Lời bình:
Được Trung Quốc viện trợ, Lào đã khởi công xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Mekong tháng trước đồng nghĩa với việc Trung Quốc cũng được quyền xây và sử dụng con đường Bắc-Nam xuyên Lào. Điều này nằm trong chiến lược đã toan tính lâu dài của Bắc Kinh khi chiến tranh với Việt Nam dùng chiêu "mượn đường diệt Quắc" sử dụng một cánh quân thần tốc vu hồi vào miền Trung ...
Xem thêm từ:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực hiện chiến lược bành trướng, Trung Quốc ra sức chèn ép trên biển Đông; trên đất liền, Trung Quốc ra sức lôi kéo, chia rẽ tình anh em Việt-Lào để “đập gãy xương sống” của đất nước hình chữ S. Thế nhưng, dù có lên chiến lược bao vây từ nhiều phía, Trung Quốc vẫn không thể chia cắt tình hữu nghị mật thiết Việt-Lào bởi lợi ích của Lào luôn gắn liền với lợi ích của Việt Nam.
Hợp tác kinh tế phát triển mạnh mẽ Việt-Lào, những chuyến thăm thường xuyên của lãnh đạo cấp cao hai nước, kèm theo đó là chiến lược hợp tác bền lâu đem lại lợi ích theo chiều sâu là bằng chứng cụ thể nhất cho thấy, tình anh em gắn bó và tin cậy Việt-Lào chỉ có thể là ngày càng bền chặt theo dòng thời gian.
Lào là “xương sống” của Việt Nam
Nước Lào với diện tích 236.000 km2, ít hơn Việt Nam khoảng 100.000km2, với dân số chỉ có hơn 7 triệu người, là xứ sở đất rộng, người thưa. Người Lào ôn hòa, chân thực, dễ kết bạn, sống ung dung tự tại. Lào có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Trong thời chiến, Lào chính là chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam. Việt Nam từng sử dụng tuyến đường qua biên giới với Lào để vận chuyển nhân lực và vật lực từ miền Bắc vào miền Nam, còn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Hai nước Việt-Lào có đường biên giới chung rất dài, Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào. Việt Nam đã và đang giúp đào tạo cho cán bộ của Lào, nhiều người tốt nghiệp từ các trường học tại Việt Nam đã và đang đảm trách các cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước Lào, 50% cán bộ Lào có thể nói tiếng Việt. Vì thế vận mệnh của Lào luôn gắn liền với vận mệnh Việt Nam.
Do đó mà khi lên kế hoạch bành trướng, Trung Quốc đã nhắm thẳng vào Lào hòng cắt dần sức mạnh Việt Nam. Từ sau 2004, Trung Quốc tích cực lôi kéo Lào vào quỹ đạo của mình để thực hiện con đường chiến lược Bắc Nam, từ vùng biên giới Quảng Tây-Vân Nam xuống vịnh Thái Lan, qua cảng Kompong Som của Campuchia với tên gọi mĩ miều phát triển kinh tế nhưng thật ra là núp bóng để phục vụ cho chiến lược địa chính trị. “Doanh nhân” Trung Quốc và thân nhân của họ cũng nhập cư ngày càng đông đảo trong các tỉnh Phongsaly, Luong Namtha phía Bắc; tràn xuống phía Nam vào các tỉnh Luang Prabang và Xiang Khoan của Lào để làm tai mắt cho nhà cầm quyền Trung Quốc.
Lấy lợi ích kinh tế để trao đổi với Lào, Trung Quốc đưa ra thỏa thuận: trợ cấp toàn bộ tiền để Lào xây dựng đập Xayaburi, phía bắc Vientiane, trên sông Mekong để gây bất lợi cho Việt Nam tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Khi đập nước này đi vào hoạt động, Lào có toàn quyền sử dụng nguồn điện do đập nước này sản xuất ra. Bù lại, Trung Quốc được quyền xây dựng và sử dụng con đường Bắc Nam dọc theo hành lang sông Mekong đến biên giới Campuchia. Chiến lược đầu tư của Trung Quốc vào Lào, không gì ngoài mục đích can thiệp, phá hoại, làm giảm dần sức mạnh liên kết của Việt–Lào; để “bẽ gãy xương sống” của Việt Nam.
Thế nhưng, với tình hữu nghị tâm giao với CHDCND Lào, Việt Nam đã bảo vệ tốt “xương sống” cho mình trên đất nước này. Việc Việt Nam đầu tư ngày càng nhiều các dự án năng lượng, khoáng sản, bất động sản, viễn thông, ngân hàng, hàng không, nông lâm nghiệp, công nghiệp, thủy điện … tại Lào đã đem đến cho đất nước Lào nhiều lợi ích, không chỉ phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho công dân Lào mà còn siết chặt hơn tình hữu nghị. Thực tế cho thấy, các tập đoàn kinh tế, quốc phòng của Việt Nam đầu tư sang Lào không chỉ giúp phát triển kinh tế 2 quốc gia mà còn giúp vấn đề an ninh giữa 2 quốc gia luôn được giữ gìn, ổn định.
Hội nghị Campuchia-Lào-Việt Nam diễn ra từ ngày 23-24/9-2015 với sự tham gia của hơn 70 quan chức từ CPC, Lào và Việt Nam họp tại tỉnh Champasak thảo luận mạnh mẽ về việc đẩy mạnh thương mại đầu tư tại tam giác phát triển ba nước. Lãnh đạo đất nước Lào cho biết, 3 nước Việt-Lào-Cam đang tìm cách khuyến khích để thu hút đầu tư tại khu vực Tam giác phát triển với tổng diện tích 44.000 km2.
Hai nước Việt-Lào chuẩn bị xây dựng đường ống dẫn dầu từ Việt Nam sang Lào vào cuối năm 2015. Đây là dự án đường ống dẫn dầu dài 290 km, ước tính kinh phí đầu tư khoảng 300-500 triệu USD, để chuyển dầu từ cảng biển Hòn La, Quảng Bình tới tỉnh Khammuan. Dự kiến, tuyến đường ống này sẽ bắt đầu xây dựng trong năm 2015 và hoàn thành năm 2018. Dự án còn có kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu tại Lào. Dầu tinh luyện và dầu thô cũng sẽ được vận chuyển qua hệ thống đường ống trên. Hiện những người được giao triển khai dự án đang liên hệ với các nước xuất khẩu dầu thô. Các nhà đầu tư Nga rất quan tâm tham gia liên doanh vào dự án lọc dầu này.
Song song đó, Chính phủ Lào và Chính phủ Việt Nam đồng ý thành lập một công ty con thuộc Lao Petro Company tại Việt Nam để quản lý dự án. Việc giao đất để xây dựng kho dự trữ tại cảng biển Hòn La cũng đã được thỏa thuận. Dự án sẽ làm giảm chi phí vận chuyển sản phẩm dầu mỏ và đảm bảo an ninh năng lượng cho Lào, đồng thời thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai nước Lào-Việt Nam, cũng như tạo ổn định và phát triển các ngành công nghiệp năng lượng của Lào.
Hợp tác chân thành, cùng hướng đến lợi ích chung
Hướng đến lợi ích kinh tế chung, tháng 9-2015, Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Lào đã tham dự và phát lệnh khởi công xây dựng dự án khai thác muối mỏ kali tại huyện Nongbok, tỉnh Khammuane, nước CHDCND Lào. Dự án hoàn thành sẽ giảm đáng kể lượng phân bón kali nhập khẩu của Việt Nam và Lào, giải quyết tình trạng thừa muối ăn, thiếu muối công nghiệp và muối chất lượng cao hiện nay ở hai nước.
An ninh, kinh tế Việt – Lào ngày càng phát triển bền vững! Sắp tới đây, Việt-Lào sẽ có họp tham vấn thường niên cấp Bộ trưởng và triển khai có hiệu quả Hiệp định Thương mại mới – Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam – Lào. Việt-Lào sẽ sớm hoàn thành và ký kết Nghị định thư về đường biên giới, mốc quốc giới giữa hai quốc gia. Cùng với đó là ký Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt-Lào trước cuối năm 2015.
Các dự án khi đi vào hoạt động đã tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác kinh tế song phương Việt-Lào; góp phần quan trọng không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt-Lào.
Các dự án đầu tư mạnh mẽ của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào không chỉ là hoạt động kinh tế đơn thuần hai bên cùng có lợi mà còn thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam đối với đất nước Lào anh em và mong muốn đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Lào.
Trước đó, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 7-2015, Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào – ông Bounnhang Vorachith đã truyền thông điệp của lãnh đạo đất nước mình đến với nhân dân Việt Nam về việc luôn nhất trí với Việt Nam trong việc tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác tốt đẹp tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Lào sẽ phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN khác xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015; đồng thời duy trì vai trò trung tâm và tiếng nói chung của ASEAN trong các vấn đề chiến lược của khu vực. Lào nhất trí với Việt Nam về duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải, hàng không tại Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về ứng xử ở Biển Đông (DOC) và tiến tới đạt được Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).
Với những gì Việt Nam đã, đang thực hiện tại Lào và các chiến lược an ninh, chính trị lâu dài đạt được kết quả như ý muốn, có thể nói, Việt Nam đã bảo vệ được lợi ích chính đáng của đất nước mình; đồng thời, Việt Nam đã từng bước phá vỡ ước mơ của Trung Quốc trong chiến lược “đập gãy xương sống” trên cạn của đất nước hình chữ S.
Thái Bình.
.http://nguyentandung.org/viet-nam-dap-gay-chien-luoc-banh-truong-tren-can-cua-trung-quoc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét