Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Giả thuyết về kế hoạch xâm lược Đức trong năm 1939 - 1941 của Stalin

Những năm 1980, Vladimir Rezhun ( lấy tên giả là Viktor Suvorov ) – một cựu sĩ quan tình báo Soviet và là người trốn thoát sang Anh Quốc và ông đề cập lại các luận điểm của mình về kế hoạch tấn công Đức Quốc xã do Soviet thực hiện trong quyển sách xuất bản năm 1987 của ông : “ Icebreaker : Who Started the 2n World War. Ông cho rằng Lục quân Soviet đã chuẩn bị cực kỳ có tổ chức và đang động viện cho một cuộc tấn công trên toàn biên giới Đức-Soviet, nhằm chuẩn bị luôn cho một cuộc tấn công toàn bộ châu Âu dự kiến diễn ra vào ngày 6/7/1941, nhưng Soviet đã không ngờ được là Đức lại tấn công trước trong chiến dịch Barbarossa.

Vậy những luận điểm của Viktor cho ta biết điều gì ?? Ad xin trình bày lại như sau :

Viktor bác bỏ lập trường hòa vình của Soviet trên mặt ngoại giao toàn cầu. Soviet lúc đó đang nỗ lực tạo ra các cuộc cách mạng bắt đầu vào 1917. Từ 1918 – 1920, Hồng Quân ra sức tiến về phía Berlin nhưng bị quân Ba Lan và Baltic chặn lại. Sau cuộc nội chiến Nga, Soviet tiếp tục kích động các cuộc khởi nghĩa ở châu Âu bằng cách hộ trợ cho cuộc nổi dậy ở Hamburg năm 1923 và Estonia năm 1924. Dù xảy ra suy thoái vào những năm 1930 nhưng Soviet vẫn tiến đến thực hiện một cuộc quân sự hóa diện rộng. Soviet lúc đó sở hữu một đội quân gồm 2 triệu lính và 4 quân đoàn tank thiết giáp hoàn chỉnh. Sở dĩ có sự việc gia tăng quân sự này không phải là do các mối đe dọa từ ngoại quốc vì sau đó rất lâu Hitler mới lên nắm quyền nước Đức. Học thuyết chiến tranh của Soviet cho rằng xung đột toàn cầu kế tiếp sẽ khiến cho một cuộc cách mạng trên toàn thế giới khả thi xảy ra. Năm 1925, Stalin nêu rõ là một mình bản thân Soviet không thể có cơ hội thật sự để chiếm trọn châu Âu vậy nên cần phải khuấy động các quốc gia phương Tây bắt đầu một cuộc chiến mà Soviet sẽ là quốc gia cuối cùng dự phần vào.

.Cơ hội đến vào ngày 23/8/1939 khi Soviet ký kết thỏa thuận cùng với Đức khơi mào chiến tranh ở châu Âu. Đức không hề muốn khởi đầu thế chiến vào năm 1939. Cuộc tấn công Ba Lan bị hạn chế trong suy nghĩ của Hitler. Cho đến phút cuối cùng Hitler mới tin rằng Anh Quốc sẽ không tuyên chiến và nhả Ba Lan ra cho mình. Năm 1937, y tuyên bố nước Đức sẽ chuẩn bị cho một cuộc chiến toàn diện vào năm 1943. Đức và Ba Lan cũng đã từng cố thực hiện các cuộc đàm phán vì muốn thực hiện yêu cầu của cả 2 bên nhưng Đức lại muốn duy trì Ba Lan là một chính thể độc lập. Nhưng chính quyền Ba Lan do vội vã thiếu suy nghĩ đã ngừng các cuộc đàm phán và khiến Hitler phải quyết định xâm lược quốc gia này. Hitler cùng Stalin ký hiệp ước đối đầu với Ba Lan. Soviet đưa ra các lý do hợp lý để không ký kết vì sẽ an toàn hơn nếu để cho Ba Lan và các quốc gia Baltic làm khoảng cách giữa Đức và Soviet.

Vậy những lý do chính khiến ý định khơi mào cuộc chiến của Stalin là gì ? Một bài diễn văn tại hội nghị Politburo vào ngày 19/8/1939 chính là lý do đó. Năm 1994, một tài liệu được công bố với nội dung trong cuộc họp: Stalin tuyên bố rằng Soviet ký hiệp ước với Anh và Pháp, đến lúc đó thì cuộc chiến sẽ bước sang một hướng khác. Đức sẽ từ bỏ ý định đánh Ba Lan và bị buộc phải tìm ra một mặt trận chung với quân Đồng minh. Nhưng điều này sẽ khiến gây bất lợi và nguy hiểm đến quyền lực của Soviet. Nếu Stalin đồng ý về phe với Đức, thì 2 cùng tấn công Ba Lan và buộc Anh cùng Pháp vào cuộc. Tây Âu lúc này sẽ rối loạn hơn nhiều. Vì tất cả những yếu tố trên nên Soviet sẽ phải chờ đến lúc thích hợp rồi tham chiến.

Phương Tây đã biết được bài diễn văn này. Stalin lặp lại lời của mình trên tờ Pravda, tuyên bố rằng đó là những lời xuyên tạc. Ý định của Stalin còn được chép lại trong nhật ký của Tổng bí thư Ban chấp hành Đệ Tam Quốc tế - Georij Dimitrimov. Nội dung cho biết : Cuộc chiến ở châu Âu sẽ diễn ra giữa 2 khối đều là tư bản và hệ thống tư bản sẽ tự động bị tiêu diệt. Vì vậy Soviet sẽ có cơ hội để mở rộng lãnh thổ của mình. Thêm một bằng chứng nữa là từ các chỉ thị của Đệ Tam Quốc tế nhằm liên kết với Đức Quốc xã để hủy diệt các quốc gia tư bản. Vì vậy Soviet cần chờ cho đến khi xung đột có lợi cho mình và nhập cuộc.

.Chiến dịch Barbarossa của Đức đã khiến Stalin cực kỳ bất ngờ
Ngày 5/5/1941, Stalin tuyên bố trước các sĩ quan Hồng Quân là giai đoạn hòa bình đã hết và phải mở rộng lãnh thổ Soviet bằng vũ lực. Hồng Quân giờ đã được hiện đại hóa và đến lúc chuyển từ vị thế phòng thủ qua vị thế tiến công. Stalin nêu rõ kẻ thù chính là Đức.
Theo kế hoạch tấn công vào được khởi xướng vào tháng 10/1939. 2 mũi tấn công chính từ phía Đông và Bắc sẽ đánh vào lãnh thổ Đức. Chiến tranh sẽ bắt đầu vào tháng 1/1941, Soviet dự tính đánh vào Đông Phổ sẽ không ổn lắm nên chọn phía Nam Ba Lan làm chiến trường. Thực chất thì kế hoạch này của Soviet KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CUỘC CHIẾN ĐÁNH PHỦ ĐẦU mà là tấn công Đức từ đằng sau nên Stalin đã bị bất ngờ khi Đức tấn công trước.
Vậy Hồng Quân có chuẩn bị gì cho một cuộc tấn công đổ bộ ( ambitious attack ) ??? Kế hoạch động viên quân được thông qua vào ngày 12/1/1941. Lúc này Soviet có 8.9 triệu quân, 37.000 tank và 22,200 phi cơ các loại. Tháng 4 cùng năm, 247 sư đoàn, 15.000 tank và 12,000 phi cơ được chỉ định cho chiến dịch đánh Đức. Vùng nội địa Soviet đã có 114 sư đoàn được dàn quân. 41% quân trang thiết bị chiến tranh của Soviet đã được sắp xếp. Người ngoại quốc bị cấm không được vào biên giới, các tiền đồn dã chiến được lập nên. Ngày 21/6/1941, tất cả các Sở chỉ huy được di chuyển từ chính khu vùng ( Rìa, Kiev, Odessa, Minsk ) đến các tiền đồn dã chiến gần biên giới. Nhiêu đó đủ cho ta thấy Soviet đã rõ ràng chuẩn bị cho chiến tranh vào tháng 6-7/1941.
Câu hỏi khó ở đây là thời điểm chính xác cho cuộc tấn công sẽ vào lúc nào. Vikto Suvorov cho rằng đó là vào ngày 6/7. Các nhà sử học khác đồng ý thời điểm sẽ là vào giữa tháng 6, có người còn cho trễ hơn vào năm 1942. Sử gia người Nga – Mark Solonin cho rằng ngày 23/6 chính là thời điểm, điều này có nghĩa là Hitler “ đến trước “ Stalin đúng 1 ngày (!). Không ai biết đầy đủ và chính xác thời gian của cuộc tấn công nhưng dựa trên các tài liệu mô tả động thái quân sự của Soviet trước ngày 22/6 thì thời điểm đại loại sẽ là đâu đó trong tháng 6/1941.
Nghiên cứu do giới sử gia và báo chí thực hiện đã đập tan “ Một huyền thoại về Soviet hòa bình “. Ta thấy được là Stalin cũng hung hăng không kém gì Hitler. Sách lược của Stalin cũng chính là lý do khiến Hitler tấn công Soviet. Người Đức lúc đó vẫn chưa biết rõ rằng Soviet chuẩn bị tấn công họ. Nhưng Hitler nhờ thông qua quan sát thấy động thái hiếu chiến của Stalin đối với Phần Lan, các quốc gia ở Baltic và Romania nên đã phần nào biết được.
Các luận điểm của Suvorov được chấp nhận qua nhiều năm và nhận được sự ủng hộ đáng kể từ giới truyền thông và nghiên cứu. Các luận điểm trong bài này không những lấy từ các tác phẩm của Suvorov mà còn từ các tác giả người Nga khác. Phe chống Suvorov cho thấy nước Nga vẫn còn điều gì đó ẩn giấu và lo sợ có sự xem xét lại toàn bộ về Cuộc Chiến Vệ Quốc Vĩ Đại vào lúc đó.

.https://www.facebook.com/Lichsuhiendai/posts/432540166933852:0




Nga, Mỹ, Trung Quốc kéo nhau trở lại thời kỳ của các ‘siêu chiếm hạm’

Mặc dù các tàu chiến cỡ lớn đã không còn được ưa chuộng từ cách đây hàng thập kỷ, quan điểm này có thể sẽ được đảo ngược trong thời điểm hiện nay, khi cả Nga, Mỹ, Trung Quốc đều lên kế hoạch đóng các chiến hạm cực lớn.

Ít nhất đây là quan điểm của học giả Mỹ Robert Farley, người là Giáo sư tại Trường Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson.
“Trong nhiều thập kỷ, các nhà thiết kế hải quân đã tập trung xây các con tàu mà theo tiêu chuẩn của hai cuộc Thế chiến là vô cùng “mỏng manh dễ vỡ”. Các con tàu này có khả năng tấn công và tầm tấn công vượt trội so với các chiếm hạm của đầu thế kỷ 20. Nhưng chúng không chịu nổi khi trúng một phát đạn. Có thể đã tới lúc để thay đổi chiến lược này” – ông Farley viết trong bài báo đăng trên tờ National Interest.
Vị giáo sư cho rằng các tàu chiến hiện đại có nguồn gốc từ loại tàu Sovereign của Hoàng gia Anh, ra đời vào những năm 1890. Các tàu này được trang bị 2 pháo hạng nặng tại mỗi ụ áo của nó. Ngoài ra, phần mũi và đuôi tàu được bọc thép dày, với lượng giãn nước lên tới gần 15.000 tấn.
Nhiều hải quân đã từng đón nhận thiết kế kiểu này, khiến các chiến hạm có khả năng tấn công và hứng chịu thiệt hại từ cú bắn của đối phương tốt hơn.
Các tàu Kirov là những chiến hạm thuộc hàng lớn nhất thế giới hiện nay
“Sự chết chóc và khả năng sống sót tăng lên chóng mặt cùng kích cỡ tàu chiến và các hải quân của thế giới đã đi theo xu hướng này. Tới năm 1915, các đời chiến hạm đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Anh có lượng giãn nước 27.000 tấn. Đến năm 1920, con tàu chiến lớn nhất thế giới (HMS Hood) có lượng giãn nước 45.000 tấn. Năm 1921, các thỏa thuận quốc tế đã hạn chế bớt kích cỡ chiến hạm” – ôn g cho biết.
Tuy nhiên chiến tranh trên biển thời Thế chiến 2 cho thấy các chiến hạm khổng lồ không chống lại được một cuộc tấn công kết hợp của tàu ngầm và máy bay. Sau chiến tranh, chúng dần lui vào dĩ vãng.
Các chiến hạm cỡ lớn chỉ được hồi sinh vào những năm 1970, khi Liên Xô triển khai dự án chế tạo tuần dương hạm hạng nặng mang tên lửa loại Kirov. Để đáp trả Liên Xô, Mỹ đưa vào trang bị trở lại 4 chiến hạm hạng nặng loại Iowa, nhưng chúng cũng chỉ phục vụ thêm có vài năm.
“Gần đây, Nga, Mỹ và Trung Quốc đều đã cân nhắc việc chế tạo các tàu nổi cỡ lớn” – ông Robert Farley cho biết – “Một trong các đề xuất của Hải quân Mỹ cho chương trình CG(X) gồm việc chế tạo một chiến hạm hoạt động bằng năng lượng hạt nhân với lượng giãn nước 25.000 tấn”.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang thử nghiệm các tàu Type 055 – những chiến hạm lớn nhất châu Á. Về phần mình, Nga tuyên bố đã có kế hoạch bắt đầu đóng các khu trục hạm loại Lider (Leader) mới vào năm 2019.
Theo các nhà thiết kế, chiến hạm Lider có lượng giãn nước 17.500 tấn và mang theo 60 tên lửa hành trình diệt hạm, 128 tên lửa có điều khiển diệt máy bay. Chiến hạm này có thể đạt tốc độ 30 hải lý và hoạt động bình thường trên biển tới 90 ngày mà không cần tiếp tế.
Dựa vào đó, Giáo sư Farley tin rằng các tàu chiến cỡ lớn vẫn có những lợi thế về khả năng tấn công và cơ hội sống sót. Ông chỉ ra rằng tàu lớn có thể mang theo nhiều tên lửa hơn phục vụ cả tấn công lẫn phòng thủ. Các tiến bộ về công nghệ pháo, như Hệ thống pháo hiện đại 155mm sẽ gắn trên tàu Zumwalt của Mỹ, có nghĩa pháo hải quân cỡ lớn có thể bắn xa và chính xác hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, tàu lớn có thể sản xuất nhiều điện hơn, qua đó gắn được nhiều vũ khí, cảm biến tiêu thụ năng lượng lớn hơn, như pháp điện từ. Ngoài ra người ta còn có thể lắp các hệ thống phòng thủ tốt hơn, như hệ thống laser chống tên lửa, các công nghệ cảm biến phòng thủ, các hệ thống phòng thủ tầm gần… giúp tăng đáng kể cơ hội sống sót của chiến hạm cỡ lớn trong cuộc xung đột.

(Theo Thể Thao và Văn Hóa)
.http://nguyentandung.org/nga-my-trung-quoc-keo-nhau-tro-lai-thoi-ky-cua-cac-sieu-chiem-ham.html

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Tương quan lực lượng giữa hai miền Triều Tiên

Căng thẳng đang leo thang trên bán đảo Triều Tiên, với việc Bình Nhưỡng tuyên bố tình hình hiện thời "đã chạm tới bờ vực chiến tranh" và "giờ đây rất khó kiểm soát".



 





So sánh tiềm lực của quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc (Đồ họa: Telegraph)
Theo số liệu từ báo cáo Tương quan quân sự năm 2015 của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại London (Anh), các lực lượng vũ trang Triều Tiên bỏ xa các lực lượng vũ trang Hàn Quốc ở nhiều chỉ số thống kê. Triều Tiên có gấp đôi số lượng binh sĩ và pháo so với Hàn Quốc.
Tuy nhiên, tờ Telegraph của Anh nhận định rằng việc có nhiều binh sĩ hơn không có nghĩa là có ưu thế về quân sự, vì các vũ khí và trang thiết bị của Triều Tiên cơ bản lỗi thời.
Về mặt lý thuyết, không quân Triều Tiên có 563 máy bay có khả năng chiến đấu. Nhưng trên thực tế, các máy bay này đã không được phép cất cánh trong một khoảng thời gian rong năm 2014 do các vấn đề sửa chữa và bảo dưỡng.
Triều Tiên có kho tên lửa lớn, đáng chú ý là các biến thể của tên lửa Scud của Liên Xô cũ. Quân đội Triều Tiên cũng được trang bị có 21.000 khẩu pháo, nhiều trong số đó được tin là nhắm vào thủ đô Seoul của Hàn Quốc.
Các lực lượng vũ trang của Hàn Quốc nhỏ hơn nhiều, nhưng lại được hưởng lợi từ một số vũ khí và trang thiết bị tốt nhất do Mỹ cung cấp, trong đó có hơn 2.000 xe tăng và hàng trăm chiến đấu cơ F5, F15, F16 và các máy bay ném bom chiến đấu.
Quan trọng hơn là Hàn Quốc được bảo vệ dưới chiếc ô an ninh của Mỹ và Mỹ có khoảng 28.500 binh sĩ đồn trú thường trực tại Hàn Quốc.
Sự mất cân bằng đó giúp lý giải tại sao Triều Tiên đã cố gắng để xây dựng một kho vũ khí hạt nhân. Bằng việc sở hữu vũ khí này, Triều Tiên có thể giành lợi thế so với Hàn Quốc và bảo vệ mình khỏi sự thất bại quân sự.
Trong thập niên qua, Triều Tiên đã đạt được tiến bộ từ việc triển khai một số ít bom nguyên tử thô tới sở hữu một kho vũ khí đầy đủ, bao gồm tới 20 đầu đạn hạt nhân có thể được trang bị cho các tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
Bình Nhưỡng cũng đang cố gắng làm chủ khả năng phóng tên lửa hạt nhân từ tàu ngầm, một bước tiến mà theo lý thuyết có thể cho phép nước này tấn công Mỹ.
Nếu được triển khai trên tàu ngầm, các vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cũng có thể tránh bị phá hủy bởi một cuộc tấn công phủ đầu.
An Bình
.http://dantri.com.vn/the-gioi/tuong-quan-luc-luong-giua-hai-mien-trieu-tien-20150822182833683.htm

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Câu chuyện Thiên Tân - Một thập kỷ suy tàn???

Nỗ lực phá giá tiền tệ để tăng sức mạnh cạnh tranh đang là trung tâm của các hoạt động chính sách vĩ mô chiến lược của Trung Quốc trong năm 2015. 3 lần phá giá liên tiếp (2% ngày 11/08; 1,6% ngày 12/08; 1,1% ngày 13/08) và một lần điều chỉnh tăng nhẹ giá NDT (0,05% ngày 14/08) cho thấy Trung Quốc rất chủ động và mạnh tay trong chính sách tiền tệ. Với 3 đợt phá giá liên tiếp trong 3 ngày và một lần điều chỉnh tăng nhẹ nhằm hạn chế bớt các cú sốc thị trường, đây là những giải pháp đã được tính toán kỹ có tính chủ động chứ không bị động. Phần lớn các kinh tế gia trên thế giới đều cho rằng hành động của Trung Quốc là phù hợp lẽ tự nhiên. Những tín đồ sùng bái thị trường tự do từ lâu cho rằng sự can thiệp của Trung Quốc vào thị trường tiền tệ và tỷ giá diễn ra trong một thời gian dài và làm méo mó thị trường. Phần lớn các nhà kinh tế học nửa mùa vốn coi thị trường tự do là thánh kinh tối cao hồ hởi cho rằng kỷ nguyên suy tàn đã đến với Trung Quốc. Loài người vốn chóng quên, trí nhớ của các kinh tế gia lại càng tệ hại. Hơn 30 năm qua, đã nhiều lần Trung Quốc chứng minh mô hình kinh tế của nó phát triển theo những quy luật hoàn toàn khác với chuẩn mực kinh tế của thế giới phương tây. Dù là cảm quan (perception) hay lượng hóa (quantitative - prediction), cần có nhìn nhận rất khác để đưa ra một cái nhìn viễn kiến về Trung Quốc trong thập kỷ đầy sóng gió này.

Khá buồn cười vì các chuyên gia kinh tế bán chuyên (Khái niệm chung cho những người có "bằng cấp" nhưng thiếu kiến thức) ở Việt Nam hăm hở kết luận rằng Việt Nam cần phá giá ngay và luôn, càng cao càng tốt, thậm chí gấp đôi mức phá giá NDT để cạnh tranh lợi thế trong xuất khẩu và khắc phục dòng thương mại nhập siêu nặng nề từ Trung Quốc. Đây là lối tư duy thiển cận nếu không muốn nói là ngu dốt. Nó làm người ta nhớ lại khái niệm nhà kinh tế học một tay "The one-handed economist" mà Harry Truman từng mỏi mắt tìm kiếm vào thập niên 1950. Trong các vấn đề kinh tế vĩ mô, luôn có sự liên kết phức tạp và tác động qua lại giữa các nhân tố, các chính sách và các diễn biến thực tế của thị trường. Mọi quyết sách quốc gia, không thể là bãi thử của những thứ tư tưởng có vẻ ngoài thông thái nhưng nội hàm rỗng tuếch, đặc biệt là những thứ tư tưởng mang vẻ hào nhoáng của giá trị thị trường tự do.

Việc tranh luận về khiếm khuyết của các quy luật thị trường đến giờ không còn cần bàn cãi. Điều mà hầu hết các nhà nước trên thế giới tìm kiếm, không phải là việc có can thiệp hay không mà là mức độ nào của sự can thiệp nhà nước vào thị trường được cho là phù hợp. Mỗi quốc gia có lời giải riêng, có thể đúng hoặc sai. Riêng với Trung Quốc, nó gần như đúng liên tục tính từ năm 1976 đến 2015, nghĩa là đã gần 40 năm chẵn. Cho đến khi cú sốc đầu tiên diễn ra trên thị trường chứng khoán, khi hơn 141 tỷ USD được TQ ném vào vẫn không vãn hồi nổi sự suy giảm của thị trường. Câu chuyện nghiêm trọng hơn đến với Trung Quốc khi xuất khẩu nước này liên tục suy giảm. Mức xuất khẩu tháng 07/2015 thậm chí đã giảm tới 8,3% so với cùng kỳ. Đây là một cú sốc nặng nề, bởi sự thần kỳ trong 40 năm qua của Trung Quốc chính là xuất khẩu.

Kỷ nguyên của Tập Cận Bình bắt đầu từ ngày 15/11/2012. Là thành phần con ông cháu cha, thuộc thế hệ "Phú Nhị Đại" (Con cháu đời thứ hai) của lớp công thần khai quốc, Tập được coi là thế hệ lãnh đạo sẽ quyết tâm gìn giữ di sản của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, hà hơi cho chính thể độc tài có hạng này và giúp nó tồn tại dài lâu hơn trong thế kỷ 21. Châm ngôn của Tập Cận Bình, là tìm cách xây đắp giấc mộng Trung Hoa. Tập nhấn mạnh vào viễn cảnh Trung Quốc hùng cường thống trị thế giới để kích động tinh thần của người Trung Quốc và lờ tịt đi việc liệu Đảng Cộng Sản Trung Quốc có làm gì để xóa bỏ bất công và nới lỏng dân chủ cho người dân của nó hay không. Sự lập lờ này của Tập có lẽ sẽ thành công nếu Trung Quốc cứ tiếp tục tăng tốc như nó đã từng trong suốt 40 năm qua. Tuy nhiên thực tế cho thấy điều đó là không thể. Sự khó khăn ngày hôm nay của Trung Quốc đến từ 3 nguyên nhân chính, phần lớn đều là những tác nhân không thể khắc phục một sớm một chiều, thậm chí nằm ngoài tầm với của các chiến lược gia Trung Quốc:

1. Nhân tố thứ nhất: Sự bùng phát bong bóng quá mức của thị trường chứng khoán. Liên tục được bơm phồng trong suốt thời gian Tập bắt đầu nắm quyền, nhằm hai mục đích: Tạo sự gia tăng ảo của giá trị tài sản của công dân TQ khi giá chứng khoán liên tục tăng; Và tạo cơ hội cho việc bán tống các tài sản nhà nước với mức giá cao nhằm đẩy nhanh việc tích lũy tài sản nhà nước. Chính sách này là một hợp phần của chính sách lớn, theo đó Tập muốn thúc đẩy kinh tế TQ đến năm 2030 bằng việc kích cầu tiêu dùng của thị trường 1,5 tỷ người nội địa, thay thế cho thị trường xuất khẩu vốn ngày một khó khăn. Biện pháp này của Tập lặp lại sai lầm của Việt Nam năm 2007 (dù cơn điên loạn chứng khoán của Việt Nam diễn ra một cách tự phát chứ chính phủ và giới lập chính sách Việt Nam trên thực tế chẳng có chính sách nào có thể coi là dài hạn). Tuy nhiên, có thể khẳng định sự suy sụp của thị trường chứng khoán Trung Quốc là không thể chặn lại được. Nó sẽ dẫn đến một kịch bản giống hệt những gì diễn ra ở Việt Nam, tài sản của các nhà đầu tư nhỏ lẻ bốc hơi trong lúc nhiều tay chơi lớn đã đóng tài khoản và dông ra ngoại quốc. Điều nguy hại hơn, là sức mua của thị trường nội địa sẽ suy giảm nhanh chóng, nền kinh tế đi vào giai đoạn trì trệ do tâm lý u ám của người dân. Điều này khiến chính sách tăng trưởng dựa vào kích cầu nội địa của Tập Cận Bình phá sản.
Sự thay đổi số lượng các tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán Trung Quốc trong tháng 7 so với tháng 6

2. Nhân tố thứ hai: Sự đổ vỡ của thị trường Bất động sản Trung Quốc. Giống như Việt Nam nhưng ở một quy mô lớn và có tính tàn sát cao hơn, giới đầu cơ giàu có đến mức kinh khủng của Trung Quốc vốn được hình thành từ quá trình phân phối bất công trong 40 năm qua đã làm nên một thị trường bất động sản tăng trưởng nóng và định giá vượt tầm với của hơn 90% dân số Trung Quốc. Giá nhà tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân ... và đại bộ phận các đô thị lớn của Trung Quốc từ lâu là một dạng tài sản chỉ phù hợp với khả năng của 10% dân số Trung Hoa, những thành phần thân hữu của bộ máy cầm quyền, tích tụ tài sản dựa trên quan hệ và các cơ hội kinh doanh bất bình đẳng. Thị trường bất động sản kỳ quái ấy tồn tại trong nhiều thập niên và liên tục gia tăng mức độ kỳ quái của nó khi liên tục tăng giá vượt ngưỡng của đại bộ phận những người tiêu dùng đầu cuối (những người thực sự có nhu cầu nhưng không có khả năng chi trả). Cơn sốt chứng khoán tạo ra một sự gia tăng tài sản ảo khiến thị trường bất động sản tăng trưởng nóng tồn tại thêm được một thời gian. Cùng với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, sự sụp đổ của thị trường bất động sản Trung Quốc là một diễn biến tất yếu. Trong ngắn hạn, dòng tiền rút ra từ chứng khoán sẽ đổ vào bất động sản và có thể tạo một cơn sốt ngắn và duy trì thị trường này thêm một vài tháng, nhưng sự suy sụp tài sản sẽ nhanh chóng quét sạch các nhà đầu cơ và diễn biến của nó là đổ vỡ. Hệ lụy kéo liền theo đó là nợ xấu ngân hàng nhanh chóng gia tăng, khi các khoản vay dính dáng đến chứng khoán và bất động sản gặp vấn đề. Ngoài ra, giá bất động sản giảm còn dẫn tới tài sản thế chấp ròng của các khoản vay suy giảm, tạo thêm cơn khủng hoảng kép đối với nợ vay ngân hàng. Điều may mắn là Trung Quốc có thể nhìn sang Việt Nam để tham khảo diễn biến 2007 - 2015 làm bức tranh tham khảo. Điều bất hạnh là quy mô tàn phá ở Trung Quốc sẽ lớn hơn những gì ở Việt Nam gấp rất nhiều lần.

3. Và nhân tố chính đe dọa giấc mộng Trung Hoa trong thế kỷ 21: Cuộc chiến thương mại khốc liệt mà Mỹ, Nhật và các đồng minh phương tây đang tiến hành nhằm ngăn chặn sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc thông qua hàng hóa xuất khẩu. Diễn biến thực tế của xu hướng này đã liên tục định hình kể từ 2013, khi chiến lược xoay trục sang phía Đông của Mỹ ngày một rõ nét và cuộc khủng hoảng Hy Lạp khiến châu Âu ngày một khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu China. Không may, trong cùng thời kỳ, Tập Cận Bình ngày một hung hăng tại Hoa Đông và Biển Đông, khiến Mỹ, Nhật và các đồng minh phương tây ngày một quyết đoán hơn trong việc kiềm chế sức mạnh kinh tế Trung Quốc. Không thể đắp đê cô lập như thời kỳ chiến tranh lạnh với Liên Xô, Mỹ chuyển sang việc xây dựng các khối liên minh kinh tế mà Trung Quốc buộc phải đứng ngoài, và dựng ra các hàng rào kỹ thuật ngày một khắt khe để chặn hàng Tàu. Kết quả là xuất khẩu của Trung Quốc vào Nhật Bản giảm tới 13%, vào EU giảm tới 12 % và vào Mỹ giảm xấp xỉ 2%. Cả Mỹ và Trung Quốc đều thừa hiểu rõ, sau khi TPP thành hình, đà suy giảm xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường lớn nhất và quan trọng nhất thế giới là nước Mỹ sẽ giảm không dưới 10%. Lỗ hổng sẽ được lấp đầy nhanh chóng bởi các nền kinh tế mới nổi đến từ châu Á có tham gia TPP như Việt Nam, Malaysia .... Đây sẽ thực sự là một thập kỷ ác mộng với nền kinh tế Trung Quốc.
 
Cần lưu ý rằng chính phủ Trung Quốc trong 40 năm qua đã rất thành công trong việc can thiệp thị trường, khiến Trung Quốc vươn lên thành một siêu cường có quy mô ngang với nền kinh tế khổng lồ của Mỹ nếu tính theo sức mua tương đương PPP. Đã nhiều lần các chiến lược gia Trung Quốc khiến đám học giả phương tây vốn sính chữ nghĩa hơn là năng lực thực tế (Phần lớn đám giáo sư, học giả kinh tế thực ra lại là những người rất kém hiểu biết về kinh tế, minh chứng là hầu hết đám này không có khả năng kinh doanh) phải muối mặt vì những dự báo sai lầm. Tuy nhiên, lần này có vẻ đám học giả đã gặp may, vì quả thực sự thần kỳ 40 năm của Trung Quốc đã đến hồi kết với các diễn biến trên thực tế của thị trường và các quyết sách mang nặng tính địa chính trị của Mỹ, Nhật cũng như các đồng minh phương Tây. Những cú bồi liên tiếp này khiến Trung Quốc khó bề gượng lại trong thời gian tới.

Trung Quốc không ngồi yên. Cú phá giá nhân dân tệ cường độ thấp vừa rồi là biện pháp "xuất khẩu khủng hoảng" ra thế giới đầu tiên. Mục đích trực tiếp của động thái này, là nhằm vãn hồi năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Maded in China. Sâu xa hơn, là một cuộc chiến tiền tệ đánh trực tiếp vào hai nền kinh tế cạnh tranh chính yếu của Mỹ và Nhật Bản. Ở một mức độ thấp hơn, đây cũng là đòn đánh trực diện vào nền kinh tế Việt nam, nhằm tăng thêm mức độ nhập siêu và biến đất nước được cai trị bởi một đám ăn hại trong nhiều năm lệ thuộc mạnh hơn nữa vào Trung Quốc. Ý nghĩa địa chính trị của động thái này không hề nhỏ, khi đặt trong bài toán tổng thể về kế hoạch vươn xa ra các đại dương của Trung Quốc trong thế kỷ 21. Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc sẽ phá giá đến mức độ nào?

Tác động phá giá tiền tệ, là hai mặt của một vấn đề. Nó giúp gia tăng xuất khẩu nếu các nhân tố thị trường là không đổi (Anh Lãng nhấn mạnh là không đổi), mặt khác, nó có tác động tiêu cực tới sức mua nội địa khi giảm thu nhập thực tế của người dân. Phá giá tiền gây lạm phát, nhưng lại bị triệt tiêu khi sức cầu nội địa suy giảm, thậm chí có thể dẫn tới giảm phát. Tác động tiêu cực lớn nhất của nó, là ảnh hưởng đến dòng tiền trả nợ nước ngoài. Quốc gia có nợ công càng lớn, dư địa cho chính sách phá giá tiền càng nhỏ. Thực tế của Trung Quốc thì sao?

Thống kê nợ nước ngoài của TQ tính đến tháng 2/2014 trên GDP

Nghiên cứu năm 2014 của Cơ quan quản lý ngoại hối Trung Quốc (SAFE) đưa ra con số nợ nước ngoài vào khoảng 823 tỷ USD vào cuối 2013, đầu 2014, nghĩa là nợ nước ngoài của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 9% GDP. Tuy nhiên, theo chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), Stephen Green - giám đốc Ngân hàng Standard Chartered cho rằng, tổng khoản nợ quốc tế của Trung Quốc thậm chí lên tới 3,8 nghìn tỷ USD vào tháng 9/2013, chiếm 43% tổng GDP. Đây là một con số lớn hơn gấp nhiều lần con số do SAFE đưa ra. Sự chênh lệch này được giải thích bởi hai lý do chính: thứ nhất, cơ quan Quản lý ngoại hối Trung Quốc chỉ tính số nợ bằng ngoại tệ mà chưa cộng số nợ bằng tiền Nhân dân tệ của Trung Quốc; thứ hai, SAFE đưa ra con số không bao gồm FDI.

Trong trường hợp này, thống kê của SAFE có ý nghĩa hơn bởi các khoản nợ nước ngoài chỉ gây khó khăn cho Trung Quốc khi nó là nợ quốc tế và được yết giá bằng ngoại tệ. Việc cộng dồn nợ vay tín dụng quốc tế tính bằng nhân dân tệ chẳng khác là mấy trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ được lưu hành toàn cầu với châm ngôn "Nợ là của chúng tôi, nhưng vấn đề là của các bạn" khi nó có thể được tất toán bằng đồng tiền của nước đi vay.

Tỷ lệ 9% GDP nợ nước ngoài bằng ngoại tệ khiến Trung Quốc có dư địa rất lớn trong chính sách phá giá tiền, vì tác động của việc phá giá NDT đến sự an toàn của dòng tiền trả nợ nước ngoài hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt. Hơn nữa, việc phá giá dưới 5% không mang lại sức bật vượt trội nào cho dòng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Chắc chắn rằng các chiến lược gia của Tập Cận Bình sẽ chờ đợi sự phản hồi của thị trường trong một vài tháng tới để đưa ra thêm các phản ứng mạnh hơn. Gần như có thể tin chắc rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục hạ giá NDT để tìm cách thúc đẩy nền kinh tế ì ạch khi hy vọng tăng trưởng cầu nội địa đã mất hút với sự đổ vở của thị trường chứng khoán và bất động sản. 10% là một con số được chờ đón về mức phá giá NDT tính đến đầu năm 2016.

Tác động tới Việt Nam

Là một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc, kết quả của gần một thập niên cai trị yếu kém của chế độ tham nhũng ăn hại tại Ba Đình, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Mức nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tính trong 7 tháng đầu năm 2015 đã lên tới 19,4 tỷ USD, tăng thêm tới 4,5 tỷ USD về giá trị tuyệt đối so với cùng kỳ. Dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng đà lệ thuộc vào mối đe dọa chủ quyền của nó một cách chắc chắn và bền vững. Đây là sự thật cay đắng mà người Việt đang phải đối mặt, do tài năng cai trị của đám chóp bu đốn mạt tại Ba Đình trong hơn 10 năm qua.

Tuy nhiên, nếu nghe theo những gì mà đám kinh tế gia của Việt Nam xúi dại, ồ ạt phá giá VND, thậm chí có ý kiến nên phá giá VND tới 10 - 12% để đón đầu cạnh tranh xuất khẩu trong cuộc chiến tiền tệ Trung Quốc đang tiến hành, một ý kiến vô cùng tai hại khi nó nhìn nhận vấn đề quá mức một chiều, cái sẽ khiến kinh tế Việt nam rơi vào một vực thẳm không thấy lối ra.

Thứ nhất, cần xem xét rất kỹ cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc. Thống kê chính thức, có tới 80% hàng nhập từ Trung Quốc thuộc nhóm hóa chất, sản phẩm trung gian (bán thành phẩm) và máy móc thiết bị. Chỉ 20% là hàng tiêu dùng. Nếu hiểu theo ý nghĩa này, thì việc phá giá NDT sẽ không gây làn sóng ồ ạt tràn ngập mới của hàng Trung Quốc tại Việt Nam ngay lập tức (nhưng về lâu dài sẽ tiếp tục trói chặt Việt Nam). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giữa số liệu của Tổng cục thống kê TQ và Tổng cục thống kê VN có một khoản chênh tới 20 tỷ giá trị hàng hóa TQ xuất vào Việt Nam. Dù Tổng cục thống kê Việt Nam biện bạch rằng con số chênh lệch này có thể xuất phát từ cách tính khác nhau về xuất xứ hàng hóa, tuy nhiên nói trắng ra thì ai cũng hiểu chênh lệch này chính là hàng TQ nhập lậu tràn ngập qua biên giới trong sự tiếp tay của lực lượng hải quan, quản lý thị trường và nhiều cấp chính quyền Việt Nam, vốn từ lâu ăn chia chặt chẽ với nguồn lợi nhuận từ buôn lậu và sống chết mặc bay với quyền lợi quốc gia. Nếu ghi nhận dù chỉ một nửa con số thống kê chênh lệch này, thì tác động của chính sách phá giá NDT đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ nguy hại hơn con số thống kê chính thức gấp nhiều lần. Phá giá mạnh VND xem ra là một giải pháp cần phải tiến hành một cách quyết đoán và mạnh mẽ.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, nợ công của Việt Nam hiện đã đến gần sát ngưỡng trần 65% GDP. Mọi biện pháp phá giá VND sẽ tác động ngay và tức thời tới dòng tiền trả nợ nước ngoài của Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh ngân sách đang thâm hụt nặng nề và chính phủ Việt Nam vừa mới viện dẫn tới gói vay tới 30.000 tỷ từ Ngân hàng nhà nước nhằm bù đắp cho cái rỏ đốt tiền thủng lỗ chỗ của ngân sách quốc gia. Phá giá VND với một tỷ lệ cao, có thể dẫn tới tình trạng vỡ nợ nếu nguồn trả nợ nước ngoài không cân đối kịp. Tỷ lệ nợ công quá cao khi sức khỏe của nền kinh tế yếu kém khiến dư địa cho chính sách tiền tệ của Việt Nam không nhiều.

Thống kê nợ công Việt Nam 2004 - 2014

Tuy nhiên, nếu có điều gì đó được cho là đáng mừng thì đó chính là cơ cấu chủ nợ của Việt Nam:


Biểu đồ trên cho thấy chủ nợ lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, chiếm tới 34,5% tại thời điểm 2012. Nếu số nợ này được tính bằng đồng Yên thay vì USD thì vấn đề của Việt Nam không nặng nề như ta tưởng. Nhật Bản, trong gói kích thích kinh tế Abenomics, liên tục điều chỉnh hạ giá đồng Yên để kích thích xuất khẩu. Việc Trung Quốc phá giá mạnh NDT chắc chắn sẽ khiến Nhật Bản mạnh tay hơn trong phá giá đồng Yên. Do đó, dư địa phá giá VND sẽ lớn hơn khi một phần quan trọng nơ nước ngoài là Yên Nhật thay vì USD.

Do đó có thể nói việc Việt Nam nới rộng biên độ ngoại tệ thêm 2% (1% ngày 12/08 và thêm 1% vào ngày 19/08), đồng nghĩa với phá giá VND 2% là một biện pháp đúng và phù hợp.

Với những phân tích về cơ cấu nợ nước ngoài, dư địa chính sách tiền tệ của Việt Nam và mức độ phá giá dự kiến của Trung Quốc tính đến đầu năm 2016, nhiều khả năng, VND sẽ được phá giá tối đa 5% vào cuối năm nay.

Câu chuyện bi kịch của Việt Nam chỉ thực sự có lối thoát khi cánh cửa TPP mở ra, mà theo như cam kết của ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry, thì chắc chắn sẽ thành hình trước năm 2016. Cá nhân anh cũng tin rằng điều này có khả năng cao, vì nó phù hợp với lợi ích chiến lược của nước Mỹ trong thế kỷ 21.

Chúng ta đành phải hy vọng rằng đám ăn hại đốn mạt tại Ba Đình, lần này sẽ không làm lỡ chuyến tàu lịch sử của dân tộc. Nếu bỏ lỡ TPP, chúng ta đành ngậm ngùi nhìn viễn cảnh ngày một chìm sâu vào vòng xoáy lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc.

Và Câu chuyện Thiên Tân - Một thập kỷ suy tàn???

Trong một bức tranh không lấy gì sáng sủa, vụ nổ kinh khủng tại Thiên Tân dường như là điểm sáng le lói hiếm hoi. Có nhiều đồn đoán khác nhau về nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của vụ cháy nổ kinh khủng vừa rồi tại Thiên Tân, nơi được dự kiến là thủ phủ mới của Trung Quốc thay thế đô thị đã quá tải và ô nhiễm đến mức khó tồn tại là Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc công bố con số chết chóc là 104 người, nhưng dân Trung Quốc đưa ra con số đồn đoán vượt gấp 14 lần, lên tới 1400 người chết. Và số chịu ảnh hưởng lên tới vài chục nghìn người. Hậu quả sẽ còn kéo dài và dai dẳng bởi hóa chất độc dò rỉ từ vụ nổ hiện ngày một khó kiểm soát và ngày một lan rộng vào đất, nguồn nước và không khí. Nguyên nhân của vụ nổ cũng có nhiều đồn đoán. Ý kiến đơn giản nhất thì cho rằng đó thuần túy là một tai nạn và do sự bất cẩn của lực lượng cứu hóa đã khiến vụ nổ trầm trọng hơn. Một lý thuyết âm mưu thì cho rằng đó là kết quả của các hoạt động khủng bố xuất phát từ Cáp Nhĩ Tân. Lý thuyết âm mưu trừu tượng hơn nữa thì cho rằng đó là hoạt động phá hoại của phe nhóm Giang Trạch Dân, nhằm gây bất ổn và khó khăn cho Tập Cận Bình trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang khó khăn trầm trọng.

Bất kể câu chuyện diễn ra theo kịch bản nào, thì vụ nổ Thiên Tân, mà mức độ hủy diệt của nó được so với một đơn vị vũ khí hạt nhân loại nhỏ dường như đang báo hiệu một thập kỷ suy tàn của Trung Quốc: Suy thoái kinh tế đi kèm với bạo lực và bắn giết.

Những quốc gia nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc như Việt Nam, lại càng phải cảnh giác hơn vì truyền thống xuất khẩu khủng hoảng của Trung Quốc. Chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ không dừng ở việc xuất khẩu các khó khăn kinh tế sang các nền kinh tế xung quanh, khi bạo lực lan tràn trong nội địa, Trung Quốc sẽ xuất khẩu thêm cả bạo lực như một giải pháp cai trị vốn đã thâm căn cố đế trong mọi triều đại của cái đế quốc hung hăng ấy.

.http://langlanhtu.blogspot.com/2015/08/cau-chuyen-thien-tan-mot-thap-ky-suy-tan.html

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Tín Hiệu Từ Thiên Tân

Ngô Nhân Dụng: Vụ nổ ở thành phố cảng Thiên Tân (Tianjin, 天津) ngày 12 tháng Tám 2015 xẩy ra trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc đang đi qua một cuộc khủng hoảng do các mâu thuẫn nội tại căng thẳng làm rung chuyển cả hệ thống chính trị Đặng Tiểu Bình dựng lên từ hơn 30 năm nay.
Đặng Tiểu Bình chứng kiến cảnh kinh tế thất bại, xã hội hỗn độn trong thời Mao Trạch Đông, cho nên đã đặt nền tảng cho một chế độ ổn định. Thứ nhất, về kinh tế cho phép tư nhân được làm ăn để gia tăng sản xuất. Thứ hai, về chính trị quyền lực thuộc một tập thể thay đổi mỗi 10 năm, trong đó không một cá nhân nào được nắm vai trò khống chế. Thứ ba, về ngoại giao theo chủ trương thao quang dưỡng hối (韜光養晦) không khoe khoang sức mạnh quân sự.
Bất cứ mô hình nào cũng có giới hạn; nhất là khi xã hội thay đổi nhanh chóng. Khi mô hình chính trị, kinh tế không thích ứng được với những thay đổi lớn trong xã hội, sẽ không tránh được khủng hoảng. Hiện nay Trung Quốc đang bước vào giai đoạn đó; cơn khủng hoảng sẽ trở nên trầm trọng nếu giới lãnh đạo đảng Cộng sản không khéo giải quyết.
Nhược điểm lớn nhất trong mô hình Đặng Tiểu Bình là tính chất khép kín, trong khi sự tiến bộ của loài người (cũng như tất cả cuộc tiến hóa trong thiên nhiên) chỉ có thể đạt được trong những hệ thống mở. Đặng Tiểu Bình vẫn không thoát khỏi những di sản tinh thần của những chế độ khép kín từ thế kỷ 15, khi Nhà Minh, nhà Thanh cai trị nước Trung Hoa; di sản đó lại được Mao Trạch Đông đẩy tới cực điểm với chiêu bài mới là chủ nghĩa cộng sản. Đảng Cộng sản cai trị nước Trung Hoa không khác gì các hoàng đế trong Tử Cấm Thành. Họ còn khép kín hơn các vua quan đời trước; với khẩu hiệu vô sản chuyên chính kiểm soát từ miếng ăn, quần áo mặc cho tới lời nói, ý nghĩ trong đời sống hàng ngày của mọi người dân. Chế độ đó có thể hữu hiệu khi mọi người đều nghèo, đều đói, ai cũng chỉ lo thỏa mãn những nhu cầu hạ đẳng, sơ khai nhất. Nhưng khi người ta thấy đủ ăn, đủ mặc, tương quan kinh tế và xã hội phức tạp hơn, thì một hệ thống khép kín sẽ bị rạn nứt vì sức đẩy từ bên trong do các mâu thuẫn mới tạo nên. Nếu không thay đổi để thích ứng, cơn khủng hoảng sẽ làm chế độ lung lay.
Đặng Tiểu Bình chưa thoát ra khỏi cái mô hình hệ thống khép kín, đã trùm trên cả nước Trung Hoa từ 600 năm nay. Công tác lãnh đạo tập thể diễn ra trong vòng bí mật, tiêu biểu là những cuộc nghỉ hè tập thể của các thủ lãnh tại Bắc Đới Hà (Beidaihe, 北戴河) vào tháng Tám mỗi năm. Trong thời gian gần một tháng, Bắc Đới Hà biến thành khối óc của cả nước, các cán bộ cao cấp tới đó giải trí và thảo luận “việc đảng, việc nước.” Nhưng tất cả được giấu kín, không một người dân hay một nhà báo nào được phép biết ai có mặt, ai không, ngày nào tới, ngày nào đi. Tất nhiên, dân chúng không thể biết họ gặp nhau ở đó nói những chuyện gì, họ quyết định số phận của dân chúng ra sao. Một hệ thống khép kín như vậy tất nhiên đẻ ra nạn lạm quyền, tham nhũng, và những cuộc tranh chấp quyền hành nội bộ với những đòn ngầm chí tử.
Năm nay là lần đầu tiên kể từ thời Mao Trạch Đông, cuộc nghỉ hè tập thể ở Bắc Đới Hà chính thức được bãi bỏ. Tập Cận Bình còn cho báo nhà nước loan tin rằng kể từ nay những cuộc thảo luận về chính sách của đảng và nhà nước sẽ diễn ra ngay tại Bắc Kinh và sẽ được công khai hóa.
Có phải Tập Cận Bình muốn thay đổi mô hình khép kín của Đặng Tiểu Bình hay không? Khó đoán được, vì các người lãnh đạo nước Tàu xưa nay mưu mô rất thâm hiểm. Ông ta có thể đã bãi bỏ cuộc nghỉ hè tập thể năm nay vì không muốn phải gặp mặt những Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, vân vân. Nhất là không muốn cho những người đó cơ hội lên tiếng chỉ trích mình trước mặt bá quan văn võ; trong khi người Trung Hoa vẫn còn giữ đầu óc “kính lão đắc thọ!” Các lãnh tụ cũ có thể lợi dụng cuộc nghỉ hè tập thể ở Bắc Đới Hà để xuất hiện và ra tay hạ uy tín của Tập Cận Bình, phục hận cho các tay chân thủ túc như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn San, Lệnh Kế Hoạch, vân vân, đã bị Tập Cận Bình làm nhục qua các vụ án tham nhũng.
Tháng trước Tập Cận Bình đã cho các tờ báo của đảng cộng sản đăng một loạt bài chỉ trích các nhà lãnh đạo về hưu vẫn can thiệp vào chính sách của chính quyền đương thời, tiếp tục bảo vệ mạng lưới tay chân lũng đoạn cả chính quyền các địa phương. Chưa bao giờ Nhân Dân nhật báo đưa ra những ý kiến nhắm thẳng vào các cựu thủ lãnh như vậy. Hiện tượng này cho thấy địa vị của Tập Cận Bình vẫn chưa hoàn toàn vững chắc, còn phải lo đối đầu với nhiều địch thủ đáng sợ.
Cảnh đấu đá lẫn nhau luôn luôn diễn ra trong một hệ thống chính trị khép kín, nhưng chỉ trong vòng bí mật giữa các nhóm lãnh tụ với nhau. Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã hạ thủ Bạc Hy Lai, một người của phe Giang Trạch Dân. Tập Cận Bình liên kết với Hồ và Ôn trong trận đấu này, nhưng sau đó đã thanh toán các đàn em của Hồ Cẩm Đào như Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch. Trận đấu đang tới hồi quyết liệt để chuẩn bị cho đại hội đảng năm 2017. Khi đó, năm người trong Thường vụ Bộ Chính Trị sẽ nghỉ chỉ còn Tập Cận Bình và Lý Khắc Trường.
Chúng ta cũng đang chứng kiến cảnh các nhà chính trị ở Mỹ đang giành nhau làm ứng cử viên tổng thống năm 2016. Cảnh tượng náo động đó diễn ra trước mắt công chúng, phơi bầy trước báo chí cả thế giới. Ở Trung Quốc cảnh giành giật quyền hành diễn ra trong bóng tối, người dân không được phép ghé mắt nhìn. Không khác gì ở Việt Nam.
Đó là đặc điểm của hệ thống chính trị khép kín do Mao Trạch Đông dựng lên và Đặng Tiểu Bình duy trì, cho tới nay bản chất không thay đổi.
Nhưng một hệ thống khép kín như vậy không thích hợp với đời sống kinh tế hiện đại. Cho nên Trung Quốc đã trải qua một cơn khủng hoảng thị trường chứng khoán và khủng hoảng hối đoái, cả hai tới nay vẫn chưa thấy ngõ thoát. Kinh tế hiện đại dựa trên thị trường đòi hỏi một cái khung hệ thống mở. Mọi nền kinh tế bình thường đều trải qua các chu kỳ lên xuống, đó là một luật tự nhiên. Kinh tế lên đến một mức nào đó thì phải công, cũng như sau mùa Hạ, mùa Thu, sẽ tới mùa Đông. Phải có những cây cỏ chết đi để làm phân bón cho các loài thảo mộc khác sống và phát triển mạnh hơn. Trong nền kinh tế phải có các công ty phá sản, có khi cả một ngành hoạt động kinh tế được xóa bỏ vì lỗi thời. Hệ thống khép kín không cho phép quá trình tự nhiên đó được tuần tự triển khai; các bế tắc cứ tích tụ, chồng chất lên nhau. Hệ thống chính trị khép kín khiến cho các quyết định thay đổi kinh tế không thể thực hiện được nhanh chóng vì thế lực nào cũng muốn bảo vệ các quyền lợi đang được hưởng. Đó là mối họa của mô hình Đặng Tiểu Bình mà Trung Cộng đang phải đối phó.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức công bố chủ trương “thị trường hóa” nền kinh tế. Tập Cận Bình muốn thị trường đóng “vai trò quyết định” thay vì guồng máy thư lại nhà nước. Nhưng trong khi kinh tế muốn được cởi mở và tự do hơn, thì chính trị vẫn cưỡng lại, muốn duy trì quyền kiểm soát toàn diện của đảng cộng sản. Đó là mối mâu thuẫn khó giải quyết. Tập Cận Bình chỉ có thể thoát khỏi cảnh bế tắc này nếu nhận được thêm sức đẩy từ dưới lên, khi chính người dân Trung Hoa đứng lên đòi thay đổi.
Vì vậy, vụ tai nạn ở Thiên Tân có thể là một cơ hội. Các kho hàng của Công ty Tiếp liệu Quốc tế Thụy Hải (Rui Hai International Logistics, 瑞海国际物流公司, người Trung Hoa dịch Logistics là Vật Lưu) nổ và bốc cháy làm hơn 100 người chết đã làm lộ rõ tình trạng hủ lậu của cả hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị của Cộng sản Trung Quốc.
Điều gây ra bất mãn nhất là các tai nạn trong cơ xưởng đã xẩy ra bao nhiêu năm nay nhưng guồng máy cai trị của đảng Cộng sản vẫn hoàn toàn bất lực. Người dân đã nhìn thấy cả hệ thống chính trị hoàn toàn “vô cảm” trước đời sống của người dân bình thường! Bao nhiêu nhà máy hóa học được dựng lên ở ngay nơi dân cư đông đúc. Từ Tháng Tư đến giờ, đã có năm vụ nổ ở các cơ xưởng hóa học tại các thành phố, tổng cộng 12 vụ kể từ đầu năm. Năm 2014, một nhà máy làm phụ tùng xe hơi phát nổ giết chết 75 người. Tháng Sáu năm 2013, một cơ xưởng làm thịt gà ở Đức Huệ (Dehui, 德惠), tỉnh Cát Lâm bốc cháy; trong số 350 công nhân đang làm việc có 119 người chết vì các cửa ra vào bị khóa chặt! Tháng Tư vừa qua, nhà máy sheoản xuất chất paraxylene (PX) ở Chương Châu (Zhangzhou 漳州), tỉnh Phúc Kiến (Fujian, 福建) bị nổ lần thứ hai trong vòng 20 tháng! Chất paraxylene có thể gây độc cũng được chứa trong kho hàng nổ cháy ở Thiên Tân, cũng như nhiều hóa chất nguy hiểm khác.
Đảng Cộng sản Trung Quốc nhắm mắt trước các tai họa lao động và công nghiệp, dù biết rằng nguy hiểm cho công chúng. Vì họ chỉ nghĩ đến nhu cầu sản xuất, lúc nào cũng lo “vượt chỉ tiêu,” bất chấp sức khỏe và mạng sống con người. Trong năm 2014, có 68,061 công nhân Trung Quốc chết vì tai nạn tại sở làm, theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Tính ra mỗi ngày 186 người chết vì tai nạn lao động, trong dân số 1.3 tỷ người. Ở nước Mỹ, mỗi ngày chỉ có 12 công nhân chết vì tai nạn lao động, trong dân số 320 triệu.
Hơn 400 người dân ở Thiên Tân đã tự động biểu tình phản đối nhà nước; nhưng đây không phải là lần đầu tiên. Năm 2009, dân Phúc Kiến đã biểu tình chống một nhà máy gây nhiễm độc chất chì trong nước dùng. Năm 2011, những cuộc biểu tình ở Đại Liên(Dalian, 大連), tỉnh Liêu Ninh đã bắt buộc nhà cầm quyền phải đóng cửa một nhà máy hóa học. Mỗi ngày trung bình có 500 cuộc biểu tình lớn nhỏ trong lục địa Trung Hoa, phần lớn với lý do chống tham nhũng.
Nhưng tham nhũng, lộng quyền, và tai nạn lao động, vân vân, chỉ là hậu quả của một chế độ khép kín, với một đảng độc tài nắm toàn quyền cai trị. Khi nào người dân Trung Quốc ý thức được các quyền công dân của họ, đứng lên đòi tự do dân chủ để tự bảo vệ quyền sống an toàn, lúc đó nước Trung Hoa mới thay đổi được. Tai họa của người dân Thiên Tân có thể gửi một tín hiệu đi khắp nơi cho những người đang sống dưới chế độ độc tài toàn trị biết họ phải làm gì nếu muốn được sống xứng đáng như những con người.

Theo FB Michael Vu

Phá giá tiền và ‘tử huyệt’ khó hồi phục của Trung Quốc


Trung Quoc pha gia dong tien
Việc TQ phá giá đồng nhân dân tệ đã làm chấn động thế giới. Ảnh minh họa, nguồn: China Daily

Một hậu quả nghiêm trọng mà lãnh đạo Trung Quốc chịu hy sinh là niềm tin của nhà đầu tư, đối tác nước ngoài... về dài hạn. Đây sẽ là một “tử huyệt”, khó hồi phục.


Đầu năm nay, một người bạn cũ từ Thượng Hải ghé qua California thăm. Anh là đại gia có tiếng, liên quan đến nhiều dự án rầm rộ,  từ công nghệ cao, sản xuất hàng gia công đến bất động sản, chứng khoán. Dĩ nhiên, sự thành công theo kiểu của anh dựa vào một mạng lưới quan hệ rất chặt chẽ với chính quyền địa phương. Trong khi đó, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình đang lan rộng khắp nước, nhất là từ khi Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang bị bắt.
Trong bữa ăn, hai vợ chồng tỏ vẻ lo âu, thiếu thần sắc. Dù tôi cũng đang bị cái bệnh suy thận hành hạ, nhưng ngoài việc sụt cân, tôi vẫn nghĩ mình may mắn hơn khi so với cặp tỷ phú đô la này. Sau những cập nhật về tin tức, bạn bè, cùng thời sự nóng bỏng của Trung Quốc, anh đi thẳng vào vấn đề... Anh đã chuyển ra khỏi Trung Quốc gần 40 triệu USD nhưng các tài sản khác còn kẹt lại trong nước vẫn lên đến cả chục tỷ. Anh hỏi có cách gì để “internationalize” (quốc tế hóa) các tài sản này để đặt chúng ngoài tầm tay của chính quyền. Niêm yết sàn chứng khoán Âu, Mỹ... có khả thi?
Tôi không thể tiết lộ chi tiết những chiến lược và chiến thuật tái cấu trúc của một khách hàng; nhưng nói về vĩ mô, tôi nói với anh là “time is running out” (sắp hết thời gian) cho anh, trong một bối cảnh Trung Quốc sẽ còn đối mặt nhiều biến động trong vài năm tới.
Tôi nói đây chỉ là cảm nhận (perception) của một doanh nhân; không phải là một dự đoán (prediction) chính xác về bất cứ kịch bản nào. Nhưng chắc “thánh nhân đãi kẻ khù khờ” nên cái miệng ăn mắm muối, nói bậy bạ của tôi, lại thể hiện một tiên tri “chó ngáp phải ruồi”, khá hiện thực, nhất là trong vài tháng qua, với sự sụp đổ của sàn chứng khoán Trung Quốc và sự phá giá của đồng nhân dân tệ.
Trước hết, xin nói rõ hơn về khác biệt giữa “dự đoán” và “cảm nhận”. Dự đoán từ các chuyên gia, giới hàn lâm... thường dựa vào số liệu, sự kiện, phân tích rồi dự phóng theo nguyên lý khoa học (định lượng hay định phẩm - quantitative or qualitative). Cảm nhận cũng dựa trên vài yếu tố đó, nhưng pha trộn khá nhiều cái trực giác mà người làm ăn gọi là “gut feeling”, một rủi ro có thể đẩy bạn lên cao hay chôn bạn xuống bùn.
Và tôi giải thích với người bạn Thượng Hải của tôi những nguyên nhân tôi cho rằng “time is running out” cho anh ta và có lẽ cho khá nhiều nền kinh tế trên thế giới. Hôm nay, cập nhật thêm tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay, tôi có thể kết luận hơi “gây sốc” với cảm nhận của mình.
Thứ nhất, tôi nghĩ rằng cái gọi là “cuộc chiến tiền tệ” chỉ là một thủ thuật mà các lãnh đạo kinh tế thế giới vẫn dùng hàng ngày, dưới nhiều hình thức khác nhau. Âu Mỹ Nhật... thường kết tội Trung Quốc là cố tình giữ tỷ giá nhân dân tệ quá thấp, rối quá cao... để thu lợi cho cán cân thương mại. Nhưng chính các quốc gia này cũng đã hành xử tương tự khi cần.
Sự phá giá của tiền Trung Quốc trong tuần qua chỉ là một cú đánh bắt buộc của chính quyền để cứu những công ty xuất khẩu và tạo thế cạnh tranh về giá cả. Tuy vậy, tôi nghĩ là chính sách này sẽ bị giới hạn nhiều về hiệu quả vì các nước có mặt hàng xuất khẩu tương tự cũng biết phá giá bản tệ của mình để giữ thị phần.
Sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc trong tỷ giá cũng giống như những can thiệp vào thị trường chứng khoán... nó có thể giúp ổn định trong một thời gian ngắn, không thể áp dụng lâu dài. Một hậu quả nghiêm trọng mà lãnh đạo Trung Quốc chịu hy sinh là niềm tin của nhà đầu tư, đối tác nước ngoài... về dài hạn. Đây sẽ là một “tử huyệt” , khó hồi phục, khi so với bong bóng tài sản (chứng khoán, bất động sản, hàng tồn kho...) hay so với nợ công địa phương, nợ xấu, tín dụng đen...
Thứ 2, ảnh hưởng lớn hơn có thể làm phần lớn dân số trên thế giới “nghèo” đi một chút là đồng USD sẽ tăng giá mà cơ quan Fed không cần phải hạ lãi suất. Một vài chỉ dấu khiến tôi dự đoán tỷ giá nhân dân tệ với USD sẽ “xuống” thêm khoảng 12% cho đến cuối 2016. Các bản tệ khác của Châu Á cũng sẽ mất khoảng 7% giá trị trong thời gian này (so với USD). Riêng Việt Nam, tình huống này có thể khiến những số nợ thanh toán bằng USD sẽ chịu thêm phí tổn và ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Thứ 3, có thể nói lần này Trung Quốc sẽ xuất khẩu “giảm phát” toàn cầu. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa sẽ không tăng trưởng dù giá có rẻ hơn chút đỉnh, vì người dân đã bị giảm thu nhập và nạn thất nghiệp sẽ gia tăng. Kỳ vọng vào đầu tàu Mỹ cũng sẽ không hiện thực vì hiện nay, kinh tế Mỹ đã có nhiều dấu hiệu mệt mỏi. Dow Jones và chỉ số S&P đang chờ một điều chỉnh mạnh, có thể đến với việc “nổ bong bóng IT” của Silicon Valley.
Tuy không tệ hại và sâu đậm như cuộc khủng hoảng kinh tế của Châu Á năm 1997 hay thế giới năm 2007, kinh tế toàn cầu sẽ chuyển qua một chu kỳ suy thoái, rất khác biệt với những năm go-go của thập niên vừa rồi. Giống như các cuộc khủng khoảng trước đây, các dự án FDI và dòng tiền IDI sẽ ngưng chảy về các kinh tế mới nổi; mà tìm chỗ trú ẩn an toàn ở Âu, Mỹ, Nhật.
Thứ 4, khó tiên đoán hơn là những biến động có thể xảy ra ở Trung Quốc. Trước đây, chỉ những vụ cướp đất, ô nhiễm, thực phẩm độc hại, khoảng cách giàu nghèo... đã tạo nên những cuộc phản kháng khắp nơi, thì giờ chuyện mưu sinh đủ ăn đủ chơi... có thể còn tác động lớn đến mức nào?
***
Bữa ăn tối đó, tôi và người bạn Thượng Hải tình cờ gặp một quản lý quỹ đầu tư Mỹ khi chúng tôi ra về. Sau phần giới thiệu, ông Mỹ hỏi tôi, “anh thấy các khoản đầu tư ở Trung Quốc của tôi có an toàn không?” Tôi cười, nửa đùa nửa thật, “Stay out of China” (Đừng dính vào)...
Alan Phan (VietNamNet)
.http://motthegioi.vn/chuyen-hang-ngay/pha-gia-tien-va-tu-huyet-kho-hoi-phuc-cua-trung-quoc-221210.html

Mỹ vạch trần chiến thuật tình báo của Trung Quốc


chien thuat tinh bao hieu qua cua Trung Quoc
Lực lượng hacker của PLA


Chiến thuật tình báo hiệu quả của Trung Quốc, là sử dụng cả điệp viên chuyên nghiệp và người dân để thu thập dữ liệu tình báo, theo Peter Mattis, phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của công ty Cockroach Labs, viết trên trang War on the rocks.  

Khi nêu vấn đề chiến thuật tình báo hiệu quả của Trung Quốc, Mattis cho biết: cấp độ tình báo đầu tiên của TQ là tình báo của Bộ An ninh quốc gia (Bộ Quốc An) và Bộ Công an.
Bộ Quốc An hoạt động tình báo công khai, giám sát các mục tiêu trong nước và kiềm chế các mối đe dọa tiềm tàng; trong khi tình báo của Bộ Công an hoạt động bí mật, kiểm soát cơ sở dữ liệu quốc gia và có mạng lưới tình báo trên toàn TQ.
Ngoài ra, Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) cũng có các tổ chức tình báo các cấp chịu sự quản lý của họ. Hầu hết trụ sở của các tổ chức này đều đặt tại TQ, nhưng các nhân viên tình báo trực thuộc làm việc bí mật tại nước ngoài.
Điểm khác biệt của tình báo TQ là nước này sử dụng cả người không phải tình báo chuyên nghiệp, thậm chí cả những kẻ phạm pháp, phóng viên của các cơ quan truyền thông TQ đóng ở nước ngoài, cũng góp phần thu thập thông tin tình báo.
Họ thường thu thập các thông tin về các vấn đề nhạy cảm, ví dụ như quan điểm của chính phủ các nước về Tây Tạng và biển Đông, sau đó sẽ gửi trực tiếp báo cáo về Bắc Kinh.
“Dù hầu hết các nhà báo TQ đều không phải sĩ quan tình báo và không thể ăn cắp thông tin mật, nhưng những nhà báo giỏi luôn biết cách có được những thông tin bị hạn chế công khai với mức độ cơ mật thấp hơn”, Mattis viết.
Ngoài tình báo an ninh, TQ còn tiến hành “gián điệp kinh tế”. Theo Mattis, Bắc Kinh hỗ trợ, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp TQ ăn cắp tài sản trí tuệ của các nước khác.
Vào tháng 7.2014, Canada bắt giữ Su Bin, doanh nhân TQ thường trú tại Canada, theo yêu cầu của FBI.
Từ năm 2009 đến 2013, Su Bin và hai đồng bọn ở TQ tấn công và ăn cắp dữ liệu của hãng máy bay Boeing và các công ty quốc phòng Mỹ.
Tên này bị cáo buộc ăn cắp thông tin của 32 dự án, trong đó có dự án sản xuất các chiến đấu cơ F-22, F-35 và dự án sản xuất máy bay vận tải Boeing C-17.
Chính quyền Mỹ tin rằng Su Bin và đồng bọn đã thử bán những thông tin ăn cắp được cho các công ty nhà nước TQ.
PLA cũng hoạt động gián điệp mạng và tấn công, ăn cắp dữ liệu mạng với mục đích lấy được những thông tin có ích cho kinh tế TQ.
Cụ thể, các tin tặc TQ bị phát hiện ăn cắp những bí mật thương mại của Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, kim loại, sản xuất điện mặt trời và công nghiệp quốc phòng.
Ngoài việc sử dụng dân thường để thu thập các thông tin nhạy cảm, Bắc Kinh cũng tạo điều kiện cho các học giả TQ ăn cắp những thông tin công nghệ nhạy cảm, lập các tổ chức chuyên ăn cắp thông tin công nghệ.
Ví dụ như Viện Thông tin khoa học kỹ thuật TQ (ISTIC). Chức năng của viện này là thống kê các báo cáo khoa học, tạo điều kiện cho các chương trình nghiên cứu sau đại học khắp thế giới, hỗ trợ cho các học giả trên toàn quốc tiến lên chuyên nghiệp.
Theo Mattis, nhờ vào ISTIC mà các học giả TQ giảm được 40-50% chi phí nghiên cứu khoa học, và cắt giảm được 70% thời gian nghiên cứu.
Tin tặc TQ gần đây xâm nhập, đánh cắp dữ liệu cá nhân của 22 triệu công chức liên bang và thông tin liên quan đến an ninh. Mỹ đã phải chú ý đến lực lượng thu thập tin tình báo đông đảo này của Bắc Kinh và tìm phương án đối phó.
Cẩm Bình (Theo Business Insider)
.http://motthegioi.vn/ho-so-phan-tich/my-vach-tran-chien-thuat-tinh-bao-cua-trung-quoc-222358.html

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Lãng Blog - Nguy cơ chiến tranh Việt Trung và chiến lược phòng vệ của Việt Nam - P.2

Phần 2: Chiến tranh tổng lực và chiến tranh cục bộ, giải pháp cho mối đe dọa hạt nhân

Chính trị, chiến tranh không thể tách rời kinh tế. Sau đây là vài nét về tình hình kinh tế tổng hợp của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đến cục diện châu Á - Thái Bình Dương.

Ngày 10/08/2015 trong một động thái gây bất ngờ nhưng nằm trong một tổng thể đã được dự đoán từ trước: Trung Quốc phá giá NDT 2%. Ngay sau đó hai ngày, Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng NDT 1,6%. Tác động dây truyền của sự kiện lan tràn trên thế giới. Đồng NDT trên thực tế mất giá ngay 4,8%. Một loạt các quốc gia châu Á có phản ứng gần như ngay lập tức. Ngày 11/08/2015 Việt Nam nới biên độ tỷ giá thêm 1%. Một loạt các nước khác có động thái gần như tương tự. Báo hiệu cho một cuộc chiến tiền tệ sắp lan tràn.

Cuộc chiến đã nổ ra về phương diện kinh tế, và liệu cuộc chiến ấy sẽ có tác động như thế nào đến một cuộc chiến tước đoạt sinh mạng con người?

Trung Quốc bước vào thời đại Tập Cận Bình từ năm 2012. Trong một thiên Lãng luận trước đây anh Lãng từng nhận xét về gã Khựa này: "Một gã rắn tay, ưa lối giải quyết bằng bàn tay sắt và bạo lực. Trung Quốc rồi sẽ trả giá vì lối cai trị sắt máu này của Tập, cả tại Tân Cương hay ngay chính từ cuộc chiến thanh trừng thâu tóm quyền lực của Tập Cận Bình". Sau hơn 200 ngày kể từ khi Tập nắm quyền, có vẻ nhận xét này đã được ứng dụng trên tình hình thực tế.

Để tránh sa đà khi bàn luận về tình hình kinh tế chính trị nội tại của Trung Quốc trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng đang lan tràn (Sẽ bàn riêng trong một thiên Lãng luận về Tương lai Trung Quốc và sự suy tàn của giấc mộng Trung Hoa", có mấy nhận xét ngắn thế này:

- Cuộc chiến thống nhất quyền lực của Tập Cận Bình đã có một dấu chấm hoàn hảo. Bằng việc bỏ tù Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Cốc Tuấn Sơn, Từ Tài Hậu và phó chủ tịch Quân ủy Quách Mạnh Hùng, Tập hiện không còn đối thủ. Ngày 12/08/2015, Tập cho đăng trên Nhân dân nhật báo lời cảnh cáo: "Các lãnh đạo về hưu nên tránh xa chính trị, người đi thì trà cũng nguội", một cái tát vỗ mặt Giang Trạch Dân và có thể là cả Hồ Cẩm Đào. Tập đủ tự tin để truy tố nốt cả Giang nếu cảm thấy quyền lực của mình tiếp tục bị thách thức. Sau thời đại Mao Trạch Đông, Tập là người duy nhất đạt tới đỉnh cao quyền lực gần như tuyệt đối tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng chính cuộc chiến quyền lực này đã đào rỗng ruột bộ máy cầm quyền Trung Quốc. Tập đã bỏ tù và truy tố hàng triệu quan chức nhằm lấy tính chính danh cho mình. Bằng cách đó, Tập được lòng dân nhưng những lỗ hổng trong bộ máy cai trị khó lòng bù đắp một sớm một chiều. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang đi vào một cuộc khủng hoảng không thể cứu vãn.
- Thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ gần như là một kết cục không thể đảo ngược. Từ năm 2012, khi lên nắm quyền, Tập tìm mọi cách duy trì một nền kinh tế với tâm lý thịnh vượng gia tăng, nhằm vẽ lên một giấc mộng Trung Hoa hùng cường trong mắt dân Trung Quốc. Các chính sách và dòng tiền được định hướng để đảm bảo thị trường chứng khoán liên tục tăng cao. Người dân Trung Quốc thấy túi tiền ảo của mình phình lên ghê gớm. Đáng buồn cho Trung Quốc, nó lặp lại những gì mà Việt Nam đã trải qua cách đây 8 năm, khi cơn bão khủng hoảng quét qua thị trường chứng khoán cuối năm 2007. Dù Trung Quốc đã đổ trên 141 tỷ USD để cứu thị trường, nhưng chắc chắn nó sẽ bước vào một thời kỳ suy giảm kéo dài không dưới 5 năm. Cái chết trên thị trường chứng khoán rồi sẽ còn lan rộng sang thị trường bất động sản, kéo theo sự khủng hoảng dây truyền trong hệ thống ngân hàng vì nợ xấu tăng cao. Đây sẽ là một kỷ nguyên suy tàn cho giấc mộng Trung Hoa.
- Các chính sách ngăn chặn kinh tế mà Mỹ định hình có vẻ đang bồi một cú đấm thôi sơn vào nền kinh tế Trung Quốc. Xuất khẩu của Trung Quốc vào Nhật đã giảm 13% so với cùng kỳ, vào EU đã giảm 12% và vào Mỹ cũng đã giảm trên dưới 2%. Trong bối cảnh khó khăn trong nước lan tràn thì đây là những đòn chí mạng, tổng hợp chung, xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 8,3% trong tháng 7/2015. Khi TPP thành công, Trung Quốc sẽ còn gánh thêm các cú bồi nặng nề và tiếp tục phải đối mặt với đà suy giảm của dòng thương mại xuất khẩu.
- Nỗ lực khôi phục dòng thương mại xuất khẩu vốn là thứ đã làm nên điều thần kỳ cho nền kinh tế Trung Quốc suốt 50 năm, Tập Cận Bình cho phá giá đồng tiền. Anh Lãng nhận định rằng biện pháp này chắc chắn sẽ thất bại, bởi bối cảnh thế giới ngày nay không còn như thời kỳ những năm 1990, khi Clinton dung dưỡng và chấp nhận một đồng NDT định giá yếu trong nền kinh tế toàn cầu. Chính sách kiềm chế Trung Quốc gần như đã định hình trong thế giới phương Tây, do đó mọi hành động phá giá tiền của Trung Quốc nhằm kích thích xuất khẩu gần như sẽ gặp các đòn đáp trả ngay lập tức. Vấn đề lớn hơn thế, bởi hàng hóa Trung Quốc hiện nay không phải chỉ bị ngăn chặn bởi các nhân tố thị trường (tỷ giá) mà còn bằng cả các hàng rào pháp lý và chính sách (TPP là một điển hình). Do đó, bất kể đồng NDT bị phá giá đến mức nào thì đà suy giảm của dòng hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc là mặc định.
- Tham vọng lớn nhất của Tập Cận Bình là đưa NDT thành một đồng tiền quốc tế, cạnh tranh với vị trí thống trị của USD. Bằng việc phá giá NDT 3,6% trong ít ngày, Tập kéo lùi giấc mơ này thêm 20 năm, nếu thực sự TQ còn có cơ hội gượng dậy sau cú sốc.
- Chính sách cai trị sắt máu của Tập tại Tân Cương, Tây Tạng rồi sẽ khiến Trung Quốc trả giá nặng nề. Khi kinh tế suy tàn, khủng hoảng rồi sẽ lan rộng trong xã hội Trung Hoa, vốn từ lâu còn rất ít sự gắn kết dựa trên nhân tính. Thế giới sẽ chứng kiến một kỷ nguyên bắn giết và bỏ tù tại Trung Quốc.

Khủng hoảng Trung Quốc không làm thế giới an toàn hơn mà là ngược lại. Không giống Liên Xô, vốn còn mang đôi nét văn minh châu Âu, cuối cùng đã sụp đổ trong hòa bình, Trung Quốc chắc chắn sẽ tìm cách xuất khẩu khủng hoảng ra thế giới nhằm ổn định tình hình trong nước. Chính vì thế, mối đe dọa chiến tranh của các nước giáp giới Trung quốc không những không giảm đi khi đất nước này suy yếu mà là ngược lại. Cần nhớ rằng năm 1979, một trong những lý do Đặng Tiểu Bình xua quân xâm lược Việt Nam là nhằm cố kết xã hội Trung Quốc sau nhiều thập niên suy tàn dưới thời đại cai trị Mao Trạch Đông.

Việt Nam và các nước láng giềng của Trung Quốc buộc phải cảnh giác tối đa, tận dụng mọi cơ hội để nâng cao sức mạnh tổng hợp về kinh tế, chính trị, quốc phòng và củng cố các liên minh, nhằm có đủ sức mạnh để ngăn ngừa hoặc trụ vững trước các chính sách hiếu chiến mới của Trung Quốc, cho đến khi quốc gia khát máu ấy đủ suy tàn để phải thu mình và ngừng đe dọa các nước xung quanh.

Chúng ta buộc phải tiếp tục bàn về chiến tranh, trong lúc mưu cầu cho một nền hòa bình lâu dài.

NGUY CƠ VỀ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH TỔNG LỰC VIỆT TRUNG

Nguy cơ này không lớn, nhưng vẫn buộc phải đặt ra vì thế giới này vốn không có điều gì là không thể. Lịch sử Việt Nam chỉ xét riêng từ thế kỷ thứ 10, đã không dưới 10 lần phải đối mặt với các đạo quân xâm lăng từ Trung Quốc
Tham khảo thiên Lãng luận - Việt Nam Trung Quốc, một lịch sử đau thươnghttp://langlanhtu.blogspot.com/2014/06/viet-nam-trung-quoc-mot-lich-su-au_1.html
Trong thế kỷ 20, Việt Nam phải liên tục đánh nhau với 3 cường quốc: Pháp, Mỹ và Trung Quốc. Chưa tính đến cuộc chiến khốc liệt với Ponpot ở biên giới Tây Nam. Lịch sử chiến tranh khiến người Việt khao khát hòa bình, nhưng họ cũng chứng minh bằng xương máu của hàng nghìn thế hệ về khả năng bảo vệ đất nước. Do đó có thể nói Trung Quốc gần như không thể có hy vọng tiêu diệt Việt Nam trong một cuộc chiến tranh tổng lực. Điều đó khiến chúng ta có nhiều cơ sở để loại trừ một cuộc chiến tranh lớn giữa hai quốc gia, nhưng vẫn phải đề phòng cho nguy cơ ấy. (Mối đe dọa hạt nhân và giải pháp cho nó sẽ được bàn riêng ở cuối bài viết này)

Một cuộc chiến tổng lực Việt Trung sẽ mang đầy đủ nét điển hình của một cuộc chiến tranh quy ước và phi quy ước hiện đại, trên bộ, trên không và trên biển. Là quốc gia có năng lực quân sự mạnh hơn tuyệt đối, tuy nhiên Trung Quốc không thể dốc hết lực lượng tiến đánh Việt nam. Nó buộc phải duy trì lực lượng quân sự phòng thủ ở vùng giáp giới Ấn độ, Nhật Bản và thậm chí là cả với Nga. Nó cũng buộc phải duy trì một lực lượng quân sự lớn để đảm bảo tình hình trong nước ổn định, bởi mối đe dọa ly khai tại Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương là nguy cơ thường trực. Khi Trung Quốc sa lầy vào một cuộc chiến tranh, nguy cơ tan rã của nó sẽ lớn dần theo thời gian, đặc biệt nếu nó gặp bất lợi chiến trường.

Trung Quốc chắc chắn sẽ áp dụng lối tiến công phủ đầu ồ ạt bằng tên lửa định vị vệ tinh nhằm tiêu diệt chủ lực quân đội Việt Nam và gây hỗn loạn tại lãnh thổ đối phương. Tất cả các căn cứ hải quân và không quân trải dài từ Móng Cái đến Cà Mau đều sẽ nằm trong tầm tiến công của tên lửa Trung Quốc. Tuy nhiên hiệu năng của nó sẽ giảm dần khi xuống phía Nam. Trong 3 năm tới, các căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Trường Sa vẫn chưa được củng cố đủ để làm các bàn đạp tấn công Việt Nam ở khu vực phía Nam, do đó, miền Nam Việt Nam sẽ vẫn là một hậu phương khá an toàn cho một cuộc chiến tổng lực với Trung Quốc. Máy bay sau đó sẽ được sử dụng ồ ạt để oanh tạc và bắn phá. Mỹ đánh bom tan hoang Iraq một tháng trước khi xua quân tấn công, tiềm lực Trung Quốc hiện nay đủ để quốc gia này oanh tạc miền Bắc Việt Nam trong không dưới 15 ngày. Kết thúc giai đoạn tấn công phủ đầu, bộ binh cơ giới Trung Quốc sẽ tấn công ồ ạt ở biên giới phía Bắc theo các mũi tấn công gần giống cuộc chiến năm 1979.

Ở miền Trung và miền Nam, Trung Quốc chắc chắn sẽ sử dụng lực lượng tình báo để tiến hành cuộc chiến phá hoại gây hoảng loạn bằng số đặc tình Trung Nam Hải cài cắm rộng khắp Việt nam, qua các dự án kinh tế đưa lao động Trung Quốc vào ồ ạt tại Tây Nguyên, Vũng Áng và miền Nam. Trung Quốc chắc chắn sẽ nghiên cứu khả năng đổ bộ bằng hải quân vào khu vực Thanh Hóa và Vũng Áng, với lực lượng xuất phát từ căn cứ Tam Á tại đảo Hải Nam, nhằm cắt đôi lãnh thổ Việt nam tại phần hẹp nhất, khiến miền Bắc bị cắt rời khỏi hậu phương của nó.

Với lực lượng tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới hùng hậu, sức tiến công của Trung Quốc ở biên giới phía bắc sẽ là rất mạnh. Hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam trong những năm qua phát triển rất nhanh, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc nối với Trung Quốc ở Lạng Sơn, Lào Cai và nhiều cửa ngõ biên giới sẽ khiến xe tăng Trung Quốc có khả năng có mặt ở Hà Nội sau ít giờ tham chiến. Lực lượng đặc biệt sơn cước của Trung Quốc sẽ được sử dụng để đảm bảo an toàn cho các đầu cầu tiến công của bộ binh cơ giới Trung Quốc, pháo binh và máy bay sẽ được sử dụng để thực hiện các đòn oanh tạc hủy diệt vào các cụm quân mà Trung Quốc cô lập hoặc bao vây được trước khi tiến hành trận đánh chính ở Hà Nội. Trung Quốc có thể tung ngay tức khắc khoảng 600 nghìn quân vào các mũi tiến công phía Bắc. Khoảng 400 nghìn quân sẽ được sử dụng để dàn trận đánh tại các mặt trận kéo dài 13 tỉnh giáp giới, mũi tấn công thọc sâu xuống đồng bằng sông Hồng mà mục tiêu chính là Hà Nội sẽ gồm ít nhất 2000 xe tăng, 3000 xe thiết giáp và xe cơ giới và trên dưới 2000 pháo lớn có cỡ nòng trên 57 ly. Tối thiểu 1000 máy bay, gồm tiêm kích, oach tạc cơ và trực thăng tấn công sẽ được huy động để đảm bảo cái ô tấn công cho mũi tấn công thọc sâu này.

Từ căn cứ Tam Á và đảo Hải Nam, sau khi đặc tình Trung Quốc phá hoại trên diện rộng các cơ sở thông tin và mạng lưới giao thông tại miền Trung, không quân và Hải quân Trung Quốc sẽ tiến đánh rất mạnh các căn cứ không hải của Việt Nam, đặc biệt là vịnh Cam Ranh. Máy bay Trung Quốc xuất phát từ Hoàng Sa và Hải Nam sẽ thực hiện các đòn tấn công hủy diệt với căn cứ này sau các đòn đánh phủ đầu bằng tên lửa hành trình. Chắc chắn Cam Ranh sẽ bị hủy diệt vì năng lực phòng không hiện nay của Việt Nam không đủ để tự vệ cho một mục tiêu có tọa độ cố định nằm trong phạm vi tấn công 500 km tính từ các căn cứ quân sự Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc sau đó sẽ huy động ít nhất hai trong số ba hạm đội của nước này cho cuộc chiến đổ bộ tại Thanh Hóa hoặc có thể là Vũng Áng tại miền Trung (Có khoảng cách gần như nhau tính từ các căn cứ tại Hải Nam)

Các mũi tấn công đổ bộ của Trung Quốc xuất phát từ Hải Nam:


Tối thiểu 200 chiến hạm và 1000 tàu thuyền các loại (gồm tàu đổ bộ quân sự và các tàu hỗ trợ hậu cần) sẽ được Trung Quốc huy động cho cánh quân đổ bộ này. Lực lượng đổ bộ dự tính khoảng 30 nghìn quân, đủ để cài một chốt chặn cắt đôi lãnh thổ Việt Nam và đánh vu hồi Hà Nội từ phía Nam.

Nếu tất cả các chiến lược của Trung Quốc được thực hiện thành công, Việt Nam có thể sẽ mất Hà Nội và toàn bộ miền Bắc. Đó là kế hoạch của người Tàu. Còn người Việt Nam có thể làm gì để chặn nguy cơ ấy?

Quân đội Việt Nam hiện có trên 300 nghìn lính thuộc lục quân. Không quân có trên dưới 300 máy bay các loại, chủ yếu là tiêm kích đời cũ mig21, tiêm kích bom su22 và khoảng 40 máy bay tiêm kích đa năng khá hiện đại su27, su30 và một số trực thăng chiến đấu. Việt nam không có oanh tạc cơ hạng nặng và không có máy bay cảnh báo sớm trên không. Việc cảnh giới bầu trời và các đòn tấn công phủ đầu chủ yếu dựa vào các trạm rada mặt đất mà ngày nay đã lạc hậu khá nhiều. Hải quân Việt Nam hiện có khoảng 100 chiến hạm các loại, chủ yếu hoạt động ven bờ, trong đó chủ lực là 10 hạm tầu tên lửa tấn công lớp tarantus, monlya, hai khinh hạm Gerparc và 4 tàu ngầm lớp Kilo mới được bàn giao. Lục quân Việt nam có trên 1000 xe tăng đời cũ, khoảng 3000 thiết giáp và xe cơ giới và khoảng 7000 pháo lớn, lực lượng tên lửa bờ biển có một số tổ hợp yakhon hiện đại nhưng số lượng rất ít. Lực lượng phòng không, ngoài hai tổ hợp P300MU, chủ yếu vẫn dựa vào các giàn tên lửa Sam3 có từ thời chiến tranh Việt Nam. Tổng quân số trong biên chế của Việt nam vào khoảng 450 nghìn quân. Bên cạnh đó còn khoảng 500 nghìn thuộc lực lượng an ninh và bán vũ trang có thể được huy động cho cuộc chiến chống phá hoại tại hậu phương. Trong điều kiện chiến tranh tổng lực, Việt Nam có thể tổng động viên để có một đạo quân dự bị vào khoảng 2 triệu người trong vòng 3 tháng. Nếu chiến tranh kéo dài và cần đánh tất tay, Việt Nam có thể có một lực lượng dự trữ không dưới 15 triệu người cho cuộc chiến phòng thủ chống xâm lược.

Năng lực quốc phòng Việt Nam hiện tại rất hạn chế. Các nhà máy quốc phòng Việt Nam hiện chỉ đủ khả năng sản xuất súng bộ binh, đạn các loại (bao gồm đạn pháo lớn) và đóng một số tàu chiến cỡ nhỏ (máy và vũ khí trang bị theo tàu vẫn phải nhập khẩu). Nói chung năng lực quân sự và quốc phòng tổng hợp của Việt Nam, trong tình huống không có nguồn hỗ trợ vũ khí từ bên ngoài, chỉ đủ cho một cuộc chiến tiêu hao du kích.

Chiến lược chính của Việt Nam trước các đòn oanh tạc bằng tên lửa và không quân của Trung quốc chỉ có thể là phân tán và ẩn núp. Nếu có kế hoạch phân tán tốt, lục quân Việt Nam có khả năng bảo tồn ít nhất 80% lực lượng và trang bị trước các đòn đánh phủ đầu. Dù diện tích rừng phía bắc đã bị phá hoại hầu như triệt để, nhưng địa hình vùng giáp giới Trung quốc vẫn rất hiểm hóc, có lợi cho phân tán và ẩn náu. Bên cạnh đó, thời tiết miền Bắc Việt Nam khác với vùng sa mạc khô nóng ở Iraq, rất không thuận lợi cho hoạt động kéo dài của không quân và tính chính xác của các loại vũ khí định vị do thường xuyên có mưa lớn, mây mù và nhiều cơn bão lớn. Trong trường hợp Trung Quốc đột kích ồ ạt, lục quân Việt Nam cần thiết lập vòng đại phòng thủ chính nằm vắt qua Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Quảng Ninh. Trong lúc đó, cần tổ chức các mũi đột kích vu hồi vào các đường tiến quân của Trung Quốc tại các tỉnh giáp giới Cao bằng, Lạng sơn, Lai Châu và Hà Giang, nhằm chặn đường và gây tổn thất nặng cho bộ binh cơ giới Trung Quốc.



Địa hình nhiều rừng núi giúp Việt Nam triển khai lợi thế của các trận chiến phục kích mà các vũ khí chống tăng cầm tay có thể phát huy tác dụng. Việt Nam có thể sử dụng 200 nghìn bộ binh chính quy làm nòng cốt cho các vành đai phòng thủ. Các mũi tấn công đột kích trang bị nhẹ có thể huy động 3 - 4 sư đoàn và một số trung đoàn độc lập với quân số khoảng 50 nghìn người. Để chống lại đà tiến công của các mũi đột kích bằng xe tăng và cơ giới, hệ thống cầu và đường bộ trên các hướng tiến quân của Trung Quốc sẽ được phá hoại hàng loạt. Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra các nút chặn chôn cứng xe tăng và bộ binh cơ giới của Trung Quốc ở các tuyến đường hiểm trở ven núi. Trong tình huống đó, một số tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lai Châu, Hà Giang và Lạng Sơn có thể thất thủ, nhưng Trung Quốc sẽ bị kéo vào cuộc chiến sa lầy ở vành đai phòng thủ tiếp sau, và sẽ phải đối mặt với các mũi tấn công đột kích kéo dài trên những địa hình rừng núi mới chiếm đóng. Cuộc chiến sẽ nhanh chóng biến thành một cuộc chiến vỗ mặt thay vì các đòn tấn công thọc sâu chia cắt, và trở thành một cuộc chiến sa lầy đẫm máu. Trung Quốc có lợi thế lớn về quân số chính quy và năng lực hậu cần. Ngược lại, ở phương diện phòng thủ, Việt Nam có lợi thế vượt trội về lực lượng có thể sử dụng cho các hoạt động tấn công du kích, và lực lượng chủ lực Việt nam sẽ thường xuyên được tiếp máu vì chiến đấu ngay tại hậu phương. Việt Nam không có lợi thế về các phương tiện cơ giới, nhưng số pháo lớn trên 7000 khẩu thừa đủ để hỗ trợ cho các mặt trận phòng thủ. Ở đây phải xét đến đòn tiến công tâm lý: Lính Trung Quốc, vốn là sản phẩm của chính sách con một trong suốt 50 năm, một đứa trẻ Trung Quốc được 6 người lớn nuôi dưỡng (2 ông bà nội, có một con trai; hai ông bà ngoại có một con gái; thế hệ thứ hai kết hợp để đẻ ra duy nhất một đứa thuộc thế hệ thứ ba), số lính này không có khả năng để chịu đựng một cuộc chiến sa lầy kéo dài 6 tháng. Duy trì được cuộc chiến kéo dài, vốn là một năng lực đặc thù của người Việt Nam. Có thể nói đòn tấn công lục quân của Trung Quốc hòng tràn ngập miền Bắc chắc chắn sẽ bị chặn lại.

Không quân Việt nam không thể tiến hành một cuộc chiến vỗ mặt với không quân Trung quốc. Nó phải lẩn tránh nhằm bảo tồn lực lượng sau các đòn oanh tạc phủ đầu. Để thành công cho cuộc chiến bảo tồn này, Việt Nam bằng mọi giá phải tiêu diệt được lực lượng tình báo và quân báo Trung quốc hoạt động sâu trong hậu phương. Đây là một bài toán nan giải nếu xét theo bản đồ xâm nhập tràn ngập của công nhân và thương nhân Trung Quốc trên khắp lãnh thổ. Tuy nhiên Việt Nam có một bộ máy khá hữu hiệu về hệ thống công an khu vực và tự vệ địa phương. Lực lượng này sẽ phát huy được năng lực của nó tại hậu phương khi bước vào thời chiến. Chiến thuật chính của không quân Việt Nam, là đánh tỉa quấy rối vào lực lượng oanh tạc cơ trung quốc, tránh các đòn đánh vỗ mặt với tiêm kích đối phương. Trong lúc đó toàn bộ oanh tạc cơ mang tên lửa chống hạm và tiêm kích đánh biển sẽ được ưu tiên giành cho hạm đội đổ bộ Trung Quốc từ hướng biển.

Hơn 100 máy bay các loại có thể được huy động cho cuộc chiến này. Để phòng thủ miền Trung, từ Thanh Hóa hất vào Đà Nẵng, Việt Nam có thể triển khai một quân đoàn, vừa nhằm làm lực lượng phòng thủ chống đổ bộ, vừa làm dự bị chiến lược cho mặt trận phòng thủ miền Bắc. Việt Nam cũng cần huy động tối thiểu năm triệu người vào lực lượng tự vệ quốc phòng để chống chiến tranh phá hoại và hỗ trợ cho các lực lượng chính quy. Với số dân trên 40 triệu người tại Miền Bắc, có đủ số người để thiết lập vành đai phongf thủ ở hậu phương. Không quân và các tàu tên lửa tấn công nhanh của Việt Nam có thể được huy động để đánh vào chặng đường tiến công kéo dài trên 500 km của hạm đội đổ bộ Trung Quốc từ Hải Nam. Với các đòn đột kích bất ngờ, liên tục từ các căn cứ không quân dã chiến trong đất liền và các vịnh nhỏ kín đáo giáp biển và các đảo ven bờ, hải quân và không quân Việt Nam có thể đánh quỵ hạm đội đổ bộ của Trung Quốc bằng các mũi đột kích liên miên với số lượng nhỏ máy bay và tàu tham chiến. Lực lượng tàu ngầm có thể được huy động để răn đe chiến lược với các tàu chiến có giá trị cao của hải quân trung hoa. Gần như có thể chắc chắn rằng, việc một hạm đội đổ bộ phơi mình trên chặng đường hành quân 500 km trống trải giữa biển, nằm gọn trong tầm oanh tạc của không quân Việt nam và tầm hoạt động của các tàu nhỏ hải quân, sẽ bị tiêu diệt phần lớn sinh lực trước khi nó đến được mục tiêu (Không quân trung Quốc không đủ năng lực để che ô bảo vệ 24/24 trên đầu hạm đội, và kể cả có hoạt động liên tục, cũng không thể chặn hết các đòn tiến công của phi cơ đối phương khi chặng đường tiến công từ căn cứ ven bờ đến mục tiêu không quá 30 phút bay).  Đón sẵn hạm đội đã bị tổn thất nặng ấy là pháo lớn, tên lửa bờ và các trận địa phòng thủ bờ biển. Nếu Trung Quốc đủ năng lực như liên quân Mỹ Anh để đổ bộ 155 nghìn quân lên Normandy trong đợt đầu và 1,33 triệu quân lên trong đợt kế tiếp (Với 12 nghìn máy bay hỗ trợ, 6900 chiến hạm và 4500 tàu đổ bộ, không quân oanh tạc 14000 nghìn phi vụ và khoảng cách hành quân chỉ ít giờ do khoảng cách eo biển Pháp - Anh), có lẽ nó sẽ đủ khả năng đổ bộ lên miền Trung Việt Nam, còn với năng lực tất tay của không quân và hải quân Trung Quốc hiện nay, đó vẫn là một giấc mơ còn rất xa vời.

Phản ứng của thế giới về cuộc chiến Việt Trung và các lợi thế Việt nam có thể tận dụng

Phương Tây và thế giới sẽ không bất ngờ, vì năng lực vệ tinh định vị hiện nay đủ khả năng giám sát mọi hoạt động tập kết và chuyển quân của Trung Quốc đến từng thời điểm. Mỹ chắc chắn sẽ gửi ít nhất 2 hạm đội tàu sân bay đến Biển Đông, chắc chắn không phải là để tham chiến mà là để giám sát với cái cớ đảm bảo an ninh hàng hải. Nhật sẽ không ngồi im và cũng sẽ gửi hạm đội của mình đến biển đông. Giống Mỹ, người Nhật chắc chắn không tham chiến. Sự có mặt của hạm đội Nhật Mỹ sẽ có tác dụng kìm chế và ngăn chặn hoạt động của không quân và hải quân Trung Quốc tại Biển Đông và đảm bảo cho dòng hàng hóa viện trợ của các nước đổ vào Việt nam ở phía Nam, bao gồm hàng hóa quốc phòng.



Hơn 20 năm qua, người Nhật trung thực giúp đỡ Việt nam để Việt nam mạnh lên, cả về kinh tế và năng lực quốc phòng. Viện trợ ODA của Nhật đổ vào Việt nam đến nay không dưới 30 tỷ USD. (Riêng năm 2015, Nhật Bản cam kết viện trợ 3,1 tỷ USD). Một cuộc chiến Việt Trung, người Nhật chắc chắn sẽ giành một ngân khoản không dưới 10 tỷ USD  giúp Việt nam phòng thủ, bởi giúp Việt Nam, cũng chính là đảm bảo cho tương lai nước Nhật.

Do vướng mắc trong quá khứ và sự khác biệt chính trị, dòng viện trợ từ Mỹ vào Việt Nam nhiều khả năng sẽ chảy vòng vào Nhật Bản, rồi từ đó rots vào Việt Nam. Đây sẽ là một sự hậu thuẫn có ý nghĩa cho cuộc chiến tự vệ kéo dài của người Việt.

Ấn độ, với mối thâm thù kéo dài nhiều thập niên với Trung Quốc chắc chắn cũng hướng về phía Đông một cách thiết thực. Các dòng vũ khí Ấn độ, dù được viện trợ cho không hay thuê mua, đều sẽ giúp củng cố mạnh năng lực quốc phòng của Việt nam ở giai đoạn đầu cuộc chiến do tính tương đồng về khí tài.

Sự kiểm soát gần như tuyệt đối của Mỹ, Nhật, Ấn đối với Ấn Độ Dương, eo biển Mallacca và thậm chí là Biển Đông sẽ cung cấp một cái ô cho không quân và hải quân Việt nam ở phía Nam, khi hạm đội Trung Quốc không thể triển khai mạnh trong điều kiện hạm đội Nhật Mỹ hiện diện trong khu vực.

Bài toán chính với Việt Nam là đánh tiêu diệt các căn cứ không quân và hải quân Trung Quốc tại Hoàng Sa và các đảo bồi đắp tại Trường Sa trong giai đoạn hai của cuộc chiến. Các căn cứ này sẽ mang lại lợi thế lớn cho Trung quốc trong giai đoạn 1 của cuộc chiến khi làm cơ sở xuất phát cho các đòn đánh phủ đầu. Tuy nhiên do đây là những mục tiêu cố định nằm giữa biển, nằm trong khoảng cách 30 phút bay từ các căn cứ không quân mặt đất của Việt nam. Bằng việc triển khai máy bay oanh tạc bay thấp trong đêm, đột kích liên tục kết hợp các đòn đánh cảm từ của lực lượng đặc công hải quân, Việt nam có đủ khả năng xóa sổ và vô hiệu hóa các căn cứ này, và loại chúng khỏi vòng chiến đấu trong các giai đoạn chiến đấu kéo dài. Thậm chí ngay cả khi Trung Quốc cố gắng vượt cả nghìn cây số (với tổn hại nặng khi bị không quân Việt Nam đột kích vào đội hình kéo dài trên biển), để khôi phục và tiếp viện cho các căn cứ này, Việt Nam vẫn có khả năng mở lại các đòn đột kích liên miên để xóa sổ chúng khỏi vai trò quân sự. Trong tình huống đó, Việt Nam có đủ lợi thế để phong tỏa tàu dầu và các tàu vận tải Trung Quốc qua lại eo biển mallacca. Cuộc chiến kéo dài, Trung Quốc sẽ hết dầu để đổ cho các phương tiện chiến tranh cơ giới.

Phần còn lại của thế giới về cơ bản sẽ ngồi im và nghe ngóng. Châu Phi, Nam Mỹ sẽ ngồi xem phim. Asean sẽ phản đối bằng mồm và ngồi im quan sát. Nước Nga sẽ nghe ngóng và ngồi im. Châu Âu sẽ phản đối chiến tranh và tiến hành cấm vận Trung Quốc. Việt Nam cũng chỉ cần thế để tiến hành một cuộc chiến tự vệ kéo dài.

Kết cục của cuộc chiến

Miền Bắc Việt Nam sẽ phải gánh chịu tổn hại nặng nề. Hà Nội, Hải Phòng và một loạt đô thị lớn sẽ biến thành gạch vụn. Hầu hết các nhà máy điện, năng lượng, các đập thủy điện và các cơ sở kinh tế chính ở miền Bắc sẽ bị hủy diệt. Tổn thất nhân mạng ước tính từ 3 - 5 tr người. Tổng thiệt hại có thể lên tới 100 tỷ USD và nhiều hơn.

Trung Quốc sẽ tổn thất ở Việt nam ít nhất 200 nghìn quân, số bị thương có thể lên tới 1 tr lính nếu cuộc chiến kéo dài. Hạm đội Trung Quốc sẽ tổn thất khoảng 1/3 do phải chiến đấu ở vùng chiến trường thuộc lợi thế đối phương. Không quân Trung Quốc cũng sẽ mất từ 500 - 1000 máy bay các loại. Tuy nhiên, những gì diễn ra sau đó trong lòng Trung Hoa mới là cơn ác mộng.

Việt nam sẽ bị tổn hại nặng nề, nhưng nó sẽ thoát khỏi cái bóng Trung Quốc một lần và mãi mãi. Quỹ đạo Việt Nam sẽ gắn với phương tây và không thể quay đầu. Người Việt sẽ mất ít nhất 1 thế hệ để xây dựng lại những gì đã mất nhưng tương lai sẽ là thịnh vượng và tự do.

Ngược lại, cuộc chiến sa lầy nặng tại Việt nam, dòng thương mại bị phong tỏa và cuộc chiến cấm vận của phương Tây sau chiến tranh sẽ khiến Trung Quốc sụp đổ. Khi kinh tế đói kém và hoảng loạn lan tràn, sự chia tách ly khai của Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Đài Loan sẽ tuyên bố độc lập khi Trung Quốc sa lầy và không còn rảnh tay bóp cổ Đài Loan. Người Tân Cương cũng sẽ tận dụng sự rối ren. Tây Tạng cũng sẽ là một lò lửa mới. Ấn độ sẽ nghe ngóng để đoạt lại vùng biên giới giáp hymalaya. Kịch bản tồi tệ nhất là Trung Quốc có thể bị tách làm ba sau các cuộc nội chiến kéo dài. Trung Quốc sẽ mất 50 năm và có thể nhiều hơn để vãn hồi những gì đã mất. Nhưng giấc mộng Trung Hoa thì vĩnh viễn sụp đổ.

Do không thể đối mặt với một cuộc chiến kéo dài, cả Trung Quốc và Việt Nam rồi sẽ phải ngồi vào đàm phán sau 6 tháng chiến tranh. Cuộc chiến sẽ để lại nghi kỵ kéo dài và hậu quả thảm khốc cho cả hai bên tham chiến.

Do tính khốc liệt và mức tổn hại kinh khủng của nó, một cuộc chiến tổng lực Việt Trung là cuộc chiến cả hai phía cùng thua. Do đó, đây là một kịch bản có khả năng thấp nhất trong xung đột hai nước. Thay vì thế, cả hai phía sẽ đối mặt với một cuộc chiến có khả năng lớn hơn nhiều: Cuộc xung đột cục bộ tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa trên biển đông.

Do cuộc chiến cục bộ tại Biển Đông sẽ gắn rất chặt chẽ với chiến lược phát triển quốc phòng của Việt nam trong tương lai, anh Lãng sẽ bàn riêng về cuộc chiến này và các giải pháp phòng thủ chiến lược của Việt nam trong bài viết ở phần kế tiếp.

Chúng ta quay lại với một nguy cơ lớn:

MỐI ĐE DỌA HẠT NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Trung Quốc hiện có không dưới 500 đơn vị vũ khí hạt nhân, Việt Nam không có.

Trung Quốc hiện có không dưới 200 máy bay có thể oach tạc bằng vũ khí hạt nhân, Việt nam không.

Trung Quốc hiện có 2000 tên lửa đạn đạo, hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, Việt Nam không.

Điều gì sẽ diễn ra nếu Trung Quốc giã vào tất cả các thành phố lớn của Việt Nam mỗi nơi một đầu đạn nhiệt hạch? Tất nhiên, đó sẽ là mùa đông hạt nhân.

Việt Nam có giải pháp nào khi không có gì trong tay để trả đũa và tự vệ.

Lời giải đến với chúng ta từ lịch sử.

Năm 1952, liên quân Trung Quốc choảng nhau chí tử với liên quân do Mỹ dẫn đầu ở Triều Tiên. Trung Quốc chết trận hơn 1 tr người, tổn thất của Mỹ và đồng minh là hơn 50 nghìn lính. Cuộc chiến đã dẫn đến kết quả tách đôi Triều Tiên và đẩy Mỹ và Trung Quốc vào vị thế của những kẻ thù cốt tử. Thực trạng ấy giữ nguyên cho đến năm 1969, khi đó Mỹ vẫn là kẻ tử thù của Trung Quốc và nhiều nước cộng sản.

Cũng trong năm 1969, Mao Trạch Đông xua lính lấn chiếm lãnh thổ Liên Xô. Lúc này đang ở đỉnh cao về quân sự, người Nga nhanh chóng đáp trả và hất cẳng toàn bộ bộ binh Trung Quốc về bên kia biên giới. Nga sau đó tập hợp một đạo quân ở vùng viễn đông lên tới 400 nghìn lính chính quy và trên 12000 xe tăng, khoảng 7 nghìn máy bay các loại. Đạo quân này được đánh giá là quân đội PLA hiện nay vẫn không phải là đối thủ. Nhưng nguy cơ hủy diệt của Trung Quốc không nằm ở đạo quân này. Liên Xô, quốc gia lúc đó có hơn 20 nghìn đầu đạn hạt nhân, đã lên kế hoạch về một cuộc tấn công hạt nhân ồ ạt vào lãnh thổ Trung Quốc bằng tên lửa tầm trung. Vào năm 1969, Trung Quốc có trong tay không nhiều hơn vài chục đơn vị vũ khí hạt nhân (vụ thử đầu tiên của Trung Quốc là vào năm 1964) với phương tiện mang phóng rất hạn chế, và người Nga đánh giá thiệt hại do khả năng trả đũa của Trung Quốc nằm trong phạm vi kiểm soát. Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái A. A. Grecho và trợ lý Bộ trưởng, Nguyên soái V. I. Chuikov đã cho soạn thảo một kế hoạch tấn công hạt nhân ồ ạt tất cả các thành phố và căn cứ quân sự chính của Trung Quốc. Liên Xô có thừa đầu đạn cho kế hoạch của mình, đối phương cũng gần như không có gì trong tay, nhưng Liên Xô đã bị chặn lại, không phải bởi Trung Quốc mà vì nước Mỹ.

Kể từ khi vũ khí hạt nhân ra đời, nó chỉ được sử dụng duy nhất một lần trong chiến tranh thế giới lần 2. Thứ vũ khí này là phương tiện hủy diệt kinh khủng nhất mà loài người sáng tạo ra. Nước Mỹ đã sử dụng nó trong bối cảnh cả thế giới không ai ngoài Mỹ có. Năm 1969 năng lực răn đe hạt nhân Xô Mỹ là khá cân bằng, cả hai phía đều có thể hủy diệt và gây tổn hại nặng cho nhau. Trung Quốc mới góp mặt trong cuộc chơi hạt nhân và có năng lực không hơn gì Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên hiện nay là mấy. Liên Xô, với lãnh thổ 17 tr km2, vùng lãnh thổ trọng yếu phía Tây nằm ngoài năng lực tấn công của Trung Quốc hầu như không đếm xỉa đến vài chục đầu đạn hạt nhân của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên trạng thái cân bằng hạt nhân thế giới lúc đó được thiết lập trên quy tắc: Không ai được dùng vũ khí hạt nhân trước. Khi Brezhnev thăm dò ý kiến của Mỹ về khả năng tấn công hạt nhân của Liên Xô đối với Trung Quốc, nước Mỹ đã đưa ra một phản ứng cực mạnh và tức thời: Mỹ lên kế hoạch và thông báo sẽ tấn công 130 thành phố của Liên Xô bằng vũ khí hạt nhân nếu phát hiện tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân của Liên Xô rời bệ phóng.

Nhận được tin này qua đường tình báo và ngoại giao, Tổng bí thư ĐCS Liên Xô Brezhev thốt lên đầy cay đắng: "Bọn khốn kiếp đó (Mỹ) đã bán đứng chúng ta". Kế hoạch tấn công hạt nhân của Liên Xô nhằm hủy diệt Trung Quốc được xếp vào ngăn kéo.

Mỹ yêu Trung Quốc chăng? Chuyện cổ tích thời đại vì năm 1969 Mỹ Trung còn gằm ghè sau cuộc chiến chí tử tại Triều Tiên. Nước Mỹ của tự do càng không thể ưa nổi Mao của đại cách mạng văn hóa và đại nhảy vọt. Tuy nhiên, nước Mỹ đã đe dọa tấn công Liên Xô vì chính an toàn nước Mỹ.

Nếu một quốc gia có vũ khí hạt nhân tùy ý phóng tên lửa hủy diệt một quốc gia khác ngày hôm nay, không có gì đảm bảo ngày mai tên lửa đó không quay đầu hươngs về nước Mỹ. Với tư cách là một đại cường, Mỹ chặn nguy cơ ấy lại vì chính sự sinh tồn của Mỹ chứ không phải vì Trung Quốc.

Năm 2015, trong phương án tấn công tối mật của Mỹ về một cuộc đại chiến thế giới lần 3, hơn 1000 thành phố, căn cứ quân sự và các mục tiêu trọng yếu của Trung quốc đã nằm sẵn trong một phương án tấn công hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân của Mỹ (Wiki leak rồi sẽ tiết lộ phương án này). Do đó, người Việt Nam có thể yên tâm, sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công chỉ nằm trong giấc mơ đêm trước tận thế của người Trung Quốc. http://langlanhtu.blogspot.com/2015/08/nguy-co-chien-tranh-viet-trung-va-chien_12.html