TS Nguyễn Ngọc Trường
(Toquoc)-Lợi
dụng các khoảng trống quyền lực nước lớn tại Đông Nam Á/Biển Đông,
Trung Quốc từng bước trắng trợn chiếm đoạt biển đảo của các quốc gia
khác tại Biển Đông.
Từ
sau Hiệp ước 6/6/1884 ký giữa Pháp với triều đình Việt Nam, nước Pháp
đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong khuôn khổ sự cam kết
chung đó, Pháp tiếp tục thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nỗ lực đầu tiên của Trung Quốc tiến hành năm 1909. Nguyên do là trong Chiến tranh Thanh-Nhật (1894-1895), Nhật Bản đã chiếm Đài Loan cùng Bành Hồ. Đầu năm 1907, Nhật Bản chiếm nhóm đảo Đông Sa (Pratas).
Trước sức ép dư luận trong nước, Phó vương Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương
Nhân Tuấn phái thủy sư đô đốc Lý Chuẩn đem 2 pháo thuyền ra thăm Hoàng
Sa chớp nhoáng (24 giờ). Đây là hoạt động có tính thăm dò đầu tiên của
một chính quyền địa phương Trung Quốc tiến hành tại quần đảo Hoàng Sa.
Từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến ngày nay, cứ mỗi lần ở Đông Nam
Á/Biển Đông xuất hiện khoảng trống quyền lực nước lớn, Trung Quốc lại
tìm cách ra quân lấn chiếm, từng bước tăng cường sự hiện diện của họ tại
Biển Đông.
Ngày 26/5/2011, tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam
Từ năm 1946, Trung Quốc triển khai năm giai đoạn tranh chiếm Biển Đông:
Giai đoạn 1 (1946-1947), Trung Quốc đặt chân lên Hoàng Sa-Trường Sa:
Tháng
12-1946, Trung Quốc Tưởng Giới Thạch cử tàu ra “giải giáp quân đội
Nhật” taị Hoàng Sa và Trường Sa theo sự thỏa thuận của các nước đồng
minh chống Nhật.
Khi
trở về Quảng Châu, tổng chỉ huy Lâm Tuân cùng một số học giả, nhà địa
lý và chuyên gia sử học cùng ngồi lại để phác họa, vẽ ra cái gọi là bản
đồ “11 đoạn” rồi giao cho Sở Phương vực thuộc bộ nội chính của chính
quyền Trung Hoa dân quốc in ấn vào tháng 10/1947. Năm 1953, Chính phủ
CHND Trung Hoa đã phê duyệt cắt bỏ hai đoạn ở vịnh Bắc bộ của Việt Nam
để biến “đường 11 đoạn” thành “đường 9 đoạn”.
Sau
khi CHND Trung Hoa ra đời, đơn vị đồn trú của Trung Quốc Tưởng Giới
Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm, trong khi đó Pháp vẫn duy trì quân đồn trú
tại phía tây Hoàng Sa.
Giai đoạn 2 (1951-1974), từng bước đánh chiếm Hoàng Sa:
Tháng 4/1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc bí
mật đưa quân ra chiếm đóng nhóm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa. Chính
quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý các đảo thuộc nhóm đảo phía tây của
Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ
ngày 17/1-20/1/1974, diễn ra hải chiến giữa các lực lượng vũ trang của
Trung Quốc với lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa. Trung
Quốc chiếm nốt các đảo thuộc nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Tàu
chiến Mỹ có mặt ngoài khơi nhưng không cứu viện cho hải quân VNCH.
Lúc
này, phía Mỹ tuyên bố với phía Trung Quốc “không có ý định can thiệp”
vào xung đột Biển Đông, thực chất là làm ngơ cho Trung Quốc hành động,
sau khi Mỹ và Trung Quốc ký Thông cáo chung Thượng hải 1972.
Giai đoạn 3 (1975-1995), đánh chiếm một số đảo Trường Sa:
Tại Biển Đông, Trung Quốc theo đuổi sách lược gọi là “chính sách ba bước tiến, hai bước lùi”:
Tìm cách lấn chiếm (tiến ba bước); khi dư luận quốc tế bày tỏ lo ngại
và lên tiếng phê phán, Bắc Kinh chuyển sang thái độ hòa giải (lùi hai
bước). Nhưng xu hướng lâu dài vẫn là lấn tới (lợi một bước). Điều này
thể hiện xuyên suốt trong các giai đoạn từ năm 1975.
Từ
tháng 1 đến tháng 4/1988, Trung Quốc thực hiện chiến dịch đánh chiếm
một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát, chiếm đóng đá
Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Su Bi.
Lúc
này, phía chính quyền Gorbachev (Liên Xô) đã thực hiện hòa hoãn và thỏa
hiệp với Đặng Tiểu Bình Trung Quốc trên một loạt vấn đề đối ngoại. Liên
Xô chủ trương rút khỏi Cam Ranh.
Xung
đột Trung Quốc - Philippines liên quan đến dải đá ngầm Vành Khăn
(Mischief Reef) bắt đầu từ tháng 2/1995 khi Philippines phát hiện Trung
Quốc đang cho xây dựng một hệ thống trú phòng trên một hệ thống cột trụ
vững chắc, xác lập sự hiện diện thực tế của họ trên hòn đảo này. Xung
đột này đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong tranh chấp chủ quyền
lãnh thổ ở Biển Đông và việc Trung Quốc mở rộng sự có mặt tại quần đảo
Trường Sa.
Giai đoạn 4 (1996-2009), ngoại giao “câu giờ” và “Lục hoãn hải khẩu”:
Việc
Trung Quốc chiếm dải đá ngầm Vành Khăn dấy lên mối quan ngại sâu sắc
tại các nước Đông Nam Á, thúc đẩy ASEAN đoàn kết đấu tranh ngoại giao về
vấn đề Biển Đông. Các nỗ lực ngoại giao đã dẫn đến việc ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, ngày 4/11/2002, tại Phnom Penh.
Trên biển, Trung Quốc củng cố chỗ đứng ở Biển Đông và thực hiện ngoại giao “câu giờ” với những cuộc tranh chấp cường độ thấp. Với Việt Nam, Trung Quốc thực hiện chủ trương “Lục hoãn hải khẩu” (trên đất liền hòa dịu, ngoài biển tranh chấp).
Giai đoạn 5 (2009-2012), tranh chấp toàn diện cường độ cao:
Từ mùa Thu 2008, Mỹ rơi vào “hủng hoảng kép”, bị suy yếu về kinh tế và đối ngoại (sa lầy trong hai cuộc chiến tranh).
Tàu ngầm Trung Quốc trong một cuộc diễn tập
Tháng
3/2009, 5 tàu thuyền Trung Quốc bao vây cản trở hoạt động của tàu
nghiên cứu hải dương Impeccable của hải quân Mỹ đang thu thập thông tin
tình báo đáy biển ngoài khơi đảo Hải Nam. Tháng 3/2010, phía Trung Quốc
nói với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg rằng lợi ích của họ ở
Biển Đông là một trong những “lợi ích cốt lõi”. Tại Đối thoại Chiến lược
và Kinh tế Trung-Mỹ lần thứ hai, tháng 5/2010 tại Bắc Kinh, ông Đới
Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ phụ trách đối ngoại, đã nêu với phía Mỹ Biển
Đông thuộc “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Bắc
Kinh đưa bản đồ đường 9 đoạn hình lưỡi bò vào văn kiện gửi Ủy ban Liên
hợp quốc về thềm lục địa mở rộng, ngày 7/5/2009, chính thức hóa tấm bản
đồ “đường đứt đoạn” hình chữ U.
Ngày 26/5/2011, 3 tàu Hải giám của Trung Quốc thực hiện một vụ gây hấn trắng trợn khi cắt đứt cáp thu địa chấn của tàu Binh Minh 02 đang hoạt động cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên), nằm trong vùng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Từ ngày 8/4 đến 18/6/2012, diễn ra cuộc đối đầu tại vùng bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham giữa Trung Quốc với Philippines.
Ngày
21/6/2012, Trung Quốc thành lập “thành phố Tam Sa” (thuộc Hoàng Sa -
Việt Nam) và Khu cảnh bị, nhằm thiết lập cứ điểm tại Biển Đông để kiểm
soát Biển Đông. Việc thành lập “thành phố Tam Sa” và Khu cảnh bị Tam Sa là bước phát triển mới của chiến lược bá quyền Biển Đông của Trung Quốc.
Tam
Sa mở đầu giai đoạn mới Trung Quốc tranh đoạt Biển Đông, tích cực tranh
chấp, tích cực khai thác, tạo ra những xung đột lợi ích ngày càng gay
gắt với các nước lớn liên quan./.
http://www.toquoc.gov.vn/Sites/vi-vn/details/7/ho-so-quoc-te/110763/trung-quoc-5-giai-doan-tranh-chiem-bien-dong.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét