Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

Financial Times: Trung Quốc đã có kế hoạch cụ thể đánh chiếm Đài Loan

Theo truyền thông Anh, sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã tăng mạnh trong 10 năm qua. Cán cân sức mạnh đã tiếp tục nghiêng về phía đại lục và đại lục cũng đã có sách lược cụ thể để tấn công Đài Loan. Mặc dù khả năng của PLA vẫn còn chỗ thiếu, nhưng có nhiều cách khác nhau để bù đắp lại những chỗ thiếu đó.

Các tàu Trung Quốc trong một cuộc diễn tập đổ bộ tấn công chiếm đảo. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Bắc Kinh từ chối loại bỏ việc thống nhất bằng vũ lực
Financial Times (Thời báo Tài chính) của Anh ngày 9/1/2020 đã đăng bài cho rằng trong 10 năm qua, PLA đã mở rộng đáng kể sự hiện diện và khả năng của mình và làm suy yếu việc tự do hành động của quân đội Mỹ trong vùng biển và không phận châu Á. Bên ngoài Đài Loan, sự cạnh tranh cán cân lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt. Các chuyên gia quốc phòng của cả hai bên đều cho rằng Đài Loan là nơi có khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa hai nước trong tương lai nhất.
Chuyên gia quốc phòng Nghê Lạc Hùng (Ni Lexiong) của Đại học Thượng Hải cho rằng Trung Quốc không loại trừ khả năng đánh kiểu chiến tranh lâu dài với Mỹ. Ông nói thêm: “Không ai biết làm thế nào để tránhđược điều này, đó là lý do tôi nghĩ tại sao hai bên không công khai sự đối địch”. Ông cũng nói: “Đây phần lớn là vấn đề chiến tranh tâm lý. Hai bên có thể chấp nhận nguy cơ thế nào, liệu có dám kết thúc bằng sự hủy diệt lẫn nhau không?”.
Financial Times: Trung Quốc đã có kế hoạch cụ thể đánh chiếm Đài Loan  - ảnh 1
Ngày 25/9/2019 Trung Quốc hạ thủy chiếc tàu tấn công đổ bộ Type 075 đầu tiên tại Thượng Hải (Ảnh: CCTV)
Chi tiêu quốc phòng của Bắc Kinh gấp 15 lần Đài Bắc và ngân sách quốc phòng của Đài Loan năm 2020 dự kiến đạt tới 11,9 tỷ USD. Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã chế tạo và triển khai các tên lửa tầm trung có thể được sử dụng để nhắm vào các tàu sân bay và căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản và đảo Guam. Nếu Mỹ can thiệp vào bất kỳ cuộc xung đột nào trên eo biển Đài Loan, hai địa điểm này rất có thể sẽ được sử dụng.
Ngay cả khi Mỹ cung cấp cho Đài Loan các radar mới, máy bay chiến đấu và công nghệ tàng hình mới nhất, Đài Loan cũng không thể chống lại các cuộc tấn công của PLA trong một thời gian dài mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Phía Đài Bắc tin rằng mục tiêu của PLA là tăng cường các nguồn lực quân sự để có thể phát động tấn công trong mấy năm tới.
Chuyên gia quốc phòng Đài Loan Enoch Wu nói: “Chúng tôi có thể thảo luận về việc đó là năm 2020 hay năm 2022, nhưng chúng tôi biết đó không phải là năm 2049”. Trước mùa Hè năm 2019, Enoch Wu là Ủy viên Hội đồng An ninh Quốc gia của chính quyền Thái Anh Văn.
Một quan chức cao cấp của chính phủ Mỹ nói: Ông Tập Cận Bình từng tuyên bố rằng “vấn đề Đài Loan không nên được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” và lưu ý rằng ông Tập Cận Bình đã từ chối loại bỏ khả năng sử dụng vũ lực trong bài phát biểu vào năm 2019. Ông nói thêm: “Ông Tập có thể đã tự dồn vào góc tường trên vấn đề  di sản chính trị của mình”.
Financial Times: Trung Quốc đã có kế hoạch cụ thể đánh chiếm Đài Loan  - ảnh 2
Tàu đổ bộ tấn công Type 075 mang theo các trực thăng và xuồng đổ bộ, xe lội nước (Ảnh: Đa Chiều)
Theo tờ báo chính thức Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 21/12/2019, Vương Hồng Quang, Trung tướng đã nghỉ hưu của PLA, cựu Phó Tư lệnh Quân khu Nam Kinh, nói tại Hội nghị Thượng đỉnh 2020 “Thế giới khó khăn, Trung Quốc ổn định”: đối với Đại Lục, cần phải xác định rõ ràng những lực lượng muốn Đài Loan độc lập là “thế lực thù địch” và kênh thống nhất hòa bình giữa hai bên eo biển Đài Loan “đã bị đóng lại”.
PLA xé nát tuyến phòng thủ của Đài Loan như thế nào ?
Các quan chức và nhà nghiên cứu quân sự Đài Loan và Mỹ cho rằng Trung Quốc đại lục sẽ tiến hành một cuộc tấn công mạng vào Đài Loan để phá vỡ thông tin liên lạc trên đảo và giữa Đài Loan với Mỹ.
Nếu thành công, các cuộc tấn công như vậy có thể tước đi của các chỉ huy quân sự của Đài Loan các cách thức để nhận thông tin tình báo và truyền đạt các mệnh lệnh và phá hủy các hệ thống ngắm bắn điện tử cần thiết cho phòng thủ tên lửa.
Ian Easton, một chuyên gia của nhóm tư vấn Project 2049 Washington, nói: “Họ (PLA) có khả năng phá hủy tai mắt của quân đội Mỹ và Đài Loan”. Easton từng viết một cuốn sách nói Trung Quốc đại lục có thể xâm chiếm Đài Loan.
Financial Times: Trung Quốc đã có kế hoạch cụ thể đánh chiếm Đài Loan  - ảnh 3
Tàu sân bay Sơn Đông được coi là được đóng để nhằm vào Đài Loan (Ảnh: Đa Chiều)
Sau cuộc tấn công mạng, sẽ có các cuộc tấn công tên lửa và ném bom bắn phá, phá hủy lực lượng không quân và hải quân của Đài Loan càng nhiều càng tốt và phá hoại các cơ sở thiết bị giao thông, điện lực và cơ sở hạ tầng công nghiệp.
Các tài liệu lưu hành hạn chế của PLA được trích dẫn trong cuốn sách của Easton cho thấy, cùng lúc đó, các tổ chức ngầm của Đại Lục tại Đài Loan và lực lượng không quân Trung Quốc sẽ tìm cách ám sát người đứng đầu Đài Loan, Viện trưởng Hành chính, người chỉ huy quân sự và bắt giữ các chính trị gia cùng sĩ quan quân đội.
Một khi chắc chắn Đài Loan không còn có thể đe dọa từ trên không, Đại Lục sẽ  huy động quân đội của họ để chinh phục và chiếm đóng Đài Loan.
Quân đội Đài Loan cho rằng khả năng quân sự của PLA vẫn còn hạn chế. Ngày 30/8/2019, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã ra “Báo cáo Sức mạnh Quân sự của Trung Quốc thường niên”. Báo cáo nói rằng PLA bị hạn chế bởi hoàn cảnh địa lý tự nhiên của eo biển Đài Loan, thiếu phương tiện đổ bộ và hỗ trợ hậu cần lớn. Mặc dù PLA vẫn tiếp tục tăng tần suất và cường độ của các cuộc tập trận đổ bộ, nhưng vẫn chưa có đủ khả năng tác chiến chính quy để tấn công toàn diện Đài Loan, chỉ có khả năng đánh chiếm các hòn đảo phía bên ngoài.
Financial Times: Trung Quốc đã có kế hoạch cụ thể đánh chiếm Đài Loan  - ảnh 4
Tàu hải quân Trung Quốc diễn tập phóng tên lửa trên biển (Ảnh: Đa Chiều)
Phải cần một triệu quân PLA để đánh bại Đài Loan?
PLA hiện còn thiếu khả năng sử dụng tàu và máy bay để vận chuyển quân đội tấn công vượt qua eo biển Đài Loan. Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng để đánh bại 200.000 quân hùng mạnh của Đài Loan, PLA phải cần tối đa 1 triệu quân.
Các nhà phân tích Trung Quốc nói. loại là tàu tấn công đổ bộ Type 075 do Bắc Kinh chế tạo là một kỳ tích tiến bộ đạt được. Chiếc Type 075 đầu tiên của Trung Quốc đã được hoàn thành tháng 10/2019. “Nếu chúng ta kiểm soát được bầu trời, sau đòn oanh tạc chính xác, các làn sóng tấn công từ những con tàu này có thể xé tan tuyến phòng thủ của Đài Loan thành các mảnh vụn” – ông Nghê Lạc Hùng viết trên mạng xã hội.
Mặc dù các chuyên gia phương Tây cho rằng tác dụng của tàu tấn công đổ bộ Type 075 hạn chế, nhưng PLA có thể tìm ra các cách khác để huy động quân đội của họ. Rick Fisher, một chuyên gia tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế tại Washington (International Assessment and Strategy Center) cho rằng: “Khả năng không vận chính thức của PLA không ấn tượng lắm, nhưng lực lượng máy bay trực thăng của họ đang nhanh chóng gia tăng”.
Ông nói thêm rằng mặc dù quân đội Trung Quốc vẫn thiếu các khả năng cần thiết về tàu thuyền, nhưng có thể khắc phục bằng cách trưng dụng tàu chở khách, tàu chở ô tô cỡ lớn và các tàu dân sự khác, nhiều tàu trong số đó hiện có khả năng dùng cho quân sự.
Quân đội Trung Quốc hoàn toàn có thể chiếm các sân bay của Đài Loan, để quân đội đáp máy bay thương mại hoặc chiếm cảng để vận chuyển binh lính bằng các tàu vận tải và tàu chở khách lớn, tránh phải đổ bộ trên bãi biển.
Mỹ và Đài Loan có kế hoạch tập trận chung  
Các nhà hoạch định Mỹ và Đài Loan cho rằng một khi PLA tấn công, Đài Loan sẽ phải chiến đấu một mình trong một khoảng thời gian.
Một quan chức cao cấp của chính phủ Mỹ nói, Đài Loan cần phải “tổ chức lại quân đội quy mô lớn” và bớt đầu tư các dự án quân sự đắt tiền - chẳng hạn mua 66 máy bay F-16 Viper từ Hoa Kỳ, chú trọng nhiều hơn các loại vũ khí tính năng linh hoạt và hiệu quả về chi phí, sẽ trì hoãn hoặc ngăn chặn các hành động quân sự ở Trung Quốc.
Lầu Năm Góc, Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương và Bộ Quốc phòng Đài Loan trong năm nay sẽ hoàn thành đánh giá về kế hoạch phòng thủ và chiến tranh hiện tại của Đài Loan. Washington cũng đã tăng cường quan sát các cuộc tập trận quân sự của Đài Loan.
Các quan chức Mỹ nói rằng hai bên đang thảo luận về việc tiến hành tập trận quân sự chung mức độ thấp để đảm bảo hai bên có hiểu biết cơ bản về cách thức Mỹ và Đài Loan sẽ liên lạc với đồng minh Nhật Bản của Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Financial Times: Trung Quốc đã có kế hoạch cụ thể đánh chiếm Đài Loan  - ảnh 5
Đài Loan tăng cường mua vũ khí, trang bị quân sự phòng thủ của Mỹ (Ảnh: Apolo)
Jack Bianchi, một nhà phân tích tại Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược (Center for Strategic and Budget assessment), nói: “Chúng ta cần đảm bảo rằng Đài Loan có khái niệm có thể ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc đại lục. Ít nhất nó sẽ làm gia tăng sự không chắc chắn của các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Quốc; tấn công Đài Loan vào thời điểm này có thể họ quá mạo hiểm”.
Các chuyên gia Mỹ tin rằng quân đội Đài Loan có thể sử dụng lợi thế địa lý của hòn đảo để đánh bại bất kỳ kẻ tấn công nào. Tướng Chip Gregson cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và cựu Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Mỹ nói: “Đài Loan về cơ bản là rất có khả năng phòng thủ. Những dãy núi cung cấp cho họ lợi thế phòng thủ cực tốt”.
Để lợi dụng môi trường này, Washington đang thúc đẩy Đài Loan cải cách lực lượng dự bị. Về mặt lý thuyết, lực lượng này có 2,5 triệu người, nhưng nó không được huấn luyện đầy đủ. Sau nhiều năm phản đối, có những dấu hiệu cho thấy Đài Bắc đang tham gia.
Các quan chức cao cấp của Mỹ gần đây đã nhiều lần bày tỏ thái độ của họ trong việc bảo vệ Đài Loan. Vào ngày 9/4/2019, Bộ trưởng Tác chiến Hải quân John M. Richardson nói tại phiên điều trần quốc hội rằng ngân sách hải quân năm 2020 của Bộ Quốc phòng đảm bảo rằng quân đội Mỹ có thể ứng phó hiệu quả với mối đe dọa của PLA đối với Đài Loan.
Vào ngày 31/3/2019, Thông tấn xã CNA Đài Loan đã đưa tin 2 máy bay chiến đấu từ Trung Quốc đại lục đã vượt qua đường trung tâm của eo biển Đài Loan vào lúc 11 giờ sáng ngày 31. Không quân Đài Loan đã khẩn cấp xuất kích lên ngăn chặn. Các máy bay quân sự hai bên đối đầu nhau trong mười phút, không khí rất căng thẳng trong một thời gian.
Ông John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Donald Trump khi đó, ngày 1 tháng 4 nói, Mỹ quyết tâm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Đài Loan chống lại “các hành động khiêu khích quân sự” của Bắc Kinh. Ông nói rằng “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” và cam kết của Mỹ là rất rõ ràng.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Indonesia công bố hình ảnh chi tiết cuộc đối đầu với tàu Trung Quốc trên vùng biển Natuna

Cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Indonesia ở vùng biển phía đông bắc của Quần đảo Natuna vẫn đang tiếp diễn. Theo thông tin từ phía Indonesia, vào ngày 11/1, ba tàu hải quân của hải quân nước này đã phát hiện 6 tàu cảnh sát biển, 1 tàu giám sát biển (hải giám) và 49 tàu cá Trung Quốc trong khu vực xảy ra vụ việc.

Tàu chiến Indonesia bám sát phía sau tàu cảnh sát biển Trung Quốc (Ảnh: Reuter/Đa Chiều)


Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều tối 13/1 cho biết, phía Indonesia cũng công bố những bức ảnh có độ phân giải cao về các tàu công vụ Trung Quốc tại hiện trường. Theo các bức ảnh mà Indonesia công bố, thấy ít nhất có các tàu cảnh sát biển số hiệu 5202, 4301, 5403 và một số lượng lớn tàu cá Trung Quốc xuất hiện tại hiện trường. Trong số đó, tàu 5202 cũng được trang bị pháo hạm PJ26 một nòng cỡ 76 mm, có tốc độ bắn tối đa 120 phát/phút, hoàn toàn không gặp bất lợi khi đối mặt với tàu chiến của Indonesia.

Indonesia công bố hình ảnh chi tiết cuộc đối đầu với tàu Trung Quốc trên vùng biển Natuna - ảnh 1
Tàu cảnh sát biển 5202 của Trung Quốc trang bị pháo hạm 76mm hộ tống các tàu cá Trung Quốc vào đánh bắt trong vùng biển phía Bắc Natuna (Ảnh: Đa Chiều)
Trước đó mấy ngày, hôm 8/1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tới thị sát vùng biển gần Quần đảo Natuna. Vào ngày 6/1, ông Widodo đã mạnh mẽ tuyên bố rằng không có chỗ để mặc cả với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền. “Nước ngoài không thể đặt chân vào lãnh thổ của chúng ta, dù chỉ là một tấc, nếu không có sự đồng ý của chính phủ nước ta”, ông tuyên bố.

Indonesia công bố hình ảnh chi tiết cuộc đối đầu với tàu Trung Quốc trên vùng biển Natuna - ảnh 2
Tàu chiến Indonesia (phải) và tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) so kè nhau trên biển (Ảnh: Đa Chiều)
Ông Widodo cũng nói, Indonesia không đòi hỏi chủ quyền đối với Biển Đông, nhưng không thể dung thứ cho Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của mình (Indonesia) tại vùng biển gần Biển Đông. Indonesia có chủ quyền “không thể thương lượng” đối với vùng biển đảo Natuna.
Đáp lại phát biểu của ông Widodo, ngày 8/1 Cảnh Sảng, người phát ngôn  của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bày tỏ không có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và Indonesia và hai bên tồn tại yêu sách chồng lấn về quyền lợi biển ở bộ phận vùng biển trên Biển Đông.
Ông Cảnh Sảng nhấn mạnh rằng Trung Quốc hy vọng rằng phía Indonesia sẽ giữ bình tĩnh và muốn tiếp tục xử lý đúng đắn các bất đồng với phía Indonesia, duy trì quan hệ tốt giữa hai nước và đại cục hòa bình và ổn định của khu vực. Trên thực tế, hai nước đã luôn duy trì liên lạc về vấn đề này thông qua kênh ngoại giao.
Tuy nhiên, ngày 10/1, ông Widodo đã hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu tại Dinh Tổng thống đang ở thăm Indonesia, bày tỏ hy vọng Nhật Bản sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các ngành công nghiệp đánh cá, du lịch và năng lượng của Quần đảo Natuna và tăng cường sự hợp tác giữa lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước.

Indonesia công bố hình ảnh chi tiết cuộc đối đầu với tàu Trung Quốc trên vùng biển Natuna - ảnh 4
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc hoạt động ban đêm trên biển Natuna (Ảnh: Đa Chiều)
Ông Motegi Toshimitsu nhấn mạnh: “Nhật Bản vẫn cảnh giác trước tình hình ở Biển Đông và phản đối việc đơn phương cưỡng bức thay đổi hiện trạng”.
Theo Đa Chiều, Quần đảo Natuna nằm ở Biển Đông giữa Bán đảo Mã Lai và bang Borneo. Nó bao gồm 272 hòn đảo với tổng diện tích 2.110 km2 và dân số khoảng 90.000 người. Ngày 12/11/2015, tại cuộc họp báo thường kỳ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói rõ chủ quyền của Quần đảo Natuna thuộc về Indonesia.

Indonesia công bố hình ảnh chi tiết cuộc đối đầu với tàu Trung Quốc trên vùng biển Natuna - ảnh 5
Trung Quốc huy động lực lượng tàu cảnh sát biển hùng hậu hộ tống các tàu đánh cá trong vùng biển phía Bắc Natuna (Ảnh Đa Chiều)
Kể từ cuối tháng 12/2019, đã có tranh chấp giữa Trung Quốc và Indonesia về việc bảo vệ nghề cá ở vùng biển phía đông bắc của Quần đảo Natuna (được Trung Quốc vẽ vào bên trong cái gọi là “Đường 9 đoạn” do họ tự định ra rồi đòi hỏi chủ quyền). Trong mấy ngày sau đó, Trung Quốc đã phái nhiều tàu cảnh sát biển và tàu hải giám hộ tống các tàu cá của họ và Indonesia cũng đã gửi các tàu công vụ và máy bay chiến đấu tới.
Ngày 6/1, Indonesia tuyên bố tại khu vực xảy ra tranh chấp xuất hiện các tàu cảnh sát biển Trung Quốc số hiệu 5101, 5302, 4301, 5403 và 2169, nhưng không có tàu chiến Trung Quốc nào xuất hiện.

Indonesia công bố hình ảnh chi tiết cuộc đối đầu với tàu Trung Quốc trên vùng biển Natuna - ảnh 6
Tàu chiến Indonesia áp sát tàu cảnh sát biển Trung Quốc trong đêm (Ảnh: Đa Chiều)
Vào thời điểm đó, Indonesia đã đưa tàu cảnh sát biển 2.400 tấn “KN Tanjung Datu” cùng các tàu hộ vệ “Tjiptadi” và “Teku Omar” của hải quân. Ngày 5/1, một Trung tướng của Hải quân Indonesia nói 4 tàu chiến sẽ được tăng cường đến vùng biển xảy ra vụ việc.
Theo Đa Chiều, do các nhân tố thực tế và lịch sử, trong nước Indonesia đã gây nên căng thẳng với Bắc Kinh. Vào ngày 5/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra một thông báo nhắc nhở công dân Trung Quốc ở Indonesia chú ý đến an ninh.


"Gây hấn" trên biển với Indonesia vào lúc này, Trung Quốc tự chuốc thiệt hại

Căng thẳng nổi lên giữa Indonesia và Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là diễn biến cần quan sát trong năm 2020 bởi tác động lớn trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.


"Gây hấn" trên biển với Indonesia vào lúc này, Trung Quốc tự chuốc thiệt hại

Căng thẳng sau một thời gian yên ắng
Sau một thời gian gián đoạn, không có đụng độ trên biển trong 3 năm qua, Jakarta đã gửi một phản đối về mặt ngoại giao chính thức tới Bắc Kinh vào ngày 30/12/2019 để phản ứng với các báo cáo vi phạm lãnh thổ của 3 tàu Hải cảnh Trung Quốc và khoảng 63 tàu cá ở Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia (EEZ) quanh chuỗi đảo Natuna vào cuối tháng 12. Các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã bị tàu của Hải quân Indonesia (TNI-AL) truy đuổi ra khỏi vùng biển Indonesia.
Tuy nhiên, ngày 12/1, truyền thông Indonesia cho biết 3 tàu hải quân của nước này tiếp tục phát hiện nhiều tàu hải cảnh và tàu cá của Trung Quốc xâm phạm EEZ của Jakarta tại vùng biển Natuna.
Indonesia không có tranh chấp về tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, tuy nhiên, Bắc Kinh lập luận vùng biển xung quanh Natuna là "ngư trường truyền thống" của ngư dân Trung Quốc. Trung Quốc cũng cho rằng có sự chồng lấn giữa vùng đặc quyền kinh tế quanh Natuna với "đường 9 đoạn" mà nước này ngang nhiên tự ý vẽ ra.
Tuyên bố ban đầu của Bộ Ngoại giao Indonesia đã tái khẳng định, Indonesia không có yêu sách chồng chéo với Trung Quốc và Indonesia sẽ không bao giờ công nhận yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc, vốn không phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) cũng như phán quyết của toà án quốc tế năm 2016.
Bắc Kinh sau đó đã đáp trả nhưng chỉ khiến Jakarta tiếp tục có tuyên bố mạnh mẽ hơn vào ngày 1/1/2019, bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc rằng vùng biển xung quanh Natuna là ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc, cho rằng yêu sách của Bắc Kinh là đơn phương, không có cơ sở dựa trên luật pháp quốc tế.
Áp đặt giới hạn đối với sức mạnh Trung Quốc
Phản ứng của Indonesia đối với hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông có ý nghĩa lớn, không chỉ bởi vì Indonesia là một quốc gia ngày càng lớn mạnh cả ở Đông Nam Á và ngoài khu vực. Phản ứng này cũng rất quan trọng bởi vì bất kỳ sự phản kháng nào của Indonesia chống lại Trung Quốc về mặt ngoại giao và chiến lược đều có lợi trong việc áp đặt các giới hạn hơn nữa đối với sức mạnh của Trung Quốc.
Trung Quốc phải đối mặt với một thử thách lớn khi "gây hấn" với Indonesia trên Biển Đông. Indonesia là nước có lực lượng vũ trang lớn nhất Đông Nam Á, và không phải là không có đòn đáp trả ngoại giao hoặc quân sự để ngăn chặn Trung Quốc, Tiến sĩ Greta Nabbs-Keller, Trường Đại học Queensland, Úc cho biết.
Charles Honoris, thành viên Ủy ban giám sát Quốc phòng và Đối ngoại, Quốc hội Indonesia đã đề xuất một số hành động mạnh mẽ hơn để có thể ngăn chặn Trung Quốc. Ông Honoris đề nghị Indonesia có thể xem xét lại cả hợp tác song phương và đa phương với Trung Quốc, bao gồm hợp tác về Sáng kiến ​​Vành đai (BRI) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cũng như tham gia với các quốc gia Đông Nam Á, những nước cũng đang đối mặt với những thách thức lãnh thổ tương tự để cân nhắc lại về thương mại và đầu tư của ASEAN với Trung Quốc
Điều thú vị là Bắc Kinh đã chọn khiêu khích Jakarta vào thời điểm này khi ông Jokowi vừa tái đắc cử và củng cố quyền lực, bổ nhiệm các vị trí chủ chốt trong nội các.
Thử thách Indonesia trong việc bảo vệ chủ quyền hàng hải dường như là một động thái gây tổn hại cho chính Bắc Kinh. Bởi Tướng Mitchowo Subianto, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia từ lâu đã được coi là người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.
Vì vậy, Indonesia sẽ "vặn đuôi rồng" mạnh đến mức nào? Điều đó phụ thuộc vào việc Trung Quốc khiêu khích Indonesia ở Natuna đến đâu, Tiến sĩ Greta Nabbs-Keller bình luận.
Với một Tổng thống vừa tái đắc cử nhiệm kỳ cuối, toàn quyền thực hiện các chương trình nghị sự chính sách ưu tiên và một Bộ trưởng Quốc phòng mới đang tìm cách tạo dấu ấn, ông Greta Nabbs-Keller dự đoán có thể có một khuynh hướng cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Sự hung hăng của Bắc Kinh có thể làm tăng thêm sự bất hòa trong mối quan hệ Indonesia - Trung Quốc, vốn có phần rạn nứt và mất lòng tin, dẫn đến đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, ông nói thêm.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Tranh chấp trên biển leo thang, Indonesia huy động máy bay chiến đấu đối phó Trung Quốc



Đang lúc tranh chấp trên biển giữa Indonesia và Trung Quốc liên tục leo thang, Không quân Indonesia ngày 7/1/2020 đã phái 4 máy bay chiến đấu đến Biển Đông để tuần tra khu vực Quần đảo Natuna ở miền bắc nước này. Trước đó, Indonesia cũng đã huy động ngư dân hiệp sức các tàu quân sự để đương đầu với các tàu Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngày 7/1,Indonesia đã cho 4 máy bay chiến đấu F-16 bay tuần tra khu vực Quần đảo Natuna nơi Indonesia tố cáo tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (Ảnh: Đa Chiều).

Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều sáng 8/1 dẫn nguồn của Reuters ngày 7/1 đưa tin, ông Fajar Adriyanto người phát ngôn của Không quân Indonesia cùng ngày 7/1 cho biết, 4 máy bay chiến đấu F-16 của Indonesia đã thực hiện chuyến bay tuần tra trên quần đảo Natuna để bảo vệ khu vực chủ quyền của Indonesia.
Ông Fajar cũng hạ thấp mối lo ngại về một cuộc xung đột có thể xảy ra với Bắc Kinh, nói rằng “không có lệnh tiến hành chiến tranh với Trung Quốc”. Ông nói: “Những máy bay chiến đấu này đang tiến hành tuần tra có tính thường xuyên để bảo vệ khu vực chủ quyền của chúng tôi. Các máy bay chiến đấu chỉ ngẫu nhiên bay tới vùng trời quần đảo Natuna”.
Tranh chấp trên biển leo thang, Indonesia huy động máy bay chiến đấu đối phó Trung Quốc  - ảnh 1
Một chiếc F-16 trên đảo Natuna ngày 7/1 (Ảnh: Reuters).
Theo Đa Chiều, Chính phủ Indonesia tuyên bố rằng các tàu đánh cá Trung Quốc được các tàu cảnh sát biển Trung Quốc hộ tống đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở Quần đảo Natuna vào giữa tháng 12/2019. Bộ Ngoại giao Indonesia đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia Tiêu Thiên tới để bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ và trao công hàm phản đối chính thức.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã đưa ra những từ ngữ cứng rắn khi nói rằng “chủ quyền của Indonesia không phải là thứ có thể đàm phán”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 7 tháng 1 nói, Bắc Kinh và Indonesia đã khai thông các kênh ngoại giao và hai nước chia sẻ trách nhiệm chung trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Tranh chấp trên biển leo thang, Indonesia huy động máy bay chiến đấu đối phó Trung Quốc  - ảnh 2
Tổng thống Widodo: “Chủ quyền của Indonesia không phải là thứ có thể đàm phán”. (Ảnh: Reuters).
Ông Nuryawal Embun, giám đốc Cơ quan An toàn Hàng hải Indonesia cho biết, cho đến ngày 7/1, vẫn chưa có cuộc đàm phán nào được tiến hành liên quan đến việc các tàu Trung Quốc xâm phạm.
Theo Reuters ngày 6/1, cùng ngày, chính phủ Indonesia đã quyết định ngoài việc gửi tàu chiến đến Quần đảo Natuna, họ cũng sẽ huy động những người đánh bắt  thủy sản đến để tăng cường giám sát vùng biển này.
Ông Mahfud MD, Bộ trưởng Bộ Công an và Điều phối Pháp luật Indonesia, nói với các phóng viên rằng Indonesia sẽ đưa 120 ngư dân từ đảo Java đến Quần đảo Natuna, cách Java 1.000 hải lý về phía bắc.
Vào tuần trước chính phủ Indonesia đã tuyên bố rằng họ sẽ gửi thêm tàu chiến tới xung quanh Quần đảo Natuna. Các quan chức của Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia cho biết, 6 tàu chiến đã được phái đi trước đó và 4 tàu khác đang đi về phía Quần đảo Natuna.
Tranh chấp trên biển leo thang, Indonesia huy động máy bay chiến đấu đối phó Trung Quốc  - ảnh 3
Đây không phải lần đầu tiên Indonesia tố cáo tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế . Trong ảnh: ngày 23/4/2016, Hải quân Indonesia bắt giữ tàu cá xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế  (Ảnh:VCG).
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Indonesia đã nổ ra ở quần đảo Natuna vào tháng 12/2019. Tờ Jakarta Post của Indonesia trước đó đã báo cáo rằng Cơ quan an toàn hàng hải Indonesia ghi nhận rằng từ ngày 19 đến 24/12 năm ngoái có ít nhất 63 tàu cá Trung Quốc đã xâm nhập đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng biển Natuna và hàng chục tàu tuần tra biển của Trung Quốc đã đi cùng bảo vệ các tàu cá.
Nhiều cơ quan truyền thông khác cho biết ngư dân địa phương ở Indonesia đã nhìn thấy một tàu hải cảnh Trung Quốc nhiều lần hộ tống các tàu cá Trung Quốc đi vào vùng biển địa phương vào cuối tháng 12/2019. Họ đã báo cáo tình hình trên cho Cơ quan An toàn Hàng hải Indonesia.
Indonesia đã phản đối Trung Quốc, nhưng Bộ Ngoại giao Indonesia nhắc lại rằng Indonesia không phải là một bên có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông (Indonesia gọi khu vực Biển Đông phía bắc nước này là “Biển Natuna”) và cũng không có vùng biển chồng lấn với Trung Quốc.

Quyết chiến ở Trung Đông: Chiến tranh bùng nổ?

Bóng đang nằm trên chân Iran và các đồng minh, nhiều khả năng Washington sẽ phải hối hận trong nhiều năm tới vì đã ám sát vị tướng Iran.


Quyết chiến ở Trung Đông: Càng "chơi lớn",  Mỹ và Israel càng tỏ ra "tuyệt vọng"?

Ngày 6/1/2020, tờ Telesur xuất bản bài viết "The "Great game" is Afoot. Killing Soleimani Reflects US Desperation in Middle East" (tạm dịch: "Chơi lớn" để gây tiếng vang. Sát hại Soleimani phản ánh sự tuyệt vọng của Mỹ ở Trung Đông) của hai tác giả Ramzy Baroud và Romana Rubeo.
Nhằm giúp độc giả có cái nhìn khách quan trong bối cảnh căng thẳng hiện tại ở Trung Đông, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.
Vụ ám sát tướng Iran: Các lãnh đạo Mỹ và Israel đang tuyệt vọng
Israel không che giấu rằng họ đang mong chờ cho một cuộc chiến của Mỹ chống lại Iran. Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực của Tel Aviv đã không mang lại kết quả tương tự như cuộc xâm lược Iraq năm 2003.
Cho tới nay, thắng lợi duy nhất của Israel là làm ảnh hưởng tới quyết định của chính quyền TT Trump rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran tháng 5/2018 và các biện pháp gây sức ép của Mỹ nhằm vào Iran.
Cuộc chiến mà Iran khao khát dường như "chỉ còn gang tấc" khi Iran bắn hạ một UAV RQ-4A Global Hawk của Mỹ và cáo buộc đã xâm phạm không phận nước này vào ngày 20/6/2019.
Tuy nhiên vào những phút cuối cùng trước một cuộc tập kích của Mỹ vào Iran, ông Trump đã loại bỏ khả năng một cuộc chiến toàn diện, điều mà ông Netanyahu đang "điên cuồng tìm kiếm".
Quyết chiến ở Trung Đông: Càng chơi lớn,  Mỹ và Israel càng tỏ ra tuyệt vọng? - Ảnh 1.
Việc UAV của Mỹ bị phòng không Iran bắn rơi là một sự kiện "mất mặt" khiến Mỹ phải lên kế hoạch cho một cuộc tập kích trả đũa.
Nhưng nhiều chuyện đã xảy ra từ thời điểm đó, nó bao gồm một loạt thất bại trong đối nội của ông Netanyahu khi cố gắng cầm quyền thêm một nhiệm kỳ. Điều này càng làm tăng nỗi sợ hãi về việc cuối cùng ông có thể đứng sau song sắt vì cáo buộc hối lộ và lạm dụng quyền lực.
Đối với ông Trump cũng vậy, có những ảnh hưởng là lý do để ông hành động thất thường và vô trách nhiệm, đặc biệt là việc bị luận tội bởi Hạ viện Hoa Kỳ vào ngày 18/12/2019. Rõ ràng trước viễn cảnh vô cùng tồi tệ ông rất cần tăng sự ủng hộ chính trị.
Cả Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đều đang vướng vào các rắc rối về mặt chính trị và pháp lý trong nước.
Hai nhà lãnh đạo "đồng cảnh ngộ" và tuyệt vọng đang tìm kiếm một sự kiện lớn, điều sẽ tạo cho họ một hình ảnh tích cực trong truyền thông của chính nước họ. Và họ đã tìm thấy nó.
Vụ ám sát hôm 3/1/2020 nhằm vào Tướng Qassem Souleimani, chỉ huy Lực lượng Quds, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bằng máy bay không người lái (UAV) là một minh chứng cho sự "tuyệt vọng" của các nhân vật chính trị cao cấp nhất của Mỹ và Israel.
Bộ trưởng Bộ Phát triển Xã hội Argentina, Daniel Arroyo bình luận: "Bằng cách giết hại chỉ huy quân sự hàng đầu của Iran, các nhà lãnh đạo Mỹ và Israel đang chứng minh thành ngữ "nhảy từ chảo rán vào lửa" là có thật".
Quyết chiến ở Trung Đông: Càng chơi lớn,  Mỹ và Israel càng tỏ ra tuyệt vọng? - Ảnh 2.
Hình minh họa.
Mossad để lại "dấu vân tay"?
Mặc dù chưa có xác nhận chính thức hoặc phủ nhận vai trò của Israel trong hoạt động nói trên của Mỹ, nhưng sẽ khá hợp lý khi cho rằng có sự can thiệp gián tiếp hoặc thậm chí trực tiếp của Israel vào vụ ám sát.
Trong vài tháng qua, khả năng một cuộc chiến tranh với Iran đã một lần nữa lại được Israel nhắc tới. Thủ tướng Israel Netanyahu đã liên tục và nỗ lực yêu cầu "bạn bè" của ông ở Washington giúp đỡ bằng cách gia tăng áp lực lên Tehran.
Ngày 4/12/2019, tức là hơn 1 tháng trước vụ ám sát, ông Netanyahu tuyên bố trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo: "Iran đang gia tăng việc kích động xung đột. Chúng tôi đang tích cực chống lại "sự xâm lược" đó".
Rõ ràng một "cam kết tích cực" đã được Israel đưa ra với Mỹ, nó cho thấy "dấu vân tay" của lực lượng tình báo khét tiếng của Israel, Mossad trong vụ ám sát ở Baghdad. Một suy luận khá hợp lý là cuộc tấn công vào đoàn xe của Tướng Soleimani là một hoạt động chung của CIA-Mossad.
Quyết chiến ở Trung Đông: Càng chơi lớn,  Mỹ và Israel càng tỏ ra tuyệt vọng? - Ảnh 3.
Vào tháng 10/2019, nỗ lực ám sát của một người Israel gốc Arab nhằm vào Tướng Soleimani đã bị phá vỡ. Yossi Cohen, giám đốc cơ quan tình báo Mossad bình luận rằng "Soleimani biết rất rõ rằng việc bị ám sát không phải là không thể".
Israel có nhiều kinh nghiệm trong các vụ ám sát có chủ đích hơn tất cả các thế lực ở Trung Đông cộng lại.
Nhà nước Do thái đã giết chết hàng trăm người Palestine và Arab theo cách này. Vụ ám sát nhân vật "số 2" của Hezbollah Imad Mughniyah ở Syria vào tháng 2/2008 chỉ là một trong vô số vụ việc như vậy.
Điều mà Lưỡng Đảng của Mỹ có điểm chung là mong muốn tăng cường can thiệp, duy trì sự hiện diện về mặt quân sự mạnh mẽ trong khu vực giàu dầu khí ở Trung Đông.
Điều này được phản ánh trong "giai điệu" gần như ăn mừng mà các quan chức, tướng lĩnh và truyền thông Hoa Kỳ đã sử dụng sau vụ ám sát chỉ huy Iran ở Baghdad.
Các quan chức Israel cũng đã tỏ ra rất phấn khích. Ngay sau vụ việc, các lãnh đạo và quan chức Israel đã đưa ra các tuyên bố và tweet để ủng hộ hành động của Mỹ.
Về phần mình, Netanyahu tuyên bố rằng Israel có quyền tự vệ, Mỹ cũng có quyền tương tự. Tướng Soleimani chịu trách nhiệm về cái chết của những công dân Mỹ vô tội và nhiều người khác và viên tướng Iran đang lên kế hoạch tấn công.
Tuyên bố cuối cùng của ông Netanyahu là ông đã lên kế hoạch cho các cuộc tấn công tiếp theo, nó chỉ ra việc cung cấp thông tin tình báo và hoạt động chung khá rõ ràng giữa Washington và Tel Aviv trong vụ ám sát chỉ huy Iran.
Quyết chiến ở Trung Đông: Càng chơi lớn,  Mỹ và Israel càng tỏ ra tuyệt vọng? - Ảnh 4.
Tác giả Jefferson Morley của trang counterpunch cho rằng Mossad đã ngắm mục tiêu là Tướng Souleimani còn ông Trump là người bóp cò súng.
Mỹ sẽ "chiến đến cùng" để không phải rút quân khỏi Iraq
Các sự kiện gần đây ở Iraq như các cuộc biểu tình rầm rộ và nỗ lực xông vào đại sứ quán Mỹ ở Baghdad vào ngày 31/12/2019 được đánh giá là đã "thay đổi cuộc chơi".
Ban đầu, chúng được hiểu là một phản ứng giận dữ của người Iraq đối với các cuộc không kích của Mỹ vào một nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn, nhưng các cuộc biểu tình cũng gây ra hậu quả đặc biệt nguy hiểm từ quan điểm chiến lược và quân sự của Mỹ.
Lần đầu tiên kể từ khi Hoa Kỳ "rút quân" khỏi Iraq dưới thời chính quyền Barack Obama vào năm 2012, một sự thống nhất về quan điểm giữa người dân Iraq và chính quyền của họ là Mỹ phải rời khỏi đất nước này mãi mãi.
Hành động nhanh chóng của Mỹ với "dấu ấn" của Israel trong vụ ám sát Tướng Souleimani đã gửi một thông điệp khá rõ ràng tới Iraq và Iran việc Mỹ rút quân khỏi Iraq là một "lằn ranh đỏ" không thể vượt qua.
Vụ ám sát cũng kích hoạt chuỗi không kích của Mỹ vào các đồng minh của Iran ở Iraq, nó nhấn mạnh việc người Mỹ sẽ có phản ứng bạo lực gấp nhiều lần nếu một đối thủ tìm kiếm sự đối đầu bằng việc trả đũa.
Tướng Soleimani là một chỉ huy quân sự người Iran, nhưng mạng lưới rộng lớn và các liên minh quân sự của ông trong và ngoài khu vực Trung Đông đã khiến vụ ám sát trở thành một thông điệp mạnh mẽ được gửi bởi Washington và Tel Aviv.
Vụ ám sát Soleimani cũng có thể là một thông điệp cho cả Nga và Trung Quốc rằng Mỹ đã sẵn sàng "đốt cháy" toàn bộ khu vực nếu cần thiết để duy trì sự hiện diện chiến lược và phục vụ lợi ích kinh tế (chủ yếu nằm ở dầu mỏ và khí đốt của Iraq và các quốc gia đồng minh Arab).
Thông điệp này xuất hiện ngay sau một cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga, Trung Quốc và Iran ở Ấn Độ Dương và Vịnh Oman, bắt đầu vào ngày 27/12/2019.
Tin tức về các cuộc tập trận là đáng báo động đối với Lầu Năm Góc vì Iran trước đây bị cô lập thì nay đang ngày càng một đối tác trong khu vực đối với các cường quốc quân sự Trung Quốc và Nga đang trỗi dậy.
"Bóng" đang trên chân Iran
Iran chắc chắn sẽ đáp trả, không chỉ là các mục tiêu của Mỹ mà cả các mục tiêu của Israel, vì Tehran tin chắc rằng Israel đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch.
Các câu hỏi hiện tại chỉ là cách thức và thời điểm trả thù của Iran và Iran sẽ đi bao xa để gửi một "thông điệp mạnh mẽ" hơn tới Washington và Tel Aviv?
Mặc dù Iran hiện đang cân nhắc các phản ứng, nhưng họ cũng phải nhận thức được hậu quả ở cấp chiến lược của các quyết định của mình. Một động thái trả thù của Iran sẽ phải diễn ra mà không trở thành lý do cho một cuộc chiến toàn diện.
Dù bằng cách nào, động thái tiếp theo của Iran sẽ xác định mối quan hệ Iran-Mỹ-Israel trong khu vực trong nhiều năm tới và sẽ tăng cường hơn nữa "trò chơi vương quyền" đang diễn ra trên khắp Trung Đông.
Bóng đang nằm trên chân Iran và các đồng minh. Họ sẽ phải hành động rất cẩn trọng và đánh giá theo những gì đã diễn ra trong quá khứ, nhiều khả năng Washington sẽ phải hối hận trong nhiều năm tới vì đã ám sát vị tướng Iran.