Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Học giả Mỹ: Các nước ở Biển Đông nên hợp sức dạy Trung Quốc 1 bài học

Lược trích:

"... 3 học giả cho rằng, Việt Nam đang trong tình trạng bấp bênh hơn cả Philippines trên Biển Đông, vì "Việt Nam không liên minh với Mỹ, không đủ khả năng đánh bại Trung Quốc, trong khi khoảng cách từ biên giới Việt - Trung về Hà Nội không quá xa, Việt Nam cũng chưa khởi kiện Trung Quốc ra tòa án..."

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tấn công giàn khoan hay công sự Trung Quốc hạ đặt và xây dựng trái phép ở Biển Đông đang là cái cớ Bắc Kinh mong muốn để leo thang thành một cuộc chiến tranh.

Tàu chiến Trung Quốc vẫn giễu võ dương oai trên Biển Đông, tìm mọi cách gây hấn để kiếm cớ leo thang xung đột. Với một kẻ võ biền to xác như vậy, cần dùng cái đầu để đối phó sẽ tốt hơn là cơ bắp.

Ngày 8/7, Tiến sĩ Anders Corr - Hiệu trưởng Corr Analytics Inc ở New York, bà Nguyễn Mai Hương - một nhà phân tích chính sách công khu vực Đông Á của Ngân hàng Thế giới và Tiến sĩ Priscilla Tacujan - cố vấn của quân đội Mỹ ở Afghanistan đã bình luận trên tạp chí nổi tiếng Forbes, Philippines, Việt Nam và Mỹ sẽ được hưởng lợi bằng cách tích cực bảo vệ 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông, bao gồm cả biện pháp quân sự đơn phương.
Theo 3 học giả này, nếu chưa có một phản ứng đáng kể bằng quân sự và tỉ lệ thuận với cái giá về kinh tế của Trung Quốc phải trả trong việc hạ đặt trái phép giàn khoan tỉ đô 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hay xây dựng trái phép ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) thì sẽ khuyến khích Bắc Kinh lấn tới, bành trướng hơn nữa, làm tê liệt uy tín của Hoa Kỳ và đe dọa các nước láng giềng khác.
Về mặt quân sự, cả 3 học giả này cho rằng Philippines và Việt Nam có lực lượng vũ trang nhỏ hơn so với Trung Quốc, nhưng sẽ đỡ bất lợi hơn trong các hoạt động đặc biệt và nổi dậy. Các hoạt động này sẽ có khả năng lớn nhất chống lại Trung Quốc tiếp tục bành trướng.

"Trong 3 nước Nhật-Việt-Philippines, TQ sẽ chọn Việt Nam khai chiến"?!

(GDVN) - Bắc Kinh đã không còn "nói suông" để giải quyết vấn đề, mà bắt đầu kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao và chính trị (với Việt Nam) trên Biển Đông
Rõ ràng quân đội các nước nhỏ ở Biển Đông ở thế bất lợi khi chống lại quân đội Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh thông thường (giả định), nhưng các hoạt động đặc biệt và phủ nhận tính chính đáng có khả năng lớn nhất trong việc chống lại Trung Quốc tiếp tục bành trướng ở Biển Đông. Trong đó các hoạt động đặc biệt này có thể được thực hiện bởi bất kỳ quốc gia duy nhất nào, bao gồm Việt Nam, Philippines, Nhật Bản hay Hoa Kỳ.
Nếu Trung Quốc bị đốt cháy ở Biển Đông, họ sẽ buộc phải rút lui khỏi những nơi khác. 3 học giả này cho rằng, một điều ước quốc phòng song phương hoặc đa phương giữa Philippines với Việt Nam hay các nước khác phải đối mặt với sự bành trướng của Trung Quốc như Nhật Bản, Malaysia, Brunei và Ấn Độ sẽ không khuyến khích Trung Quốc trả đũa. Động thái này nhằm xây dựng một liên minh bảo vệ biên giới quốc tế công nhận của khu vực, liên minh Châu Á - Thái Bình Dương.
Theo đó liên minh này sẽ có lợi ích trong việc liên kết chặt chẽ với khối Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) vì cả hai đang phải đối mặt với nguy cơ bành trướng lãnh thổ từ Nga và Trung Quốc, 3 học giả nhận định. Hoa Kỳ sẽ có lợi ích trong việc tham gia vào liên minh này.
Tuy nhiên những sự kiện gần đây cho thấy Việt Nam, thậm chí là Philippines không thể hoàn toàn dựa vào Hoa Kỳ để bảo vệ lãnh thổ. Các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương có thể làm nhiều hơn thông qua các hiệp ước quốc phòng song phương và đa phương để ngăn chặn Trung Quốc bành trướng.

Đa Chiều: Đường lưỡi bò mới là tử huyệt của Trung Quốc ở Biển Đông

(GDVN) - Theo Đa Chiều, lúc này Bắc Kinh chỉ còn 1 cách duy nhất, tuyên bố lấy đường lưỡi bò làm "biên giới trên Biển Đông"!?
Trong số các nước bị Trung Quốc đe dọa về mặt lãnh thổ, Philippines và Việt Nam là 2 quốc gia đã bị Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp các cấu trúc vật lý thường trực trên lãnh thổ của mình nhưng không đủ sức chống lại, 3 học giả nhận định. Chỉ duy nhất có Nhật Bản đủ khả năng đối phó với các cuộc xâm nhập trái phép từ Trung Quốc. Kết quả là Bắc Kinh chẳng làm gì được với nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát, nhưng đã xây dựng bất hợp pháp công sự nhà nổi kiên cố trên 7 bãi đá ở Trường Sa.
Mặt khác, tác động giữa kinh tế và an ninh trên Biển Đông là củng cố và hỗ trợ lẫn nhau. Bảo vệ các hòn đảo, bãi đá trên Biển Đông do Việt Nam và Philippines kiểm soát không chỉ bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia, mà còn có ý nghĩa to lớn về kinh tế cho sự tiếp cận và phát triển các nguồn tài nguyên trong tương lai.
Cái giá phải trả về kinh tế và chính trị cho việc "không hành động gì" chống lại Trung Quốc bành trướng là rất nghiêm trọng, trong đó có việc mất nguồn tài nguyên quý giá ở Biển Đông vào tay Bắc Kinh. Một khi Biển Đông rơi vào tay Trung Quốc thì cán cân quyền lực trong khu vực mất thăng bằng, gây bất ổn thêm cho châu Á - Thái Bình Dương. Đến lúc đó Bắc Kinh sẽ tiếp tục bành trướng về phía Đông, Đài Loan, Hàn Quốc thậm chí kéo tới cả phía Đông của Hawaii.
Tàu chiến hạm đội Nam Hải, Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp ở Biển Đông, uy hiếp các bên liên quan.
3 học giả này cũng thừa nhận không thể dựa vào Mỹ khi Hoa Kỳ đã ký hiệp ước quốc phòng với Philippines năm 1951 nhưng đã bỏ qua nghĩa vụ của mình để bảo vệ Manila trên Biển Đông chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Trong lúc Trung Quốc tiếp tục các hoạt động xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam mà Philippines cũng yêu sách "vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa") thì Mỹ vẫn đang tập trận chung, phát triển các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Vì vậy trong khi Philippines không thể đến gần để đánh bại Trung Quốc trong một trận hải chiến quy ước, Manila có thể sử dụng chiến thuật "hoạt động đặc biệt" đối với các tài sản cố định và cấu trúc quân sự của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough làm cho cuộc xâm nhập của Bắc Kinh tốn kém.

Hoàn Cầu: Mỹ-Việt Nam-Philippines đã bàn thời gian kiện Trung Quốc

(GDVN) - Ông Thổ cho rằng không thể loại trừ khả năng Việt Nam, Philippines và Mỹ đã hợp tác, trao đổi vớ nhau về thời gian Việt Nam khởi kiện Trung Quốc.
Trong tháng 3, Philippines đã nộp bản thuyết trình lập luận trong vụ kiện chống lại đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông, một phiên tòa đến giờ Bắc Kinh vẫn từ chối tham gia mà sử dụng thời gian này để củng cố (trái phép) các vị trí ở Trường Sa. Có quan điểm cho rằng phiên tòa này không có tính ràng buộc và không có cách nào buộc Trung Quốc phải thực hiện phán quyết của tòa án.
3 học giả cho rằng, Việt Nam đang trong tình trạng bấp bênh hơn cả Philippines trên Biển Đông, vì "Việt Nam không liên minh với Mỹ, không đủ khả năng đánh bại Trung Quốc, trong khi khoảng cách từ biên giới Việt - Trung về Hà Nội không quá xa, Việt Nam cũng chưa khởi kiện Trung Quốc ra tòa án".
Cũng theo 3 học giả này, Trung Quốc có một lịch sử hối lộ ở cả Việt Nam và Philippines, điển hình nhất là vợ chồng cựu Tổng thống Philippines Arroyo hiện đang phải ngồi tù vì nhận hối lộ từ Trung Quốc. Các hoạt động giao dịch thương mại nghiêng về Trung Quốc hay hối lộ của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng đến các chính trị gia đối phương khi 2 nước đối mặt với sự xâm nhập của Trung Quốc trên Biển Đông.
Không chỉ Philippins hay Việt Nam mà ngay cả Mỹ cũng trở thành nạn nhân của thủ đoạn hối lộ của Trung Quốc. Năm 1996 đã từng xảy ra bê bối đảng Dân chủ Mỹ đã nhận được sự đóng góp tài chính và tư vấn chính sách của Trung Quốc.

Đồng minh mới, bạn bè cũ của Trung Quốc đều quay sang ủng hộ Việt Nam

(GDVN) - Đa Chiều cho rằng, ngoài Malaysia công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc, các nước ASEAN khác đều quay lưng lại với Bắc Kinh.
3 học giả cho rằng phản ứng của cả Mỹ, Philippines và Việt Nam với các hành động bành trướng của Trung Quốc là "yếu ớt" khiến Bắc Kinh tương đối dễ dàng thực hiện các hành vi xâm lấn hàng hải với láng giềng. 3 học giả cho rằng phả nứng bằng các cuộc diễn tập quân sự tượng trưng, kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế không ngăn được bước chân bành trướng của Trung Quốc, bởi thực tế kiểu phản ứng tương tự như vậy nhưng cường độ mạnh hơn nhiều không ngăn được Nga sáp nhập Crimea, mặc dù Nga yếu hơn Trung Quốc kể cả về sức mạnh quân sự và kinh tế.
Do đó 3 học giả này cho rằng một phản ứng quân sự mạnh mẽ hơn có khả năng ngăn chặn Trung Quốc bành trướng là vì lợi ích của Hoa Kỳ, Việt Nam và Philippines. Bị đe dọa là tương lai của châu Á, danh tiếng của Hoa Kỳ.
Trên đây là những quan điểm cá nhân của 3 vị học giả từ Hoa Kỳ và Ngân hàng Thế giới WB mà không nhất thiết đại diện cho quan điểm của các tổ chức nơi họ công tác. Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng, "hoạt động đặc biệt" bằng cách tấn công giàn khoan hay công sự Trung Quốc hạ đặt và xây dựng trái phép ở Biển Đông, đang là cái cớ Bắc Kinh mong muốn để leo thang thành một cuộc chiến tranh trong đó chính 3 học giả cũng thừa nhận Bắc Kinh chiếm ưu thế về sức mạnh quân sự, còn Mỹ không có gì chắc chắn sẽ dùng vũ lực can thiệp, cho dù có hiệp ước quốc phòng - an ninh - PV.
Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, từ chối chấp nhận phán quyết của trọng tài tức là đã công khai vứt luật pháp quốc tế vào sọt rác. Trong thế giới ngày nay, một nước lớn thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mà coi thường luật pháp, bẻ cong luật pháp hay chà đạp lên luật pháp như vậy sẽ không còn chỗ đứng. Chắc chắn Bắc Kinh đang rất loay hoay với mâu thuẫn này khi đến 15/12 năm nay là hết hạn quyết định có tham gia vụ kiện hay không. Cái hiện nay các bên liên quan và cộng đồng quốc tế cần làm là vạch trần bộ mặt bành trướng, đạo đức giả và các hoạt động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, chứ không phải lao vào một cuộc chiến tranh với Trung Quốc.
Một khi tòa phán quyết đường lưỡi bò Trung Quốc là vô hiệu, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), "cơ sở lý luận" cho tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông bị loại bỏ thì chẳng còn ai nghe Bắc Kinh giải thích về nó, tham vọng độc chiếm Biển Đông cũng mất gốc, chông chênh. Nhưng lúc này nếu có một "hành động đặc biệt", dùng biện pháp quân sự như 3 học giả Mỹ khuyến cáo, rất có khả năng sẽ rơi vào bẫy vừa ăn cướp, vừa la làng của Bắc Kinh. Trung Quốc ngày nay sợ bị Việt Nam kiện, chứ họ đâu có sợ bị Việt Nam đánh.
Mặt khác, Việt Nam chủ trương giải quyết vấn đề thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS, không liên minh với nước nào để chống lại một bên thứ 3. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các bên để duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, chống lại mọi âm mưu, dã tâm và thủ đoạn bành trướng, nhưng không phải dùng vũ lực. Việt Nam chỉ tự vệ khi thực sự cần thiết.
Vì vậy, "dạy cho Trung Quốc một bài học" là cần thiết nhưng không phải bằng nắm đấm, mà cần phải buộc Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế, hành xử có trách nhiệm đặc biệt khi họ là nước lớn, thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - PV.
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Hoc-gia-My-Cac-nuoc-o-Bien-Dong-nen-hop-suc-day-Trung-Quoc-1-bai-hoc-post147126.gd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét