Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Báo Mỹ: TQ mua 6 tiểu đoàn S-400 của Nga để đối phó Nhật Bản, Việt Nam

Trung Quốc trước tiên sẽ triển khai hệ thống tên lửa S-400 nhằm vào Đài Loan, tiếp theo là nhằm vào Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, tầm bắn xa nhất là 400 km.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 26 tháng 1 dẫn trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 25 tháng 1 đăng bài viết "Trung Quốc nhận được hệ thống tên lửa Nga" cho rằng, Nga gần đây tiết lộ, đã đồng ý bán 6 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-400 mới cho Trung Quốc.
Mỗi tiểu đoàn tên lửa sẽ tiêu tốn 500 triệu USD, bao gồm chi phí huấn luyện cùng với linh kiện/phụ tùng và tên lửa bổ sung. Mỗi tiểu đoàn tên lửa S-400 có 8 thiết bị bắn, mỗi thiết bị bắn lắp 2 quả tên lửa, cộng thêm 1 trung tâm điều khiển, 1 bộ radar và 16 quả tên lửa sẵn sàng bắn, tất cả trang bị đều là kiểu cơ động.
Năm 2010, Nga đã triển khai tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 đầu tiên ở thủ đô Moscow. Tên lửa phòng không S-400 tương tự hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ, đặc biệt cân nhắc đến ứng phó với công nghệ gây nhiễu điện tử có thể có hoặc đang phát triển của Mỹ.
Ngoài ra, loại tên lửa này có thể tích lớn, tầm bắn xa hơn, chi phí chế tạo cũng rất đắt đỏ. Nga vào năm 2011 bắt đầu tìm kiếm xuất khẩu, tiêu thụ. Tên lửa S-400 nặng 1,8 tấn, dài 8,4 m, đường kính khoảng 50 cm.
Tầm bắn của loại tên lửa này là 400 km, có thể bắn trúng mục tiêu cao 10.000 m. Đầu đạn tên lửa nặng 145,5 kg. Phạm vi quét của radar tìm kiếm mục tiêu là 700 km. Tuổi thọ sử dụng của hệ thống tên lửa S-400 là 15 năm, sau đó cần tiến hành tu sửa.
Hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 Nga
Tầm bắn của tên lửa S-400 gấp hơn 2 lần so với tên lửa Patriot của Mỹ, trọng lượng cũng gấp đôi của Mỹ, nghe nói có thể dò tìm máy bay tàng hình. Hệ thống tên lửa S-400 còn có năng lực phòng thủ tên lửa, nhưng giới hạn ở đánh chặn những tên lửa đạn đạo có tầm bắn khá ngắn (3.500 km) cách 60 km so với thiết bị bắn tên lửa S-400 (cự ly bắn). Điều này có nghĩa là, nó có thể đánh chặn tên lửa bay tới với tốc độ 5.000 m/giây.
Hệ thống tên lửa S-400 trên thực tế có hai loại tên lửa, trong đó một loại thể tích khá nhỏ, tầm bắn khá ngắn (120 km). Giống như hệ thống tên lửa S-300, mỗi thiết bị bắn tên lửa S-400 sẽ triển khai 4 quả tên lửa loại này. Tên lửa có thể tích khá lớn trên thực tế cũng có 2 loại, một loại có tầm bắn 250 km, một loại khác chi phí chế tạo đắt đỏ, có tầm bắn 400 km.
Tên lửa S-400 chưa trải qua chiến đấu thực tế, nhưng cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, các cuộc thử nghiệm của hệ thống tên lửa này cho thấy, nó là một loại vũ khí phòng không mạnh.
Quân đội Nga có kế hoạch trước năm 2015 mua tới 200 thiết bị bắn tên lửa S-400 (mỗi thiết bị bắn trang bị 2 - 4 quả tên lửa), và từng bước đào thảo hệ thống tên lửa kiểu cũ S-300 và S-200. Điều này có nghĩa là, đến năm 2017 Nga sẽ triển khai ít nhất 18 tiểu đoàn tên lửa S-400, đến năm 2020 sẽ triển khai 56 tiểu đoàn tên lửa (hoặc 28 tiểu đoàn tên lửa lớn, mỗi tiểu đoàn tên lửa lớn có 2 tiểu đoàn tên lửa nhỏ).
Trung Quốc có kế hoạch triển khai tiểu đoàn tên lửa S-400 đầu tiên đối diện với Đài Loan. Tiếp theo, tiểu đoàn tên lửa này có thể bao trùm toàn bộ không phận Đài Loan. Trung Quốc sẽ triển khai tiểu đoàn tên lửa đối phó với Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 hiện có của Lực lượng phòng không Trung Quốc, mua của Nga

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Bao-My-TQ-mua-6-tieu-doan-S400-cua-Nga-de-doi-pho-Nhat-Ban-Viet-Nam-post155129.g
d

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét