Không chỉ là quốc gia tích cực nhất trong cuộc chiến tranh mạng, Mỹ chính là quốc gia khơi mào cho cuộc chiến này sau hàng loạt chương trình tấn công do thám mạng các quốc gia khác, không chỉ Châu Âu mà trên toàn thế giới. Siêu vũ khí mạng Stuxnet của Mỹ đến nay vẫn được tin là siêu vũ khí mạng đầu tiên, được thiết kế cho mục đích giám sát và phá hủy chương trình hạt nhân của Iran. Chúng ta hãy xem quốc gia này đã chuẩn bị như thế nào cho cuộc chiến không tiếng súng này.
Kỳ 1: MỸ
Ban hành chính sách, văn bản về chiến tranh mạng
Trên cơ sở nhận định “Mối lo an ninh lớn nhất của nước Mỹ sau vụ khủng bố 11/9/2001 là chiến tranh mạng”, Mỹ đã ban hành hàng loạt văn bản, sách lược, chiến lược về chiến tranh mạng bao gồm:
- ‘Chiến lược Không gian mạng Quốc tế’ công bố ngày 16/05/2011;
– ‘Chiến lược Quốc gia về An ninh mạng’ công bố ngày 02/2003;
– ‘Lộ trình đảm bảo an ninh mạng cho hệ thống cung cấp năng lượng 2011′ công bố ngày 14/09/2011;
– Chương trình thí điểm ‘Quản lý Rủi ro An ninh mạng cho ngành Công nghiệp Năng lượng’ công bố ngày 01/2012;
– Chương trình ‘NetWars CyberCity’ công bố ngày 27/11/2012, có mục đích đào tạo các chiến binh mạng cho Chính phủ Mỹ trong công tác bảo vệ cơ sở hạ tầng xung yếu quốc gia và chống lại các cuộc tấn công mạng; …
– ‘Chiến lược Quốc gia về An ninh mạng’ công bố ngày 02/2003;
– ‘Lộ trình đảm bảo an ninh mạng cho hệ thống cung cấp năng lượng 2011′ công bố ngày 14/09/2011;
– Chương trình thí điểm ‘Quản lý Rủi ro An ninh mạng cho ngành Công nghiệp Năng lượng’ công bố ngày 01/2012;
– Chương trình ‘NetWars CyberCity’ công bố ngày 27/11/2012, có mục đích đào tạo các chiến binh mạng cho Chính phủ Mỹ trong công tác bảo vệ cơ sở hạ tầng xung yếu quốc gia và chống lại các cuộc tấn công mạng; …
Ngoài ra, danh sách các văn bản nhằm thúc đẩy công tác chuẩn bị cho chiến tranh mạng còn có:
- ‘Sắc lệnh cải thiện an ninh mạng cơ sở hạ tầng xung yếu’ do Tổng thống Mỹ ký vào tháng 4/2013 nhằm tăng cường an ninh và độ tin cậy của các cơ sở hạ tầng xung yếu quốc gia trước các cuộc tấn công của kẻ thù;
– ‘Sửa đổi Luật Ủy quyền Quốc phòng 2012′ trao quyết định phát động tấn công mạng cho Tổng thống và Bộ Quốc phòng;
– ‘Sắc lệnh kiểm soát Internet trong trường hợp xảy ra thảm họa tự nhiên hay tấn công khủng bố’;
– ‘Kế hoạch X’ nhằm dự báo, phát hiện các dấu hiệu xâm nhập mạng, cũng như phát hiện gián điệp và khủng bố hoạt động trong nội bộ các tổ chức quân sự.
– ‘Sửa đổi Luật Ủy quyền Quốc phòng 2012′ trao quyết định phát động tấn công mạng cho Tổng thống và Bộ Quốc phòng;
– ‘Sắc lệnh kiểm soát Internet trong trường hợp xảy ra thảm họa tự nhiên hay tấn công khủng bố’;
– ‘Kế hoạch X’ nhằm dự báo, phát hiện các dấu hiệu xâm nhập mạng, cũng như phát hiện gián điệp và khủng bố hoạt động trong nội bộ các tổ chức quân sự.
Thành lập các đơn vị chuyên trách chiến tranh mạng
- “Bộ Tư lệnh Không gian mạng Mỹ” (U.S. CYBERCOM) thành lập tháng 5/2009 trực thuộc Bộ Tư lệnh đặc trách Chiến lược Mỹ, gồm 1800 thành viên và có kế hoạch tăng lên 6.200 thành viên trước năm 2016, chuyên lên kế hoạch thực hiện các vụ tấn công mạng, hỗ trợ tình báo cho quân đội, có nhiệm vụ chỉ huy các hoạt động và phòng thủ trong không gian mạng, củng cố sức mạnh và hoạt động của Bộ Quốc phòng trong không gian mạng;
- “Bộ Tư lệnh Không gian mạng Quân đội Mỹ” (Army Cyber Command) thành lập ngày 01/10/2010 có nhiệm vụ lập kế hoạch, phối hợp, tiến hành các hoạt động trên không gian mạng và bảo vệ tất cả các mạng quân đội Mỹ, trực thuộc Bộ Tư lệnh Không gian mạng Mỹ;
- “Cục An ninh mạng thuộc Nhà Trắng”, thành lập tháng 05/2009 do đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama ký quyết định, có nhiệm vụ duy trì an ninh mạng cho hệ thống máy tính Mỹ;
- “Lữ đoàn Tình báo Quân sự 780” (780th Military Intelligence Brigade) thành lập tháng 03/2012 có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về tình báo và an ninh hệ thống mạng tại căn cứ quân sự Fort Meade của “Bộ Tư lệnh Không gian mạng Mỹ”;
- “Lực lượng dự bị chiến tranh mạng” được thành lập bởi Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) trong năm 2013, nhằm tăng cường huy động trong tình huống các hệ thống phòng thủ chiến tranh mạng tuyến đầu của Mỹ bị đánh sập. Nhân sự chủ yếu gồm chuyên gia an ninh máy tính từng làm việc trong chính phủ đã nghỉ hưu chuyển sang làm việc cho các công ty tư nhân, sau đó gồm cả các chuyên gia chưa từng làm việc trong các cơ quan chính phủ.
Ngoài ra còn có các “Sở chỉ huy chiến tranh mạng”, “Nhóm kiểm soát dữ liệu đặc biệt”, “Đơn vị công nghệ can thiệp dữ liệu”, “Văn phòng các chiến dịch đặc biệt”,“Nha tình báo tín hiệu”…
Đầu tư
Lầu Năm Góc đã đổ hàng tỉ USD vào Bộ Tư lệnh Không gian mạng Mỹ (USCC).
Trong năm 2013, khoảng 3,9 tỉ USD được đổ vào lĩnh vực chiến tranh mạng. Con số này đã tăng lên 4,7 tỉ USD vào năm 2014 và dự kiến đạt mốc 5,1 tỉ USD trong năm 2015.
Năm 2014, đầu xây dựng trụ sở mới cho Bộ Tư lệnh Không gian mạng với kinh phí lên đến 358 triệu USD. Tổng ngân sách đầu tư cho an ninh mạng của chính phủ Mỹ trong giai đoạn 2010-2015 là 55 tỷ USD.
Bộ Quốc phòng Mỹ chi hơn 5 tỷ USD cho các hoạt động liên quan đến không gian mạng, bao gồm phòng thủ mạng và các hoạt động trong kế hoạch nhằm củng cố các hoạt động mạng.
Tính riêng năm 2014:
– Chi phí đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị mạng: 2,2 triệu USD
– Chi phí cấp cho hoạt động tấn công mạng của Không quân Mỹ: 14 triệu USD
– Chi phí cho hoạt động phòng thủ của Không quân Mỹ: 5,6 triệu USD
– Chi phí cấp cho Trung tâm Tội phạm mạng Bộ Quốc phòng: 288.000 USD
– Nguồn vốn nghiên cứu An ninh mạng của Bộ Quốc phòng: 15,5 triệu USD
– Chi phí cho chương trình mua sắm sáng kiến an ninh mạng của Cơ quan Hệ thống Thông tin Quốc phòng (DISA): 17 triệu USD
– Chi phí cấp cho hoạt động tấn công mạng của Không quân Mỹ: 14 triệu USD
– Chi phí cho hoạt động phòng thủ của Không quân Mỹ: 5,6 triệu USD
– Chi phí cấp cho Trung tâm Tội phạm mạng Bộ Quốc phòng: 288.000 USD
– Nguồn vốn nghiên cứu An ninh mạng của Bộ Quốc phòng: 15,5 triệu USD
– Chi phí cho chương trình mua sắm sáng kiến an ninh mạng của Cơ quan Hệ thống Thông tin Quốc phòng (DISA): 17 triệu USD
Đào tạo nhân lực
Học viên tại các Học viện Quân đội, Không quân, Hải quân đang được cung cấp các khóa học bao gồm cả lý thuyết lẫn thực hành về những bài huấn luyện chiến tranh máy tính phức tạp.
- Học viện Hải quân tại Annapolis (Maryland) đã yêu cầu các tân binh phải chọn lựa tham gia một học kỳ về an ninh mạng bên cạnh nhiều khóa học về không gian mạng khác nhau như kỹ sư máy tính, CNTT hay khoa học máy tính,…
– Học viện Không quân Mỹ từ năm 2004 đã cấp văn bằng về khoa học máy tính và chiến tranh mạng – nơi mà các học viên được học về mật mã, chiến tranh thông tin và an ninh mạng bên cạnh các kiến thức về khoa học máy tính.
– Tại Học viện Quân đội Mỹ ở West Point (New York), hầu hết các học viên đều đăng ký hai lớp học công nghệ như an ninh và bảo mật máy tính. Ngoài ra Học viện cũng cung cấp các khóa học về không gian mạng khác, cũng như tổ chức họp mặt hàng tuần cho một nhóm làm việc về an ninh máy tính.
Nga từ lâu luôn đối đầu với Mỹ, tạo thành hai cực của thế giới. Trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang chịu sự áp đặt trừng phạt nặng nề từ phía Mỹ và các quốc gia Châu Âu (EU), chắc chắn thời gian tới, đất nước này sẽ tăng cường chạy đua vũ trang, phát động các cuộc tấn công mạng chống lại Mỹ và các nước EU.
Kỳ 2: Cộng hòa Liên bang Nga
“Sự phát triển của khái niệm chiến tranh thông tin tại hàng loạt quốc gia đã thúc đẩy việc nghiên cứu các vũ khí mạng có khả năng tấn công môi trường thông tin của các quốc gia, cũng như các hành vi gây gián đoạn hoạt động của các hệ thống thông tin và truyền thông, xâm phạm thông tin và truy cập trái phép vào các hệ thống, đây là nguồn gốc các mối đe dọa an ninh thông tin đến từ bên ngoài lãnh thổ Liên bang Nga” – trích Học thuyết an ninh thông tin của Liên bang Nga, được Tổng thống Nga phê duyệt ngày 09/09/2000.
Tài liệu này lần đầu tiên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống lại các cuộc tấn công thù địch trong cuộc chiến tranh thông tin.
Bên cạnh đó, tháng 03/2012 Bộ Quốc phòng Nga đã công bố tài liệu Chiến lược Chiến tranh mạng Nga mang tên “Khái niệm về hoạt động của các lực lượng Vũ trang Liên bang Nga trên không gian mạng”, phản ánh chiến lược của Nga trong cuộc chiến tranh mạng, đưa ra những nguyên tắc cơ bản, quy chế và các biện pháp xây dựng lòng tin dành cho các Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga khi đưa ra những quyết định an ninh và quốc phòng cho phù hợp với không gian thông tin toàn cầu.
Tổng thống Nga Putin ngày 15/01/2013 cũng ký Chỉ thị số 31c của Tổng thống Liên bang Ngavề việc thiết lập hệ thống phát hiện, cảnh báo và khắc phục hậu quả của các cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng thông tin nước Nga.
Ngân sách chiến tranh mạng
Hiện vẫn chưa thể xác định con số chính xác Nga dành cho chiến tranh mạng là bao nhiêu, nhưng chắc chắn con số này không hề kém cạnh Mỹ. Nga hiện vẫn chưa có ý định công bố ngân sách dành cho chiến tranh mạng, chỉ biết trong năm 2013, Quỹ nghiên cứu Quân sự đã được cấp 2,3 tỉ rub (70 triệu USD) để nghiên cứu 3 lĩnh vực chính: vũ khí tương lai, binh sỹ tương lai và chiến tranh mạng.
Lực lượng chiến tranh mạng
Để đối đầu với Mỹ trên không gian mạng, bên cạnh đội ngũ tin tặc đông đảo hoạt động dưới sự bảo trợ của Chính phủ chuyên tấn công khai thác các lỗ hổng bảo mật và đánh cắp thông tin mật từ các mạng lưới thông tin mật của Mỹ cũng như các nước, Nga cũng thành lập những đội quân chiến binh mạng vô cùng hùng hậu với nguồn ngân sách hoạt động khổng lồ.
Nổi bật trong số đó là Đội quân mạng Chiều thứ 05 (Russia 5th-Dimension Cyber Army) thành lập năm 2007 với ngân sách hoạt động hàng năm ước tính lên đến 40 tỷ USD, riêng ngân sách dành cho chiến tranh mạng là 127 triệu USD. Các nhà quan sát đánh giá rằng, Đội quân này đang sở hữu hơn 7.300 chiến binh mạng tinh nhuệ với khả năng tấn công được đánh giá là 4.1 điểm (thang điểm từ 1 đến 5, với 5 là mức cao nhất). Chưa rõ đơn vị chủ quản của Đội quân này.
Trung tâm An ninh Thông tin (Information Security Center – ISC) còn được gọi là Đơn vị Quân sự 64829 có nhiệm vụ giám sát và bảo vệ mạng lưới Internet của Nga được thành lập năm 2002, đặt dưới sự quản lý của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB). Ngày 15/02/2013, Tổng thống Putin ký Sắc lệnh số 31 giao nhiệm vụ cho FSB thiết lập một hệ thống toàn quốc để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Nga. Nhiệm vụ này bao gồm việc xử lý việc trao đổi thông tin với các chính phủ và các cơ quan nước ngoài.
Ngoài ra còn có Trung tâm giám sát truyền thông điện tử (Center for Electronic Surveillance of Communications) và Trung tâm quản trị An ninh Thông tin (FSB Administrative Centers for Information Security) chịu trách nhiệm đánh chặn, giải mã và xử lý các thông tin liên lạc điện tử. Đặt dưới sự quản lý của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB).
Từ lâu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định: “việc sớm kiểm soát thông tin và các hệ thống thông tin của đối phương sẽ là chìa khoá của thành công trong mọi cuộc chiến”. Các lãnh đạo dân sự và quân sự cấp cao đều coi không gian mạng là chiến trường thứ 5, ngang hàng với chiến trường trên bộ, trên không, trên biển và trong không gian.
Sách Trắng Quốc phòng 2010 của nước này xác định rõ: “Chiến tranh mạng có thể hỗ trợ các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong ba lĩnh vực chủ chốt: thu thập dữ liệu phục vụ cuộc tấn công tình báo và mạng máy tính; hạn chế hành động hoặc làm chậm phản ứng của kẻ thù; đóng vai trò như một lực lượng quan trọng khi kết hợp với các cuộc tấn công động”.
Hai tài liệu học thuyết quân sự, Khoa học Chiến lược và Khoa học Chiến dịch, xác định chiến tranh thông tin (IW) là không thể thiếu trong nỗ lực đạt được ưu thế thông tin, đồng thời là một phương tiện hiệu quả để chống lại kẻ thù mạnh hơn.
Tài liệu Khoa học Chiến lược và Khoa học Chiến dịch đã chi tiết hóa tính hiệu quả của IW và hoạt động mạng máy tính (CNO) trong các cuộc xung đột. Như tài liệu Khoa học Chiến lược giải thích: “Trong cuộc chiến tranh thông tin, hệ thống chỉ huy và kiểm soát là trung tâm thu thập, điều khiển và xử lý thông tin trên chiến trường. Đây cũng là trung tâm đầu não của toàn bộ hoạt động trên chiến trường”.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận việc sớm kiểm soát thông tin và các hệ thống thông tin của đối phương sẽ là chìa khoá thành công trong mọi cuộc chiến. Các lãnh đạo dân sự và quân sự cấp cao đều coi không gian mạng là mặt trận ngang hàng với mặt trận trên bộ, trên không, trên biển và trong không gian.
Ngân sách chiến tranh mạng
Tương tự Nga, ngân sách dành cho chiến tranh mạng của đất nước này luôn là một ẩn số đối với các nước khác. Chính phủ và quân đội Trung Quốc không công bố chính thức ngân sách hàng năm dành cho chiến tranh mạng, tuy nhiên con số này chắc chắn không hề kém cạnh Nga – Mỹ và đang tăng đều mỗi năm.
Lực lượng chiến tranh mạng
Trung Quốc sử dụng lực lượng đông đảo các tin tặc hoạt động dưới sự bảo trợ của Chính phủ cùng những đội quân chiến binh mạng hùng hậu chuyên tấn công khai thác các lỗ hổng bảo mật và đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ của không chỉ các cơ quan Chính phủ, quân đội mà còn các ngành công nghiệp Mỹ.
Để hiện thực hóa các quan điểm, chính sách, chiến lược chiến tranh mạng, Trung Quốc thành lập “Cục Đảm bảo Thông tin” trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu PLA đóng vai trò như một cơ quan chỉ huy tập trung cho chiến tranh thông tin và có trách nhiệm điều phối các hoạt động mạng cho PLA.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn thành lập các đơn vị chuyên trách về chiến tranh mạng như “Căn cứ An ninh Thông tin” (Information Security Base) thành lập tháng 06/2010 có nhiệm vụ độc lập giải quyết các nguy cơ chiến tranh mạng và bảo vệ an ninh thông tin; “Đội quân xanh PLA” (PLA Blue Army) thành lập năm 2009, có nhiệm vụ ngăn chặn các cuộc tấn công an ninh mạng từ bên ngoài, nâng cao an ninh mạng quốc gia; Lực lượng đặc biệt Cyber Blue Team gồm những chuyên gia tác chiến mạng tinh nhuệ thành lập vào năm 2011.
Được coi là nòng cốt trong đội ngũ an ninh mạng của PLA đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Quân khu Quảng Đông, Tổng Cục 3 chuyên phụ trách các vấn đề về gián điệp không gian mạng và tình báo các tín hiệu(SIGINT), ước tính từ 250.000 đến 300.000 tin tặc, nhà ngôn ngữ học và các nhà phân tích chia thành 20 đơn vị.Đơn vị 61398 và Đơn vị 61486 là hai trong số đó.
Ngoài ra còn có Đơn vị Tình báo mạng Axiom được phát hiện vào 10/2014, vẫn chưa rõ trực thuộc Bộ Quốc phòng hay Ủy ban An ninh Nhà nước, có nhiệm vụ tấn công vào hàng loạt các cơ quan, chính phủ nước ngoài trên khắp thế giới, cũng như các nhóm chống đối chính trị trong và ngoài Trung Quốc; Đội quân mạng mang tên “Hội Honker Trung Quốc” (Honker Union of China) thành lập năm 2009, chuyên tấn công các trang web về hoạt động dân chủ trong và ngoài nước, các vấn đề Tây Tạng …
Đặc biệt, ngày 27/02/2014, Chủ tịch Tập Cận Bình thành lập và đảm nhận vị trí cao nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về Thông tin và An ninh Internet nhằm kịp thời chỉ đạo các vấn đề liên quan đến chiến tranh mạng và nâng cao năng lực tác chiến trên không gian mạng.
Đào tạo lực lượng cho chiến tranh mạng
Các sinh viên ngành khoa học máy tính trường Đại học Khoa học và Công nghệ phía Đông Trung Quốc được đào tạo về khái niệm chiến tranh mạng và chương trình huấn luyện tác chiến mạng cho sinh viên.
Phòng thí nghiệm Then chốt (Key Laboratory) tại Đại học Vũ Hán (Trung Quốc) là trung tâm nghiên cứu và huấn luyện tấn công mạng mới nhất được phát hiện có tham gia chương trình chiến tranh mạng bí mật của Trung Quốc, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bên cạnh đó, tháng 06/2013 Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) có kế hoạch huấn luyện và đào tạo nhân lực cho “chiến tranh thông tin” nhằm chuẩn bị nguồn lực phục vụ chiến tranh mạng. Sau khi đào tạo xong, bộ phận này sẽ là lực lượng chiến đấu mới, chuyên trách mảng tấn công và phòng thủ mạng chống lại các nước.
http://nguyentandung.org/cac-nuoc-chuan-bi-cho-chien-tranh-mang-nhu-the-nao-ky-2-nga.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét