Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Những bí mật về tình báo Trung Hoa

 Đối với nghề gián điệp thì các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các cơ quan tình báo Trung Quốc chẳng có gì mới mẻ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã vận dụng các kiểu mẫu này một cách độc đáo. 
Để thu thập tin tức tình báo, Bộ An ninh Quốc gia tuyển dụng một số lượng các công dân Trung Quốc sống ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài. Các quan chức phản gián cao cấp Mỹ đã so sánh kỹ thuật tình báo kinh điển của Liên Xô thấy rằng nước này sử dụng rất ít người để thu thập tin tức, còn với Trung Quốc thì lại khác. Phương thức hoạt động của Trung Quốc đặt ra khá nhiều vấn đề cho các cơ quan hành pháp Mỹ.
Harry Godfey III, Giám đốc cơ quan phản gián FBI Mỹ nói: “Bạn thấy đấy, với các mục tiêu nhắm tới, họ đã kiếm chác thu lượm một cách riêng rẽ, gặm nhấm dần dần lúc này, lúc khác và bạn không có chứng cứ rõ ràng để nói rằng chúng ta phải tố cáo những vụ gián điệp này."
Hầu hết các hoạt động thu thập tin tức của Trung Quốc không có gì tinh vi, phức tạp, nhưng những yếu điểm này đã được bù đắp bằng số lượng đông đảo của các điệp viên. Để tiến hành các hoạt động gián điệp tại Hoa Kỳ, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã ném vào chiến trường này:
- 1.500 các nhà ngoại giao và cán bộ thương vụ.
- 70 cơ sở văn phòng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
- 15.000 sinh viên Trung Quốc tới Mỹ hàng năm.
- 10.000 khách du lịch trong 2.700 đoàn hàng năm.
- Một cộng đồng người Hoa đông đảo.


Trong những năm gần đây, các hoạt động thu thập tin tức bí mật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở Hoa Kỳ đạt được một số cao điểm là khoảng 50% số vụ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ kiểm tra hàng năm ở bờ biển phía Tây có liên quan tới Trung Quốc. Con số này rất có ý nghĩa khi kiểm tra những sổ sách thống kê của đơn vị tăng cường kiểm tra xuất khẩu, thuộc Vụ Bảo vệ nội vụ, Bộ Tư pháp và được xuất bản trong cuốn “Những trường hợp kiểm tra xuất khẩu đáng lưu ý” từ 1-1981 đến 5-1992.
Những con số thống kê của cuốn sách này đã chỉ ra rằng chỉ 6% của 272 trường hợp đáng chú ý có liên quan tới Trung Quốc và 62,5% của các trường hợp này xảy ra ở bờ biển phía Tây. Hơn nữa, 13,4% những vụ đã xảy ra được liệt kê trong cuốn “Những trường hợp cưỡng chế xuất khẩu”, từ cuối tháng 1/1986 đến 31/3/1993 đều có liên quan đến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Phần lớn những cố gắng của gián điệp Trung Quốc tại các nước công nghiệp phát triển là nhằm vào việc lấy trộm kỹ thuật loại trung bình mà các nước này chưa cho phép xuất khẩu. Song những thứ mà tình báo Trung Quốc tìm kiếm được một cách bất hợp pháp này đã ít được các cơ quan bảo vệ luật pháp và tòa án (như Cơ quan công tố cũng như Tòa án bang và liên bang) chú ý bằng các vụ mất cắp công nghệ quốc gia. Do đó các hoạt động thu thập tình báo công nghệ - kỹ thuật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã diễn ra tương đối suôn sẻ, ít gặp cản trở.
Qua việc phân tích trên máy điện toán các hoạt vụ đánh cắp công nghệ đã bị vạch trần trên đất Mỹ khiến ta nhận ra 3 kiểu hoạt động cơ bản của họ.
Thứ nhất: Người cộng tác được tuyển chọn ngay tại Trung Quốc yêu cầu người này giành lấy kỹ thuật công nghệ trong mục tiêu khi ra nước ngoài.
Thứ hai: Các công ty nhà nước Trung Quốc mua thẳng của các công ty Mỹ những loại kỹ thuật công nghệ mà Trung Quốc đang tìm kiếm. Trong làng tình báo người ta gọi kiểu này là hành động táo bạo và liều lĩnh.
Thứ ba: Đây là kiểu hoạt động phổ biến nhất. Trang thiết bị kỹ thuật cao cấp được các điệp viên mua thẳng ở Hongkong.
Phương pháp hữu hiệu nhất của Trung Quốc trong việc tìm kiếm công nghệ tiên tiến của nước ngoài là gửi các nhà khoa học đi ra nước ngoài theo các chương trình trao đổi kỹ thuật. Mỗi năm có hàng ngàn công dân Trung Quốc đến Mỹ để buôn bán, hợp tác khoa học và những chuyện tương tự. Thủ tục khai thác tình báo công khai là để những người đi về khai báo tình hình để xem liệu có tin tức gì hữu ích qua quá trình quan sát hay không.
Song Bộ An ninh quốc gia cũng như cơ quan tình báo quân sự đã khai thác mạnh hơn qua những cơ hội này bằng cách tuyển mộ một số trong những người ra đi để thực hiện những hoạt vụ đặc biệt cho họ. Thường thì những người ra đi được giao nhiệm vụ thư từ hoặc thu thập tin tức.
Phương pháp thu tin bí mật này trở nên công khai tại Hoa Kỳ vào ngày 29/9/1988 này Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho nổ quả bom hạt nhân đầu tiên của mình. Theo điều tra của FBI sau đó cho biết, công nghệ dùng để chế tạo thiết bị này không phải của Trung Quốc mà kiếm từ phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở Livemore, California.
Vào những năm giữa thập kỷ 80, việc bảo vệ phòng thí nghiệm này khá sao nhãng, lỏng lẻo khi mà có khá nhiều đoàn - trong đó có cả đoàn được gọi là các nhà khoa học Trung Quốc - tới thăm mà không có việc kiểm tra theo dõi thỏa đáng. Bản điều trần của FBI đã khẳng định có mấy nhà khoa học Trung Quốc hoặc có quan hệ chặt chẽ với Bộ An ninh quốc gia, hoặc chính họ là các sỹ quan tình báo. Bộ An ninh quốc gia rất dễ dàng tuyển dụng điệp viên tại Lawrence Livermore trong thời gian đến thăm nơi này.
Quá trình thu tin qua các chuyến đi của các nhà khoa học hoặc các nhà thương mại chính là phương thức gián điệp cấp thấp. Song qua vụ Lawrence Livermore cho thấy phương thức này cũng rất hữu hiệu nên làm kiểu khác khó lòng thắng lợi. Hơn nữa, sự hiện diện của các sỹ quan tình báo trong các chương trình trao đổi khoa học kỹ thuật còn có nhiều mục đích khác nữa.
1/ Thu thập xác minh tiểu sử một người nào đó được coi là cần cho thu tin tình báo và người này sẽ là mục tiêu tuyển chọn.
2/ Thu thập tin tức về chính phủ nước nhà, cũng như về kế hoạch trang thiết bị công nghiệp nước này.
3/ Kiểm tra, giám sát hoạt động của Hoa Kiều trong công tác đảm bảo an ninh, cũng như sự quan tâm, theo dõi của cơ quan phản gián.
Sự khác biệt giữa sỹ quan tình báo chuyên nghiệp và cộng tác viên thường dễ nhận ra. Những sỹ quan tình báo thường kém hiểu biết về kỹ thuật trong mục tiêu tìm kiếm, trong khi một cộng tác viên lại chẳng có mấy kỹ xảo thu thập tin tức bí mật.
Ví dụ, tại một hội chợ thương mại ở Paris, những tình báo viên quân sự đã theo dõi các đoàn viên của một phái đoàn các nhà khoa học Trung Quốc đang thận trọng nhúng những ca-vát của họ vào một bình dựng dung dịch rửa ảnh do hãng AGFA Đức sản xuất. Mục tiêu của hoạt động gián điệp vụng về này là sau đó các nhà phân tích tình báo nhận được mẫu vật về thuốc rửa ảnh.
Các hoạt động tình báo kỹ thuật bằng việc gửi các đoàn khoa học và thương mại ra ngoài là không hạn chế. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tìm cách để mua kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến của các công ty Hoa Kỳ, trong khi những thứ này không được phép chuyển nhượng ra ngoài.
Tháng 2-1990, với lý do bảo vệ an ninh quốc gia, Hoa Kỳ đã thông báo cho các công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật hàng không Trung Hoa (CATIC) phải tách khỏi công ty cổ phần chế tạo máy Mamco, một công ty sản xuất linh kiện máy bay ở Seattle.
Chính quyền Bush đã giải thích công khai rằng CATIC đã có một “lịch sử hiềm nghi”, đã tìm kiếm công nghệ hàng không để cung cấp cho lực lượng không quân quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc những khả năng tiếp dầu trên không. Các nhà chức trách bị bối rối hơn khi nghĩ rằng công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật hàng không Trung Hoa đã sử dụng Mamco như một đội xung kích để thâm nhập vào lĩnh vực công nghệ bảo mật nhiều triển vọng hơn.
Không thể gắn thẳng việc mua hàng của Mamco với Bộ An ninh quốc gia khi mà hoạt động của cơ quan này đặt trên cơ sở những nguồn tin đã được công bố. Tuy nhiên, cơ quan tình báo Trung Quốc đã xác định rằng, những ưu tiên trên trong việc thu tin là nhằm đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của chính phủ và của giới quân sự. Để tránh phải có những cố gắng gấp bội, họ phải thường xuyên nắm vững những hoạt động thu thập tin tức đang diễn ra.
Vì vậy, sẽ là điều không thể hiểu được nếu có chuyện mua kỹ thuật - công nghệ cao của công ty nước ngoài với quy mô hoạt động rộng lớn, với những tiềm năng tình báo quan trọng mà lại không có sự hiểu biết và chấp thuận của Bộ An ninh quốc gia.
Điều cần thiết là phải tiến hành nghiên cứu lịch sử của công ty và những tiềm năng có thể cung cấp được những nguồn tin quý giá mà không thể kiếm được từ các nơi khác. 
 Các hoạt động tình báo trên phạm vi rộng lớn như thế này tất yếu phải gắn bó với các cơ quan quốc phòng, bởi những đòi hỏi kiến thức khoa học kỹ thuật cao của chúng. 
Ví dụ, những ý định của công ty xuất nhập khẩu công nghệ hàng không Trung Hoa định mua công nghệ của hãng Mamco chắc chắn có dính líu tới Ủy ban Khoa học kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng (COSTIND). Nhiệm vụ hàng đầu của Ủy ban này là giám sát công cuộc nghiên cứu, phát triển vũ khí và phối hợp giữa các tổ hợp công nghiệp quân sự với các ngành công nghiệp dân dụng.
Những bí mật về tình báo Trung Hoa (Kỳ 2)
Việc giành được bí mật khoa học kỹ thuật bằng cách tiến hành mua bán với một công ty lớn của Mỹ là rất hiếm hoi so với các hoạt động tình báo thường trực của Bộ An ninh quốc gia tìm kiếm công nghệ còn đang bảo mật bằng những biện pháp tinh vi và bí mật. Những biện pháp hữu hiệu nhất để đánh cắp những kỹ thuật ở nước ngoài có vẻ là việc sử dụng những điệp viên tuyển dụng ở Hongkong.
Điểm lại một số trường hợp đã công bố về những vụ đánh cắp kỹ thuật cao cho thấy ở đây có cùng một điểm hành động. Một điệp viên sau khi được tuyển dụng đã thành lập một công ty ở Hongkong. Trên thực tế, công ty này trong khu xúc tiến các hoạt động kinh doanh công nghệ bất hợp pháp sẽ xen vào các hoạt động mua, nhập vào kỹ thuật công nghệ bất hợp pháp.
Điệp viên tìm cách tiếp cận vài ba công ty của Mỹ và tìm cách mua về những trang thiết bị kỹ thuật cao cấp còn cấm xuất khẩu. Họ tiến hành theo các kiểu như công khai đứng ra mua sắm hoặc mua sẵm qua điện thoại hoặc qua fax (việc mua sắm qua điện thoại và qua fax này các điệp viên được an toàn hơn). Các nguồn bổ sung, thay thế trong phạm vi quốc gia trong mục tiêu thường được dùng để làm dễ dàng cho việc mua hàng và chở hàng.
Phương pháp hoạt động này đã được một nhà buôn người Hongkong tên là Da Chuan Zheng vận dụng vào tháng 2/1984. Trong khi đang đánh cắp và vận chuyển những rada, những thiết bị theo dõi điện tử tiên tiến để đưa về Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Zheng và đồng bọn là Kuang Shin Lin, David Tsai, Kwong Allen Yeung và Jing Li Zhang đã bị nhân viên hải quan Mỹ bắt.
Lin đã huyênh hoang với các sỹ quan dấu mặt rằng hắn đã mua trên 25 triệu đô la trang thiết bị kỹ thuật cao cấp cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Andrew K.Ruotolo, công tố viên liên bang thụ lý vụ này, đã phát hiện Zhang và đồng bọn đã có những cuộc tiếp xúc khác nữa ở Masachusettes, Virginia và California để tìm kiếm nguyên vật liệu tương tự.
Trường hợp của Zhang không phải là cá biệt. Trong những năm gần đây, báo chí đã đăng tải nhiều trường hợp tương tự. Ví dụ như từ 2/1983 đến 3/1984, Bernardus J.Smit ở cửa hàng Berkeley thuộc công ty kiểm tra kép (Dual System Control Corp), đã bán ra từ Mỹ qua ngả Hongkong cho Trung Quốc một cách bất hợp pháp 70 máy vi tính vi phạm luật kiểm tra xuất khẩu.
Một trường hợp khác là việc bán ra một cách bất hợp pháp nhiều máy tính điện tử từ Mỹ qua tay một người trung gian Hongkong tên là Hon Kwan Yu với danh nghĩa công ty TNHH Seed. Điều lý thú là cả hai công ty này ở cùng một địa chỉ: Tầng 7, cao ốc Cheung Kong, số 661 đại lộ Vương Tử, mũi Bắc Hongkong.
Việc kiên trì sử dụng Hongkong làm địa điểm chuyển tiếp có ý nghĩa đặc biệt vì ở đây sẽ nhận ra kiểu cách hoạt động. Ví dụ như tháng 3/1992, phòng Thương mại Mỹ có một danh sách lên tới 33 công ty ở Hongkong bị khước từ việc xuất khẩu tối thiểu chuyển nhượng bất hợp pháp công nghệ cao cấp cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Việc phòng thương mại tiến hành kiểm tra các đơn hàng bị khước từ đã chứng thực rằng thường có hai hoặc nhiều công ty ở Hongkong có cùng một địa chỉ. Việc này cho thấy có vẻ nhiều công ty cùng có một tên gọi và có thể được dùng làm vỏ bọc cho các hoạt động tình báo.
Đặc điểm của các hoạt động tình báo kỹ thuật của Bộ An ninh quốc gia là các điệp viên được tuyển dụng thường được giữ chữ tín với các bạn hàng Mỹ với mục tiêu cuối cùng là phải có được sản phẩm cần có. Qua đó, người ta có thể quy hoạch cho hoặc là có khả năng hoạt động của tình báo Trung Quốc còn yếu kém ở Hongkong, người Trung Quốc quan niệm rằng mọi thứ trên đời có thể đem ra mua bán giao dịch được.
Trên thực tế, sau khi xem xét kỹ những trường hợp này đã để lại ấn tượng đậm nét là các thương gia Trung Quốc coi việc chuyển nhượng bất hợp pháp công nghệ cao này không phải mà một tội lỗi mà chỉ là một dịch vụ kinh doanh đơn thuần. Những khoản tiền phạt nhẹ và thời gian ngồi tù do các tòa án Mỹ phán quyết cho thái độ này.
Trong những trường hợp khi hoạt động được tiến hành bằng phương thức bí mật đích thực thì tờ khai ở phòng thương mại sẽ có những chỉ dẫn về ý đồ cho việc tìm kiếm công nghệ một cách bất hợp pháp, một số tờ khớp với phương pháp hoạt động của Bộ An ninh quốc gia.
1. Khách hàng hoặc người đại lý mua hàng hết sức miễn cưỡng, không muốn đề cập đến mục đích sử dụng sản phẩm.
2. Khi tới thời hạn thanh toán, người mua đề nghị được trả bằng tiền mặt cho mặt hàng đắt giá nhất.
3. Khách hàng thường khước từ những dịch vụ thường cần tới lắp ráp, đào tạo cán bộ hoặc bảo hành.
4. Trên vận đơn của hãng tàu vận tải hàng hóa thường được ghi như là sản phẩm của nơi đưa tới.
5. Khi bị vặn hỏi, người mua thường sẽ lảng tránh, nhất là khi bị hỏi liệu hàng mua về này có đem tái xuất khẩu hay không?
Trong quá trình tìm kiếm, kỹ thuật cao luôn là một ưu tiên hàng đầu của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, song nó không phải là mục tiêu duy nhất trong hoạt động bí mật của Bộ An ninh quốc gia ở nước ngoài. Bộ này đã hết sức quan tâm tới việc thâm nhập vào các cơ quan của chính phru Mỹ và các tổ chức bất đồng chính kiến của người Hoa.
Có lẽ trường hợp ồn ào nhất và tai tiếng nhất mà tình báo Trung Quốc nhằm vào Hoa Kỳ là trường hợp của Larry Wu - tai Chin (Jin Wudai) - một cựu chuyên gia phân tích tin tình báo của CIA.
Chin đã làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ từ năm 1944 đến năm 1981. Hơn ba mươi năm đó, ông ta là chuyên gia về Hoa ngữ và phân tích tin cho CIA. Đến tháng 11 năm 1985, Chin đã bị truy tố về 6 vụ gián điệp và 11 khoản trốn lậu thuế thu nhập. Cơ quan tình báo Trung Quốc đã tuyển mộ Chin năm 1944 khi ông ta đang làm việc cho Phòng liên lạc của quân đội Mỹ ở Fuzhou Trung Quốc.
Từ năm 1945 đến năm 1952, ông làm phiên dịch cho lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thượng Hải và Hongkong và thông dịch viên cho quân đội Mỹ ở Triều Tiên trong công việc khai thác tù binh. Sau 1952, ông được điều về Cục phát thanh đối ngoại của CIA ở Okinawa (từ 1952 - 1961), Santa Rosa, California (từ 1961 - 1971) và Rosslyn, Virginia (từ 1971 - 1981).
Trong quá trình gần 40 năm hoạt động gián điệp, Chin đã cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hàng loạt tin tức về nhu cầu tình báo của Mỹ và những chính sách đối ngoại trực tiếp liên quan đến Trung Quốc, cũng như tiểu sử của ít nhất là một cộng tác của CIA, ông Victoria Loo.
Trong một ví dụ đặc biệt, Chin thú nhận là đã chuyển cho Bắc Kinh một văn kiện cơ mật vào tháng 10 năm 1970 xác định mong muốn của Tổng thống Nixon kiến lập quan hệ với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Do đó các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã biết rõ những mục tiêu, những ý định của Nixon trước lúc bước vào các cuộc thương lượng ngoại giao.
Việc này đã giúp cho Trung Quốc thay đổi các chính sách đối nội và đối ngoại của mình (như hạ bớt cường độ chống Mỹ, thay đổi giọng điệu của báo chí) nhằm gặt hái lấy những lợi ích chính trị to lớn.
Là một nhà phân tích tin đối ngoại của CIA và là một người nói thạo tiếng Trung Quốc, Chin có khả năng truyền đi những tin tức kể trên như là chuyển những bản tin tình báo về Trung Quốc và Đông Á, những bản tiểu sử và sự nhận định, đánh giá của những nhân viên CIA đồng sự và những tên gọi, cũng như đặc điểm nhận biết của một cơ quan, một sở, một hãng làm vỏ bọc cho điệp viên.
Chin cũng ở vào một vị trí thuận lợi để cung cấp những nguồn tin về các điệp viên được tuyển mộ ở Trung Quốc. Vì những nguyên tắc ngăn cách bảo mật của CIA khiến Chin không thể biết chắc tên gọi, đặc điểm của các cơ quan ngụy trang và điệp viên đó. Tuy nhiên, Chin có thể dựa vào những nguồn tin mà họ cũng cấp để suy ra địa chỉ, chủ nhân và mức độ đánh giá của sự kiện, sự vật này. Tiếp đó, cơ quan phản gián và bảo vệ nội bộ Trung Quốc sẽ xác minh lại bằng cách biệt phái người của họ tới Mỹ để khẳng định lại sự việc. Mỗi khi điệp viên bị phía Trung Quốc phát giác và thường là bị bắt hoặc mớm những tin giả để những người này chuyển về cho CIA.
Những giả thiết tương đối chắc chắn về các hoạt động tình báo của Mỹ có được xây dựng trên cơ sở những kết quả hoạt động của Chin, cộng với nguồn tin thu được và chuyển về Trung Quốc.
1- Bộ An ninh quốc gia có thể quyết định được những phân tích, đánh giá của tình báo Mỹ chính xác đến mức nào về hoạt động tình báo, về cơ sở của nền chính trị, kinh tế, quân sự của Trung Quốc.
2- Bắc Kinh rất quan tâm thu lượm các nguồn tin về hệ thống truyền thông an ninh của Hoa Kỳ. Điều này đã được chứng thực bằng một phản ứng thuận lợi rằng Chin đã xác nhận với Bộ An ninh quốc gia rằng ông ta có một hợp đồng làm việc tại Cơ quan an ninh quốc gia và đã viết một bản tóm tắt cho cuốn sách có tên là “Lâu đài hư ảo”.
Những bí mật về tình báo Trung Hoa (Kỳ 3)
3- Số lượng các hoạt vụ của hai cơ quan tình báo và phản gián Mỹ đã được dàn xếp thỏa thuận.
4- Những người làm thuê cho CIA luôn nằm trong mục tiêu tuyển dụng của các cơ quan tình báo Trung Quốc.
5- Trước năm 1981, những cố gắng của tình báo Mỹ và đồng minh của họ đã không mấy thành công trong các hoạt động thâm nhập vào cấp cao của Bộ Công an hoặc Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc để có thể phát hiện ra những hoạt động của Chin.
Các hoạt động thâm nhập rất có hiệu quả của các cơ quan gián điệp Trung Quốc là điều rất khó hiểu đối với các tổ chức tình báo nước ngoài bao gồm cả cơ quan tình báo của Liên Xô trước đây. Từ thập niên 70 đến giữa thập niên 80, Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô (KGB) đã bị mất nhiều địa điểm hoạt động ở nước ngoài (những trạm cố định làm căn cứ hoạt động) để tuyển dụng một vài điệp viên ít ỏi nằm trong nội bộ các tổ chức tình báo và chính trị Trung Quốc. Những thất bại này thường được giải thích rằng các hoạt động phản gián và bảo vệ nội bộ của Trung Quốc rất có hiệu quả.
Vì chế độ cảnh sát tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quá ư hà khắc và vì hệ thống giám sát ngặt nghèo của những viên chức thuộc các cơ quan đặc biệt đối với dân chúng trong nước cũng như người sống và làm việc tại các cơ quan đặt ở nước ngoài làm cho hầu hết dân chúng Trung Quốc phải sống cuộc sống khổ hạnh để tránh bị trả thù và cũng không đi chệch khỏi những nguyên tắc hành vi đạo đức trước đồng bào của mình.
Những nhận định đánh giá của KGB về hành vi đạo đức của các viên chức Trung Quốc vẫn còn giá trị. Một quy tắc an ninh sơ đẳng mà Bộ An ninh quốc gia đặt cho tất cả các quan chức chính phủ đang làm việc ở nước ngoài là đi lại phải có từ hai người trở lên. Trước khi được cử ra nước ngoài công tác, tất cả mọi người đều phải thông báo về trách nhiệm của họ là phát hiện và khai báo những người không tuân thủ triệt để những quy định về an ninh. Mục đích của chính sách này là giám sát suốt ngày đêm mọi viên chức chính phủ và hạn chế các cơ hội tuyển dụng của tình báo nước ngoài.
Dựa trên những hiểu biết của chúng ta về những quy tắc bảo vệ nội bộ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là sự phân tích nhận định của chúng ta về trường hợp của Chin, chúng ta có thể suy luận ra rằng công tác an ninh đặc nhiệm của các cơ quan tình báo và chính trị của Trung Quốc là rất có hiệu quả. Công tác an ninh đặc nhiệm, giải thích một cách ngắn gọn là việc áp dụng các thủ tục cho mọi loại hoạt động. Các thủ tục này được đặt ra là nhằm ngăn chặn không để kẻ thù hiểu rõ các việc đang làm hoặc nắm được những tin tức tối mật.
Các nguồn tin công khai đã cho rằng các hoạt động gián điệp của Chin bị tiết lộ là do sự phản bội của Yu Zhensan, một trưởng phòng ngoại vụ Bộ An ninh quốc gia gây ra.Vì Chin đã nghỉ hưu và việc giải ngũ đúng hạn định theo các tiêu chuẩn an ninh sẽ không cần phải đưa ra ánh sáng các hoạt động trước đây của ông ta. Hơn nữa, trong một buổi phỏng vấn tháng 11/1995, Chin đã lưu ý Mark R.Johnson, một nhân viên của FBI rằng những tin tức chi tiết cụ thể mà FBI nắm được chỉ có thể đến từ một nguồn cao cấp trong chính phủ Trung Quốc mà thôi. Nhưng các biên bản tòa án đã chỉ ra rằng những cuộc điều tra của FBI và Bộ Tài chính đã được tiến hành vào năm 1982.
Trên thực tế, Cục thuế quan Hoa Kỳ đã ghi lại số khóa nhà của Chin nhân khi khám xét va ly lúc ông này từ Bắc Kinh trở về vào tháng 2 năm 1982. Các thủ tục quá ư tỉ mỉ này được coi như là “cuộc khám xét hải quan triệt để” sẽ không cần đến nếu như không có ai đó bị hiềm nghi và nằm trong danh sách điều tra hình sự được ghi trong máy điện toán tại sân bay của Cục hải quan. FBI đã tiến hành mấy lần kiểm tra nhận diện Chin tại hải quan năm 1981. Cho nên hoặc là Yu Zhensan được Mỹ tuyển mộ làm một điệp viên kiểm tra trước năm 1982 hoặc là Mỹ hay một chính phủ đồng minh nào đó của Mỹ đã có điệp viên cao cấp khác năm trong cơ quan tình báo Trung Quốc. Vì lý do an ninh nên chỉ có rất ít nhân viên tình báo cao cấp được biết về Chin không khác gì Yu được Mỹ tuyển mộ năm 1981 vậy.
Khi phân tích kỹ hơn trường hợp của Chin, người ta thấy được những kỹ xảo thông dụng trong hoạt động gián điệp của Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc. 
 Nhu cầu tin tức của Trung Quốc về Hoa Kỳ. Dựa trên những tiêu chuẩn văn kiện, tư liệu thu thập được và chắc chắn hoặc có khả năng đã gửi về Bắc Kinh cho thấy những mục tiêu chủ yếu trong hoạt động này như sau:
1. Các nguồn tin về chính sách ngoại giao, chính trị và kinh tế đối với Trung Quốc.
2. Sự hiểu biết về các hoạt động tình báo ở nước ngoài được chỉ đạo tại Trung Quốc.
3. Những tin tức về nhu cầu nắm bắt tình hình Trung Quốc của Hoa Kỳ.
4. Tiểu sử của các viên sĩ quan tình báo Mỹ.
5. Những chi tiết về khả năng thông tin an toàn.
Khi phân tích kỹ hơn trường hợp của Chin, người ta thấy được những kỹ xảo thông dụng trong hoạt động gián điệp của Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc. Ví dụ, Chin đã gửi những tin tức, tài liệu mật về Trung Quốc khi ông ta qua Canada và Hongkong. Đây chính là phương pháp trong đó có một điệp viên hoặc một cán bộ hoạt động bất hợp pháp chuyển tin tức tình báo và nhận chỉ thị qua nước thứ 3, có nghĩa là một hoạt động đã diễn ra ở nước thứ 3 hoặc là một mạng lưới hoạt động gián điệp ở bên ngoài. Thực ra mạng lưới này thường hoạt động tại chính quốc gia mục tiêu. Song trường hợp này, viên sĩ quan tình báo đã chuyển chỗ tạm trú và các hoạt động của mình tới nước thứ 3 để có được mức độ an ninh cao cho mình. Thường thì điệp viên này chỉ lui tới nước thứ 3 trong một thời gian ngắn ngủi để che mắt cơ quan phản gián nước mục tiêu không phát hiện ra hoạt động gián điệp của mình. Chin thường chỉ gặp người hẹn - ngài Li - của mình trong cửa hàng ở Toronto bình quân 5 phút mỗi lần. Dấu vết công khai duy nhất của phương thức hoạt động tình báo qua nước thứ ba là các lần đi lại này thường được giải thích là đi nghỉ.
Việc chuyển tài liệu mật và nhận chỉ thị là các hoạt động nghiệp vụ hàng ngày của Chin lại thường diễn ra ở những nước khác hơn là tại Trung Quốc đại lục. Tối thiểu đã có 6 trường hợp chin đã chuyển những cuốn phim chưa tráng cho Bộ An ninh quốc gia của ông ta trong cùng một cửa hàng ở Toronto. Trong những lần khác, ông dựa vào các sĩ quan Trung Quốc tại Hongkong. Trong thông tin liên lạc bí mật, Bộ An ninh quốc gia thích dùng các cộng tác viên hơn là các hộp thư chết.
Khi có được cái gì đó cần gửi về, Chin trước hết phải gửi thư cho một hộp thư ở một trong ba nơi là Quảng Châu, Quảng Đông hoặc Hongkong. Lá thư bí mật báo trước ông ta sẽ tới một nước thứ ba khi nào và ở đâu. Phương thức hoạt động gián điệp kiểu này thường không cho phép chuyển tài liệu một cách nhanh chóng, nhưng lại an toàn hoàn thiện hơn so với chuyển thẳng mục tiêu từ trong nước đi. Tuy nhiên, trong trường hợp văn kiện phản ánh chính sách của Nixon thì Chin lại có cách chuyển nhanh tin tức trong trường hợp khẩn cấp. Hơn nữa, việc dùng kỹ thuật kiểm tra qua nước thứ ba gợi ý cho thấy các cơ quan tình báo Trung Quốc đã biết rõ khả năng nghề nghiệp của các lực lượng phản gián Mỹ.
Việc các hoạt động được kiểm tra từ nước thứ ba là một nhân tố cơ bản của phương thức hoạt động gián điệp của Trung Quốc. Từ những năm 1950 cho tới nay, các cơ quan tình báo kế tiếp nhau của Trung Quốc đã chỉ đạo các hoạt động ngụy trang chống Hoa Kỳ từ các bàn đạp ở Anh và các nước châu Âu khác. Một phần của các kế hoạch hoạt động ngụy trang là công việc một số người Mỹ và châu Âu đã cộng tác với các cơ quan an ninh Trung Quốc để gây ảnh hưởng tới công luận Mỹ. Trong gần ba thập kỷ qua, nhiều tài liệu tuyên truyền đã từ nhà xuất bản Ngoại văn Bắc Kinh, Hiệu sách quốc tế, qua trạm bưu điện số 88 ở Bắc Kinh gửi sang Anh, Mỹ qua tay các điệp viên được tuyển mộ ở nhiều thành phố châu Âu.
Các hoạt động này đã diễn ra đặc biệt tích cực thời gian có cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong các chiến dịch tuyên truyền rộng lớn, nhiều người Mỹ đã hoạt động như những điệp viên Trung Quốc thực thụ trong việc tổ chức ra không biết bao nhiêu cuộc biểu tình rầm rộ, các cuộc học sinh, sinh viên ngồi lì trong các khuôn viên để chống chiến tranh trên khắp nước Mỹ. Theo yêu cầu của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, cơ quan tình báo Trung Quốc đã tuyển mộ được một số nhà bác học, các giáo sư và sinh viên trong các hoạt động nhằm ngăn chặn Hoa Kỳ can thiệp vào Đông Nam Á. Nhiều lãnh tụ của các nhóm này đã thảo luận về các chiến lược hoạt động tại các cuộc họp thường kì ở Bắc Kinh.
Đã có những kiến nghị về việc ghi những tiết mục vào đĩa và gửi sang Bắc và Nam Việt Nam. Tại Nam Việt Nam, các đĩa này có thể đem phát thanh lại cho lính Mỹ nghe. Những đề nghị khác là việc viết thư, truyền đơn và gửi sang Mỹ qua nhiều con đường. Họ muốn thu hút ngày càng nhiều giáo sư và sinh viên vào những mắt xích này càng tốt. Người Trung Quốc đã hình dung ra rằng những gì đã xảy ra sẽ được tiếp tục trong các khuôn viên. Những người cộng sản Trung Quốc đang chứng kiến cuộc chiến đang trên đà tàn lụi vì có phong trào phản chiến như thế này đang đang cao ở Mỹ.
Những bí mật về tình báo Trung Hoa (Kỳ 4)
Hơn nữa, để kiến tạo các hoạt vụ ngụy trang, các cơ quan tình báo Trung Quốc rất tích cực thu thập các nguồn tin công khai từ Mỹ qua các cá nhân hoặc bưu phẩm tại châu Âu. Trước khi Trung Quốc kiến lập quan hệ ngoại giao với Mỹ và chính sách mở cửa đối với phương Tây, tình báo Trung Quốc đã tuyển mộ các điệp viên tại châu Âu để thu thập tài liệu về thương mại, công nghiệp, tình hình các trường đại học, các nhà xuất bản và các Hội khoa học kĩ thuật Mỹ.
Thông thường các nguồn tin này không phải là tin mật, nhưng vì các điều thảo luận ở trên nên các loại sách báo xuất bản từ nguồn công khai và các loại tài liệu về thương mại, về khoa học kĩ thuật đã được các cơ quan tình báo Trung Quốc tiến hành gạn lọc.
Nếu đem so sánh với kỉ nguyên Việt Nam thì các hoạt vụ ngụy trang và những cố gắng thu thập tin tức công khai trong vụ Chin cho thấy những khác biệt lớn lao trong các mục tiêu tình báo. Một mặt nó phơi bày rõ rệt những mưu đồ thâm nhập vào các cơ quan tình báo Hoa Kỳ của Bộ An ninh quốc gia. Mặt khác là những hoạt vụ gián điệp thuyết min cho những mưu đồ đó. Tháng 12 năm 1987, hai nhà ngoại giao Trung Quốc đã bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ vì các hoạt động không tương xứng với thân phận họ. hai người này, gồm có Hoa Desheng, một tùy viên quân sự ở Washington và Zhang Weichu, một nhân viên tòa lãnh sự Trung Quốc ở Chicago đã bị bắt tại một khách sạn ở Washington khi đang mua những tài liệu mật mà họ tin chắc đó là những văn kiện mật của cơ quan an ninh quốc gia, cơ quan này là cơ quan hàng đầu của Hoa Kỳ chuyên tổ chức việc nghe trộm tin tức trên hệ thống thông tin liên lạc của người nước ngoài và tiến hành bảo vệ mạng lưới thông tin về ngoại giao và quốc phòng Mỹ. Hai viên sĩ quan này đã tiếp xúc nhầm với một điệp viên hai mang FBI chứ không phải một nhân viên cơ quan an ninh quốc gia.
Một mưu đồ khác của Bộ An ninh quốc gia định thâm nhập vào cộng đồng tình báo Mỹ đã xảy ra vào tháng 11/1988. Một viên sĩ quan thông tin thuộc Bộ Ngoại giao đã bị thuyên chuyển khỏi nhiệm sở trong sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh sau lần tuyển mộ của Bộ An ninh quốc gia. Những cố gắng này của Bắc Kinh là rất đáng giá bởi vì nếu vụ này mà trót lọt thì đây là chiếc chìa khóa mở tung các cửa phòng thông tin liên lạc ở tất cả các sứ quán Mỹ.
Khái quát lại, qua những hoạt động tuyển dụng này cùng với những gì mà Larry Chin đã làm cho thấy các cơ quan tình báo Trung Quốc đang hoạt động điên cuồng nhằm thâm nhập vào các hệ thống thông tin liên lạc được bảo mật của Mỹ. Những điều này tiêu biểu cho một lĩnh vực nhạy bén nhất (và cũng là lĩnh vực được bảo vệ chặt chẽ nhất) trong các hoạt động ngoại giao, tình báo quân sự. Một điệp viên đơn lẻ ngồi đúng chỗ của mình trong cơ quan thông tin đối ngoại có thể cung cấp những nguồn tin cần thiết cho việc giải mã hàng triệu mật thư.
Những vụ này cũng chỉ ra xu thế hoạt động tình báo của Trung Quốc. Các viên chức làm luật và tình báo Mỹ thường được khuyến dụ rằng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chủ yếu tuyển dụng những người Mỹ gốc Hoa để thu thập tin tình báo và tiêu điểm của các hoạt động này là công nghệ cao.
Song những vụ kể trên đã chứng minh một cách đáng thuyết phục rằng không có quan điểm riêng biệt nào là hoàn toàn đúng. Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm mọi con đường để thâm nhập vào các cơ quan tình báo và hoạch định chính sách Mỹ. Hơn nữa, với số lượng các hoạt vụ tình báo mới được phơi bày gần đây cho thấy tại Hoa Kỳ, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ít ra cũng thu được một số thành tựu trong việc tuyển mộ điệp viên và kiểm soát mạng lưới điệp viên này trong lòng những cơ quan kể trên.


 Những sinh viên Trung Quốc đang ở nước ngoài và những người bất động chính kiến ở Nhật Bản, châu Âu và Hoa Kỳ đã thường xuyên lên tiếng về việc các nhân viên sứ quán và lãnh sự quán Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quấy rối, đe dọa và theo dõi họ.
Một mục tiêu ưu tiên cao khác của Bộ An ninh quốc gia là theo dõi, kiểm soát các nhóm người Hoa bất đồng chính kiến mà phần lớn các nhóm này được thành lập khi xảy ra sự kiện tại Quảng trường Thiên An Môn tháng 6/1989. Những sinh viên Trung Quốc đang ở nước ngoài và những người bất động chính kiến ở Nhật Bản, châu Âu và Hoa Kỳ đã thường xuyên lên tiếng về việc các nhân viên sứ quán và lãnh sự quán Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quấy rối, đe dọa và theo dõi họ. Có những chứng cứ đáng tin nói rằng chính phủ Trung Quốc đã đề xướng một chiến dịch giám sát và quấy rầy ở hai mức độ là công khai và dấu mặt. Về phần mình, Bộ An ninh quốc gia đã tích cực thâm nhập vào các nhóm dân chủ bất đồng chính kiến. Nhiều ủy viên cao cấp của Liên đoàn quốc tế, các học giả và sinh viên Trung Quốc ở Washington đã cho rằng một số lượng lớn các điệp viên của Bộ An ninh quốc gia đã xâm nhập vào trong số các lãnh tụ bất đồng chính kiến sau sự kiện Thiên An Môn.
Những kĩ xảo thâm nhập bí mật vào các tổ chức sinh viên và những người bất động chính kiến của Bộ Anh ninh quốc gia đã bị vạch trần tháng 6 năm 1989 khi một đại biểu tham gia Hội nghị của Liên Minh dân chủ Trung Hoa tổ chức ở California đã công khai tuyên bố rằng ông ta vốn là một điệp viên của Bộ An ninh quốc gia và nay đã cắt đứt quan hệ với cơ quan này. Shao Huaquiamh đã được các sĩ quan cấp tỉnh của Bộ An ninh quốc gia coi như cái giá phải trả cho một chuyến đi nước ngoài. Shao đã được yêu cầu là phải thâm nhập được vào tổ chức của Liên minh và dò tìm các chứng cứ về quan hệ tài chính của Liên minh với Đài Loan.
Các luật sư của phong trào dân chủ tin rằng vẫn còn có điệp viên của Bộ An ninh quốc gia bên trong tổ chức của họ và con số về các vụ phá hoại đã khẳng định giải thuyết này. Ví dụ, các xe buýt chở những thành viên của phong trào dân chủ trên đường từ Boston va New York về Washington tham gia biểu tình đã bị rạch lốp. Danh sách liệt kê thành viên của phong trào đã bị lấy trộm và một số thành viên đã nhận được những bức thư nặc danh (thường gửi kèm một viên đạn AK-47) và những cú điện thoại cảnh cáo. Giống như vụ Saho Huaqiang trình bày thì các hoạt động phá hoại ngầm kiểu này là nằm trong các mục tiêu tình báo mà các điệp viên cấp thấp của Bộ An ninh quốc gia đã tuyển mộ để chuyên trị phong trào của những người bất đồng chính kiến.
Những bí mật về tình báo Trung Hoa (Kỳ 5)
Ở mức độ công khai hơn nữa, đó là việc gia tăng áp lực đối với những người Trung quốc bất đồng chính kiến chủ yếu là thông qua những người trong gia đình của họ đang ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Tại diễn đàn Đại hội các lãnh tụ sinh viên bất đồng chính kiến đã khai báo về việc chính quyền Trung Quốc đã kiểm tra thư từ bưu kiện của họ và công an đã đe dọa người trong gia đình họ như thế nào. Thực chất của những câu chuyện này là giống nhau. Những lá thư sinh viên Trung Quốc từ nước ngoài gửi về đều bị công an bóc xem hoặc thu giữ. Giả dụ nội dung của lá thư nào đó bị coi là có nguy hoại cho đất nước thì người nhà lập tức bị triệu đến và yêu cầu giải thích. Họ bị đe dọa mất việc làm và yêu cầu họ phải bảo sinh viên này thôi không can dự vào các hoạt động chống đối. Sự thật là các gia đình này phải nghe theo chỉ thị của công an chứ không phải Bộ An ninh quốc gia. Điều này cho thấy hai cơ quan này có những giới hạn pháp lí riêng biệt và chúng đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công việc.
Tựa như một tổ chức tế bào của Đảng cộng sản, cơ quan chỉ đạo chính trị pháp luật chịu trách nhiệm phối hợp công cuộc trấn áp các lực lượng bất đồng chính kiến và các hoạt động phản gián khác ở Trung Quốc. Bộ Công an đảm nhận một số trách nhiệm về thanh tra phản gián trên cơ sở các cuộc đấu tranh nội bộ trong giới hạn quan liêu và thực tế nó tiêu biểu cho quyền lực ở cấp thấp. Các cơ quan cấp tỉnh báo cáo sự việc lên hoặc Bộ Công an, Bộ An ninh quốc gia báo cáo đi đâu thì một là phụ thuộc vào diễn biến của sự việc có sự khuyến dụ của cấp Đảng, hai là phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế, quân sự cần tới để giải quyết.
Cùng với việc đe dọa những người trong gia đình là những quấy rầy công khai những người bất đồng chính kiến, bao gồm việc ra hạn visa, cấp hộ chiếu và cắt các khoản học bổng. Với chính phủ, những biện pháp này là cần thiết nếu họ cảm thấy những người bất động chính kiến ở nước ngoài đang uy hiếp họ. Những chiến dịch quấy rầy công khai ở Mỹ là do các cán bộ phòng giáo dục trong sứ quán Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tiến hành đã lộ sự yếu kém trong ý đồ muốn kiểm soát các hoạt động chống đối ở đây. Cán bộ sứ quán thường hay dò hỏi sinh viên về tình hình của phong trào dân chủ và khi họ đã xác định ai là lãnh tụ, họ liền cắt đứt các trợ giúp về kinh tế, không cho gia hạn visa và cảnh cáo trong tương lai sẽ không có việc làm và tức thời việc ra vào sứ quán để giải quyết các thủ tục về tiền nong và giao thông đi về sẽ bị khó khăn, đôi khi còn bị đe dọa nữa. Những hành vi và thủ đoạn kiểu này của các cán bộ sứ quán Trung Quốc cũng đã thường được kể đến ở Nhật Bản, ở Úc và ở khắp châu Âu.
Tháng 5/1990, Xu Lin, Bí thư thứ ba thuộc phòng giáo dục trong tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington đã đào thoát sang nước chủ nhà Hoa Kỳ đã dẫn ra những điều hãi hùng phải chịu đựng trong tù về chuyện xin tị nạn. Xu đã khước từ không tham gia vào cái mà ông mô tả là chiến dịch quấy rối của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và không chịu gửi cho các viên sĩ quan Bộ An ninh quốc gia được biên chế trong sứ quán những tờ khai báo để những người này tiến hành xác định những ai là người chống đối, là bất đồng chính kiến và hoạt động của họ ra sao. Chắc chắn những lá thư dấu tên là biện pháp thiếu tinh vi, khôn khéo trong khâu liên lạc bí mật giữa các điệp viên với sĩ quan chỉ huy. Trong lời khai trước Đại hội, Xu đã mô tả vai trò của phòng giáo dục trong việc kiểm soát và săn lùng các hoạt động của những người dân chủ chống đối là có khác biệt với các hoạt động hiện hành của Bộ An ninh quốc gia.
Phòng giáo dục duy trì thường xuyên áp lực đe dọa, uy hiếp đối với những sinh viên còn tiếp tục dính líu vào phong trào đòi dân chủ và lập ra hàng loạt hồ sơ theo dõi các lãnh tụ sinh viên, các hoạt động đòi dân chủ cũng như những sinh viên đã rời bỏ Đảng cộng sản. Những tin tức thu thập được về họ lập tức gửi về Trung Quốc qua những người mang thư ngoại giao hoặc thư bí mật. Phòng giáo dục cũng can thiệp vào các hoạt động và bầu bán của các Hiệp hội học giả và sinh viên Trung Quốc, cố gắng khôi phục hoặc thành lập các chi bộ Đảng cộng sản ở đây. Trong khi Chính phủ tìm cách cài những sinh viên “chuyên nghiệp” vào đây để kiểm tra, theo dõi các hoạt động của sinh viên, mặt khác Chính phủ cũng chiêu mộ các sinh viên thân Chính phủ để họ thu thập tin tức cần thiết.
Xu đã tiết lộ rằng vì một trong những nhiệm vụ cơ bản của mỗi nhân viên sứ quán là phải gây sức ép buộc các sinh viên không được ủng hộ việc loại trừ Trung Quốc ra khỏi danh sách hưởng chế độ tối huệ quốc trong buôn bán hiện nay. Ông cho biết “nhiệm vụ thường ngày” của những người này là phải đàn áp không cho sinh viên phát hành các tuyên bố và các bài báo đòi hỏi dân chủ hoặc tham gia biểu tình. Những phương pháp uy hiếp thường đi đôi với đe dọa:
1. Mất việc làm và không có bất kì triển vọng gì trong tương lai.
2. Sự trả thù người nhà vẫn còn ở Trung Quốc.
Khi đào thoát, Xu đã mang theo những văn kiện làm bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã chỉ thị cho các phòng giáo dục tại các sứ quán phải tiến hành uy hiếp một cách hệ thống những sinh viên bất đồng chính kiến và phá hoại các hoạt động của họ. Theo một trong những văn kiện mà Xu đã cung cấp thì Ủy ban Giáo dục nhà nước Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp cố vấn luật sư vào tháng 3/1990. Trong cuộc họp này, các cán bộ của Bộ Công an Trung Quốc và Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc đã phân tích, trình bày với các nhà giáo dục về các nhóm chống đối như mặt trận dân chủ Trung Hoa, Liên minh vì một nền dân chủ Trung Hoa, cơ cấu tổ chức ra sao, hoạt động thế nào… Kết quả là sau Hội nghị hoạch định các đối sách này mà các sứ quán Trung Quốc ở Mỹ và Canada đã tăng cường kiểm soát các lực lượng chống đối trong giới sinh viên và học giả theo chỉ thị từ trong nước gửi sang.
Trong chương trình nghị sự của chusngt a thì công việc hàng đầu cần làm là kiểm tra, soát xét lại các tổ chức Đảng, thứ hai là phải kiểm soát chặt chẽ Hiệp hội sinh viên và học giả Trung Hoa. Chúng ta sẽ không đưa ra những yêu cầu quá cao và quá cấp bách, chúng ta nên làm việc như kiểu các tổ chức bí mật, phải tìm ra được vài ba người đáng tin tưởng ở mỗi trường học và dựng lên một chi bộ Đảng. Một số Đảng viên nòng cốt có thể ở lại nước ngoài để hoạt động.
Xu Lin nói rằng “lực lượng tình báo có mặt trong các sứ quán cũng hùng hổ, điên cuồng công kích sinh viên Trung Quốc”. Song vai trò thu thập tin tức bí mật và tiến hành các hoạt động ngụy trang của Bộ An ninh quốc gia có những khác biệt so với hoạt động tình báo của phòng giáo dục. Tuy nhiên, những nhân viên ngoại giao trong các phòng giáo dục vẫn luôn là những hạt nhân quý giá trong các hoạt động tình báo chống lại những sinh viên Trung Quốc bất đồng chính kiến ở hải ngoại.
Trong những văn kiện tài liệu về chính sách của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Xu Lin cung cấp hàm chứa những lượng thông tin lớn về các hoạt động của phong trào dân chủ. Các cơ quan hoạch định chính sách đã gửi cho các cán bộ sứ quán những tài liệu hướng dẫn và phân tích tình hình cho thấy các cán bộ của Bộ An ninh quốc gia đã hoạt động rất có hiệu quả trong việc thâm nhập vào tổ chức nội bộ của các nhóm chống đối, bất đồng chính kiến và moi được vô số những tin tức có giá trị về các hoạt động của nhóm này. Ví dụ, những văn kiện này đã chia các hoạt động đòi dân chủ ra thành 5 loại khác nhau. Mỗi loại thường dựa trên cơ sở những cảm thụ cá nhân đối với chính phủ Trung Quốc, phản ánh mức độ can dự của anh đó, chị đó vào phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ. Các loại này như sau:
A. Loại một: Đây là những người giác ngộ chính trị cao, cso hiểu biết chính xác các hoạt động chống chính phủ… Theo nhu cầu của chúng ta, một số trong loại những người này, nên tiếp tục lưu lại ở nước ngoài để nghiên cứu hoặc làm việc nhằm phát huy đầy đủ vai trò chính trị cũng như khả năng tổ chức và đoàn kết thống nhất của họ trong các lực lượng sinh viên và học giả ở hải ngoại.
B. Loại hai: Đây là những người có tinh thần yêu nước, đặt hy vọng vào một tổ quốc xã hội chủ nghĩa giàu mạnh. Song trong một tương lai gần, họp sẽ không hoàn toàn tán thành các đường lối, chính sách của chính phủ. Tuy nhiên, trong một viễn cảnh chính trị nhất định, những người này sẽ không chống lại chính quyền của chúng ta..
C. Loại ba: Đây là những người chịu ảnh hưởng tư tưởng của phương Tây khá sâu, có quan điểm bất đồng với đường lối chính sách của chúng ta. Họ không có kế hoạch về nước phục vụ Tổ quốc, song họ vẫn chưa thuộc về những nhóm người đang tích cực hoạt động chống chính phủ…
D. Loại bốn: Đây là những người đang tham gia tích cực của các phong trào chống chính phủ, chúng ta phải phê bình, giáo dục và nếu cần phải đấu tranh có tình, có lí, chống lại họ và có những chính sách xỏa bỏ phong trào đang liên kết họ với nhau…
E. Loại năm: Đây là những phần tử phản động nòng cốt, đang tích cực tổ chức và triển khai các kế hoạch chống chính phủ. Chúng nằm trong mục tiêu mà chúng ta phải vạch trần tiến công và xóa sổ…
Văn kiện này đã ước lượng rằng toàn bộ các sinh viên và học giả Trung Quốc đang ở nước ngoài thuộc loại một chiếm dưới 5%. Thuộc loại bốn có khoảng 10% vầ thuộc loại năm có khoảng 100 người. Ngoài ra, văn kiện còn liệt kê họ tên một số lãnh tụ của phong trào đòi dân chủ. Sẽ là có lí khi nghĩ rằng Ban lãnh đạo Trung Quốc chỉ khi có đầy đủ trong tay những tin tức chính xác về cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động của các nhóm bất đồng chính kiến Trung Quốc ở nước ngoài mới có khả năng lâp ra một bảng phân tích chia nhóm như thế này. Những văn kiện này (cộng với bản chứng thực của Xu Lin) đã khẳng định những điều mà báo chí đăng tải về việc tình báo Trung Quốc chống lại các phần tử tích cực trong phong trào đòi dân chủ là đúng sự thật. Tóm lại, những chứng cứ này đã chỉ ra rằng chính phủ Trung Quốc đang tích cực khai thác các cơ quan tình báo, các sứ quán của mình để tiến hành các hoạt động quấy rối, đe dọa, kiểm soát và đập nát các nhóm bất đồng chính kiến ở nước ngoài cũng như thu thập các tin tức liên quan tới chúng.
Qua các cuộc phỏng vấn một số nhân vật bất đồng chính kiến đấu tranh cho dân chủ cũng như một số cựu cán bộ ngoại giao đã đào thoát đều xác nhận Zhao Xixin, Li Jingchun và Ni Mengxiong là ba cán bộ thuộc sứ quán Trung Quốc tại Washington chịu trách nhiệm về chiến dịch quấy rối các lực lượng chống đối. Ngài công sứ Zhao Xixin được biết là một sĩ quan của Bộ An ninh quốc gia, tổ trưởng tổ tình báo tại Mỹ. Tổng lãnh sự Li Jingchun thuộc biên chế của phòng giáo dục có nhiệm vụ hỗ trợ, phối hợp các hoạt động tình báo, theo dõi tình hình sinh viên và tiến hành các hoạt động gây rối chống lại những người bất đồng chính kiến. Yu Zhaoji, Bí thư thứ nhất, chịu trách nhiệm thu tin theo yêu cầu của phòng giáo dục. Ngoài ra, Xu Lin còn tin rằng các Bí thư thứ nhất Wang Zu Rong và Xia Yingi có vai trò nổi bật trong quá trình điều tra, theo dõi cũng như uy hiếp, đe dọa các sinh viên chống đối. Wang đã hoạt động hết sức tích cực tại Học viện Maryland. Song từ năm 1991, vai trò của ông ta bị sa sút nghiêm trọng sau khi một số sinh viên của trường này đã ghi âm được những cú điện thoại đe dọa của ông. Hội sinh viên Trung Quốc trong học viện trong một cuộc họp đã biểu quyết chấm dứt mọi sự tiếp xúc giữa các hội viên với Wang.
Wang Weiji, một viên chức khác của phòng giáo dục cũng rất tích cực đánh phá những sinh viên chống đối. Nhưng sau đó, Wang đã đào thoát sang Mỹ. Song việc đào thoát của ông ta có vẻ như có vấn đề gì đó đáng được suy nghĩ. Khi còn công tác trong sứ quán, Wang đã có lần tiết lộ với các đồng sự thân cận rằng ông ta là một sĩ quan an ninh. Ông ta đã chu du một mình khắp nước Mỹ, cái đặc quyền mà chỉ có cán bộ tình báo an ninh mới có được và ông ta lại thường xuyên chi tiêu vượt qua tiêu chuẩn công tác phí và đã gây ra những chuyện rắc rối về quản lý tài chính khi phòng giáo dục đã yêu cầu Bộ An ninh quốc gia trợ giúp để trang trải những khoản chi tiêu vượt trội. Vụ đào tẩu của Wang có thể coi là một đòn đánh vào Bộ An ninh quốc gia đang tìm kiếm cách thu thập tin tức về phương thức hoạt động của ngành phản gián Mỹ. Chính phủ Hoa Kỳ đã cắt đứt mọi quan hệ qua lại với Wang. Vợ Wang sau đó quay về Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, còn Wang hiện đang làm việc trong một hiệu ăn Trung Quốc ở Washington.
Nhiều hoạt động của các cán bộ sứ quán và sự chỉ đạo khá chu đáo, tinh vi của cấp trên cho thấy mục tiêu nổi bật của Ban lãnh đạo ở Bắc Kinh là chống lại mọi thay đổi về chính trị. Những nhu cầu đề kháng này đòi hỏi phải sử dụng toàn bộ cơ cấu tổ chức của Chính phủ để tiến hành kiểm soát chặt chẽ lực lượng chống đối ở hải ngoại. Xét cho cùng thì những đòi hỏi về tin tức đi liền với các chiến dịch quân sự trấn áp dân chúng ở Tây Tạng (1986-1987), Bắc Kinh (1989) và Tân Cương (1990) khiến người ta đi đến kết luận rằng, trong một tương lai gần cận, Trung Quốc sẽ dành một tỷ lệ đáng kể các nguồn lực tình báo cho việc đối phó với những lực lượng chống đối trong nước.

P.V (tổng hợp)
http://petrotimes.vn/news/vn/su-that-trung-hoa/nhung-bi-mat-ve-tinh-bao-trung-hoa-ky-4.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét