TPO - Scandal xung quanh hoạt động nghe lén của Cơ quan An ninh Mỹ (NSA) do cựu điệp viên Mỹ Snowden vạch trần cho thấy, chính quan chức Mỹ đã cung cấp cho NSA số điện thoại của đối tác nước ngoài.
Rất nhiều quốc gia đã giận dữ vì điều này. Nhưng tại sao Nga lại im lặng? Trong trả lời phỏng vấn với Pravda, Thiếu tướng về hưu Evghenhi Lobachov của Tổng cục An ninh Liên bang Nga sẽ đưa ra câu trả lời.
Theo một tài liệu nội bộ của NSA được phát hiện gần đây (tài liệu ghi ngày 27/10/2006) trên tờ Guardian, một quan chức cấp cao Mỹ, tên tuổi và chức vụ không được tiết lộ, đã chuyển cho NSA “200 số điện thoại, trong đó có số của 35 nhà lãnh đạo trên thế giới”.
Sự vạch trần này trùng hợp với vụ scandal đang nổi lên ở Đức, nơi người ta đang bàn luận xung quanh thông tin các cuộc điện đàm của Thủ tướng Angela Merkel bị tình báo Mỹ theo dõi. Để trả lời cho sự giận dữ của Berlin, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney chỉ đơn giản từ chối xác nhận thông tin này.
Sự việc gây xáo trộn không chỉ do các hoạt động của NSA mà còn là quy mô của nó cũng như “đạo đức nước đôi” của chính quyền Mỹ khi vừa cách đây không lâu Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm quyền riêng tư trên Internet, nhưng giờ đây tự Mỹ lại không có một sự rõ ràng để biện hộ cho mình, ngoài việc ngụy biện những hành động đó dưới danh nghĩa chống khủng bố.
“Chúng tôi đang xem xét lại những phương pháp thu thập tin tức tình báo và theo đó để đạt được sự cân bằng giữa việc đảm bảo an ninh cho công dân của chúng ta cũng như của đồng minh với những lo ngại chung trong việc bảo vệ đời tư cá nhân” - Jay Carney giải thích.
“Mỹ luôn khác biệt ở điểm: lợi ích quốc gia là trước nhất và chỉ sau đó mới đến các chuẩn mực của luật pháp quốc tế, mà không có chuyện đạo đức.” - Pavel Zolotarev, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canada nhận xét với Pravda. Hay nói cách khác: Người dân trong nước ủng hộ chúng tôi, còn chúng tôi không quan tâm tới việc những người ngoài muốn gì.
Với khả năng kỹ thuật hiện nay, các cơ quan tình báo Mỹ có thể dễ dàng tiếp cận được bất kỳ tài khoản ngân hàng, thư từ cá nhân, nghe trộm các cuộc hội thoại, hoặc lấy được tài khoản trên các mạng xã hội. Đặc biệt, họ làm điều này, trong đó có cả NSA, để nhận được những lợi ích chính trị và kinh tế không nhỏ (và không chỉ cho quốc gia mà cho các những khách đặt hàng tư nhân, theo các đơn đặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghiệp gián điệp).
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Le Monde, đại diện Ủy ban Lập pháp Quốc hội Pháp Jean-Jacques Urvoas thông báo rằng, ngân sách của NSA cỡ khoảng 75 triệu USD/năm, sử dụng khoảng 110.000 người, và rất nhiều nhà thầu phụ tham ký cộng tác.
Những kết luận xung quanh sự vạch trần của Edward Snowden:
Thứ nhất: Những việc lạm dụng tương tự của Mỹ đang đặt ra câu hỏi về tính văn minh trong xã hội Mỹ, điều mà người ta thường xuyên nhắc tới và nỗ lực phổ biến cho toàn thế giới. Mỹ đang làm mất niềm tin của các đối tác.
Liên minh châu Âu EU tuyên bố có thể sẽ đình trệ thỏa thuận với Mỹ trong vấn đề theo dõi các con đường cung cấp tài chính cho chủ nghĩa khủng bố. Còn những nghị sĩ châu Âu lại yêu cầu dừng lại việc thỏa thuận với Mỹ về việc trao đổi thông tin của những người đi qua, đồng thời đóng băng các cuộc đàm phán song phương về các thỏa thuận tự do thương mại.
Liệu xu thế này có làm cô lập Mỹ với thế giới? “Tôi nghĩ rằng, họ đang khuấy động lên nhưng rồi sẽ bình ổn trở lại” – Thiếu tướng nghỉ hưu Evghenhi Lobachov của Tổng cục An ninh Nga nói. Họ sẽ chẳng nên chống lại Mỹ mà ngã giá về một vấn đề nào đó và lại bình ổn. Họ bị đe dọa về tiền bạc và quan hệ kinh tế.
“Scandal này cũng không hề phá vỡ quan hệ đồng minh. Nhưng điều này cũng có thể có tác dụng thúc đẩy hình thành những tiêu chuẩn luật pháp quốc tế mới trong lĩnh vực thông tin.
Người Mỹ hiện tới nay đang chống lại việc soạn thảo ra các văn kiện như vậy bởi vì điều này có thể khiến Mỹ hết độc quyền đối với Internet. Nhưng hiện nay, họ rõ ràng phải nhượng bộ” – Pavel Zolotarev, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canadan thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, cho biết.
Thứ hai: Ngoài vấn đề về luật pháp Pavel Zolotarev nói trên, rất nhiều các quốc gia khác sẽ áp dụng các biện pháp kỹ thuật để chống lại gián điệp. Điều này đã được nói đến rất nhiều tại Brazil, nơi 80% các hoạt động tìm kiếm online và đường truyền Internet nằm dưới sự kiểm soát của người Mỹ.
Điều này ngụ ý về việc truyền các dữ liệu của người dân trong nước tới các máy chủ địa phương, cũng như việc thiết lập đường dây cable riêng tới châu Âu qua đáy đại dương, liên lạc thông qua các vệ tinh riêng. Thậm chí cần thiết xây dựng các hệ thống thanh toán, các chương trình phần mềm, hộp thư điện tử riêng, từ bỏ sử dụng các mạng xã hội của Mỹ được xem như cộng tác với NSA (như Facebook, Google).
Thứ ba: Có thể nói về các biện pháp đáp trả mà khó có thể được hiện thực hóa khi việc đảm bảo kỹ thuật đều nằm trong tay người Mỹ. Sự độc quyền của Mỹ đối với Internet được đảm bảo bằng thỏa thuận trong khuôn khổ Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU - International Telecommunication Union) – mang lại những quyền hạn tương ứng cho công ty cộng đồng với cái tên Cơ quan Internet Quản lý số liệu và tên miền được chuyển nhượng ((ICANN - Internet Corporation for Assigned Names and Numbers) tại California/Mỹ.
Thực tế, đây không phải là một tổ chức cộng đồng bởi vì theo thỏa thuận, công ty này trao quyền kiểm soát các dịch vụ Internet cho Chính phủ Mỹ. Chỉ có thể xóa đi sự độc quyền của Mỹ đối với Internet khi có sự ủng hộ của quá bán số nước thành viên của ITU (192 nước). Tuy nhiên, người Mỹ hiện đã có thể chống lại thành công nỗ lực này.
Còn về phần mình, liệu Nga có tiềm năng để đáp trả? “Không, chúng ta không có tiềm năng này” – Thiếu tướng Evghenhi Lobachev cho biết. – 90% máy chủ nằm trên lãnh thổ Mỹ. Điều đó có nghĩa là, nguồn phát tín hiệu nằm tại Mỹ hoặc tại các nước thân Mỹ. Để tổ chức được việc nghe lén, cần phải có các hệ thống liên lạc riêng với các đặc tính kỹ thuật riêng. Nhưng chúng ta không có. Chúng ta cũng không cần đến chúng.
Hãy lưu ý rằng, những nhà lãnh đạo của Nga chưa một lần phản đối hoặc phát biểu về những hành động vạch trần của Snowden. Tại vì, chúng ta có những loại hình liên lạc được mã hóa tới mới mà người Mỹ hiện không thể đạt tới những nguồn quan trọng nhất của chúng ta. Rất tiếc, chúng ta không thể phổ biến hệ thống này tới toàn bộ những ngươi sử dụng trong nước, nhưng cái gì chúng ta cần bảo vệ thì chúng ta đang bảo vệ”. – Evghenhi Lobachev, thiếu tướng về hưu của Tổng cục An ninh Liên Bang Nga nói.
Các chuyên gia còn cho rằng, tiếng chuông cảnh tỉnh thế giới đã vang lên từ trong các chiến dịch của NATO tại Nam Tư. Khi đó, để bảo vệ các máy bay của mình, người Mỹ đã vô hiệu hóa một số hình thức liên lạc, trong đó xóa bỏ hoàn toàn liên lạc tại Ucraina. Còn tại Nga, người ta đã nghe được tiếng chuông cảnh tỉnh này.
Quế SơnTheo Pravda
http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/653963/Tai-sao-Nga-khong-so-bi-NSA-nghe-len-tpod.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét