Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Biển Đông và trận thủy chiến hồ Bà Dương - Chu Nguyên Chương versus Trần Hữu Lượng thời Nguyên

Lời bình:
Biển Đông đang sôi sục trong cuộc đấu đầu Mỹ - Trung. Trong trường hợp phải nổ súng, Trung Quốc sẽ dùng tàu ngầm phong tỏa hoàn toàn eo biển Malacca, eo biển Mindanao và Luzon đồng thời bố trí hạm đội cùng các hệ thống tên lửa chống hạm khóa chặt eo biển Taiwan để nhốt hải quân Mỹ trong cái hồ "biển Đông". Với một địa hình nhỏ hẹp và tầm bắn che phủ hoàn toàn biển Đông từ biển và đất liền, bãi chiến trường này sẽ bất lợi cho hải quân Mỹ trong một cuộc hải chiến quy ước thông thường ...



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trận hồ Bà Dương (giản thể鄱陽湖之戰; Hán Việt: Bà Dương hồ chi chiến) là một trận thủy chiến diễn ra trên hồ Bà Dương từ ngày 30 tháng 8 tới ngày 4 tháng 10 năm 1363 giữa thủy quân Đại Hán của Trần Hữu Lượng và thủy quân nhà Minh của Chu Nguyên Chương. Diễn ra trong bối cảnh chiến loạn cuối thời nhà Nguyên, trận hồ Bà Dương có ý nghĩa quyết định trong cuộc tranh giành quyền lực giữa hai thế lực nhà Minh và Đại Hán. Mặc dù có lực lượng lên tới 650.000 quân với trên 100 thuyền lớn, quân Đại Hán đã thất bại toàn diện trước lực lượng nhà Minh chỉ có số quân bằng một phần ba, bản thân Trần Hữu Lượng cũng tử trận trong cuộc chiến này. Chiến thắng quyết định ở hồ Bà Dương đã giúp Chu Nguyên Chương kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ hai bờ Trường Giang để từ đó làm bàn đạp Bắc tiến thống nhất Trung Quốc.

Ganrivermap.png

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1360 Trần Hữu Lượng sát hại Từ Thọ Huy rồi tự xưng là hoàng đế Đại Hán, chiếm cứ ở Giang Nam cùng một số vùng thuộc Hồ Nam và Hồ Bắc, dựng nên một chính quyền cát cứ rất lớn mạnh. Trần Hữu Lượng đem quân tấn công Chu Nguyên Chương nên thống lĩnh thủy quân xuôi dòng về hướng đông đánh vào Ứng Thiên phủ, toan thôn tính địa bàn của Chu Nguyên Chương.
Chu Nguyên Chương hỏi ý kiến Lưu Cơ, ông nói: "Quân địch từ xa đến rất mệt mỏi, còn ta được nghỉ ngơi sung sức, ta nên đặt sẵn phục binh, đánh cú bất ngờ thì lo gì mà không thắng". Chu Nguyên Chương đồng ý rồi cùng nhau đặt ra kế sách. Bộ tướng Khang Mậu Tài vốn là bạn của Trần Hữu Lương, Chu Nguyên Chương liền mật sai Khang Mậu Tài viết thư trá hàng và nhận làm nội ứng, đồng thời mật báo cho Trần Hữu Lượng một số tình báo giả, khuyên chia binh làm ba ngả đánh vào Ứng Thiên Phủ.
Trần Hữu Lượng quả nhiên trúng kế, lập tức dẫn quân đến điểm hẹn, nhưng khi đến nơi chẳng thấy Khang Mậu Tài đâu, Trần Hữu Lương biết mình bị lừa liền hô quân rút lui. Chu Nguyên Chương lập tức phát động cuộc tấn công, tức thì quân mai phục xuất hiện khắp bốn bề. Binh mã Trần Hữu Lượng bị thiệt hại đến quá nửa, may được bộ tướng xả thân cứu hộ mới thoát thân, và phải tháo chạy về Giang Châu.
Tới tháng 4 năm 1363, Trần Hữu Lượng lại tái xuất binh với lực lượng lên tới 60 vạn quân cả thủy lục tấn công Hồng đô, kinh đô của Chu Nguyên Chương, nay là Nam XươngGiang Tây. Thủy binh của Trần Hữu Lượng gồm trên 100 thuyền lớn, đó là các lâu thuyền (楼船) kiên cố, rất khó bị tấn công nhưng đồng thời cũng có nhược điểm là di chuyển chậm chạp. Tuy lực lượng rất mạnh nhưng Trần Hữu Lượng không thể nào hạ được Hồng đô vốn lúc này do cháu Chu Nguyên Chương là Chu Văn Chính phòng thủ.
Tới tháng 7 năm 1363, đích thân Chu Nguyên Chương dẫn 20 vạn quân rời mặt trận đánh Trương Sĩ Thành tiến về cứu Hồng đô, hai bên đụng độ nhau tại hồ Bà Dương nằm gần Nam Xương ngày nay. Thủy binh của Chu Nguyên Chương sử dụng phần lớn là thuyền nhỏ vốn không thể so sánh về kích thước với lâu thuyền của quân Đại Hán nhưng bù lại có tính linh hoạt hơn rất nhiều trong chiến đấu. Bản thân Trần Hữu Lượng cũng nhận thấy rằng lâu thuyền của mình chỉ lợi trong vây và công thành chứ không lợi trong thủy chiến, vì vậy ông quyết định tung toàn lực tấn công Chu Nguyên Chương với hy vọng kết thúc nhanh đối thủ này để buộc Chu Văn Chính phải mở Hồng đô đầu hàng.

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]

Trận chiến bắt đầu từ rạng sáng ngày 30 tháng 8 năm 1363. Thủy quân nhà Minh được chia thành 11 đội tàu chiến trong đó các chiến thuyền lớn nằm ở khu vực trung tâm. Nhóm trung tâm này đã lập tức tấn công thẳng vào chính diện đội hình thuyền Đại Hán bằng cả máy bắn đáhỏa thuyền và các loại chất nổ. Tuy giành được đôi chút lợi thế ban đầu nhưng Chu Nguyên Chương lại nhanh chóng gặp rắc rối khi soái thuyền của chính ông bị bắt lửa của quân Đại Hán rồi sau đó bị các thuyền chiến Đại Hán tập trung tấn công tới tấp bằng tên và lửa. Chiến thuyền của Trần Hữu Lương vừa cao vừa to, lại dùng xích sắt buộc nối liền với nhau thành một hàng, nên có lợi thế khi giáp chiến. Phải nhờ tới sự ứng cứu kịp thời của các thuyền chiến Minh khác, soái thuyền của Chu Nguyên Chương mới thoát khỏi bị tiêu hủy.
Kết thúc ngày đầu tiên, nỗ lực tấn công của Chu Nguyên Chương thất bại vì lâu thuyền của Đại Hán chỉ tập trung ở vùng nước sâu tránh giao chiến trực tiếp, nhiều thuyền nhỏ của Minh bị hư hỏng. Ngày hôm sau, nhận thấy bố trí ràng buộc của các lâu thuyền, Chu Nguyên Chương ra lệnh đẩy mạnh đánh hỏa công bằng các hỏa thuyền có bố trí hình nộm giả làm chiến thuyền, việc được lợi gió đã khiến kế hoạch của Chu Nguyên Chương có kết quả tốt khi nhiều thuyền của Trần Hữu Lượng bị ngọn lửa thiêu hủy.
Sau gần hai ngày ngưng chiến, hai bên lại đụng độ vào ngày 2 tháng 9, để tránh bị hỏa công, Trần Hữu Lượng cho nới lỏng đội hình lâu thuyền của mình nhưng lại vấp phải chiến thuật tấn công đeo bám và đánh đổ bộ lên thuyền của đội thuyền nhỏ nhà Minh. Cùng lúc đó Chu Nguyên Chương nhận được tin rằng bộ binh của ông đã giải vây cho Hồng đô khiến cục diện trận chiến hoàn toàn nghiêng về phía nhà Minh, ông bèn kéo thủy binh về chỗ hợp lưu của Trường Giang và Cám Giang để bao vây hạm đội Đại Hán chờ trận chiến quyết định. Ngày 4 tháng 10, Chu Nguyên Chương quyết định tung ra đòn đánh cuối cùng bằng hỏa thuyền. Chu Nguyên Chương ra lệnh chuẩn bị 7 chiếc thuyền, bên trong có chứa chất nổ và vật dễ cháy. Đợi khi trời nổi gió, Chu Nguyên Chương cử một đội cảm tử điều khiển 7 chiếc thuyền xông vào dãy chiến thuyền của Trần Hữu Lượng rồi phóng hỏa, ngọn lửa bốc cao sáng rực cả bầu trời. Chuyến thuyền của Trần Hữu Lượng vì dùng xích sắt buộc lại với nhau, nên không thuyền nào chạy thoát.
kết cục là gần như toàn bộ hạm đội của Trần Hữu Lượng bị hủy diệt. Trần Hữu Lượng dẫn tàn binh phá vây ra đến cửa hồ Phiên Dương, lại bị Chu Nguyên Chương vây đánh mấy trận, binh lính rất mệt mỏi nên lại có khá nhiều tướng sĩ xin đầu hàng. Trần Hữu Lượng tử trận vì một mũi tên bắn trúng sọ. Mất đi người đứng đầu, lực lượng Đại Hán đầu hàng Chu Nguyên Chương không lâu sau đó.

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến thắng quyết định ở hồ Bà Dương đã giúp Chu Nguyên Chương kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ hai bờ Trường Giang để từ đó làm bàn đạp Bắc tiến thống nhất Trung Quốc và trở thành Minh Thái Tổ, hoàng đế đầu tiên của nhà Minh.
.https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_h%E1%BB%93_B%C3%A0_D%C6%B0%C6%A1ng

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Việt Nam đập gãy chiến lược bành trướng trên cạn của Trung Quốc

Lời bình:

Được Trung Quốc viện trợ, Lào đã khởi công xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Mekong tháng trước đồng nghĩa với việc Trung Quốc cũng được quyền xây và sử dụng con đường Bắc-Nam xuyên Lào. Điều này nằm trong chiến lược đã toan tính lâu dài của Bắc Kinh khi chiến tranh với Việt Nam dùng chiêu "mượn đường diệt Quắc" sử dụng một cánh quân thần tốc vu hồi vào miền Trung ...

Xem thêm từ:

http://duongduc1000.blogspot.com/2011/03/truong-sa-khoang-lang-truoc-con-bao.html

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thực hiện chiến lược bành trướng, Trung Quốc ra sức chèn ép trên biển Đông; trên đất liền, Trung Quốc ra sức lôi kéo, chia rẽ tình anh em Việt-Lào để “đập gãy xương sống” của đất nước hình chữ S. Thế nhưng, dù có lên chiến lược bao vây từ nhiều phía, Trung Quốc vẫn không thể chia cắt tình hữu nghị mật thiết Việt-Lào bởi lợi ích của Lào luôn gắn liền với lợi ích của Việt Nam.
Hợp tác kinh tế phát triển mạnh mẽ Việt-Lào, những chuyến thăm thường xuyên của lãnh đạo cấp cao hai nước, kèm theo đó là chiến lược hợp tác bền lâu đem lại lợi ích theo chiều sâu là bằng chứng cụ thể nhất cho thấy, tình anh em gắn bó và tin cậy Việt-Lào chỉ có thể là ngày càng bền chặt theo dòng thời gian.
Lào có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam
Lào có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam

Lào là “xương sống” của Việt Nam

Nước Lào với  diện tích 236.000 km2, ít hơn Việt Nam khoảng 100.000km2, với dân số chỉ có hơn 7 triệu người, là xứ sở đất rộng, người thưa. Người Lào ôn hòa, chân thực, dễ kết bạn, sống ung dung tự tại. Lào có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Trong thời chiến, Lào chính là chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam. Việt Nam từng sử dụng tuyến đường qua biên giới với Lào để vận chuyển nhân lực và vật lực từ miền Bắc vào miền Nam, còn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Hai nước Việt-Lào có đường biên giới chung rất dài, Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào. Việt Nam đã và đang giúp đào tạo cho cán bộ của Lào, nhiều người tốt nghiệp từ các trường học tại Việt Nam đã và đang đảm trách các cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước Lào, 50% cán bộ Lào có thể nói tiếng Việt. Vì thế vận mệnh của Lào luôn gắn liền với vận mệnh Việt Nam.
Do đó mà khi lên kế hoạch bành trướng, Trung Quốc đã nhắm thẳng vào Lào hòng cắt dần sức mạnh Việt Nam. Từ sau 2004, Trung Quốc tích cực lôi kéo Lào vào quỹ đạo của mình để thực hiện con đường chiến lược Bắc Nam, từ vùng biên giới Quảng Tây-Vân Nam xuống vịnh Thái Lan, qua cảng Kompong Som của Campuchia với tên gọi mĩ miều phát triển kinh tế nhưng thật ra là núp bóng để phục vụ cho chiến lược địa chính trị. “Doanh nhân” Trung Quốc và thân nhân của họ cũng nhập cư ngày càng đông đảo trong các tỉnh Phongsaly, Luong Namtha phía Bắc; tràn xuống phía Nam vào các tỉnh Luang Prabang và Xiang Khoan của Lào để làm tai mắt cho nhà cầm quyền Trung Quốc.

Các cửa hàng của người Hoa với các biển hiệu tiếng Hoa tràn làn ở các làng người Lào tại Boten
Các cửa hàng của người Hoa với các biển hiệu tiếng Hoa tràn làn ở các làng người Lào tại Boten

Lấy lợi ích kinh tế để trao đổi với Lào, Trung Quốc đưa ra thỏa thuận: trợ cấp toàn bộ tiền để Lào xây dựng đập Xayaburi, phía bắc Vientiane, trên sông Mekong để gây bất lợi cho Việt Nam tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Khi đập nước này đi vào hoạt động, Lào có toàn quyền sử dụng nguồn điện do đập nước này sản xuất ra. Bù lại, Trung Quốc được quyền xây dựng và sử dụng con đường Bắc Nam dọc theo hành lang sông Mekong đến biên giới Campuchia. Chiến lược đầu tư của Trung Quốc vào Lào, không gì ngoài mục đích can thiệp, phá hoại, làm giảm dần sức mạnh liên kết của Việt–Lào; để “bẽ gãy xương sống” của Việt Nam.
Thế nhưng, với tình hữu nghị tâm giao với CHDCND Lào, Việt Nam đã bảo vệ tốt “xương sống” cho mình trên đất nước này. Việc Việt Nam đầu tư ngày càng nhiều các dự án năng lượng, khoáng sản, bất động sản, viễn thông, ngân hàng, hàng không, nông lâm nghiệp, công nghiệp, thủy điện … tại Lào đã đem đến cho đất nước Lào nhiều lợi ích, không chỉ phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho công dân Lào mà còn siết chặt hơn tình hữu nghị. Thực tế cho thấy, các tập đoàn kinh tế, quốc phòng của Việt Nam đầu tư sang Lào không chỉ giúp phát triển kinh tế 2 quốc gia mà còn giúp vấn đề an ninh giữa 2 quốc gia luôn được giữ gìn, ổn định.

Hình ảnh sân bay quốc tế Attapeu do Hoàng Anh Gia Lai tài trợ (Ảnh: Dân Việt)
Hình ảnh sân bay quốc tế Attapeu do Hoàng Anh Gia Lai tài trợ (Ảnh: Dân Việt)

Hội nghị Campuchia-Lào-Việt Nam diễn ra từ ngày 23-24/9-2015 với sự tham gia của hơn 70 quan chức từ CPC, Lào và Việt Nam họp tại tỉnh Champasak thảo luận mạnh mẽ về việc đẩy mạnh thương mại đầu tư tại tam giác phát triển ba nước. Lãnh đạo đất nước Lào cho biết, 3 nước Việt-Lào-Cam đang tìm cách khuyến khích để thu hút đầu tư tại khu vực Tam giác phát triển với tổng diện tích 44.000 km2.
Hai nước Việt-Lào chuẩn bị xây dựng đường ống dẫn dầu từ Việt Nam sang Lào vào cuối năm 2015. Đây là dự án đường ống dẫn dầu dài 290 km, ước tính kinh phí đầu tư khoảng 300-500 triệu USD, để chuyển dầu từ cảng biển Hòn La, Quảng Bình tới tỉnh Khammuan. Dự kiến, tuyến đường ống này sẽ bắt đầu xây dựng trong năm 2015 và hoàn thành năm 2018. Dự án còn có kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu tại Lào. Dầu tinh luyện và dầu thô cũng sẽ được vận chuyển qua hệ thống đường ống trên. Hiện những người được giao triển khai dự án đang liên hệ với các nước xuất khẩu dầu thô. Các nhà đầu tư Nga rất quan tâm tham gia liên doanh vào dự án lọc dầu này.

Chuẩn bị khởi công xây đường ống dẫn dầu từ Việt Nam sang Lào
Chuẩn bị khởi công xây đường ống dẫn dầu từ Việt Nam sang Lào

Song song đó, Chính phủ Lào và Chính phủ Việt Nam đồng ý thành lập một công ty con thuộc Lao Petro Company tại Việt Nam để quản lý dự án. Việc giao đất để xây dựng kho dự trữ tại cảng biển Hòn La cũng đã được thỏa thuận. Dự án sẽ làm giảm chi phí vận chuyển sản phẩm dầu mỏ và đảm bảo an ninh năng lượng cho Lào, đồng thời thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai nước Lào-Việt Nam, cũng như tạo ổn định và phát triển các ngành công nghiệp năng lượng của Lào.
Hợp tác chân thành, cùng hướng đến lợi ích chung
Hướng đến lợi ích kinh tế chung, tháng 9-2015, Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Lào đã tham dự và phát lệnh khởi công xây dựng dự án khai thác muối mỏ kali tại huyện Nongbok, tỉnh Khammuane, nước CHDCND Lào. Dự án hoàn thành sẽ giảm đáng kể lượng phân bón kali nhập khẩu của Việt Nam và Lào, giải quyết tình trạng thừa muối ăn, thiếu muối công nghiệp và muối chất lượng cao hiện nay ở hai nước.
Thủ tướng Lào Thoongxin Thamavong (bìa phải) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ khởi công Dự án khai thác và chế biến muối mỏ Kali…
Thủ tướng Lào Thoongxin Thamavong (bìa phải) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ khởi công Dự án khai thác và chế biến muối mỏ Kali…
An ninh, kinh tế Việt – Lào ngày càng phát triển bền vững! Sắp tới đây, Việt-Lào sẽ có họp tham vấn thường niên cấp Bộ trưởng và triển khai có hiệu quả Hiệp định Thương mại mới – Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam – Lào. Việt-Lào sẽ sớm hoàn thành và ký kết Nghị định thư về đường biên giới, mốc quốc giới giữa hai quốc gia. Cùng với đó là ký Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt-Lào trước cuối năm 2015.
Các dự án khi đi vào hoạt động đã tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác kinh tế song phương Việt-Lào; góp phần quan trọng không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt-Lào.
Các dự án đầu tư mạnh mẽ của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào không chỉ là hoạt động kinh tế đơn thuần hai bên cùng có lợi mà còn thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam đối với đất nước Lào anh em và mong muốn đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Lào.
Trước đó, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 7-2015, Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào – ông Bounnhang Vorachith đã truyền thông điệp của lãnh đạo đất nước mình đến với nhân dân Việt Nam về việc luôn nhất trí với Việt Nam trong việc tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác tốt đẹp tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Lào sẽ phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN khác xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015; đồng thời duy trì vai trò trung tâm và tiếng nói chung của ASEAN trong các vấn đề chiến lược của khu vực. Lào nhất trí với Việt Nam về duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải, hàng không tại Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về ứng xử ở Biển Đông (DOC) và tiến tới đạt được Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).
Với những gì Việt Nam đã, đang thực hiện tại Lào và các chiến lược an ninh, chính trị lâu dài đạt được kết quả như ý muốn, có thể nói, Việt Nam đã bảo vệ được lợi ích chính đáng của đất nước mình; đồng thời, Việt Nam đã từng bước phá vỡ ước mơ của Trung Quốc trong chiến lược “đập gãy xương sống” trên cạn của đất nước hình chữ S.
Thái Bình.
.http://nguyentandung.org/viet-nam-dap-gay-chien-luoc-banh-truong-tren-can-cua-trung-quoc.html

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Ngăn ngừa một cuộc đụng độ quân sự Trung-Việt

Nguy cơ đối đầu đang gia tăng và Washington nên giúp tháo ngòi nổ căng thẳng.
VietnamDefence giới thiệu một bài viết đáng chú ý mới đây của tác giả Joshua Kurlantzick, chuyên viên về Đông Nam Á của Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Council on Foreign Relations) đăng trên trang cfr.org và The Diplomat để quý vị tham khảo. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của VietnamDefence.

Các nguy cơ đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam đang tăng lên. Mặc dù hai nước có quan hệ gần gũi giữa hai đàng trong nhiều thập kỷ, từ năm 2011, cả hai nước đều đã khẳng định những yêu sách mâu thuẫn đối với Biển Đông. Bắc Kinh tuyên bố 90% Biển Đông là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. Trung Quốc đã nhiều lần đưa các giàn khoan dầu vào các khu vực tranh chấp, nạo vét và chiếm đóng các bộ phận của quần đảo tranh chấp Hoàng Sa, và đã xây dựng ít nhất một đường băng và khả năng là nhiều đường băng có thể dùng cho quân đội ở quần đảo Trường Sa.

Việt Nam cũng đã tiến hành hoạt động thăm dò dầu để khẳng định chủ quyền đối với các vùng biển tranh chấp. Việt Nam đã tạo dựng quan hệ quân sự chặt chẽ với Mỹ, các nước Đông Nam Á khác như Philippines và cường quốc khu vực như Ấn Độ. Ngoài ra, Việt Nam và Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng tăng ở Đông Nam Á lục địa, nơi Việt Nam từng có vị thế mạnh mẽ từ những năm 1970 đến cuối những năm 2000.

Những căn nguyên làm bất hòa đang gia tăng có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự nghiêm trọng giữa hai nước trong 12-18 tháng tới, với những hậu quả tiềm tàng lớn đối với Mỹ. Do đó, Mỹ cần tìm cách tháo ngòi nổ căng thẳng và giúp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

Các kịch bảnCó ba kịch bản tiềm năng mà có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam. Xếp theo khả năng xảy ra từ cao xuống thấp, các kịch bản đó là:

1. Leo thang căng thẳng trên vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông. Trong phần lớn các thập niên 1990 và 2000, chính phủ Trung Quốc, mặc dù không bao giờ từ bỏ yêu sách từ lâu đối với Biển Đông, sử dụng phương pháp ít quyết đoán hơn trong tranh chấp với các bên yêu sách khác. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, Trung Quốc đã tái khẳng định yêu sách đối với khoảng 90% diện tích Biển Đông là EEZ của họ. Việt Nam đã phản ứng mạnh, khởi động các dự án cải tạo ở quần đảo Trường Sa, và tại đảo Sơn Ca và đảo Đá Tây. Ngoài ra, mặc dù Biển Đông luôn có vai trò chiến lược quan trọng, giá trị kinh tế được nhìn nhận của nó đã tăng lên trong thập kỷ qua. Sở Khảo sát địa chất Mỹ ước tính Biển Đông có trữ lượng 290 ngàn tỷ feet khối khí đốt. Biển Đông cũng chiếm khoảng 1/10 toàn bộ lượng cá đánh bắt toàn cầu hàng năm.

Tháng 5/2014, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) do nhà nước sở hữu đã đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp với Việt Nam. Các tàu hải quân và cảnh sát biển đối mặt xung quanh giàn khoan, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra ở Việt Nam. Mặc dù hai nước cuối cùng đã tháo được ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng, nhưng sau đó là nhiều tuần căng thẳng, khi mà các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam phớt lờ nhau. Một vụ việc tương tự có thể nổ ra trong tương lai gần và leo thang; một số thông tin trong tháng 7/2015 cho hay, Trung Quốc đã bắt đầu tái triển khai một giàn khoan cũng ở vùng biển tranh chấp trong năm 2014. Nếu CNPC định tái thăm dò ở khu vực này, hoặc trong các block dọc theo bờ biển Việt Nam, các giàn khoan của họ có thể sẽ được hộ tống bởi lực lượng bán quân sự ngày càng hiện đại và các tàu hải quân Trung Quốc. Trung Quốc đã mở rộng đáng kể căn cứ tại đảo Hải Nam để bố trí lực lượng hải quân ngày càng lớn, trong khi Việt Nam cũng đã bắt đầu hiện đại hóa các lực lượng tàu mặt nước và tàu ngầm của mình.

Với các tàu hải quân của mình đối mặt nhau, nguy cơ giao tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể bùng nổ. Hà Nội và Bắc Kinh có thể củng cố các vị trí trên biển của họ bằng nhiều phương tiện hải quân, các cuộc tuần tra thường xuyên và các đơn vị đặc nhiệm.

Nếu hai bên không ngăn chặn tình hình leo thang, Trung Quốc và Việt Nam cuối cùng có thể đi đến đánh nhau và trực tiếp lao vào một cuộc chiến trên biển, dù là có giới hạn.

2. Chạm súng xuyên biên giới Trung-Việt. Biên giới đất liền Trung-Việt trở nên ngày càng căng thẳng khi các lực lượng an ninh của cả hai bên đã chạm súng ít nhất hai lần trong năm 2014 và 2015. Các lý do cho những sự cố này vẫn chưa rõ - có thể lực lượng biên phòng Trung Quốc đã bắn vào người Uighur vượt biên. Nhưng chúng đã làm cho tình hình biên giới đất liền trở nên nguy hiểm hơn. Cuộc đụng độ tới đây, đặc biệt là nếu chúng diễn ra trùng với căng thẳng gia tăng vì các tranh chấp khác như Biển Đông hay sông Mekong, nơi các đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn đã làm Việt Nam giận dữ, có thể dẫn đến việc Trung Quốc và Việt Nam tăng cường củng cố biên giới đất liền, làm gia tăng nguy cơ leo thang quân sự hơn nữa.

3. Đụng độ quân sự ngoài ý muốn xung quanh một cuộc diễn tập quân sự của Việt Nam với các đối tác chiến lược mới của Hà Nội. Việt Nam bắt đầu các loại hoạt động diễn tập với Hà Nội với các đối tác chiến lược đang tăng lên nhanh chóng. Trong tương lai gần, các hoạt động diễn tập có thể sẽ bao gồm diễn tập hải quân với Ấn Độ, Philippines, Singapore và thậm chí cả Mỹ và Nhật Bản. Các hoạt động diễn tập đó chắc chắn sẽ bị Trung Quốc giám sát chặt chẽ, ngay cả khi các hoạt động diễn tập diễn ra ở các vùng biển, vùng trời ngoài Biển Đông; Bắc Kinh thường có thái độ thù địch với quan hệ đối tác mới của Việt Nam. Tiềm năng xảy ra các sự cố không mong muốn, chẳng hạn như máy bay vờn nhau hoặc ép nhau hạ cánh, hoặc các tàu bắn gần nhau sẽ gia tăng.

Những chỉ dấu đáng báo động

Một số chỉ dấu cảnh báo cho thấy nguy cơ xảy ra đối đầu quân sự đang gia tăng. Trong số những dấu hiệu chung nhất về quan hệ song phương đang xấu đi, đáng chú ý là:

1. Các tuyên bố chính thức công khai của Trung Quốc và Việt Nam. Hai chính phủ Trung Quốc và Việt Nam đã tổ chức họp báo để tố cáo nhau sau các thông báo chính sách liên quan đến Biển Đông, biên giới Trung-Việt và các vấn đề gây tranh cãi khác. Những cuộc họp báo và tuyên bố công khai bằng văn bản có xu hướng bao gồm các tuyên bố chỉ trích nhau của những người phát ngôn cấp cao. Tin tức về các cuộc họp báo ở Bắc Kinh hay Hà Nội liên quan đến quan hệ Trung-Việt do đó nên được xem là một dấu hiệu chung của tình trạng căng thẳng gia tăng giữa hai nước.

2. Huy động các cuộc biểu tình. Trong một số dịp trong ba năm qua, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc rộng lớn đã được tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thường là để phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và đôi là để phản đối các hành động khác của Bắc Kinh. Sự hiện diện của các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam hay các cuộc biểu tình chống Việt Nam tại Trung Quốc sẽ là một dấu hiệu của sự gia tăng căng thẳng giữa hai nước.

3. Những thông báo về các quan hệ đối tác chiến lược mới của Việt Nam. Việt Nam đang tích cực tìm cách chính thức hóa các mối quan hệ gần gũi hơn với nhiều cường quốc khu vực hơn nữa như Indonesia, những nước có chung quan ngại về sự thống trị của Trung Quốc. Thông báo thiết lập quan hệ đối tác chiến lược mới giữa Việt Nam với một quốc gia châu Á như Indonesia nên được xem như một dấu hiệu tiềm năng của căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

4. Đưa các giàn khoan dầu vào các vùng biển tranh chấp và/hoặc các tuyên bố chủ quyền.Cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã sử dụng các tuyên bố chính thức, thường được thông qua tại các các cuộc họp đảng, để bày tỏ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Họ cũng đã sử dụng các công ty dầu khí nhà nước làm công cụ để khẳng định chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp. Trong quá khứ, cả Trung Quốc và Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng với hoạt động thăm dò dầu khí mới của phía bên kia bằng cách tăng cường tuần tra tại các khu vực tranh chấp hay cắt cáp của các tàu khảo sát. Vì vậy, các tuyên bố chính thức hoặc các thông báo về hoạt động thăm dò mới ở Biển Đông có thể báo hiệu một cuộc khủng hoảng quân sự sắp xảy ra.

Các hoạt động diễn tập quân sự gần biên giới đất liền Trung-Việt. Trong bối cảnh cả Trung Quốc và Việt Nam hiện nay đều không tiến hành các cuộc diễn tập quân sự thường xuyên gần biên giới đất liền, do đó các cuộc diễn tập trận gần biên giới có thể báo hiệu một cuộc đối đầu sắp xảy ra.

Các hoạt động chuẩn bị quân sự của Trung Quốc để đáp trả với các hoạt động diễn tập được giữa Việt Nam và các đối tác của mình. Các máy bay tiêm kích phản lực Trung Quốc trong những năm gần đây đang ngày càng sẵn sàng bay gần một cách nguy hiểm với các máy bay trinh sát và tiêm kích của nước ngoài, cả trong không phận gần và khá xa bờ biển Trung Quốc. Trung Quốc và Việt Nam không có thỏa thuận về các nguyên tắc cho các tình huống gặp gỡ đối mặt trên không và Trung Quốc cũng không có thỏa thuận cho cuộc gặp gỡ trên không với các đối tác của Việt Nam, trong đó có Mỹ. Những thông tin về các vụ Trung Quốc đánh chặn máy bay của Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đang tiến hành hoạt động diễn tập với các đối tác của Hà Nội nên được coi là một chỉ dấu cảnh báo chiến thuật.

Những tác động đối với lợi ích của Mỹ 


Bất kỳ cuộc khủng hoảng quân sự nào giữa Trung Quốc và Việt Nam đều có thể gây tổn hại cho lợi ích của Mỹ, nhưng thiệt hại tiềm năng đối với lợi ích của Mỹ bắt nguồn từ một cuộc khủng hoảng trên biển Trung-Việt sẽ lớn hơn rất nhiều thiệt hại do một cuộc xung đột biên giới trên đất liền.

Đông Á đã chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang hải quân và không quân gấp gáp trong thập kỷ qua, cùng với việc gia tăng hơn nữa việc thử nghiệm các phương tiện hải quần và không quân làm gia tăng khả năng tính toán sai, đối đầu và thậm chí là chiến tranh công khai.

Mặc dù khả năng cuộc chạy đua vũ trang này có thể làm cho tính toán sai lầm và xung đột tăng lên, một cuộc khủng hoảng trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc về lý thuyết có thể phục vụ lợi ích của Mỹ ở châu Á. Một cuộc khủng hoảng bắt nguồn chủ yếu từ hành động gây hấn của Trung Quốc và gặp phải sự phản ứng của Mỹ thúc đẩy Trung Quốc thoái lui và ngăn chặn xung đột, có thể khiến các nước châu Á tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ. Các nước như Malaysia và Singapore vốn đã là đối tác của Mỹ có thể tìm cách chính thức hóa quan hệ với Hoa Kỳ thông qua các hiệp ước và hạn chế hợp tác quân sự với Trung Quốc. Các nước như Indonesia hiện có quan hệ quân sự hạn chế với Mỹ có thể sẽ tìm cách nhanh chóng mở rộng quan hệ quân sự.

Tuy nhiên, một kịch bản, trong đó một cuộc khủng hoảng trên biển khiến các quốc gia châu Á thúc đẩy quan hệ với Mỹ và vẫn tránh được một cuộc chiến tranh hải quân có thể không thực hiện được. Nếu một cuộc khủng hoảng hàng hải nổ ra và phản ứng của Mỹ là không hiệu quả, làm kéo dài cuộc xung đột và không buộc được Trung Quốc rút lui, thì ngay cả các đối tác thân cận của Mỹ có thể cũng tìm cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc và hy sinh quan hệ quân sự với Washington. Thậm chí cả khi phản ứng của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng hàng hải là có hiệu quả, khiến Bắc Kinh lùi bước, thì một số quốc gia châu Á như Indonesia hay Malaysia vẫn có thể quyết định tăng cường quan hệ quân sự với Trung Quốc và giảm hợp tác với Hoa Kỳ vì nghĩ rằng, họ không có cách nào để ngăn chặn các hành động quyết đoán của Trung Quốc ở vùng biển châu Á trong dài hạn. Và thậm chí nếu Washington phản ứng hiệu quả với một cuộc khủng hoảng, và các nước châu Á đã tìm kiếm các quan hệ quân sự gần gũi hơn với Mỹ, thì các nước này vẫn có thể tiếp tục nhanh chóng mở rộng năng lực hải quân và không quân của họ. Những rủi ro của một cuộc chạy đua vũ trang như thế dẫn đến tính toán sai lầm và leo thang ở vùng biển và vùng trời châu Á sẽ vẫn tồn tại.

Các phương án phòng ngừa


Mỹ có nhiều phương án để làm giảm nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng quân sự Trung-Việt, mặc dù ảnh hưởng của Mỹ đối với Trung Quốc và kể cả Việt Nam còn hạn chế. Chúng bao gồm các chiến lược để thúc đẩy hợp tác; các giải pháp dùng để tăng cường khả năng của Việt Nam răn đe các hành động của Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải và/hoặc lợi ích chiến lược của Mỹ; và các phương án cho phép Mỹ rút khỏi cuộc xung đột Trung-Việt mà không đe dọa đến lợi ích chiến lược của Mỹ hoặc dính líu đến đồng minh của Mỹ.

1. Thúc đẩy hợp tác. Một bộ quy tắc ứng xử cho tàu bè hoạt động ở Biển Đông có thể là chiến lược hợp tác hiệu quả nhất. Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã tham gia đàm phán về bộ quy tắc ứng xử kể từ tháng 9/2013. Tuy nhiên, 10 thành viên ASEAN đã bị chia rẽ về mức độ thúc đẩy mạnh mẽ bộ quy tắc ứng xử và bộ quy tắc như vậy bao gồm những gì. Trong các tranh chấp khác, Trung Quốc đã phản ứng tích cực khi các nước ASEAN thể hiện một lập trường thống nhất.

Mỹ có thể làm việc với Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác để tạo lập một lập trường thống nhất về bộ quy tắc ứng xử. Nếu Trung Quốc từ chối tiếp tục tham gia các cuộc thảo luận về bộ quy tắc ứng xử, Mỹ nên khuyến khích ASEAN xây dựngmột dự thảo bộ quy tắc riêng của mình và công khai trình bày nó với Bắc Kinh.

2. Chiến lược hợp tác thứ hai có thể là thúc đẩy các dự án kinh tế và khoa học chung ASEAN-Trung Quốc ở Biển Đông, chẳng hạn như các chương trình hệ thống hóa đa dạng sinh học biển. Những dự án khoa học có tác dụng tạo lập lòng tin và có thể dẫn đến các dự án thăm dò dầu khí chung ASEAN-Trung Quốc vốn có thể có tiềm năng làm giảm mạnh tình trạng căng thẳng.

3. Chiến lược hợp tác thứ ba có thể là khuyến khích các cuộc tuần tra chung Trung-Việt đường biên giới trên bộ giữa hai nước, mặc dù ảnh hưởng của Mỹ đối với các vấn đề liên quan đến biên giới đất liền Trung-Việt là cực kỳ hạn chế. Mặc dù biên phòng hai nước tổ chức tham vấn thường xuyên và đôi khi trao đổi thông tin tình báo, nhưng họ không tiến hành tuần tra chung vốn sẽ giúp các sĩ quan cao cấp có mối liên hệ gần gũi hơn và làm giảm nguy cơ chạm súng dọc biên giới.

4. Sử dụng các cuộc tập trận hải quân, hoạt động mua bán vũ khí, các tuyên bố về chính sách của Mỹ và các cuộc tập trận chung để răn đe Trung Quốc. Một chiến lược phòng ngừa cũng có thể là một cách răn đe có thể được lựa chọn ở Biển Đông đồng thời với việc Mỹ khuyến khích các biện pháp hợp tác. Mỹ có thể phái các tàu hải quân đi qua các khu vực ở Biển Đông, nơi Trung Quốc vừa ngăn chặn các tàu thuyền của Việt Nam hoặc nước khác đi lại để chứng tỏ cam kết của Mỹ đối với tự do hàng hải.

- Bước thứ hai có thể là sử dụng ngoại giao nhân dân và cá nhân để làm rõ các cam kết của Mỹ đối với các đồng minh có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Các nhà lãnh đạo Mỹ có thể tuyên bố công khai rằng, các lực lượng Mỹ sẽ đến hỗ trợ bất kỳ đồng minh có hiệp ước với Mỹ nào nếu họ phải đối mặt với các cuộc tấn công vô cớ tại các khu vực ở Biển Đông mà nhiều quốc gia có tuyên bố chủ quyền. Hiện nay, các quan chức Mỹ mới chỉ nói mơ hồ rằng, tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích quốc gia của Mỹ.

Ngoài ra, Mỹ có thể giảm tối đa khả năng các tuyên bố công khai của mình làm mếch lòng Trung Quốc bằng cách đồng thời cung cấp những cảnh báo công khai cho các đối tác của mình ở khu vực Biển Đông - Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia - rằng, Mỹ sẽ không nhất thiết phải bảo vệ họ trong một cuộc xung đột trên biển nếu họ khiêu khích gây ra khủng hoảng. Những ví dụ về các hành động khiêu khích như vậy có thể là trường hợp một nước tấn công trước các tàu Trung Quốc hoặc ngăn chặn các tàu Trung Quốc đi lại trong vùng biển quốc tế.

- Bước thứ ba có thể là hỗ trợ nâng cấp khả năng phòng thủ của Việt Nam bằng cách mở rộng danh mục vũ khí sát thương của Mỹ bán cho Hà Nội mà Quốc hội Mỹ đã thông qua vào mùa thu năm 2014 để bao gồm cả máy bay và tàu hải quân. Mỹ cũng có thể giúp cải thiện khả năng phòng thủ của Việt Nam bằng cách thúc đẩy, tổ chức các hoạt động huấn luyện chiến đấu Mỹ-Việt hàng năm. Những loại răn đe này có thể đẩy các lực lượng của Mỹ, Việt và Trung Quốc vào sát gần nhau và gia tăng nguy cơ tính toán sai lầm. Tuy nhiên, sự răn đe có thể có hiệu quả trong việc ngăn chặn Trung Quốc triển khai sức mạnh theo những cách có thể kích động một cuộc đối đầu với các nước láng giềng.

- Giảm dính líu đến cuộc đối đầu Trung-Việt trên đất liền ở Đông Nam Á lục địa. Một chiến lược giảm thiểu sự tham gia của Mỹ trong bất kỳ cuộc xung đột biên giới đất liền tiềm năng nào hoặc sự cạnh tranh rộng lớn hơn trên lục địa Đông Nam Á có thể là lựa chọn tốt nhất đối với Mỹ. Nước Mỹ có lợi ích chiến lược và kinh tế cực nhỏ ở phần lớn lục địa Đông Nam Á; biên giới đất liền Trung-Việt không có tầm quan trọng đáng kể đối với nền kinh tế Mỹ, và Mỹ đã từng để các đối tác khác ở châu Á tự giải quyết tranh chấp biên giới mà không cần bất kỳ sự tham gia nào của Mỹ.

Các giải pháp kiềm chế

Mỹ có thể sử dụng một số biện pháp phòng ngừa để tháo ngòi một cuộc khủng hoảng quân sự. Các tùy chọn này, mặc dù bị hạn chế bởi thực tế là Việt Nam không phải là một đồng minh có hiệp ước với Mỹ và quan hệ Mỹ-Trung vẫn còn nhiều vướng mắc, khoảng cách giữa các chiến lược thúc đẩy sự đồng thuận chống leo thang căng thẳng đến các biện pháp có tính cưỡng chế hơn.

- Giải pháp có tính hợp tác: Khuyến khích Hà Nội và Bắc Kinh sử dụng đường dây nóng và các cuộc gặp cấp cao, và thúc giục các đối tác của Việt Nam tổ chức ngay lập tức các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã mở một đường dây nóng trong năm 2013 để các nhà lãnh đạo hàng đầu có thể nói chuyện trực tiếp với nhau, cả hai chính phủ đã bỏ qua công cụ này trong cuộc khủng hoảng tháng 5/2014. Ngoài ra, hai nước trong một tháng trời cũng từ chối tổ chức một cuộc gặp cấp cao giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc.

Nếu một tình huống đối đầu khác xảy ra ở Biển Đông vì hoạt động diễn tập quân sự của Việt Nam, hoặc dọc theo biên giới Trung-Việt, Washington có thể khuyến khích cả Hà Nội và Bắc Kinh lập tức sử dụng đường dây nóng riêng của họ; mặc dù Việt Nam không phải là đồng minh, Mỹ có lẽ có ảnh hưởng đối với Hà Nội nhiều hơn bất cứ cường quốc bên ngoài nào khác. Nếu khủng hoảng quân sự bắt nguồn từ những sự cố sau hoạt động diễn tập của Việt Nam với các đối tác như Philippines hay Ấn Độ, Mỹ có thể thúc đẩy các quốc gia như Philippines mà Washington có ảnh hưởng tổ chức các cuộc gặp giữa các lãnh đạo của họ với Bắc Kinh, trong vòng bí mật nếu cần, để hạ nhiệt cuộc khủng hoảng.

- Giải pháp có tính cưỡng chế: Triệu tập một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ.Nếu một cuộc khủng hoảng quân sự Trung-Việt bắt nguồn từ bất kỳ tình huống nào trong ba tình huống bất ngờ này leo thang thành đụng độ bạo lực nguy hiểm, Mỹ cần mạnh mẽ thúc giục Tổng thư ký LHQ triệu tập một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ. ASEAN lúc này không thể làm trung gian hòa giải cuộc khủng hoảng liên quan đến Hà Nội vì Tổng thư ký ASEAN hiện nay là một nhà ngoại giao Việt Nam. Việc triệu tập phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ đối với Trung Quốc có thể có vẻ giống như một chiến lược nhằm công khai hạ nhục Bắc Kinh, nhưng Washington cần làm cho Bắc Kinh và Hà Nội hiểu rõ rằng, mục tiêu của việc này là tạo ra một nơi để thảo luận. Tuy nhiên, Mỹ và các quốc gia khác sẽ vẫn bảo lưu quyền sử dụng phiên hợp để đề xuất các nghị quyết kêu gọi một hoặc cả hai bên xung đột xuống thang nếu không sẽ đối mặt với trừng phạt, mặc dù Trung Quốc có thể sử dụng quyền phủ quyết của họ để ngăn chặn bất kỳ nghị quyết nào mà họ phản đối.

Giải pháp có tính cưỡng chế: Báo hiệu cam kết của Mỹ đối với Việt Nam. Nếu một cuộc khủng hoảng quân sự nảy sinh do các hành động quyết đoán và vô cớ của Trung Quốc ở Biển Đông, hoặc phản ứng của Trung Quốc đối với hoạt động diễn tập quân sự Mỹ-Việt Nam, cuộc khủng hoảng leo thang thành bạo lực nguy hiểm và đe dọa tự do hàng hải, và không có lựa chọn khác để tháo ngòi đối đầu, Washington có thể phái cho một cụm tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông để thúc giục các nhà lãnh đạo Bắc Kinh ngồi lại với các nhà lãnh đạo cấp cao Việt và một bên trung gian hòa giải để giải quyết tranh chấp.

Những khuyến nghị về chính sách

Chiến lược hiệu quả nhất của Mỹ để giảm nguy cơ xảy ra khủng hoảng quân sự Trung-Việt là chiến lược kết hợp: việc sử dụng ASEAN để thúc đẩy xây dựng lòng tin đa phương ở Biển Đông; thúc đẩy các nguyên tắc chỉ đạo bằng văn bản và rõ ràng để giải quyết tranh chấp trên biển; làm cho chính sách của Mỹ rõ ràng hơn đối với các đồng minh có hiệp ước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông; củng cố khả năng phòng thủ của Việt Nam và các đối tác Đông Nam Á khác để răn đe các hoạt động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông; và giảm tối đa sự tham gia của Mỹ vào bất kỳ cuộc xung đột biên giới đất liền Trung-Việt nào.

Cụ thể, Mỹ cần phải thực hiện các bước sau đây:

1. Tăng cường khả năng hòa giải của ASEAN. Khi một nhà ngoại giao từ một nước khác ngoài Việt Nam lên giữ chức Tổng thư ký ASEAN vào năm 2018, ASEAN có thể đóng vai trò trung gian giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam, một trong những thành viên mới của ASEAN, coi trọng tư cách thành viên trong tổ chức khu vực này và phấn đấu tỏ ra là một nước chú ý đến vai trò lãnh đạo của ASEAN. Mỹ nên khuyến khích vai trò hòa giải của Tổng thư ký ASEAN và giúp tăng cường năng lực hòa giải xung đột cho Ban thư ký ASEAN. Mỹ nên cung cấp viện trợ hàng năm 2-4 triệu USD hàng năm để giúp Viện Hòa bình và Hòa giải (Institute for Peace and Reconciliation) thuê thêm nhân viên và cử họ đi học hỏi các kinh nghiệm từ các nước khác từng làm trung gian hòa giải các cuộc xung đột ở Đông Nam Á như Na Uy.

2. Khuyến khích Trung Quốc và Việt Nam tiến tới có bản ghi nhớ về giải quyết các tranh chấp trên biển. Mỹ nên khuyến khích cả hai bên nối lại đàm phán về các nguyên tắc thỏa thuận về quy tắc xử lý tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam.

3. Coi quy tắc ứng xử ở Biển Đông là một ưu tiên của ngành ngoại giao Mỹ. Các quan chức Mỹ, gồm cả Tổng thống Obama, nên sử dụng các chuyến thăm Đông Á để thể hiện sự ủng hộ của Mỹ cho các cuộc đàm phán thường xuyên Trung Quốc-ASEAN về quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Đại sứ Mỹ tại ASEAN cần coi việc xác lập lập trường thống nhất của ASEAN về quy tắc ứng xử là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của mình.

4. Làm rõ các quan điểm của Mỹ về vấn đề bảo vệ các đối tác ở Biển Đông. Mỹ nên sử dụng các tuyên bố công khai để xác định rõ hơn các cam kết của Mỹ bảo vệ các lực lượng Philippines tại khu vực tranh chấp nếu họ bị tấn công vô cớ.

5. Mở rộng quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt. Mỹ cần nỗ lực mở rộng quyền tiếp cận vịnh Cam Ranh cho các hạm tàu hải quân Mỹ và tăng số lượng các chương trình huấn luyện, đào tạo cho các sĩ quan cao cấp của Việt Nam để chuẩn bị cho các hoạt động diễn tập hải quân Mỹ-Việt trong tương lai. Mỹ cũng nên tăng cường bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, mặc dù danh mục vũ khí xuất khẩu nên được giới hạn trong phạm vi các phương tiện hải quân và không quân.

6. Báo hiệu cho Hà Nội hiểu rằng, Mỹ là không định mở rộng hợp tác sang một cuộc xung đột biên giới trên bộ. Mỹ cần phải báo hiệu cho Hà Nội biết rằng, hợp tác chiến lược Mỹ-Việt gần gũi hơn sẽ không bao gồm cam kết của Mỹ bảo vệ biên giới trên bộ của Việt Nam, trừ khi Việt Nam có khả năng bị tấn công vô cớ, bằng cách hạn chế các hoạt động diễn tập chung hải quân và không quân Mỹ-Việt trong tương lai ở Biển Đông.


Nguồn: Averting a China-Vietnam Military Clash / Joshua Kurlantzick // The Diplomat, 2015.9.25.
.http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Ngan-ngua-mot-cuoc-dung-do-quan-su-TrungViet-Full/20159/54684.vnd

Thực lực lục quân Trung Quốc

Trung Quốc ráo riết hiện đại hóa lục quân Quân giải phóng nhân dân.
Xe tăng Trung Quốc trong cuộc thi quốc tế ở Nga (Bộ Quốc phòng Nga)
Lục quân quân đội Trung Quốc là quân chủng đông quân nhất trong quân đội với quân số hiện nay lên tới 1.600.000 quân. Ngoài ra, còn có lực lượng dự bị hiện dụng gồm hơn 800.000 người.

Xét về các thông số này, lục quân Trung Quốc đứng đầu thế giới, vượt xa các lực lượng tương tự của Mỹ và Nga, chứ chưa nói đến các cường quốc quân sự lớn khác.

Lực lượng cơ động và lực lượng địa phương

Lục quân Trung Quốc bao gồm lực lượng cơ động (chủ lực) với hơn 800.000 quân và lực lượng địa phương với quân số cũng gần 800.000 quân.

Lực lượng cơ động về mặt tác chiến trực thuộc Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc thông qua các bộ tư lệnh đại quân khu. Nhiệm vụ của lực lượng này là tiến hành tác chiến ở bất kỳ khu vực nào bên trong và bên ngoài lãnh thổ đại lục. Bộ đội địa phương trực thuộc các bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

Bộ đội địa phương cùng với dân binh chủ yếu làm các nhiệm vụ bảo vệ và phòng thủ. Một trong các chức năng được giao cho bộ đội địa phương là bảo vệ các tuyến đường giao thông quan trọng trong thời bình, còn trong thời chiến, sẽ bảo vệ các tuyến đường này chống quân địch xâm nhập sâu vào lãnh thổ quốc gia hay chống các toán biệt kích phá hoại của địch.

Bộ đội địa phương được triển khai trên các hướng có nguy cơ nhất bị quân địch xâm lấn và dựa vào các trận địa phòng ngự đã được chuẩn bị sẵn về mặt công trình. Một số trận địa đó lập thành khu vực phòng ngự (khu vực bảo vệ). Bộ đội địa phương, về bản chất, là di sản của thời kỳ các khái niệm quân sự chiến lược của Trung Quốc được xây dựng có tính toán đến khả năng bị xâm lược quy mô lớn từ hướng Bắc và giả định khả năng địch tiến sâu vào lãnh thổ Trung Quốc. Các khái niệm đó trù định việc tiến hành các hoạt động chiến đấu cơ bản là có tính phòng ngự. Ngoài ra, trên cơ sở các khái niệm này, đã trù tính cả việc thành lập các đơn vị du kích.

Mặc dù hiện nay, vị trí chi phối trong học thuyết quân sự Trung Quốc được dành cho khái niệm phòng ngự tích cực vốn trù tính tiến hành cả các hành động chiến đấu phòng ngự lẫn tiến công với sự phối hợp, hiệp đồng của cả quân, binh chủng khác nhau, nhưng những nguyên tắc lỗi thời này vẫn có ảnh hưởng nhất định đối với tư duy quân sự chiến lược của ban lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Quốc.

Vào thời bình, trong các chức năng của bộ đội địa phương có chức năng tiến hành các chiến dịch cứu hộ trong địa bàn trách nhiệm của mình khi xảy ra thiên tai và thảm họa công nghiệp. Trong thời chiến, ngoài việc thực hiện các chức năng quân sự thuần túy, bộ đội địa phương được giao nhiệm vụ khắc phục hậu quả gây ra bởi vũ khí hủy diệt lớn và các vũ khí hiện đại khác của đối phương dẫn đến thương vong lớn cho binh lính và dân thường, cũng như tàn phá nghiêm trọng nhà cửa, hạ tầng và các cơ sở công nghiệp, trong đó có các cơ sở sản xuất nguy hiểm tiềm tàng, nhà máy điện nguyên tử và nhà máy thủy điện.

Bộ đội địa phương còn được giao nhiệm vụ cùng với Cảnh sát nhân dân vũ trang thực hiện kiểm soát các vùng ven biên, ven biển, cũng như các mục tiêu quân sự quan trọng và hạ tầng quân sự. Cùng với Cảnh sát nhân dân vũ trang, lực lượng này có thể được huy động duy trì trật tự trị an. Trong vấn đề này, các lực lượng này ở mức độ nào đó bổ sung cho nhau khi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
 

Bộ binh Trung Quốc được huấn luyện tốt có khả năng hành động hiệu quả trong nhiều điều kiện (Reuters)
Hành động bên trong và bên ngoài đại lục
Theo các văn kiện của Trung Quốc được đăng tải trên các nguồn công khai, lục quân Trung Quốc nhìn chung dùng để tiến hành tác chiến tại đại lục. Ngoài quân số, khác biệt căn bản của quân chủng này với các quân chủng khác của quân đội Trung Quốc là sự đa dạng cả về vũ khí trang bị, lẫn về các phương pháp tác chiến. Khả năng chiến đấu của lục quân bảo đảm lực lượng này có khả năng tác chiến độc lập hoặc phối hợp với các quân chủng khác trong thành phần các cụm lực lượng hỗn hợp tiến hành các chiến dịch tiến công hiệu quả nhằm đánh tan đối phương và chiếm lĩnh lãnh thổ do đối phương chiếm giữ, tấn công hỏa lực hiệu quả trên suốt chiều sâu đội hình chiến đấu của các lực lượng đối phương. Trong phòng ngự, lục quân phải giữ vững các khu vực (tuyến) chiếm giữ, đồng thời gây tổn thất tối đa cho lực lượng đối phương, qua đó chuẩn bị các điều kiện thuận lợi để tiến hành chiến dịch phản công của quân mình.

Sự vươn lên của Trung Quốc với tư cách một siêu cường mới có các khu vực ảnh hưởng và lợi ích của mình ở các khu vực trên thế giới được phản ánh ở việc mở rộng phạm vi nhiệm vụ đặt ra cho quân đội nước này, trong đó có lục quân. Các đơn vị quân đội Trung Quốc đã bắt đầu tham gia các chiến dịch quốc tế dưới sự bảo trợ của LHQ và các tổ chức khác nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở quy mô toàn cầu, lẫn quy mô khu vực, trong đó có các chiến dịch nhân đạo quốc tế, cf ác hoạt động chống cướp biển, cũng như thực hiện thực tế các thỏa thuận quốc tế. Ví dụ mới nhất của hoạt động đó là sự tham gia của các tàu chiến Trung Quốc và Nga vào việc bảo vệ tàu chở vũ khí hóa học của Syria khỏi nước này.

Lục quân Trung Quốc có các binh chủng bộ binh (bộ binh, lực lượng bộ binh mô tô hóa và bộ binh cơ giới), tăng-thiết giáp, pháo binh, công binh, không quân lục quân, thông tin, phòng hóa, lực lượng đặc nhiệm, cũng như các đơn vị bảo đảm chiến đấu và hậu cần khác như trinh sát, tác chiến điện tử, kỹ thuật-vật tư, quân y, các cơ quan nghiên cứu, nhà trường quân sự...

Lục quân Trung Quốc không có cơ quan chỉ huy độc lập mà công tác lãnh đạo lục quân được thực hiện bởi 4 cơ quan cấp tổng cục là Bộ tổng tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục hậu cần và Tổng cục trang bị. Bảy đại quân khu chỉ huy trực tiếp các đơn vị lục quân thuộc quyền. Lục quân bao gồm các đơn vị tác chiến cơ động, đồn trú, biên phòng và bảo vệ bờ biển; và lực lượng dự bị. Cấp độ tổ chức của các đơn vị này là quân đoàn hỗn hợp, sư đoàn (lữ đoàn), trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, trung đội và tiểu đội.

Nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của đại quân khu, một quân đoàn hỗn hợp gồm các sư đoàn hay lữ đoàn, và đóng vai trò là đơn vị cơ bản cấp chiến dịch.

Nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của quân đoàn hỗn hợp, một sư đoàn gồm các trung đoàn và đóng vai trò là đơn vị cơ bản cấp chiến thuật.

Nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của quân đoàn hỗn hợp, một lữ đoàn gồm các tiểu đoàn và đóng vai trò là một đơn vị cấp chiến thuật.

Thường nằm dưới sư đoàn, một trung đoàn gồm các tiểu đoàn và đóng vai trò là đơn vị chiến thuật cơ bản.

Thường nằm dưới trung đoàn hay lữ đoàn, một tiểu đoàn gồm các đại đội và đóng vai trò là phân đội chiến thuật ở cấp cao hơn. Mội đại đội gồm các trung đội và đóng vai trò là phân đội chiến thuật cơ bản.

Về cơ cấu, lục quân Trung Quốc gồm các đơn vị tác chiến cơ động là 18 quân đoàn hỗn hợp (Trung Quốc gọi là tập đoàn quân) và một số sư đoàn (lữ đoàn) tác chiến hỗn hợp độc lập. Các quân đoàn hỗn hợp được bố trí ở 7 đại quân khu. Bảy đại quân khu lại chia thành 28 quân khu. Các quân đoàn có cơ cấu tổ chức và quân số khác nhau tùy thuộc vào vị trí bố trí, kẻ thù tiềm tàng và các nhiệm vụ được giao, và có cấp độ sẵn sàng khác nhau. Quân số của một quân đoàn điển hình dao động từ 30.000-50.000 quân. Xét về thông số này, ở mức độ nào đó, quân đoàn Trung Quốc tương đương với tập đoàn quân dã chiến của NATO, nhưng thua kém một liên binh đoàn tương tự của Mỹ.

Ở cơ cấu tổ chức điển hình, một quân đoàn (tức tập đoàn quân) lục quân Trung Quốc có đến 3 sư đoàn (lữ đoàn) cơ giới hóa (mô tô hóa, bộ binh), 1 lữ đoàn pháo binh, 1 lữ đoàn phòng không, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 trung đoàn thông tin, 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn phòng hóa, các đơn vị hậu cần và tác chiến điện tử.

Một sư đoàn cơ giới hóa của quân đội Trung Quốc ở cơ cấu biên chế điển hình có quân số đến 10.000 quân và gồm 3 trung đoàn cơ giới hóa (mỗi trung đoàn biên chế 3 tiểu đoàn) trang bị xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh, và 1 trung đoàn xe tăng.

Một sư đoàn tăng gồm 3 trung đoàn tăng và 1 trung đoàn cơ giới hóa.

Mỗi sư đoàn cơ giới hóa và sư đoàn tăng đều được biên chế 1 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn (tiểu đoàn) phòng không, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội phòng hóa-sinh-phóng xạ, các đơn vị kỹ thuật-vật tư và quân y.

Một lữ đoàn cơ giới hóa của quân đội Trung Quốc gồm có 4 tiểu đoàn cơ giới hóa, mỗi tiểu đoàn được biên chế 40 xe bọc thép chở quân hay xe chiến đấu bộ binh, và 1 tiểu đoàn tăng được trang bị 41 xe tăng chủ lực, trong đó có 1 xe tăng chỉ huy.

Một lữ đoàn tăng gồm có 4 tiểu đoàn tăng, mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội (124 xe tăng chủ lực) và 1 tiểu đoàn cơ giới hóa (40 xe bọc thép chở quân hay xe chiến đấu bộ binh).

Trong biên chế mỗi lữ đoàn cơ giới hóa và lữ đoàn tăng có 1 tiểu đoàn pháo 3 đại đội (mỗi đại đội trang bị 18 lựu pháo và 6 pháo nòng dài), 1 tiểu đoàn phòng không, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin và 1 đại đội trinh sát, các đơn vị phòng hóa-sinh-phóng xạ, bảo đảm kỹ thuật và quân y.

Một lữ đoàn pháo có trong biên chế 4 tiểu đoàn (mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội, 48 khẩu pháo kéo) và 1 tiểu đoàn pháo tự hành được biên chế 18 pháo tự hành.


Những ưu tiên chủ yếu –khả năng cơ động và sự linh hoạt trong chỉ huy

Hiện nay PLA đang khẩn trương tái tổ chức Lục quân với mục đích đảm bảo khả năng cơ động cao, linh hoạt trong chỉ huy khi tiến hành các hoạt động tác chiến trong thành phần các cụm quân binh chủng hợp thành.

Một trong những hướng ưu tiên tái tổ chức là chuyển đổi sang cơ cấu được gọi là “modul” (lắp ghép) với cấp đơn vị cơ sở là lữ đoàn theo kinh nghiệm của Mỹ và các nước NATO.

Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, cơ cấu tổ chức cấp lữ đoàn cho phép có nhiều phương án lựa chọn lực lượng và phương tiện không chỉ căn cứ vào hình thức hoạt động tác chiến mà còn phụ thuộc và cường độ của cuộc xung đột quân sự, điều kiện tự nhiên- khi hậu và địa hình.

Để tiến hành các choạt động tác chiến trong các cuộc xung đột quân sự cường độ thấp (các chiến dịch chống du kích) tối ưu nhất là sử dụng các lữ đoàn rút gọn được tổ chức thích hợp với các hoạt động tác chiến ở rừng rậm nhiệt đới hay ở khu vực có địa hình rừng núi.

Giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc rất quan tâm đến việc nâng cao tính cơ động và khả năng chỉ huy bộ đội. Khả năng cơ động được hiểu là : có thể nhanh chóng chuyển trận địa (hoặc khu vực tác chiến), khả năng cơ động lực lượng và phương tiện, thay đổi thành phần, cơ cấu các cụm quân trên phạm vi một chiến trường,- rộng hơn nữa là khả năng nhanh chóng chuyển quân từ chiến trường này sang chiến trường khác ở một cự ly rất lớn.

Đến thời điểm hiện nay, tại Lục quân PLA đã thành lập các lực lượng cơ động mạnh để có thể tiến hành các hoạt động tác chiến hiệu quả trên bất cứ khu vực nào trên lãnh thổ Trung Quốc và ngoài lãnh thổ Trung Quốc, trước hết là các khu vực ngoại vi giáp biên giới nước này.

Trong tình huống khẩn cấp chúng có thể cơ động đến bất kỳ hướng chiến lược nào trong một thời gian ngắn để thành lập các cụm quân đủ mạnh giải quyết các nhiệm vụ cụ thể. Hiện nay, số lượng các lữ đoàn trong Lục quân PLA đang tăng lên và số lượng các sư đoàn đang giảm dần.

Cùng với việc tăng cường khả năng cơ động của Lục quân, PLA cũng tích cực sử dụng các phương tiện chỉ huy tác chiến, liên lạc, quan sát (chỉ mục tiêu) hiện đại, các phương tiện máy tính tích hợp vào tổ hợp mạng thống nhất cùng các thiết bị bảo vệ không gian thông tin.

Đồng thời, nhiều tổ hợp tác chiến điện tử cũng đã được đưa vào trang bị. Một vấn đề nữa cũng được đặc biệt quan tâm là sử dụng hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa ở các cấp khác nhau. Hiện nay tại Trung Quốc đã có hệ thống chỉ huy tự động cấp chiến lược (toàn quốc), hệ thống chỉ huy cấp khu vực (vùng), cấp chiến dịch và cấp chiến dịch- chiến thuật.

Khả năng của hệ thống chỉ huy tự động hóa chiến trường “Quidian” đã được cải thiện đáng kể, đảm bảo trao đổi thông tin giữa Bộ tổng tham mưu PLA, các Bộ tham mưu các quân chủng, binh chủng và bộ tư lệnh các đại quân khu.

Hệ thống chỉ huy tự động cấp Đại quân khu- tập đoàn quân – sư đoàn- lữ đoàn  cũng cho thấy có hiệu quả lớn. Hiện nay, Lục quân Trung Quốc đang khẩn trương đưa vào sử dụng hệ thống chỉ huy tự động cấp tiểu đoàn – đại đội- tiểu đội (tổ lái, khẩu đội).

Hiện chúng đã được trang bị cho các chỉ huy cấp phân đội. Việc ứng dụng hệ thống chỉ huy tự động không chỉ nâng cao đáng kể năng lực chỉ huy bộ đội mà còn rút ngắn thời gian ra quyết định tác chiến, tăng cường khả năng phối hợp giữa các đơn vị thuộc các quân chủng khác nhau, giảm tải công tác lên kế hoạch tác chiến, tăng hiệu quả sử dụng vũ khí vá trang bị kỹ thuật …

Nhanh chóng tái trang bị

Trong 10 năm trở lại đây, Lục quân PLA được tái trang bị với tốc độ rất nhanh, vượt dự báo của các chuyên gia quân sự nước ngoài.

Theo kế hoạch, đến năm 2017-2018, tủ lệ hệ thống vũ khí và trang bị kỹ thuật (VK -TBKT ) mới và mới nhất sẽ chiếm 70% tổng số lượng VK - TBKT. Bên cạnh đó, PLA cũng dự định cắt giảm số lượng chủng loại VK - TBKT, chỉ để lại các mẫu VK - TBKT đa năng còn khả năng hiện đại hóa.

Tuy nhiên, trong trang bị của Lục quân vẫn còn một khối lượng quá lớn các chủng loại vũ khí khác nhau, phần lớn trong số đó thuộc thế hệ 1 và 1+ ( như đã nói ở phần đầu) .

Cụ thể hơn về các binh chủng của Lục quân

Bộ đội tăng : Về số lượng tăng, PLA chiếm vị trí số 1 trong số các cường quốc quân sự. Đến đầu năm 2015 trong trang bị của Lục quân PLA có khoảng 5.900 xe tăng hạng trung, 640 tăng chủ lực, 750 xe tăng hạng nhẹ, 200 xe trinh sát.

Bộ binh : Các đơn vị bộ binh (binh đoàn, đơn vị) gồm : bộ binh, bộ binh cơ giới và cơ giới, tăng, pháo binh, các đơn vị ( phân đội) pháo phòng không, các phân đội đảm bảo tác chiến và hậu cần. Lực lượng cơ động của Lục quân PLA hiện nay chủ yếu là các đơn vị cơ giới.

Ngoài tăng, trong trang bị của bộ binh Lục quân PLA còn có một khối lượng lớn các xe chiến đấu bọc thép các kiểu khác nhau : xe chiến đấu bộ binh ( BMP) -385.012 chiếc, xe vận tải bọc thép (BTR)- 6.020 chiếc, trong đó xe bánh xích -4.150, xe bánh lốp - 870.

Bộ đội tên lửa và pháo binh lục quân PLA : 

Gồm có các đơn vị được trang bị các tổ hợp tên lửa chiến thuật, hệ thống pháo phản lực và bắn dàn các cỡ đạn khác nhau, pháo nòng (pháo, pháo tự hành, súng cối), pháo chống tăng và các tổ hợp tên lửa chống tăng, các đơn vị và phân đội trinh sát pháo binh.

Đến đầu năm 2015, tại các đơn vị bộ đội tên lửa và pháo binh của Lục quân có hơn 13.000 hệ thống pháo, trong đó: pháo tự hành -2.280 , pháo kéo - 6.140, pháo 120 mm -300, hệ thống phản lực bắn dàn -1.872 , trong đó tự hành là 1.818 ( 122 ly -1.643, 300 ly -175), cối - 2.586 (82 ly và 100 ly).
Ngoài ra, trong trang bị còn có : các tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành -924 , pháo không giật - 3.966 (75 ly, 82 ly, 105 ly và 120 ly), pháo chống tăng - 1.788 , trong đó tự hành -480, pháo chống tăng kéo -1.308.

Bộ đội Phòng không lục quân : 

Có lực lượng và phương tiện trinh sát đường không và cung cấp cho các đơn vị được bảo vệ những thông tin về đối phương trên không, các đơn vị và binh đoàn pháo phòng không và tên lửa phòng không, các đơn vị và phân đội tác chiến điện tử.

Lực lượng và phương tiện phòng không lục quân có nhiệm vụ tiêu diệt máy bay, máy bay lên thẳng, tên lửa có cánh và tên lửa đạn đạo chiến dịch- chiến thuật, máy bay không người lái và các phương tiện tấn công đường không khác của đối phương. Những phương tiện phòng không hiện đại hơn của bộ đội phòng không lục quân có thể giải quyết các nhiệm vụ phòng không trên (quy mô) một chiến trường trong một phạm vi hạn chế.

Trong 10-15 năm trở lại đây, Trung Quốc đã đạt được một số tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường khả năng phòng không, kể cả của phòng không lục quân. Đã thiết kế chế tạo và đưa vào trang bị các phương tiện hiệu quả cao có thể tiêu diệt các mục tiêu cơ động trên không ở các độ cao lớn , độ cao trung bình, thấp và cực thấp .

Hiện nay, trong trang bị của bộ đội phòng không lục quân PLA , ngoài pháo phòng không với 7.376 hệ thống và tên lửa phòng không vác vai còn có các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa gồm 296 tổ hợp.

Không quân lục quân : 

Nó bao gồm lực lượng không quân của các đại quân khu, các tập đoàn quân. Đơn vị tổ chức biên chế chủ yếu là cấp lữ đoàn (trung đoàn) máy bay lên thẳng hỗn hợp. Các lữ đoàn (trung đoàn) này có máy bay lên thẳng chiến đấu (chống tăng, hỗ trợ hỏa lực), đa năng, vận tải- chiến đấu, vận tải- đổ bộ và các máy bay lên thẳng chuyên dụng (trinh sát , cứu hộ, cứu thương, chỉ huy, tác chiến điện tử.

Đến đầu năm 2015 trong Không quân lục quân PLA có 150 máy bay lên thẳng chiến đấu (Z-10-90, Z-19-60), máy bay lên thẳng đa năng- 351chiếc, vận tải - 338 chiếc, trong đó có 61 chiếc hạng nặng và 209 chiếc hạng trung .

Đặc nhiệm : 

Trong thành phần của Lục quân PLA còn có Lực lượng các chiến dịch đặc biệt ( đặc nhiệm) được thành lập năm 1988. Các đội đặc nhiệm tăng cường ( mỗi đội có quân số đến 1.000 người) có tại tất cả các đại quân khu PLA.

Các đơn vị này được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của tư lệnh đại quân khu. Công tác lập kế hoạch và tiến hành các chiến dịch có sử dụng đặc nhiệm do bộ tham mưu các đại quân khu thực hiện (trong các bộ tham mưu có cơ quan chuyên phụ trách đặc nhiệm) .

Trang bị theo biên chế thời chiến

Nếu tính về mức độ trang bị phương tiện kỹ thuật thì Lục quân PLA có nhiều chỉ số gần tương đương với lục quân của các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

Khả năng cơ động, sức mạnh tấn công, năng lực tác chiến của không quân và phòng không lục quân đã tăng đáng kể.

Mặc dù xe tăng thế hệ 1 và 1+ vẫn chiếm đa số trong trang bị của Lục quân PLA nhưng các xe tăng hiện đại hơn thế hệ 2 và 2+ đang được đưa vào trang bị để các xe tăng thế hệ cũ. Hiện tăng thế hệ 3 đang được thiết kế chế tạo. Các xe vận tải bọc thép và xe chiến đấu bộ binh hiện đại cũng đang được đưa vào trang bị với một số lượng lớn .

Các điểm mạnh và điểm yếu của Lục quân PLA

Theo đại tá, chuyên viên khoa học chính Viện Viễn Đông - Viện Hàn lâm khoa học Nga A.V.Shlydov thì Lục quân PLA có những điểm mạnh và điểm yếu sau đây :

Các điểm mạnh:

Có nhiều đơn vị sẵn sàng chiến đấu với quân số và được trang bị như trong thời chiến. Trung Quốc vượt xa bất kỳ quốc nào trên thế giới về lục lượng dự bị động viên - hơn một nửa trong số đó đã được huấn luyện quân sự.

Khả năng cơ động của Lục quân PLA đã tăng đáng kể. Lực lượng cơ động gần như gồm toàn các đơn vị cơ giới luôn ở tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao.

Lục quân PLA có một đội ngũ hạ sỹ quan được huấn luyện tốt, có kỷ luật và khả năng huấn luyện từng binh sỹ và huấn luyện chiến thuật cho các phân đội.

Có lực lượng đặc nhiệm được huấn luyện và trang bị tốt. Đặc nhiệm Lục quân PLA có thể giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ chuyên biệt ở bất cứ khu vực địa lý nào, kể cả ở các khu vực cách biệt với các lực lượng chủ yếu.

Có nhiều cơ sở huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Các cơ sở này đào tạo cán bộ các cấp và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực nghệ thuật tác chiến, chiến lược và chiến thuật, phân tích kinh nghiệm sử dụng lực lượng vũ trang của nước ngoài cũng như nghiên cứu đề xuất các phương thức và phương pháp tiến hành đấu tranh vũ trang trong điều kiện hiện đại .

Những điểm yếu :

Không quân lục quân có số lượng máy bay hạn chế và chất lượng không cao. Xét theo tiêu chí này, mặc dù đã được đầu tư nhiều nhưng Lục quân Trung Quốc thua xa lục quân các nước phát triển.

Chưa khắc phục được sự tụt hậu trong phát triển các phương tiện liên lạc, trinh sát, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu. Bộ đội phòng không/phòng chống tên lửa, tác chiến điện tử của Lục quân PLA vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hiện đại.

Có quá nhiều chủng loại các mẫu vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự cùng kiểu, cùng chức năng và các tính năng kỹ thuật tương đương nhau.

Những mẫu vũ khí này do các công ty khác nhau sử dụng các linh kiện và chi tiết chuyên biệt sản xuất nên rất khó quy chuẩn hóa các chi tiết đồng bộ của VK-TBKT, đồng thời gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, đặc biệt là trong điều kiện tác chiến hiện đại.

Chưa có kinh nghiệm tiến hành các chiến dịch binh chủng hợp thành quy mô lớn trong điều kiện chiến tranh mạng .

Còn một số bất cập trong thực hiện chế độ một người chỉ huy – đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng chiến đấu của Lục quân PLA .

.http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/bao-nga-thuc-luc-luc-quan-trung-quoc-3287397/?paged=5

.http://vietnamdefence.com/Home/quandoi/trungquoc/Thuc-luc-luc-quan-Trung-Quoc-continue/20159/54683.vnd