Chủ nghĩa dân tộc cực đoan là một thành phần quan trọng không thể tách rời
trong các biểu hiện sức mạnh của Trung Quốc.
Lính không quân Trung Quốc, hình minh họa. |
The Diplomat ngày 10/7 đăng bài phân tích của học giả J. Michael Cole chuyên nghiên cứu các vấn đề quân sự Đông Bắc Á và eo biển Đài Loan, cựu sĩ quan tình báo an ninh Canada nhận định, một khi đảng Cộng sản Trung Quốc rơi vào tình thế quẫn bách trong nước, họ có thể kích động các xung đột bên ngoài để đánh lạc hướng dư luận và tăng cường tính hợp pháp cho mình.
Michael Cole bình luận, trong suốt chiều dài lịch sử chính phủ Trung Quốc thường xuyên sử dụng các hoạt động gây rối bên ngoài, khai thác tình cảm dân tộc để giải phóng hoặc chuyển hướng áp lực nội tại, nếu không áp lực các vấn đề trong nước có thể khiến người dân Trung Quốc quay ra chống lại họ. Giới chức Trung Quốc đã sử dụng thủ đoạn này để đảm bảo sự sống còn của họ trong thời kỳ đầy biến động trong nước và khủng hoảng tài chính.
"Malaysia hy sinh yêu sách ở Biển Đông để làm thân với Trung Quốc"
(GDVN) - Kuala Lumpur đã hy sinh yêu sách của họ ở Biển Đông - Trường Sa để thúc đẩy lợi ích trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Nạn tham nhũng tràn làn, bất ổn khắp nơi đang làm suy yếu sự ổn định của Trung Quốc đã đặt ra câu hỏi Bắc Kinh sẽ tạo ra khủng hoảng ngoài nước như thế nào và ở đâu để khai thác chủ nghĩa dân tộc nhằm để chuyển hóa mâu thuẫn trong nước. Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã nhiều lần khai thác thành công thủ đoạn này để đánh lạc hướng sự phẫn nộ, bất mãn của người dân bằng cách khuyến khích và khi cần thiết sẽ tổ chức các cuộc biểu tình chống lại các đối thủ bên ngoài, cụ thể là Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Biểu tình chống nước ngoài được xem như một công cụ tiện lợi ngay cả khi nó bùng phát thành bạo lực (như hoạt động biểu tình chống Nhật Bản cuối năm 2012) dường như đã được giới chức Trung Quốc bật đèn xanh. Những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế cũng như sức mạnh quân sự của Trung Quốc tuy nhiên đã thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc cực đoan phát triển tại quốc gia này, Bắc Kinh tiếp cận với khu vực với thái độ ngạo mạn và ngày càng nguy hiểm.
Đối với nhiều người, Trung Quốc bây giờ đang đòi hỏi địa vị bá chủ mà nếu bị từ chối có thể bị Bắc Kinh phản ứng bằng các mối đe dọa, thậm chí là sử dụng vũ lực. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan là một thành phần quan trọng không thể tách rời trong các biểu hiện sức mạnh của Trung Quốc.
Dương Khiết Trì khi còn làm Ngoại trưởng Trung Quốc đã từng phát biểu đầy ngạo mạn trong một diễn đàn khu vực tại Hà Nội năm 2010: "Có một sự khác biệt cơ bản giữa chúng ta. Tủng Quốc là một nước lớn, còn các bạn là những nước nhỏ hơn."
J. Michael Cole |
Theo Michael Cole, ngoại trừng những trường hợp cực đoan nhất chẳng hạn như sự sụp đổ của một chế độ, quyết định chuyển hướng mâu thuẫn nội tại, khủng hoảng trong nước ra bên ngoài là một lựa chọn khôn ngoan (nham hiểm), biến nó thành lợi ích chính trị cho giới chức Bắc Kinh.
Do đó rủi ro trong khu vực tỉ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của các khủng hoảng, bất ổn bên trong Trung Quốc. Vấn đề còn lại là Bắc Kinh sẽ chuyển hướng khủng hoảng trong nước ra bên ngoài nhằm vào khu vực nào?
Học giả Trung Quốc: Biển Đông là nơi đối đầu chiến lược Việt - Trung
(GDVN) - Một khi nổ ra chiến tranh khả năng tổng động viên là rất lớn, "toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết chống xâm lược".
Đầu tiên là Biển Đông, đây là khu vực Trung Quốc đang (nhảy vào) tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng nhỏ hơn. Vấn đề Biển Đông cũng đã chín muồi để Bắc Kinh khai thác chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi tuyên truyền (sai trái) liên tục rằng Biển Đông là "một phần lãnh thổ không thể tách rời" của họ, là "lợi ích quốc gia cốt lõi". Chỉ bấy nhiều thôi cũng đủ để nuôi dưỡng "ý chí chiến đấu" một khi xảy ra sự cố, được Bắc Kinh hẹn giờ để đối phó với tình trạng bất ổn trong nước.
Ngoại trừ một sự can thiệp từ Mỹ, quân đội Trung Quốc chiếm ưu thế về cả binh lực lẫn hỏa lực có thể giành chiến thắng trong 1 cuộc xung đột ngắn ở Biển Đông, kể cả trong trường hợp Việt Nam và Philippines liên minh lại đối phó, Michael Cole bình luận.
Lựa chọn thứ 2 sau Biển Đông là khu vực Jammu, Kashmir và Arunachal Pradesh trên biên giới Trung - Ấn. Mặc dù Bắc Kinh vẫn tuyên bố sẵn sàng giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ, khu vực này vẫn tiềm ẩn mồi lửa xung đột. Dù khó khăn nhưng nếu lợi ích chính trị đủ lớn nó vẫn có thể kích thích Bắc Kinh dấy binh tấn công Ấn Độ.
Hoa Đông và Nhật Bản và lựa chọn thứ 3 cho Bắc Kinh sẽ đại diện cho một sự leo thang lớn của Trung Quốc. Bắc Kinh đang nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc cực đoan bằng tình cảm chống Nhật Bản, xoáy vào quá khứ chiến tranh là một lựa chọn hoàn hảo để thu hút sự chú ý của dư luận trong nước.
Ông Tập Cận Bình từ khi lên nắm quyền đã theo đuổi đường lối cứng rắn, trong đó chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã trở thành công cụ. Ảnh: Ông Tập Cận Bình thị sát quân khu Bắc Kinh. |
Hơn bất kỳ một cuộc xung đột nào khác, thái độ thù địch với Nhật Bản sẽ giúp các nhà lãnh đạo Trung Quốc khôi phục lá cờ của mình và họ biết rõ, hận thù cũng có thể khai thác khi cần thiết. Mặc dù thời cơ để Trung Quốc khiêu khích xung đột ở Hoa Đông ít hơn nhiều so với Biển Đông hay biên giới Trung - Ấn, nhưng nó vẫn là một lựa chọn Bắc Kinh không bỏ qua khi cần xoa dịu căng thẳng trong nước.
Thứ 4 là đảo Đài Loan vẫn được xem như "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc đang chờ thống nhất. Mặc dù quan hệ 2 bờ eo biển đã được cải thiện nhiều trong những năm gần đây, nhưng một phần đáng kể của sức mạnh quân sự Trung Quốc vẫn đang tập trung vào Đài Loan.
"Trong 3 nước Nhật-Việt-Philippines, TQ sẽ chọn Việt Nam khai chiến"?!
(GDVN) - Bắc Kinh đã không còn "nói suông" để giải quyết vấn đề, mà bắt đầu kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao và chính trị (với Việt Nam) trên Biển Đông
Tập Cận Bình đã cho thấy trong khi Bắc Kinh sẵn sàng kiên nhẫn với Đài Loan và sử dụng tài chính, kinh tế như công cụ từng bước củng cố khả năng kiểm soát, kìm kẹp Đài Loan, Bắc Kinh không có ý định sẽ kiên nhẫn mãi mãi.
Một cuộc bầu cử chính trị bất lợi cho Quốc dân đảng cầm quyền đang thân Trung Quốc hiện nay cũng có thể tạo cớ cho Bắc Kinh đưa quân sang để "bảo vệ đồng bào Đài Loan". Nhưng một khi Bắc Kinh lựa chọn Đài Loan để "trút giận" nó sẽ là một thử thách ghê gớm và lợi thế tích lũy từ chủ nghĩa dân tộc sẽ cạn dần, thay vào đó là sự oán giận của cả đôi bên. Do đó đây sẽ là lựa chọn ít khả năng xảy ra.
Mỹ là lựa chọn thứ 5 của Trung Quốc và cũng là lựa chọn ít khả năng nhất, quân đội Trung Quốc sẽ tập trung mũi nhọn vào lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, một phương sách cuối cùng để ngăn chặn sự sụp đổ ở Trung Quốc. Tuy nhiên khả năng cho một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với người Mỹ trong khu vực gần như đang đặt cạnh con số 0.
Kết luận vấn đề, Michael Cole cho rằng khi phải đối mặt với sự bất ổn nghiêm trọng trong nước mà không ngay lập tức đe dọa sự tồn vong của đảng Cộng sản Trung Quốc, lựa chọn có khả năng lớn nhất đối với Bắc Kinh sẽ là Biển Đông, sau đó là biên giới Trung - Ấn.
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Trung-Quoc-quan-bach-trong-nuoc-se-kich-dong-xung-dot-o-Bien-Dong-post147235.gd
TQ: Ẩn số Tân Cương và chính sách 'chuyển lửa ra ngoài'
Một trong những lý giải gần đây cho chính sách của Trung Quốc tại biển Đông là mục tiêu "chuyển lửa ra ngoài", trong số đó có câu chuyện Tân Cương. Hiểu lai lịch câu chuyện này sẽ giúp gợi mở nhiều vấn đề về chính sách của người láng giềng.
Luôn được xem vùng đất của sự bí ẩn, vùng đất nằm ở phía Tây Trung Quốc và chiếm một phần sáu lãnh thổ nước này, đây vốn là một phần của con đường tơ lụa thời cổ đại và đã trở thành cầu nối của Trung Quốc với khu vực Trung Á và Trung Đông trong nhiều thế kỷ trước. Thế nhưng những năm gần đây khu vực này luôn gắn liền với những bất ổn kéo dài liên tục.
Gần đây nhất, ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm vùng này, một vụ nổ lớn xảy ra ở nhà ga tại Urumqi, thủ phủ vùng Tân Cương, khiến ít nhất ba người chết và 79 người bị thương. Cuộc tấn công này được coi như một thông điệp đầy thách thức với chính phủ Bắc Kinh vì đây là lại chuyến thăm đầu tiên của ông Tập tới Tân Cương trên cương vị Chủ tịch nước và quan trọng hơn một trong những mục tiêu của chuyến đi là tìm kiếm một sự đồng thuận sự đoàn kết lại bị đáp trả bằng vũ lực.
Trung tâm hay vùng trũng
Năm 1933, quân nổi dậy Turkic ở Tân Cương tuyên bố độc lập và thành lập nhà nước Cộng hòa Đông Turkistan đầu tiên (hoặc Cộng hòa Hồi giáo Đông Turkistan), nhưng một năm sau đó lại được sát nhập vào Trung Quốc. Trong năm 1944, các bộ phận của Tân Cương một lần nữa tuyên bố độc lập, sau đó thành lập nhà nước Cộng hoà Đông Turkistan thứ hai với sự hỗ trợ của Liên Xô.
Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố Tân Cương là một tỉnh của Trung Quốc, là "phần không thể tách rời của nhà nước Trung Hoa thống nhất đa sắc tộc".
Tuy nhiên, sự hiện diện của hai nhà nước Cộng hòa Đông Turkistan là cơ sở lịch sử cho thấy nhu cầu khác của người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương. Tính chiến lược trong địa chính trị của khu vực này ngày càng hiện rõ sau sự sụp đổ của Liên Xô và sự ra đời của năm quốc gia Trung Á độc lập - Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Sự bất ổn định từ bên ngoài làm tăng tốc những yếu tố bất ổn từ bên trong.
Trong những năm 1990, Bắc Kinh đã quyết định thúc đẩy tăng trưởng của Tân Cương bằng cách tạo ra các khu kinh tế đặc biệt, trợ cấp cho nông dân trồng bông địa phương và tái cấu trúc hệ thống thuế cũng như các công trình cơ sở hạ tầng khác. Tuy vậy, hơn 75% dân số Urumqi (thủ phủ của Tân Cương với hai triệu người) là người Hán. Các sản phẩm hàng hoá xuất phát từ người Hán đã thống trị nền kinh tế địa phương và các nguồn tài nguyên có giá trị ở Tân Cương vô tình đã tạo ra một cảm giác thất vọng, bất mãn trong lòng các dân tộc bản địa.
Sự bấp bênh về kinh tế và bất bình đẳng so với dân di cư người Hán tiếp tục khiến cho mối lo ngại của cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ gia tăng. Có thể nhìn thấy rằng, những bất ổn ở khu vực này từ 2009 đến nay, xuất phát từ nỗi sợ hãi không tên này.
Vì những mối ràng buộc về văn hoá giữa tộc người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và những quốc gia láng giềng xung quanh, Trung Quốc lo sợ rằng các quốc gia này sẽ hỗ trợ cho phong trào ly khai ở đây. Để giữ ổn định, Trung Quốc đã thông qua Tổ chức hợp tác Thượng Hải thắt chặt mối quan hệ các nước. Tổ chức hợp tác Thượng Hải được tạo ra để "đảm bảo sự hỗ trợ cho các quốc gia Trung Á" đồng thời "ngăn chặn mối liên kết giữa cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại các quốc gia này và Tân Cương."
Tuy vậy trong một thời gian dài, nhiều người Duy Ngô Nhĩ đã tìm cách sang Pakistan, Afghanistan và tiếp xúc với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Các quan chức Trung Quốc lo ngại rằng lực lượng này có thể thúc đẩy hoạt động chống phá nhà nước, đó là lý do tại sao họ đã tuyên bố sẽ trừng trị thẳng tay ba "lực lượng chống phá" ở Tân Cương - phong trào ly khai, chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.
Cảnh sát Trung Quốc đứng canh gác ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương. Ảnh: Reuters
|
Tìm kiếm sự ổn định
Sau một loạt các vụ bạo động liên quan đến lực lượng Duy Ngô Nhĩ ly khai và các tổ chức Hồi giáo cực đoan trong những năm 1980 và 1990, chính phủ Trung Quốc tìm kiếm sự cân bằng thông qua một chính sách mang tên "ổn định trên hết" ở Tân Cương. Các quan chức đã nhất trí rằng Tân Cương có một "vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng" trong tiến trình phát triển quốc gia. Phát triển sẽ đặt nền tảng các giải pháp cho mọi vấn đề ở khu vực này.
Vào cuối tháng 3/2010, lãnh đạo của 19 tỉnh, thành phố giàu có được gọi đến Bắc Kinh để tham dự một hội nghị cung cấp hỗ trợ cho sự phát triển của Tân Cương theo mô hình "hỗ trợ kép" bằng cách cung cấp nguồn nhân lực, công nghệ, quản lý và tài chính.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lúc đó yêu cầu đến năm 2015, GDP bình quân đầu người ở Tân Cương phải bắt kịp với mức trung bình của cả nước và thu nhập của người dân và khả năng tiếp cận các dịch vụ công cơ bản phải đạt mức trung bình như các tỉnh phía Tây của đất nước. Trong suốt thời gian này, những tiến bộ "đáng lưu ý" phải được thực hiện trong cơ sở hạ tầng của khu vực, khả năng tự phát triển, đoàn kết dân tộc và ổn định xã hội.
Các nhà lãnh đạo gặp vấn đề trong việc dự đoán quá trình phát triển kinh tế.
Hiện đại hóa kinh tế sẽ tạo ra làn sóng di dân từ nông thôn vào thành phố. Những người di cư này thường có kì vọng không thực tế.
Trường hợp nhiều người nổi loạn ở Urumqi chủ yếu là thanh thiếu niên đến từ các vùng nông thôn ở phía nam Tân Cương. Các xung đột sắc tộc là một trong những hệ quả của tăng trưởng kinh tế không đồng đều.
"Đoàn kết dân tộc và hoàn thành xây dựng Tân Cương" được lập lại như một khẩu hiệu chính trong chuyến đi của Chủ tịch Tập. Ông khuyến khích học sinh tại một trường tiểu học địa phương là song ngữ, nói cả hai ngôn ngữ Duy Ngô Nhĩ và tiếng phổ thông Trung Quốc.
Dạy trẻ em dân tộc thiểu số nói tiếng Hoa, truyền thông Trung Quốc trích lời Tập Chủ tịch rằng - sẽ "không chỉ làm cho các sinh viên dễ tìm công ăn việc làm trong tương lai, quan trọng hơn, nó sẽ làm cho một đóng góp to lớn đẩy mạnh đoàn kết dân tộc". Tuy nhiên, ông cũng khuyến khích các giáo viên nói tiếng Hoa học tiếng Duy Ngô Nhĩ để giao tiếp tốt hơn với các sinh viên của họ.
Tương lai trong tay ai?
Bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc trong việc dẹp yên chủ nghĩa ly khai, một vụ việc nổi bật đáng lo đó là mối liên hệ giữa người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đòi ly khai ở Tân Cương và chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo xuyên quốc gia tại Trung Á. Tân Cương có chung biên giới với 5 quốc gia Hồi giáo như: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan và Pakistan. Mặc dù các quốc gia này phản đối bất kì phong trào đòi ly khai nào của người Duy Ngô Nhĩ nhưng người dân ở các quốc gia này và ngay cả những người ở Trung Đông đều nhận thấy rằng người Ngô Duy Nhĩ đang gặp khó khăn trong việc thích nghi ngay trên mảnh đất quê hương của mình.
Vấn đề Tân Cương tác động đến tình hình Trung Quốc, Trung Á và thậm chí là cả cho khu vực Á-Âu. Như vậy, mặc dù Tân Cương là một vấn đề nội địa của Trung Quốc nhưng Bắc Kinh cần có sự góp mặt của các quốc gia như là một cách xử lý đa phương thông qua Tổ chức hợp tác Thượng Hải.
Hiện tại chưa rõ Bắc Kinh sẽ thiết lập một bản sắc dân tộc của Trung Quốc cho những người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo, Phật giáo và một số nhóm khác như thế nào để đạt được sự hòa hợp dân tộc.
Ông Hồ Cẩm Đào kêu gọi sự giáo dục toàn diện về sự thống nhất dân tộc để giúp đỡ người dân địa phương xác định "quê hương tuyệt vời, đất nước Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc và một con đường phát triển xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc". Mặt khác, ông nói rằng sự lãnh đạo của Đảng sẽ đi kèm với hệ thống hiện có của các khu vực của dân tộc thiểu số. Tuy nhiên việc thúc đẩy hội nhập giữa các nhóm dân tộc khác nhau dựa trên các hệ thống hiện tại vẫn còn là một câu hỏi.
Câu hỏi này chắc chắn sẽ là một "quả bóng" chính sách mà chính quyền Bắc Kinh tiếp tục sử dụng trong các chính sách đối ngoại của mình.
Vũ Quỳnh
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/185383/tq--an-so-tan-cuong-va-chinh-sach--chuyen-lua-ra-ngoai-.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét