Xét về góc độ địa chính trị - kinh tế thì bãi ngầm Tư Chính có vị trí rất quan trọng, nếu đi từ đất liền sẽ ra vùng biển khai thác dầu khí của chúng ta, lần lượt là Thanh Long, Bạch Hổ, Đại Hùng tiếp đến gần như trung tâm của biển Đông là Bãi Tư Chính. Cho nên Tư Chính như cái hàng rào, là tiền đồn của vùng dầu khí của ta. Nếu để bọn Hán tặc đặt chân được vào Tư Chính thì nó khống chế toàn bộ khu dầu của chúng ta và dịch vụ hàng hải trên Biển Đông. Bọn Trung Quốc đã không hề giấu diếm tham vọng của chúng độc chiếm, biến Biển Đông thành ao nhà của nó, trong đó đặc biệt thể hiện sự thèm khát đối với bãi Tư Chính nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Bọn cầm đầu chính quyền ra sức tuyên truyền về chủ quyền bành trướng củ nó đến toàn dân Trung Quốc, đồng thời đã cố tình lừa dối dư luận quốc tế khi viết về Bãi Tư Chính nói riêng và các thực thể chiếm đóng theo luật rừng của chúng trên biển Đông. Chúng đã thay đổi tên gọi các thực thể địa lý trên nền biển Đông để định hướng dư luận quốc tế gọi theo cách gọi của người Hán, vì thế bãi Tư Chính của Việt Nam chúng đổi thành Bãi Vạn An và ghép vào phần cực tây của quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà chúng đặt lại thành quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. Đây cũng là phần cực tây của Đường 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra để ép buộc các nước nhỏ yếu trong khu vực phải thừa nhận. Bãi Tư Chính là một rạn san hô có hình vòng cung, quanh năm nằm dưới mức nước lên xuống của thủy triều, dài khoảng 63 km và rộng 11 km, chỗ nông nhất cách mặt biển 17 mét. Báo chí Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng: “vị trí địa lý của bãi Tư Chính (Vạn An) cực kỳ quan trọng, là cửa ngõ vào Nam Hải (Biển Đông), cũng là lãnh thổ nước ta (Trung Quốc) ở gần với Eo biển Malacca nhất. Án ngữ tuyến hàng hải trên Nam Hải, có thể coi nó là khu vực trái tim của Đông Nam Á. Không chỉ có vị trí địa lý vô cùng quan trọng, mà tài nguyên thủy sản và tài nguyên dầu khí gần bãi Vạn An cũng rất phong phú. Đây là một trong ba khu vực tài nguyên dầu khí giàu có nhất ở Nam Sa: Bồn địa Zengmu (James Shoal), Bồn địa Sabah, Bồn địa Vạn An”. Bài viết "phán" thêm rằng: “Không còn nghi ngờ gì nữa, từ lâu nay, Trung Quốc luôn ở vào thế bị động ở bãi Vạn An vì nó quá gần với Việt Nam và quá xa đại lục Trung Quốc. Trung Quốc đã cử rất nhiều tàu đến tuần tra, nhưng thường chạy một vòng quanh rồi rời khỏi đó. Nhưng trong lần này, phía Trung Quốc đã dần bắt đầu biến bị động thành chủ động. Do những kiệt tác thần kỳ của con người (ý nói do Trung Quốc đã lấp biển tạo đảo - NV), các đảo Vĩnh Thử (tức đá Chữ Thập) và Hoa Dương (tức đá Châu Viên) đã được đưa vào sử dụng, đẩy tiền duyên chiến lược của Trung Quốc tiến xuống phía Nam tới hơn một ngàn kilomet. Thông qua các cơ quan báo chí ,Trung Quốc mê mị dân chúng của nó rằng không thể nhân nhượng và rút tàu thuyền đi vì những lập luận sai trái và nực cười sau: “Bãi Vạn An là lãnh thổ của chúng ta ( của bọn người Hán) ở gần Eo biển Malacca nhất; cách Singapore chưa đến 1.000 km. Từ bãi Vạn An có thể giám sát rất tốt Eo biển Malacca. Đây cũng là căn cứ tiền duyên của ta gần với Ấn Độ Dương nhất, chỉ cách Ấn Độ Dương 1000 km về phía Tây. Mỹ nếu thò đầu ra ở Eo biển Malacca là đã bị chúng ta giám sát. Nếu giành được 5 điểm Tây Sa (tức Hoàng Sa), Hoàng Nham (Scaborought), 3 đảo Nam Sa (Su Bi, Vành Khăn, Chữ Thập), bãi Vạn An (Tư Chính) và bãi ngầm Beikang (Luconia Shoals) là toàn bộ Nam Hải (Biển Đông) sẽ nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu so sánh vị trí của bãi Nankang (South Luconia Shoals) và bãi Vạn An thì Vạn An tốt hơn. Bên cạnh đó, eo biển Malacca nằm ở hướng tây nam. Bãi Nankang (South Luconia Shoals) ở sát bờ biển Malaysia. Bãi biển Vạn An cách Việt Nam hơn 400 km và cách Malaysia với khoảng cách tương đương (cũng khoảng 400). Bãi Vạn An ở vị trí trung tâm của phía Nam Nam Hải (Biển Đông), cho nên bãi Vạn An rất tốt”. Bãi Tư Chính của Việt Nam được các chuyên gia luật quốc tế khẳng định hoàn toàn không nằm trong khu vực chồng lấn chủ quyền. Cho nên, bãi Tư Chính chưa hề và chưa bao giờ là khu vực tranh chấp chủ quyền. Bãi Tư Chính ở trên thềm lục địa Việt Nam và thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được xác định phù hợp với UNCLOS 1982. Đồng thời, khu vực biển này đã được Việt Nam sử dụng và khai thác đặc quyền kinh tế một cách ổn định và từ lâu, chứ không phải bây giờ mới có, mới xuất hiện tuyên bố chủ quyền, càng không phải khu vực đang có tranh chấp trên biển. Bãi Tư Chính cùng các bãi ngầm và đá ngầm ở khu vực này là một phần không thể tách rời của thềm lục địa Đông Nam Việt Nam, được ngăn cách với quần đảo Trường Sa của Việt Nam bằng một rãnh sâu, nên theo UNCLOS 1982 hoàn toàn không thuộc quần đảo Trường Sa. Như trên đã nói, trong cấu trúc nước sâu của Biển Đông có một rãnh sâu lớn nhất ngăn cách thềm lục địa miền Trung và Đông Nam Việt Nam, nơi có bãi Tư Chính - Vũng Mây, với quần đảo Trường Sa. Các bãi cạn khu vực biển bãi Tư Chính phát triển kế thừa trên nền cấu trúc vỏ lục địa kéo dài từ lục địa Việt Nam ra, trong khi quần đảo san hô Trường Sa, như nói trên, phát triển kế thừa trên nền núi lửa của vỏ đại dương thuộc cấu trúc nước sâu. Trong số các tài liệu chính thống của Tổ chức Thủy đạc quốc tế (IHO) thuộc Liên Hợp Quốc cũng như các tài liệu địa lý quốc tế, tất cả tài liệu chính thống này đều không có tài liệu hay công bố nào nói rằng khu vực Tư Chính - Vũng Mây thuộc quần đảo Trường Sa. Nếu nói Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa thì chứng tỏ là cố tình hiểu sai về mặt địa lý, địa chất và đặc trưng đáy Biển Đông một cách có chủ đích. Một bản đồ chụp nổi đáy Biển Đông của Vương quốc Anh năm 2001 cũng cho thấy rất rõ những đặc trưng nói trên. Chúng ta đã làm hồ sơ và trình Tiểu ban Ranh giới thềm lục địa của Ủy ban Thềm lục địa LHQ để xem xét khả năng mở rộng thềm lục địa ở hai khu vực ngoài 200 hải lý, trong đó có một vùng nằm ngoài thềm lục địa Đông Nam Việt Nam, liên quan đến Malaysia. Như vậy thềm lục địa Đông Nam Việt Nam không chỉ bao gồm nhóm bãi Tư Chính mà còn được mở rộng ra ngoài 200 hải lý. Như vậy có thể một lần nữa khẳng định, việc Trung Quốc ngụy biện khu vực biển bãi Tư Chính là một bộ phận cấu thành của “quần đảo Nam Sa” (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là hoàn toàn sai trái. Bởi đó là những bãi ngầm, bãi cạn ở xa và bị ngăn cách quần đảo này bởi các rãnh sâu; không thể tạo thành một thể thống nhất về địa lý, địa chất và, đặc biệt, không thể gắn kết về kinh tế, lịch sử để tạo thành một thể thống nhất của quần đảo.
Sự kiện Bãi Tư Chính bùng nổ từ đầu tháng 7 năm 2019 đã khiến lộ ra một vụ việc khác xảy ra ngay trước đó: vào đầu tháng 6, Trung Quốc bắt đầu có động thái cản trở việc hãng Rosneft của Nga, và hành vi đó kéo dài từ đó đến nay. Như vậy, quy mô cuộc khủng hoảng Bãi Tư Chính năm 2019 còn vượt hơn cả hai lần khủng hoảng cùng địa chỉ: vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, các tàu hải cảnh Trung Quốc bao vây Bãi Tư Chính để gây sức ép buộc Repsol - công ty Tây Ban Nha liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải rút khỏi mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ, nhưng chưa đụng chạm trực tiếp đến mỏ dầu khí Lan Đỏ. Chúng ta đặt dấu hỏi, trong khi Việt Nam tiến hành thăm dò dầu khí trong vùng thềm lục địa của nước ta một cách hợp pháp thì Trung Quốc lại ngang ngược đưa lực lượng chấp pháp đến cản trở, quấy rối, đe dọa buộc Repsol của Tây Ban Nha cùng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bị Trung Quốc ép buộc phải rời bỏ mỏ Cá Rồng Đỏ. Vậy Trung Quốc giữ cho ai, giữ làm gì khi nguồn tài nguyên đó không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của quốc gia mình? Đơn giản bởi vì Trung Quốc là tên lưu manh chuyên nghiệp, biết cách tạo ra hiện trường giả và luôn luôn rình rập cơ hội. Chính quyền Hán Tặc đương đại thừa hiểu rằng nếu để Việt Nam tiến hành khai thác dầu khí mỏ Cá Rồng Đỏ ( nằm trong khu vực Bãi Tư Chính) thì coi như Việt Nam đã thực hiện chủ quyền của mình, từ đó tiến hành các hoạt động kinh tế kỹ thuật lâu dài, kể cả sau khi khai thác hết dầu khí thì cơ sở hạ tầng đó se được sử dụng thành những công sự bảo vệ chủ quyền. Nhưng nếu Trung Quốc không để cho Việt Nam khai thác thì lợi dụng cơ hội tốt chúng sẽ hộ tống dàn khoan xuống lắp đặt và coi như một sự đã rồi thì việc thôn tín coi như thành công. Song song với vụ cho tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8, được hỗ trợ bởi từ vài ba chục đến mức cao điểm là 80 tàu hải cảnh và tàu dân quân biển xâm phạm vào khu vực Bãi Tư Chính - gấp nhiều lần so với chỉ khoảng một chục tàu cảnh sát biển của Việt Nam trong cùng khu vực, có thể hiểu một cách không chính thức hoặc chính thức là chiến dịch mang mục tiêu biến vùng lãnh hải Việt Nam thành ‘vùng có tranh chấp dầu khí’ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được Bắc Kinh mở rộng và đánh vỗ mặt cả những đế chế đang được xem là cùng có quan điểm chung về lợi ích quốc gia với Trung Quốc là Cộng hòa Liên bang Nga. Giờ đây Việt Nam đã trở thành nạn nhân phải gánh chịu mối nguy hiểm thiệt kép: nguy cơ không chỉ mất mỏ Cá Rồng Đỏ mà có thể cả mỏ Lan Đỏ vào tay Trung Quốc. Bi kịch đang hiện ra nhưmột sự tất yếu của nó: Việt Nam không những phải nhượng boojTrung Quốc tại mỏ Cá Rồng Đỏ ở phía Nam, mà nguy cơ đe dọa ở mỏ Lan Đỏ gần khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ còn mỗi mỏ Cá Voi Xanh là tạm thời bình an vô sự vì đối tác của Việt Nam là Tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobile của Hoa Kỳ. Về chiến thuật, trong khi Trung Quốc xâm phạm vòng ngoài thì cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 350km về phía Đông Nam, nằm ở độ sâu 120m, gần khu vực bãi Tư Chính thì Việt Nam đã hạ đặt xong chân đế giàn khoan Sao vàng - Đại nguyệt nặng 14.000 tấn. Hạ đặt một giàn khoan không phải dễ dàng, nó yêu cầu rất cao về điều kiện “trời yên biển lặng”. Nhớ lại năm 2014, khi Trung Quốc lắp đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, họ phải sử dụng hàng trăm tàu vòng trong vòng ngoài để ngăn cản lực lượng chấp pháp của ta tiếp cận bởi họ là một kẻ ăn cắp, luôn lo sợ và phải rào trước đón sau. Thế nhưng trước hành động gây hấn của Trung Quốc, lần này đến lượt Việt Nam vẫn đàng hoàng hạ đặt chân đế giàn khoan Sao vàng - Đại nguyệt bởi chúng ta có quyền làm điều đó với vùng biển thuộc chủ quyền của mình.
Trong quá trình kéo và hạ đặt chân đế giàn khoan Sao vàng - Đại nguyệt, phía Trung Quốc không dám có động thái quấy rối nào. Đặng Trường cho rằng phía Trung Quốc cũng biết sự kiện này nhưng họ không có cớ hay tư cách gì để cản phá. Việc hạ đặt thành công chân đế giàn khoan này không chỉ thể hiện ý chí của Việt Nam không lùi bước trước sự ngang ngược của Trung Quốc mà còn mang ý nghĩa đóng dấu khẳng định chủ quyền của nước ta trên biển. Cũng xin nói thêm, dự án Sao vàng - Đại nguyệt có sự tham gia của hai tập đoàn lớn của Nhật Bản là Sumitomo và Idemitsu. Từ đây, có thể thấy nếu Việt Nam kêu gọi đầu tư và tận dụng được cơ hội hợp tác với các cường quốc, gắn chặt lợi ích của họ với Việt Nam theo kiểu cộng sinh như dự án Sao vàng - Đại nguyệt lần này thì Trung Quốc sẽ chẳng dám làm gì cả. Trong tương lai, Việt Nam sẽ đối đầu với tàu thăm dò của Trung Quốc, tàu hải cảnh, tàu ngầm của Trung Quốc như thế nào để vừa bảo vệ được chủ quyền của mình, vừa tránh căng thẳng leo thang? Liệu dự án Sao vàng - Đại nguyệt sẽ đảm bảo đúng tiến độ? Vấn đề không phụ thuộc vào ý chí của Trung Quốc mà nằm trong ý chí mạnh mẽ của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nếu như nhân dân đoàn kết, hành động tỉnh táo, khôn ngoan hơn nữa, biết phát huy sức mạnh dân tộc đoàn kết với các dân tộc trong cộng đồng ASEAN, biết tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn có xu hướng kiềm tỏa không để Trung Quốc trở thành kẻ côn đồ tham lam trong thế kỷ XXI, thì cho dù Trung Quốc có hung hăng đến đâu cũng khó khuất phục được người Việt Nam. Sau hai lần liên tiếp phải bỏ cuộc khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ, đến đầu năm 2018 chính quyền có vẻtỉnh táo hơn khi tìm cách dựa dẫm vào Công ty dầu mỏ quốc gia Nga Rosneft để khoan giếng LD-3P, thuộc mỏ khí ngoài khơi Lan Đỏ ở Lô 06.1, cách phía đông nam Việt Nam 370 km. Nhưng vào năm 2018, ngay cả Rosneft của người Nga cũng rơi vào tình trạng dở giang như Repsol của Tây Ban Nha đối tác không bảo vệ được lợi ích của mình trước áp lực từ phía bọn người hán tham lam tàn ác, đành phải ngậm ngùi rời bỏ mỏ Lan Đỏ. Tuyên bố của Rosneft được đưa ra vào lúc tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng lên tiếng cảnh cáo là không một quốc gia, tổ chức, công ty hoặc cá nhân nào có quyền tiến hành thăm dò hoặc khai thác dầu khí trong vùng biển của Trung Quốc nếu không được phép của Bắc Kinh. Trong một cử chỉ không cần kiềm chế lòng tham vô độ, Trung Quốc đã cho vẽ lại ‘đường lưỡi bò 9 đoạn’ mà đã ‘liếm’ hầu hết khoảng 67 vị trí có dầu của phía Việt Nam, trong đó có mỏ Lan Đỏ. Bản vẽ mới toanh này sẽ là ‘cơ sở pháp lý’ để Bắc Kinh, trong lúc chẳng cần quái gì đến cơ sở pháp lý nào từ Công ước UNCLOS 1982 về biển, sẽ tiến hành một chiến dịch mới để biến dầu của người thành dầu của mình. Tuy nhiên, thái độ của người bạn được xem là truyền thống của Việt Nam - Nga Xô viết và nay chỉ còn là nước Nga - lại không hề chính quyên của chúng ta an tâm. Đơn giản là vào năm 2014, trong sự kiện dàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong thềm lục địa Việt Nam, điện Kremlin đã giữ im lặng, cho dù chính Nga là nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam. 5 năm sau vụ Hải Dương 981, người Nga lại chẳng có ý kiến gì về vụ tàu Trung Quốc xâm nhập Bãi Tư Chính. Một lần nữa, lãnh đạo Việt Nam mới nhận ra rằng: Trong khi bị ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’ là Trung Quốc bắt nạt càng lúc càng quá quắt và dồn vào chân tường, nước ta lại bị hầu hết 11 quốc gia ‘đối tác chiến lược’ còn lại, trong đó có cả Nga, thản nhiên dửng dưng như không biết chuyện gì đang xảy ra. Sự im lặng đầy chủ ý của người Nga đã có thể được lý giải phần nào: Putin đã và đang trở thành một đồng minh thân cận của Tập Cận Bình trong cuộc chiến tranh lạnh đang được khởi động đói trong với phương tây mà chủ yếu là Mỹ. Mặc dù trước đây Trung – Nga đã từng xung đột biên giới nhưng giờ đây lại được gắn bó bởi tinh thần ‘chống Mỹ’ nên Nga coi chủ quyền biên đảo của Việt Nam chẳng có ý nghĩa gì đáng kể. Sự im lặng của Nga đang dẫn ra một nguy cơ mới đối với quan hệ ngoại giao, kinh tế của nước ta: Nếu Kremlin và Bắc Kinh đã hoặc sẽ thỏa thuận được với nhau một lợi ích hoặc một điểm chung chính trị nào đó lớn hơn hẳn lợi nhuận từ mỏ Lan Đỏ, thì cho dù Rosneft là tập đoàn có cổ đông chính là chính phủ Nga, tương lai Rosneft cũng sẽ phải bỏ dở dự án chạy khỏi vùng chủ quyền Việt Nam như Repsol đã từng phải hứng chịu. Trở lại với khả năng Trung Quốc có thể làm gì tiếp theo trong năm mới 2020 ở trên Biển Đông, tại các khu vực mà Việt Nam quan tâm, Tiến sỹ Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ với cái nhìn từ cuối năm 2019, đưa ra dự phỏng:"Hiện nay mà nói, để mà có thể xác định vị trí nào cụ thể thì rất khó, bởi vì Trung Quốc như đã biết thì họ đưa ra một yêu sách chiếm hầu hết Biển Đông rồi. "Thì bất kỳ điểm nào mà nằm trong yêu sách đường lưỡi bò thì họ đều có thể sẽ tính họ làm, tùy thuộc vào tình huống, tùy thuộc vào thái độ của các nước có liên quan ở khu vực từ đó đến nay và tùy thuộc vào tình hình quốc tế, quan hệ quốc tế và thái độ của các nước trong việc lên tiếng đối với hoạt động đó của Trung Quốc để họ làm. "Tôi nghĩ là như vậy, (Trung Quốc) có thể tiến hành ngay khu vực thềm lục địa, trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như trước đây, hoặc là trong vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hay là vùng thềm lục địa của Malaysia hay là của Philippines. "Tất cả những vị trí đó có thể có khả năng xảy ra, chứ bây giờ không thể nói chính xác được, nhưng cách làm của họ, theo tôi nghĩ là ở giai đoạn hiện nay, thời buổi hiện nay, có lẽ bọn người Hán sẽ sử dụng các hoạt động mang tính chất như là kinh tế, khoa học - kỹ thuật. "Nhưng theo nhiều người nói đây là chúng tổ chức cuộc 'xâm lược mềm', chúng không dùng vũ lực như trước đây để mà xâm chiếm nữa, mà chúng sẽ sử dụng những biện pháp về mặt kinh tế, về mặt dân sự về mặt khoa học - kỹ thuật để giành lấy trên thực tế yêu sách của chúng. "Nếu như các nước không có một sự cảnh giác cần thiết, không có một biện pháp cần thiết, thì như vậy có thể là một cách mà họ muốn chấp nhận yêu sách của họ, từ yêu sách đó, so với đàm phán, họ muốn các hợp tác cùng khai thác với Trung Quốc, mà loại bỏ những hoạt động khác khai thác, hợp tác với các nước khác. có ý kiến trong giới quan sát an ninh, quân sự và chính trị khu vực cho rằng Trung Quốc sẽ có thể tiếp tục 'làm mạnh' và có thể 'đưa giàn khoan' vào vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền. "Có những khả năng và giả thuyết thực tế rằng Trung Quốc tiếp tục làm mạnh ở Biển Đông, đặc biệt là có khả năng họ sẽ đưa giàn khoan vào khoan thăm dò và thậm chí là khoan khai thác ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và vùng thềm lục địa của Việt Nam mà họ coi đấy là vùng tranh chấp với đường chín đoạn của họ, mà họ tuyên bố" (Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp- Viện Nghiên cứu Đông Nam Á).
Có nhiều giải pháp khác nhau, bao gồm các giải pháp mang tính chiến thuật và chiến lược. Tuy nhiên, phải phối hợp đồng bộ các giải pháp và chọn đúng thời điểm để dùng giải pháp “quyết định”, phù hợp bối cảnh, bảo đảm lợi ích toàn cục, có tầm chiến lược và chắc thắng. Cũng cần nhấn mạnh rằng, chọn giải pháp nào còn tùy thuộc vào thái độ và hành vi của phía Bắc Kinh trên thực địa đồng thời, chúng ta phải tăng cường, mở rộng và tranh thủ hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực bảo vệ biển, nhất là với các nước có trình độ quản lý biển tốt, tiên tiến; với các nước có “cùng cảnh ngộ” để từng bước tạo thành một “mặt trận” bảo vệ nền hòa bình ở Biển Đông. Bên cạnh các giải pháp ngoại giao mà chúng ta đang áp dụng như thông qua các tuyên bố cấp cao, tuyên bố của người phát ngôn, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, thông báo bảo lưu tại Liên Hợp Quốc; thông báo công khai ở các diễn đàn quốc tế, khu vực và ASEAN; Việt Nam cần tạo điều kiện cho báo chí nước ngoài tiếp cận hiện trường vụ việc để thấy rõ vi phạm của Trung Quốc, để tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Ở trong nước, cần tăng cường và thường xuyên tuyên truyền để người dân hiểu đúng về các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông. Đồng thời, tăng các lực lượng thực thi pháp luật trên biển tích cực, chủ động ngăn chặn, đẩy đuổi quyết liệt các hành động vi phạm và cần tỉnh táo, linh hoạt, kiên trì, kiên định và không mắc mưu “sử dụng vũ lực trước”, tức là chúng đông và mạnh hơn ta rất nhiều lần nhưng không đánh mà khiêu khích chúng ta, nếu chúng ta không tỉnh táo mà nổ súng trước thì bọn quỉ biển này nó sẽ la làng lên là Việt Nam gây hấn buộc phía Trung Quốc phải đáp trả tự vệ thì nguy to.