Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

36 tên lửa Tomahawk Mỹ đánh Syria "bỗng dưng mất tích": Mỹ choáng về tác chiến điện tử Nga

Trong cuộc tấn công bằng 59 tên lửa Tomahawk đánh vào sân bay quân sự của quân đội Syria, các phương tiện truyền thông thế giới đều cho rằng, Krasuha-4 đã hạ phần lớn các tên lửa Tomahawk của Mỹ.



Tại triển lãm Diễn đàn Kỹ thuật quân sự Quốc tế "Army - 2017" đã diễn ra lễ ký kết chuyển giao các tổ hợp tác chiến điện tử "Vitebsk", "Krasukha" và "Moscow" do tập đoàn Công nghệ điện tử radio "Technology Radioelectronic" (KRET) cho Bộ Quốc phòng Nga.
Nhận xét về các phương tiện,vũ khí tác chiến điện tử của quân đội Nga, thiếu tướng Frank Gorenk, tư lệnh trưởng Lực lượng không quân Mỹ thừa nhận, những kết quả đạt được của công nghiệp điện tử Nga vô hiệu hóa hầu hết các loại vũ khí, phương tiện chiến đấu công nghệ cao mà NATO đang sở hữu.
Các tổ hợp khí tài tác chiến điện tử làm tê liệt hoạt động của hầu hết trang thiết bị radar, vô tuyến, quang điện tử lắp đặt trên tên lửa, máy bay và chiến hạm NATO.
Tư lệnh trưởng các lực lượng NATO ở châu Âu, trung tướng Ben Hodges cũng nhận xét "Các đơn vị tác chiến điện tử (EW) Nga có khả năng tác chiến nằm ngoài những dự đoán của chúng ta (quân đội Mỹ) ”.
Trên thực tế, những lại vũ khí tác chiến điện tử do Nga phát triển không có loại tương đương trên thế giới do học thuyết quân sự của Nga có định hướng về chiến tranh hoàn toàn khác với các quốc gia phương Tây.
Trong một thời gian dài, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông quân sự của Nga tụt hậu rất xa so với NATO và Mỹ. Do vũ khí phương Tây chủ yếu xây dựng trên cơ sở chiến đấu tấn công, công nghiệp điện tử quốc phòng Nga phải phát triển theo hướng phòng ngự.
Đây chính là nguyên nhân khiến sự phát triển của công nghiệp quốc phòng châu Âu trong lĩnh vực tác chiến điện tử và chống tác chiến điện tử bị rơi vào thế kẹt. Hậu quả là hệ thống vũ khí công nghệ cao của NATO có thể bị vô hiệu hóa trước các vũ khí tác chiến điện tử Nga.
Đại tá nghỉ hưu Laurie Buckhout, nguyên giám đốc Cục tác chiến điện tử EW quân đội Mỹ và hiện nay là CEO của tập đoan Corvus Group nhận xét:
"Vấn đề chính là quân đội Mỹ không chiến đấu trong điều kiện chế áp điện tử trong nhiều thập kỷ, vì vậy không có khái niệm, sẽ hành động thế nào trong tình huống này. Quân đội Mỹ thiếu chiến thuật và một thuật toán hành động, hoàn toàn không sẵn sàng tác chiến trong môi trường bị chế áp điện tử".
Đến thời điểm này, quân đội Mỹ không có nhiều phương tiện tác chiến điện tử EW mạnh như Nga. Quân đội Mỹ có khả năng trinh sát vô tuyến rất tốt, duy trì truyền thông hội thoại liên tục 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần.
Nhưng để vô hiệu hóa thiết bị truyền thông, các phương tiện tác chiến điện tử Mỹ chỉ có khả năng tối đa bằng một phần mười các chỉ số so sánh của quân đội Nga.
Các lực lượng vũ trang Nga sở hữu một hệ thống tác chiến điện tử không chỉ có năng lực tác chiến tốt mà còn có rất nhiều các loại khác nhau.
Trong thập kỷ này, trong lĩnh vực tác chiến điện tử Nga, hàng loạt các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đã được tiến hành và hàng chục tổ hợp vượt qua được những bài kiểm tra khắc nghiệt, mỗi loại có những tính năng kỹ chiến thuật riêng biệt, có thể kể đến những tổ hợp khí tài EW là:
Borisoglebsk-2, Alurgit, Mercury-BM, Infauna, Krasuha-4, Moscow-1, Parodist, Lorandit-M, Leer-3, Lesochek, Less, Magnesium-REB, Pole-21, Khibiny, Vitebsk.
Trong các tổ hợp tác chiến điện tử này, có những trang thiết bị hoạt động có giới hạn, bảo vệ các phương tiện bay, chiến hạm, sinh lực trong một không gian chiến trường hẹp, có mục đích vô hiệu hóa các bộ phận kích nổ đầu đạn của đối phương hoặc gây khó khăn cho khả năng dẫn đạn chính xác.
Nhưng cũng có những hệ thống có khả năng tác chiến trên không gian rộng lớn, đó có thể là Krasuha-4, Moscow-1.
Trong các tổ hợp EW này sử dụng những nguyên tắc mà trước đây chưa từng được áp dụng trong kỹ thuật vô tuyến điện. Để ngăn chặn các tín hiệu vô tuyến trên toàn bộ dải tần số khai thác sử dụng, không cần thiết phải có một bộ ăng-ten phát lớn có công suất cực mạnh để chế áp hoàn toàn các tín hiệu truyền thông.
Các tổ hợp khí tài tác chiến điện tử EW hiện đại theo nguyên lý hoạt động mới sẽ phát hiện, thu thập và xử lý tín hiệu truyền thông để xác định được cấu trúc của tín hiệu và sao chép những bản sao chính xác các tín hiệu thu được. Từ đó sản xuất các tín hiệu tương tự, nhưng thay đổi các tham số cần thiết trong cấu trúc của tín hiệu.
Một tín hiệu sai ở dạng méo mó như vậy sẽ được phát trả lại đầu thu tín hiệu đối phương. Thủ đoạn gây nhiếu chế áp này được gọi là "gây nhiễu phi năng lượng". Nhờ ứng dụng kỹ thuật số và các thuật toán tiên tiến, các hoạt động thay đổi tần số lập tức được hệ thống phát hiện và nhanh chóng biến đổi theo tín hiệu gây nhiễu.
Tổ hợp tác chiến điện tử "Moscow-1", được phát triển bởi KRET là một trong những phương tiện tình báo thông tin điện tử.
Tổ hợp thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin về các nguồn bức xạ điện từ trong bán kính 400km, bao gồm tất cả các phương tiện phát xung như máy bay, tên lửa có điều khiển tự dẫn, radar di động và đài radar của các hệ thống phòng không đối phương cơ động hoặc tại chỗ, các đài thông tin liên lạc và những trang thiết bị phát ra sóng radio.
Các tín hiệu thu thập được sẽ chuyển vào bộ xử lý tín hiệu để phân tích cấu trúc, tọa độ và hướng phát xung, phân loại các nguồn tín hiệu.
Trong trường hợp diễn ra một cuộc tập kích quy mô lớn, theo yêu cầu nhiệm vụ, cơ sở dữ liệu thông tin được chuyển giao cho 9 tổ hợp tác chiến điện tử EW cùng các đơn vị hỏa lực phòng không khác, thực hiện đòn tấn công chế áp hoặc vô hiệu hóa các phương tiện của đối phương.
Những tính năng kỹ chiến thuật của hệ thống "Moscow-1" được giữ bí mật hoàn toàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
"Moscow-1" trong tình huống kẻ thù tiềm năng tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn, với nhiều loại vũ khí khác nhau, tổ hợp có khả năng thu thập hầu hết cơ sở dữ liệu của tất cả các đối tượng thu phát sóng điện từ, cần thiết để phát hiện mục tiêu, xác định chủng loại, giám sát và chỉ thị tọa độ mục tiêu của từng đối tượng cũng như chế áp điện tử các mục tiêu.
Những thông tin tình báo của "Moscow-1" thực sự quan trọng đối với tất cả các phương tiện tác chiến, bao gồm cả S-400.
Hơn thế nữa "Moscow-1" có thể cung cấp chính xác thông tin mục tiêu, đó là tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu và đó là chủng loại nào, từ đó các phương tiện tác chiến khác nhau, từ tên lửa phòng không các tầm, tổ hợp pháo, pháo tên lửa phòng không, máy bay tiêm kích đánh chặn và các tổ hợp tác chiến điện tử có thể nhanh chóng chế áp điện tử mục tiêu.
36 tên lửa Tomahawk Mỹ đánh Syria bỗng dưng mất tích: Mỹ choáng về tác chiến điện tử Nga - Ảnh 1.
Xe giám sát, chỉ huy tổ hợp tác chiến điện tử "Moscow-1"- ảnh Bình luận quân sự Nga
36 tên lửa Tomahawk Mỹ đánh Syria bỗng dưng mất tích: Mỹ choáng về tác chiến điện tử Nga - Ảnh 2.
Xe trinh sát, tình báo điện tử "Moscow-1"- ảnh Bình luận quân sự Nga
36 tên lửa Tomahawk Mỹ đánh Syria bỗng dưng mất tích: Mỹ choáng về tác chiến điện tử Nga - Ảnh 3.
Toàn bộ tổ hợp tác chiến điện tử "Moscow-1" bao gồm 3 xe đặc chủng- ảnh Bình luận quân sự Nga
Nhờ có sự phát triển vượt bậc của công nghệ kỹ thuật số, hệ thống vi xử lý, công suất máy tính và các ứng dụng công nghệ khác, toàn bộ tổ hợp "Moscow-1" được lắp đặt gọn nhẹ trên hai xe địa hình đặc chủng 3 cầu 8 bánh. Một là xe chỉ huy điều hành tác chiến và theo dõi giám sát mục tiêu, một là xe trinh sát, thu thập thông tin tình báo mục tiêu.
Tổ hợp "Moscow-1" cũng được thiết kế phần mềm dựa trên những thuật toán mới nhất, ngăn chặn hoàn toàn khả năng xâm nhập từ phía bên ngoài vào hệ thống.
Tổ hợp tác chiến điện tử Krasuha-4, phát triển trên cơ sở công nghệ số, được thiết kế để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác có điều khiển vào các mục tiêu trọng yếu như sở chỉ huy, các cụm binh lực, các cơ sở công nghiệp quan trọng và cơ quan hành chính đầu não.
Tổ hợp tác chiến điện tử Krasuha-4 chế áp hoạt động của tất cả các trang thiết bị cố định và di đông mà nội hàm của đối tượng tác chiến được thực hiện thông qua hệ thống điện tử bằng phương pháp gây nhiễu. 
Nhưng chế áp điện tử không phải bằng nguồn năng lượng chế áp điện từ công suất lớn mà bằng phương thức can thiệp “trí tuệ”, gây nhiễu tín hiệu điện từ cụ thể trong đối tượng tác chiến.
Điểm đặc biệt của Krasuha-4 là trong vùng gây nhiễu của tổ hợp tác chiến điện tử này có thể có cả vũ khí trang bị của mình và của đối phương. Hệ thống có được thuật toán nhận dạng địch ta và chế áp tất cả các mục tiêu đối phương, nhưng vẫn đảm bảo cho các phương tiện tác chiến của mình hoạt động hiệu quả.
36 tên lửa Tomahawk Mỹ đánh Syria bỗng dưng mất tích: Mỹ choáng về tác chiến điện tử Nga - Ảnh 4.
Tổ hợp tác chiến điện tử Krasuha-4 - ảnh Bình luận Quân sự Nga
Krasuha-4 có khả năng gây nhiễu chế áp điện tử đối phương không chỉ là máy bay, tên lửa hành trình của đối phương, mà còn chế áp các đài radar mặt đất, máy bay trinh sát, giám sát mục tiêu và cảnh báo sớm AWACS, vệ tinh tình báo do phạm vị hoạt động của Krasuha-4 là một bán cầu có bán kính đến 300 km.
Tổ hợp cũng có thể gây nhiễu các mục tiêu nhỏ như máy bay không người lái các chủng loại khác nhau, bao gồm cả UAV thương mại loại nhỏ
Tổ hợp Krasuha-4 là một tổ hợp tác chiến điện tử rất phức tạp không chỉ trong thiết kế mà cả trong tư duy phát triển hệ thống. Thiết bị được phát triển từ năm 1995 tại Viện Nghiên cứu toàn Nga Gradient (Rostov-on-Don), trở thành công ty thành viên của tập đoàn Kỹ thuật điện tử - Radio KRET.
Nhưng tổ hợp chỉ được thông qua và đưa vào biên chế năm 2012. Nửa cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, KRET tập trung vào việc sử dụng triệt để công nghệ số và tự động hóa, thay thế các bộ phận bằng các bộ khí tài kỹ thuật số, vì vậy tổ hợp khá nhỏ gọn, được đặt trên xe vận tải đặc chủng 2 cầu.
Năm 2015, lần đầu tiên tổ hợp Krasuha-4 được triển khai thử nghiệm tại Syria trên căn cứ quân sự của Nga Khmeimim thuộc tỉnh Latakia. Không có bất cứ thông tin nào về hoạt động khai thác sử dụng Krasuha-4 nhưng có vẻ như tổ hợp này hoàn thành xuất sắc sứ mệnh.
Trong cuộc tấn công bằng 59 tên lửa Tomahawk dánh vào sân bay quân sự của quân đội Syria, các phương tiện truyền thông thế giới đều cho rằng, Krasuha-4 đã hạ phần lớn các tên lửa Tomahawks của Mỹ.
Nhiều chuyên gia Nga khẳng định rằng Krasuha-4 không thực hiện điều này, do Tomahawk không sử dụng radar chủ động dân đường, mà là hệ thống quang điện ma trận có độ phân giải cao.
Nhưng các bình luận viên khác cho rằng, Tomahawk vẫn có hệ thống tiếp nhận và xử lý các thông tin điện tử, do đó Krasuha-4 vẫn có thể chế áp được tên lửa hành trình này. Mặc dù vậy, kết luận cuối cùng về việc các tên lửa Tomahawk biến mất vẫn không có câu trả lời.
Ngay sau khi vượt qua những thử nghiệm cấp quốc gia, tổ hợp Krasuha-4 nhiều lần tham gia các cuộc diễn tập, ngăn chặn các vụ không kích của kẻ thù giả định. Các máy bay ném bom, không chỉ Su-24 mà cả Su-34 hoàn toàn mới, khi bay vào vùng tác chiến của Krasuha-4 cũng không thể phát hiện được mục tiêu và phải quay trở về căn cứ mà không hoàn thành nhiệm vụ.
Một tổ hợp tác chiến điện tử khác cũng lôi cuốn được sự quan tâm đặc biệt của Bộ quốc phòng Nga, đó là tổ hợp"Vitebsk", được thiết kế để bảo vệ máy bay trước các đòn tấn công của tên lửa phòng không MANPADS.
Tổ hợp được trang bị cho máy bay cường kích chiến trường và máy bay trực thăng tấn công, thực hiện nhiệm vụ yểm trợ, chi viện hỏa lực tấn công mặt đất, hoạt động trên độ cao chiến đấu của tên lửa Stinger.
Tổ hợp Vitebsk có cấu trúc thiết kế khá phức tạp, bao gồm một thiết bị dò bức xạ hồng ngoại và cực tím, phát ra từ tên lửa phòng không, thiết bị phát hiện chiếu xạ laser và radar, đài chế áp quang điện tử, đài gây nhiễu chủ động sóng radar, thiết bị phóng mục tiêu giả.
Có nghĩa là tổ hợp Vitebsk có thể chế áp được tất cả các đầu tự dẫn radar (chủ động và thụ động), tự dẫn hồng ngoại, laser, quang điện tử.
Các tổ hợp Vitebsk, sau hàng loạt những thử nghiệm khắt khe nhất với những loại vũ khí phòng không hiện đại nhất đã chính thực được đưa vào biên chế, lắp đặt cho các máy bay trực thăng Mi-8 hiện đại hóa. Đối với các máy bay cánh quạt thế hệ mới, tổ hợp KRET đang trong quá trình hiện đại hóa Vitebsk.
36 tên lửa Tomahawk Mỹ đánh Syria bỗng dưng mất tích: Mỹ choáng về tác chiến điện tử Nga - Ảnh 5.
36 tên lửa Tomahawk Mỹ đánh Syria bỗng dưng mất tích: Mỹ choáng về tác chiến điện tử Nga - Ảnh 6.
36 tên lửa Tomahawk Mỹ đánh Syria bỗng dưng mất tích: Mỹ choáng về tác chiến điện tử Nga - Ảnh 7.
Tổ hợp tác chiến điện tử Vitebsk, trang bị cho máy bay trực thăng Mi-8 Nga - ảnh Bình luận Quân sự Nga
Tổ hợp Vitebsk hiện đại hóa sẽ được đưa vào khai thác, sử dụng trong năm 2018.
Bản chất của quá trình hiện đại hóa là tăng cường thêm những bộ khí tài ngăn chặn, bao gồm radar phát hiện đầu đạn chủ động, các mồi bẫy kéo theo và các mồi bẫy bắn vào không trung.
Ngoài ra, còn có các máy phát xung gây nhiễu sử dụng một lần, các mục tiêu giả với những tính năng khí động học tương đương máy bay, các đạn gây nhiễu đa quang phổ tăng cường hiệu năng và có lập chương trình kiểm soát quá trình cháy.
Những tổ hợp Vitebsk hiện đại này sẽ được trang bị cho các trực thăng chiến đấu tấn công ở độ cao thấp, khi bản thân máy bay có thể bị tấn công bằng tên lửa chống tăng có điều khiển, tương tự như trên chiến trường Syria
Những tổ hợp trang thiết bị tác chiến điện tử EW Nga, được đưa vào biên chế trong quân đội trong vòng năm năm qua có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến tranh hiện đại.
Các nhà lý luận khoa học quân sự tính toán rằng, EW có thể tăng khả năng chiến đấu của các lực lượng bộ binh chiến trường lên đến 2 lần, giảm tổn thất của máy bay đến 6 lần và chiến hạm, đặc biệt là các chiến hạm nhỏ đến 3 lần.
http://soha.vn/36-ten-lua-tomahawk-my-danh-syria-bong-dung-mat-tich-my-choang-ve-tac-chien-dien-tu-nga-20171115074316409.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét