA nhằm phát tín hiệu Bắc Kinh phản đối mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Mỹ và Đài Loan.
Bắc Kinh bắt đầu lo lắng trước những dấu hiệu cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xây dựng quan hệ nồng ấm với Đài Loan kể từ khi ông nhậm chức. Ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông Trump đã khiến Trung Quốc khó chịu khi hoài nghi về cam kết lâu nay của Washington đối với chính sách "Một Trung Quốc" và phá vỡ quy tắc ngoại giao nhiều thập kỷ khi điện đàm với bà Thái Anh Văn. Nguyên tắc của chính sách "Một Trung Quốc" yêu cầu Mỹ từ bỏ quan hệ chính thức với hòn đảo này.
Mới đây, việc ông chủ Nhà Trắng ký kết Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) và Đạo luật Qua lại Đài Loan cho thấy sự thay đổi trong chính sách của Mỹ khi cả 2 đạo luật mới kêu gọi và hợp pháp hóa sự gia tăng trong các hoạt động trao đổi quân sự với hòn đảo này. 
Trong 2 tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Phil Davidson cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao mối quan hệ với Đài Loan và bán nhiều vũ khí hơn nữa cho hòn đảo này.
Tuy nhiên, 2 động thái sắp tới đây của Mỹ nhiều khả năng mới là đe dọa nghiêm trọng hơn cả cho mối quan hệ Trung - Mỹ vốn đang trong giai đoạn rối ren nhất kể từ thời cố Tổng thống Richard Nixon. Thứ nhất, nếu ông Trump phê chuẩn chuyến thăm dự kiến của cố vấn An ninh quốc gia John Bolton đến Đài Loan thì đây sẽ được xem là thách thức lớn nhất đối với nguyên tắc "Một Trung Quốc" và có thể vượt qua "lằn ranh đỏ" của Bắc Kinh.
Thứ hai, ông chủ Nhà Trắng cấp phép cho các nhà sản xuất Mỹ bán công nghệ tàu ngầm cho Đài Loan, một động thái được cho là sẽ chọc giận Bắc Kinh hơn cả. Tuy nhiên, bất kỳ thay đổi lớn nào trong chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan cũng có thể thúc đẩy phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh, đặt biệt là khi Chủ tịch Tập Cận Bình đặt mục tiêu sáp nhập Đài Loan vào chương trình nghị sự.
Trong một kịch bản khác, ông Trump có thể nồng ấm với Đài Loan chỉ đơn giản vì cảm thấy hòn đảo này gắn liền với lợi ích cốt lõi của Mỹ về giá trị, chính trị, kinh tế và tôn trọng nền dân chủ cũng như sự tự do của hòn đảo. Song, dù theo cách nào đi nữa, Trung - Mỹ cũng khó tránh một cuộc đối đầu.
http://soha.vn/my-trung-doi-mat-hai-ngoi-no-ve-dai-loan-20180423080607554.htm

Campuchia là mục tiêu của Vành đai và Con đường vì lập trường về Biển Đông


Nước chủ nhà không có khả năng thanh toán cho các dự án xây dựng cơ 
sở hạ tầng thì Trung Quốc sẽ viện trợ hoặc cho vay.


Khmer Times ngày 23/4 đưa tin, Campuchia là một trong những đối tác chính của Trung Quốc cho sáng kiến Vành đai và Con đường nhờ sự ổn định chính trị và kinh tế.
Đó là khẳng định của ông Zhai Jinjun, Phó chủ tịch Trung tâm Giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc trong buổi gặp mặt báo chí Campuchia để giới thiệu về Vành đai và Con đường.
Học giả Zhai Jijun lưu ý thêm, Campuchia là đối tác mạnh mẽ của Trung Quốc còn vì những quan điểm liên quan của Phnom Penh về các tranh chấp trên Biển Đông.
Các học giả từ Trung tâm Giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc giới thiệu Vành đai và Con đường với các nhà báo Campuchia, ảnh: Khmer Times.
Tuyến đường sắt xuyên Á được Trung Quốc triển khai trong khuôn khổ Vành đai và Con đường bao gồm 4 nhánh chính.
Tuyến thứ nhất nối Côn Minh, Trung Quốc với Bangkok, Thái Lan; tuyến thứ 2 chạy qua Việt Nam và Campuchia, tuyến thứ 3 chạy qua Lào và tuyến thứ 3 chạy qua phía Tây Myanmar;
Nửa phía Nam của tuyến đường sắt xuyên Á này sẽ kết nối Bangkok với Singapore đã đi vào hoạt động, mặc dù mục tiêu hoạt thành nó là vào năm 2021, theo ông Zhai Jijun.
Vị học giả Trung Quốc này cũng cho hay, tuyến đường sắt kết nối thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam với Phnom Penh, Campuchia bị đình trệ hiện cũng đang được xem xét lại.
"Chi phí xây dựng tuyến đường này hết khoảng 600 triệu đô la Mỹ và chính phủ Trung Quốc sẽ tài trợ hầu hết cho công trình này.

Trung Quốc đang cạn nguồn tiền để đổ vào Vành đai và Con đường?

Chính phủ Campuchia sẽ phải lo việc giải phóng mặt bằng, di dời những hộ dân bị ảnh hưởng bởi tuyến đường sắt này", ông Zhai Jijun nói.
Giáo sư Chen Wenling, nhà kinh tế trưởng của Trung tâm Giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc nói với báo giới Campuchia, trong khi Bắc Kinh quyết tâm thực hiện mục tiêu của mình một cách nhanh chóng, trôi chảy nhất có thể, các dự án vẫn có thể bị cản trở.
"Trung Quốc và các tập đoàn của mình thực hiện các dự án khác nhau trong khuôn khổ Vành đai và Con đường luôn luôn quan tâm đến các rủi ro này, phân tích cách giảm thiểu rủi ro để đảm bảo thanh công của dự án.
Trong khi chúng tôi muốn thực hiện các dự án ngay sau khi nước sở tại đồng ý, chúng tôi vẫn phải thực hiện những nghiên cứu này cũng như khả năng tài chính, kinh tế.
Mặc dù nước chủ nhà hoặc các quốc gia liên quan không có khả năng thanh toán cho các dự án hợp tác song phương, Trung Quốc sẵn sàng cung cấp (trực tiếp) tài chính cho các dự án thuận lợi, hoặc (cho vay) thông qua 2 ngân hàng lớn của mình", học giả Chen Wenling cho hay.
Nguồn:
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Campuchia-la-muc-tieu-cua-Vanh-dai-va-Con-duong-vi-lap-truong-ve-Bien-Dong-post185570.gd

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

Để thống nhất Đài Loan, quân đội Trung Quốc sẽ nổ phát súng đầu tiên vào địa điểm nào?

Tình báo Đài Loan cho biết, họ đã phát hiện ra kế hoạch tác chiến của quân đội Trung Quốc từ 10 năm trước nên đã tăng cường khả năng phòng ngự cho địa điểm này.


Để thống nhất Đài Loan, quân đội Trung Quốc sẽ nổ phát súng đầu tiên vào địa điểm nào?

Nếu Bắc Kinh tiến hành thống nhất Đài Loan, địa điểm nào dễ trở thành mục tiêu tấn công đầu tiên của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) luôn là câu hỏi thu hút sự chú ý của giới phân tích quân sự.
Thời báo Tự do (Liberty Times - Đài Loan) dẫn lời ông Ian Easton - chuyên gia quốc phòng về Trung Quốc của Viện Dự án 2049 tại Washington dự đoán, có 14 khu vực trên đảo có thể trở thành mục tiêu tập kích của PLA, trong đó, bờ biển Lâm Khẩu - nằm phía Tây Bắc của đảo Đài Loan, đối diện tỉnh Phúc Kiến, sẽ là một trong những lựa chọn hàng đầu của PLA.
Để thống nhất Đài Loan, quân đội Trung Quốc sẽ nổ phát súng đầu tiên vào địa điểm nào? - Ảnh 1.
Bờ biển Lâm Khẩu có khả năng sẽ trở thành điểm tập kích đầu tiên của PLA. Ảnh: Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc)
Tuy nhiên, cơ quan tình báo Đài Loan cho biết, họ đã phát hiện ra kế hoạch tác chiến - chiếm lĩnh cảng biển phía Bắc Đài Loan, mở đường cho đội quân phía sau lên đảo - của quân đội Trung Quốc từ 10 năm trước nên họ đã đưa Lữ đoàn 66 tới Lâm Khẩu, nhằm tăng cường khả năng phòng ngự cho khu vực cảng biển phía Bắc.
Để thống nhất Đài Loan, quân đội Trung Quốc sẽ nổ phát súng đầu tiên vào địa điểm nào? - Ảnh 2.
Bản đồ triển khai lực lượng Hải - Lục - Không quân của Đài Loan. Ảnh: Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc)
Báo Đài Loan cho rằng, do nằm gần với cảng biển phía Bắc, sân bay quốc tế Đào Viên cũng như trung tâm thành phố Đài Bắc nên Lâm Khẩu luôn được coi là lựa chọn hàng đầu cho kế hoạch tác chiến của Bắc Kinh. 
"Để khiến quân đội Đài Loan kiệt quệ hơn, trong cuộc chiến, PLA cũng sẽ hiện hiện ở tuyến duyên hải Kim Sơn, Vạn Lý, Đàm Thủy", Thời báo Tự do bình luận.
Theo giới quân sự Đài Loan, PLA có khả năng sẽ đánh lạc hướng Đài Bắc bằng tuyên bố tổ chức tập trận quân sự quy mô lớn ở bờ biển Phúc Kiến, sau đó nhân cơ hội bất ngờ tấn công Đài Loan nên trong thời gian PLA vượt eo biển Đài Loan, giới quân sự đảo này sẽ có 3 giờ để ứng phó.
Trong khi đó, chuyên gia Mỹ Ian Easton nhận định, sau khi tấn công vào bờ biển Lâm Khẩu, PLA sẽ nhanh chóng chiếm đóng các vị trí chiến lược quan trọng như trung tâm Lâm Khẩu hay Trung Lịch - địa danh phía Tây Đài Loan. Sau cùng, đội quân hùng hậu của PLA sẽ thừa thế tấn công vào thành phố Đài Bắc.
http://soha.vn/de-thong-nhat-dai-loan-quan-doi-trung-quoc-se-no-phat-sung-dau-tien-vao-dia-diem-nao-20180419163802884.htm

Trung Quốc "thách thức nghiêm trọng" 3 chiến hạm Úc trên đường tới Việt Nam


3 tàu chiến Australia đã chạm trán quân đội Trung Quốc trên Biển Đông khi 
các tàu quân sự Úc đang trên đường tới Việt Nam với một sứ mệnh tốt đẹp.


Sbs.com.au ngày 19/4 đưa tin, 3 tàu chiến Australia đã chạm trán quân đội Trung Quốc trên Biển Đông khi các tàu quân sự Úc đang trên đường tới Việt Nam với một sứ mệnh tốt đẹp.
Quân đội Trung Quốc đã đưa ra những thách thức nghiêm trọng với 3 tàu chiến Australia trên Biển Đông trong tháng này, trước khi đến thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Một quan chức giấu tên nói với kênh ABC, hải quân Trung Quốc tuy không gây ra hậu quả gì nhưng đã tỏ ra thô bạo.
2 trong số 3 tàu hải quân Australia tới thăm hữu nghị Việt Nam, ảnh: brisbanetimes.com.au.
Bộ Quốc phòng Australia chỉ xác nhận 3 tàu chiến đã cơ động qua Biển Đông gần đây, nhưng từ chối cung cấp chi tiết thông tin về sự tương tác giữa các tàu chiến Úc với hải quân Trung Quốc.
Thủ tướng Malcolm Turnbull cũng không tiết lộ thêm thông tin, ông chỉ khẳng định Australia sẽ tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng hải trên toàn thế giới, bao gồm Biển Đông. [1]
Sự thách thức của hải quân Trung Quốc xảy ra trong bối cảnh quan hệ giữa Canberra với Bắc Kinh trở nên căng thẳng hơn sau khi Chính phủ Thủ tướng Malcolm Turnbull công bố đạo luật mới, ngăn chặn sự can thiệp và hoạt động gián điệp nước ngoài tại Úc kể từ tháng Chạp 2017.
Trung Quốc đã từ chối cấp visa cho các bộ trưởng trong chính phủ liên bang vì quan hệ tồi tệ hơn sau phát biểu của các bộ trưởng lên án sự can thiệp của Bắc Kinh vào quốc gia này.
Hôm qua Đại sứ Trung Quốc tại Australia, Cheng Jingye tiếp tục đe dọa:
"Có nhiều tiềm năng cho sự hợp tác nhiều hơn giữa Australia và Trung Quốc trong những thập kỷ tới.
Thật không may, trong một khoảng thời gian nhất định, bắt đầu từ nửa cuối năm ngoái, chúng tôi đã thấy những nhận xét vô trách nhiệm, tiêu cực mang tính hệ thống liên quan đến Trung Quốc, điều đó đã gây tác động tiêu cực đến quan hệ song phương.
Điều này bất lợi cho hình ảnh của Australia trong con mắt công chúng Trung Quốc. Đó là điều mà cả hai bên đều không mong muốn." [2]
Nguồn:
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Trung-Quoc-thach-thuc-nghiem-trong-3-chien-ham-Uc-tren-duong-toi-Viet-Nam-post185514.g
d