http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/www6.vnmedia.vn/Van-de-Bien-Dong-tren-bao-My-Hieu-chien-phai-duoc-dap-tra-bang-hieu-chien/9062635.epi
Cập nhật lúc 07h21" , ngày 09/08/2012 |
(VnMedia) - Tờ
Bưu điện New York (New York Post) hôm nay (8/8) đã đăng tải một bài
viết của phóng viên kỳ cựu Benny Avni trong đó kêu gọi Mỹ đã đến lúc
phải làm cho Trung Quốc sợ.
Hồi cuối tuần vừa rồi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập Phó Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh - ông Robert Wang đến để bày tỏ sự phản đối trước phát biểu gần đây của Washington về những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông.
Theo phóng viên Avni, "nếu Bắc Kinh có một chút lo sợ về sự can thiệp của Mỹ vào trong khu vực thì đó là điều tốt. Mỹ nên làm mạnh hơn để khiến cho Trung Quốc – nước đang trở thành một kẻ chuyên đi bắt nạt trong khu vực – trở nên lo sợ hơn nữa".
Mọi việc khởi nguồn từ việc Bắc Kinh trong hai tháng 6 và 7 vừa qua liên tiếp thông báo các kế hoạch thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và dựng lên một căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa, phớt lờ thực tế rằng quần đảo này thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ - ông Patrick Ventrell hồi tuần trước đã lên tiếng phản đối những động thái trên của Trung Quốc. Ông này nói rằng, những hành động đó “đi ngược lại với các nỗ lực ngoại giao tập thể nhằm giải quyết bất đồng và có nguy cơ làm leo thang căng thẳng trong khu vực”.
Ngay ngày hôm sau, Bắc Kinh đã triệu tập Phó Đại sứ Mỹ Wang đến để chỉ trích, mắng mỏ. Báo chí Trung Quốc cũng phụ hoạ theo bằng những tiêu đề yêu cầu Mỹ “câm miệng” hoặc cáo buộc Washington “thổi bùng ngọn lửa” căng thẳng trong khu vực.
Tranh
chấp xung quanh những hòn đảo nhỏ, hầu như không có người sinh sống, và
những vùng lãnh hải xung quanh ở Biển Đông đã có từ nhiều thập kỷ nay
nhưng khi Trung Quốc ngày càng trở nên khát nguồn lực thì các cuộc đụng
độ địa phương có nguy cơ biến thành thành một cuộc đọ súng toàn diện,
phóng viên Avni cho biết. Một số hòn đảo nhỏ đang nằm trong tranh chấp
có nguồn cá dồi dào trong khi những hòn đảo khác hứa hẹn chứa đựng những
kho dầu mỏ và khí đốt khổng lồ.
Theo phóng viên Avni, chính quyền Tổng thống Obama theo đuổi một chính sách trung lập trong các cuộc tranh chấp khu vực nói trên, tránh xa những cuộc đụng độ thậm chí kể cả khi Bắc Kinh phái hàng loạt tàu quân sự (thỉnh thoảng được nguỵ trang bằng tàu cá) đến đe doạ, xua đuổi tàu thuyền của các nước có tranh chấp khác.
“Các nước láng giềng của Trung Quốc như Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản... – từ lâu vốn phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ, chắc chắn sẽ băn khoăn tự hỏi: Liệu lập trường trung lập của chúng ta có phải là đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ đứng bên ngoài nếu một cuộc xung đột nhỏ biến thành chiến tranh toàn diện”, phóng viên của tờ Bưu điện New York đã viết như vậy.
Nhưng đó mới chỉ là một nửa câu chuyện. Mùa đông vừa qua, tại Lầu Năm Góc, Tổng thống Obama đã thông báo chính sách “cân bằng” mới của mình. Theo đó, Mỹ sẽ chuyển một phần lớn vũ khí và thiết bị quân sự từ Châu Âu và Trung Đông sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương – nơi “không có tổ chức đa phương nào như NATO để duy trì hòa bình”
Một phóng viên China Daily khi đó đã hỏi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter rằng, liệu có phải tất cả các kế hoạch thay đổi trên của Mỹ là nhằm kiềm chế một Trung Quốc đang lên. Thực chất, Bắc Kinh cảm thấy bị đe dọa trước các hoạt động củng cố quân sự của Mỹ ở khu vực Châu Á.
Đáp lại câu hỏi của phóng viên China Daily, ông Carter khẳng định, sự thay đổi chiến lược của mỹ “không liên quan đến Trung Quốc. Chúng tôi không đứng về bên nào. Chúng tôi ở đó chỉ để bảo đảm sự tự do hàng hải cho tất cả mọi người”.
Tuy nhiên, động thái phản đối về mặt ngoại giao và cuộc “tấn công” dồn dập của báo chí Trung Quốc nhằm vào Mỹ thời gian qua đã chứng tỏ một điều, Bắc Kinh không tin vào tuyên bố của Thứ trưởng Carter, phóng viên Avni nhận định. Mặt khác, “các đồng minh lâu đời của chúng ta cũng sẽ tự hỏi: Nếu Mỹ không đứng về bên nào thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ cần dùng đến những hiệp ước phòng thủ chung mà chúng ta đã ký với những nước đó”, ông Avni cho biết.
Ông Avni thừa nhận, hiện tại, nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào nhau đến mức nó không cho phép có một cuộc đối đầu quân sự xảy ra. Chính sách tốt nhất của chúng ta lúc này là phải bảo đảm giữ cái đầu lạnh cho đến khi thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc ra mắt, phóng viên kỳ cựu Avni cho hay. Tuy nhiên, theo ông này, điều đó không có nghĩa là “chúng ta nên nuông chiều Bắc Kinh bằng lá bài trung lập”.
Phóng viên của tờ Bưu điện New York cho rằng, hành động phản đối nỗ lực của Trung Quốc trong việc dựng lên những thực tế mới ở Biển Đông bằng cách chiếm đóng những vùng lãnh thổ tranh chấp là một sự khởi đầu tốt. “Mỹ giờ đây cần phải làm rõ với tất cả mọi người rằng, sự hiếu chiến sẽ được đáp lại bằng sự hiếu chiến và chúng ta cũng cần phải bảo đảm với các đồng minh rằng, chúng ta sẽ nhanh chóng trợ giúp họ nếu họ bị tấn công”, ông Avni cho biết.
Theo phóng viên Avni, việc Mỹ phô trương lực lượng ở Châu Á-Thái Bình Dương là hành động đúng đắn. “Ông Obama cần phải cho mọi người biết rõ, nếu cần chúng ta sẽ sử dụng sức mạnh của mình – và không chỉ là để đảm bảo sự tự do hàng hải. Đó là cách chắc chắn nhất để làm dịu căng thẳng và đảm bảo rằng, súng không được rút ra khỏi bao”, phóng viên Avni đã kết luận như vậy trong bài viết của mình.
Hồi cuối tuần vừa rồi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập Phó Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh - ông Robert Wang đến để bày tỏ sự phản đối trước phát biểu gần đây của Washington về những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông.
Theo phóng viên Avni, "nếu Bắc Kinh có một chút lo sợ về sự can thiệp của Mỹ vào trong khu vực thì đó là điều tốt. Mỹ nên làm mạnh hơn để khiến cho Trung Quốc – nước đang trở thành một kẻ chuyên đi bắt nạt trong khu vực – trở nên lo sợ hơn nữa".
Mọi việc khởi nguồn từ việc Bắc Kinh trong hai tháng 6 và 7 vừa qua liên tiếp thông báo các kế hoạch thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và dựng lên một căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa, phớt lờ thực tế rằng quần đảo này thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ - ông Patrick Ventrell hồi tuần trước đã lên tiếng phản đối những động thái trên của Trung Quốc. Ông này nói rằng, những hành động đó “đi ngược lại với các nỗ lực ngoại giao tập thể nhằm giải quyết bất đồng và có nguy cơ làm leo thang căng thẳng trong khu vực”.
Ngay ngày hôm sau, Bắc Kinh đã triệu tập Phó Đại sứ Mỹ Wang đến để chỉ trích, mắng mỏ. Báo chí Trung Quốc cũng phụ hoạ theo bằng những tiêu đề yêu cầu Mỹ “câm miệng” hoặc cáo buộc Washington “thổi bùng ngọn lửa” căng thẳng trong khu vực.
Ông Benny Avni là phóng viên phụ trách chuyênmục Op-Ed (Opposite Editorial) của tờ Bưu điện New York
từ cuối năm 2008. Op-Ed là một chuyên mục phân tích và phê bình của
những tờ báo uy tín tại Mỹ. Phụ trách chuyên mục này thường là những nhà
báo và học giả bậc thầy. Ông Avni chuyên viết về mảng chính sách đối
ngoại của Mỹ và các vấn đề quốc tế kể từ khi chuyển đến sinh sống ở New York
năm 1986. Trước khi đầu quân cho tờ Bưu điện New York, ông Avni từng là
phóng viên Liên Hợp Quốc của tờ New York Sun (Mặt trời New York), phụ
trách chuyên mục các vấn đề thế giới. Ông từng có nhiều bài viết độc và
đột phá trong thời kỳ trước và sau cuộc chiến tranh Iraq. Ngoài ra, phóng viên Avni còn chuyên cả về các vấn đề Trung Đông.
|
Theo phóng viên Avni, chính quyền Tổng thống Obama theo đuổi một chính sách trung lập trong các cuộc tranh chấp khu vực nói trên, tránh xa những cuộc đụng độ thậm chí kể cả khi Bắc Kinh phái hàng loạt tàu quân sự (thỉnh thoảng được nguỵ trang bằng tàu cá) đến đe doạ, xua đuổi tàu thuyền của các nước có tranh chấp khác.
“Các nước láng giềng của Trung Quốc như Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản... – từ lâu vốn phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ, chắc chắn sẽ băn khoăn tự hỏi: Liệu lập trường trung lập của chúng ta có phải là đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ đứng bên ngoài nếu một cuộc xung đột nhỏ biến thành chiến tranh toàn diện”, phóng viên của tờ Bưu điện New York đã viết như vậy.
Nhưng đó mới chỉ là một nửa câu chuyện. Mùa đông vừa qua, tại Lầu Năm Góc, Tổng thống Obama đã thông báo chính sách “cân bằng” mới của mình. Theo đó, Mỹ sẽ chuyển một phần lớn vũ khí và thiết bị quân sự từ Châu Âu và Trung Đông sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương – nơi “không có tổ chức đa phương nào như NATO để duy trì hòa bình”
Một phóng viên China Daily khi đó đã hỏi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter rằng, liệu có phải tất cả các kế hoạch thay đổi trên của Mỹ là nhằm kiềm chế một Trung Quốc đang lên. Thực chất, Bắc Kinh cảm thấy bị đe dọa trước các hoạt động củng cố quân sự của Mỹ ở khu vực Châu Á.
Đáp lại câu hỏi của phóng viên China Daily, ông Carter khẳng định, sự thay đổi chiến lược của mỹ “không liên quan đến Trung Quốc. Chúng tôi không đứng về bên nào. Chúng tôi ở đó chỉ để bảo đảm sự tự do hàng hải cho tất cả mọi người”.
Tuy nhiên, động thái phản đối về mặt ngoại giao và cuộc “tấn công” dồn dập của báo chí Trung Quốc nhằm vào Mỹ thời gian qua đã chứng tỏ một điều, Bắc Kinh không tin vào tuyên bố của Thứ trưởng Carter, phóng viên Avni nhận định. Mặt khác, “các đồng minh lâu đời của chúng ta cũng sẽ tự hỏi: Nếu Mỹ không đứng về bên nào thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ cần dùng đến những hiệp ước phòng thủ chung mà chúng ta đã ký với những nước đó”, ông Avni cho biết.
Ông Avni thừa nhận, hiện tại, nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào nhau đến mức nó không cho phép có một cuộc đối đầu quân sự xảy ra. Chính sách tốt nhất của chúng ta lúc này là phải bảo đảm giữ cái đầu lạnh cho đến khi thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc ra mắt, phóng viên kỳ cựu Avni cho hay. Tuy nhiên, theo ông này, điều đó không có nghĩa là “chúng ta nên nuông chiều Bắc Kinh bằng lá bài trung lập”.
Phóng viên của tờ Bưu điện New York cho rằng, hành động phản đối nỗ lực của Trung Quốc trong việc dựng lên những thực tế mới ở Biển Đông bằng cách chiếm đóng những vùng lãnh thổ tranh chấp là một sự khởi đầu tốt. “Mỹ giờ đây cần phải làm rõ với tất cả mọi người rằng, sự hiếu chiến sẽ được đáp lại bằng sự hiếu chiến và chúng ta cũng cần phải bảo đảm với các đồng minh rằng, chúng ta sẽ nhanh chóng trợ giúp họ nếu họ bị tấn công”, ông Avni cho biết.
Theo phóng viên Avni, việc Mỹ phô trương lực lượng ở Châu Á-Thái Bình Dương là hành động đúng đắn. “Ông Obama cần phải cho mọi người biết rõ, nếu cần chúng ta sẽ sử dụng sức mạnh của mình – và không chỉ là để đảm bảo sự tự do hàng hải. Đó là cách chắc chắn nhất để làm dịu căng thẳng và đảm bảo rằng, súng không được rút ra khỏi bao”, phóng viên Avni đã kết luận như vậy trong bài viết của mình.
Kiệt Linh - (theo Bưu điện New York)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét