Sau khi tạm "yên" được vấn đề Triều Tiên, ông Donald Trump tiếp tục "yên"
Nga để rảnh tay đối phó với Trung Quốc.
Ngày 16/7, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc gặp song phương tại Helsinki, thủ đô Phần Lan.
CNN ngày 16/7 bình luận, đây là hội nghị "siêu thực" nhất trong lịch sử giữa 2 cường quốc;
Bởi lẽ, hiếm có một cuộc hội nghị thượng đỉnh nào giữa Tổng thống Mỹ với Tổng thống Nga rất cần thiết nhưng lại bị làm suy yếu ngoạn mục bởi thời điểm và bối cảnh, như hội nghị lần này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20, ảnh: The Hindustan. |
Nó diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bộ Tư pháp Mỹ quyết định truy tố 12 điệp viên tình báo quân sự Nga về cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Ngay trước cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Donald Trump và thuộc cấp đã hạ thấp triển vọng thành quả có thể đạt được tại hội nghị thượng đỉnh này.
Dư luận Hoa Kỳ càng có "cớ" để đưa ra những bình luận trái chiều, khi ông Donald Trump bước vào phòng họp với ông Putin mà không có quan chức thuộc cấp nào đi cùng, trừ phiên dịch.
Cách tiếp cận đối thủ và đồng minh hoàn toàn mới của Donald Trump
Tuy nhiên, khi nhìn lại các cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore..., thì cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ lần này cũng không có gì bất thường.
Nhận xét về Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Donald Trump nói tại Brussels tuần trước:
"Trên phương diện nào đó chúng tôi là đối thủ cạnh tranh. Ông ấy không phải kẻ thù của tôi. Hy vọng rằng, ai đó, ông ấy có thể là một người bạn.
Các bạn biết những gì nào? Putin là người tốt. Ông ấy là người tốt. Chúng tôi đều ổn. Chúng tôi đều là con người." [1]
Trung Quốc vừa muốn "đánh" Mỹ, vừa sợ bị nội thương |
Ông Donald Trump cũng đã dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al Sisi những lời có cánh tương tự.
Còn với các đồng minh bên kia bờ Đại Tây Dương thì sao?
Đã có nhiều tiếng nói chỉ trích và phàn nàn về thái độ cũng như quyết sách của ông chủ Nhà Trắng với đồng minh Anh, Pháp, Đức hay láng giềng Canada, nhất là về thương mại.
Đó là lời nói, còn về hành động thì những quyết sách của ông Donald Trump về thương mại nhằm hiệu chỉnh hành vi của cả đồng minh lẫn đối thủ là minh chứng rõ ràng nhất của mục tiêu "nước Mỹ trên hết" không hề thay đổi.
Các biện pháp thuế quan của Donald Trump đang đẩy Brussels và Washington xa nhau hơn.
Trung Quốc lập tức đề nghị EU hợp tác chống lại "chủ nghĩa bảo hộ Donald Trump", bao gồm cả việc thành lập một nhóm làm việc chung tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tuy nhiên Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và xã hội châu Âu Luca Jahier nói với tờ South China Morning Post, Mỹ vẫn là đối tác chính trị và kinh tế quan trọng của EU, mặc dù châu Âu phản đối các biện pháp thuế quan của Donald Trump.
Đồng thời ông Luca Jahier cho biết, EU vẫn phải đối mặt với vô số khó khăn khi tiếp cận thị trường Trung Quốc và kêu gọi Bắc Kinh làm nhiều hơn để đảm bảo cạnh tranh công bằng. [2]
Có thể hiểu phát biểu của ông Luca Jahier là một lời "từ chối khéo" yêu cầu của Bắc Kinh.
Cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều chia sẻ những lo ngại về vấn đề tiếp cận thị trường, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và việc chính phủ đứng sau bảo trợ các doanh nghiệp công nghệ cao, khi làm ăn với Trung Quốc.
Cách thức ông Donald Trump xử lý cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên cũng không nằm ngoài mục tiêu hiệu chỉnh Trung Quốc, ảnh minh họa: Báo Tin Tức. |
Về mặt an ninh, Chiến lược An ninh mới của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã xác định Nga và Trung Quốc là đối thủ chính của Mỹ.
Bởi vậy, thiết nghĩ cuộc gặp thượng đỉnh giữa 2 nhà lãnh đạo Nga - Mỹ hôm nay sẽ không "chệch hướng" như dư luận truyền thông Mỹ lo ngại.
Nhiều khả năng bước đi này là một tính toán của ông Donald Trump nhằm "yên" Nga để rảnh tay hiệu chỉnh Trung Quốc.
Tham vọng trở thành siêu cường số 1 của Trung Quốc đe dọa cả Mỹ lẫn Nga
Đó là nhận định của nhà nghiên cứu Harry J. Kazianis, Giám đốc Các vấn đề quốc phòng thuộc Trung tâm Vì lợi ích quốc gia, Hoa Kỳ, trên tờ The American Conservative ngày 16/7. [3]
Cả hai quốc gia đều có lý do để lo ngại một sự thay đổi có thể sẽ xảy ra trong trật tự quốc tế tác động đến 2 nước Mỹ, Nga.
Lịch sử dường như một lần nữa cho thấy khi một (trong 3) siêu cường trỗi dậy tìm cách lật đổ hệ thống quốc tế hiện thời, sẽ đẩy các siêu cường còn lại từ chỗ là kẻ thù trở thành đồng minh.
Thực tế có thể Nga và Mỹ đang thay đổi cách nhìn về nhau khi cùng chuẩn bị đối phó với một đối thủ đáng gờm hơn nhiều, đó là Trung Quốc.
Trung Quốc đối mặt với 2 lựa chọn ngặt nghèo trước Tổng thống Donald Trump |
Nếu dự đoán về nền kinh tế vẫn giữ đà tăng trưởng như hiện nay, một ngày nào đó Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ và Nga về sức mạnh kinh tế, và tiếp đó là sức mạnh kinh tế dịch chuyển sang sức mạnh quân sự.
Ông Harry J. Kazianis tin rằng, sau Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc dựa vào hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ đã phát triển nhanh chóng, tạo thâm hụt thương mại lớn khiến Mỹ mất hàng triệu việc làm.
Những bí mật quân sự cũng bị đánh cắp, và Bắc Kinh nhanh chóng trở thành kẻ thù của Washington.
Vấn đề không dừng lại ở đây, khi Mỹ và Trung Quốc có hàng loạt các mâu thuẫn địa chính trị dài hạn, làm gia tăng căng thẳng và nguy cơ xung đột trong tương lai.
Từ Biển Đông qua eo biển Đài Loan cho tới Hoa Đông, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang tranh giành ảnh hưởng một cách quyết liệt.
Trong khi Nga không muốn công khai thừa nhận điều đó và lúc này, ngược lại cả Moscow lẫn Bắc Kinh đều nói về mối quan hệ song phương chặt chẽ, nhưng về lâu dài, Nga đặc biệt quan tâm đến các ý đồ của Trung Quốc.
Thứ nhất, sáng kiến Vành đai và Con đường của ông Tập Cận Bình có mục tiêu kết nối Trung Quốc với phần lớn Trung Á, địa bàn chiến lược của Nga, để đưa các quốc gia thuộc Liên Xô cũ vào quỹ đạo ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Thứ hai, Trung Quốc đang nổi lên như một nhà cung cấp vũ khí toàn cầu cạnh tranh với Nga bằng chính các công nghệ sao chép hoặc đánh cắp được từ Nga.
Nga đã bán cho Trung Quốc hệ thống tên lửa tiên tiến S-400, máy bay chiến đấu Su-35.
"Tại sao phải sợ Trung Quốc? Mọi giao dịch thua lỗ với Trung Quốc phải kết thúc" |
Rất có thể Bắc Kinh sẽ tìm cách "nhái" các sản phẩm này như họ đã và đang làm, để tạo ra những vũ khí giá rẻ hơn nhiều, cạnh tranh trực tiếp với Nga.
Thứ ba, mặc dù biên giới Nga - Trung đã phân định rõ ràng và không có "đòi hỏi" nào bất thường từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhưng nhiều người Hán vẫn tin Vladivostok là của "tổ tiên" họ để lại. [4]
Với những gì Trung Quốc theo đuổi ở Biển Đông và eo biển Đài Loan, nhà nghiên cứu Harry J. Kazianis cho rằng, khi sức mạnh Trung Quốc tăng lên, có thể họ sẽ đặt lại vấn đề Vladivostok.
Vì vậy, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay tại Phần Lan, cho dù không dẫn đến kết quả hữu hình nào ngay lập tức, nhưng rất có thể đặt nền móng cho những hợp tác lớn hơn trong tương lai.
Chí ít sau khi tạm "yên" được vấn đề Triều Tiên, ông Donald Trump tiếp tục "yên" Nga để rảnh tay đối phó với Trung Quốc.
Ít nhất lúc này càng bớt các đối thủ chiến lược, ông càng có nhiều không gian để hiệu chỉnh các hành vi "lệch chuẩn" của Bắc Kinh.
Nguồn:
[1]https://edition.cnn.com/2018/07/15/politics/trump-putin-summit/index.html
[2]https://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2155343/we-dont-agree-trump-doesnt-mean-we-want-gang-america
[3]http://www.theamericanconservative.com/articles/the-coming-american-russian-alliance-against-china/
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Donald-Trump-gap-Vladimir-Putin-de-yen-Nga-binh-Trung-Quoc-post188021.g
d
d
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét