Trung Quốc có thể đánh phủ đầu Nhật Bản, là nội dung mà tác giả Kyle Mizokami đặt ra trên trang National Interest, trong bối cảnh căng thẳng trên biển Hoa Đông giữa TQ với Nhật, khiến lo ngại sẽ xảy ra một cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước này.
Hai đối thủ lịch sử này chưa đánh nhau trận nào từ năm 1945, phần nào vì TQ không thể triển khai quân sự ra khỏi biên giới.
Đốm lửa có thể bùng phát thành đám cháy
Nhưng việc tăng chi quốc phòng suốt 20 năm qua đã cho phép Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) thay đổi đáng kể: nay có nhiều tàu chiến, máy bay hơn Nhật, và xem ra TQ có một lực lượng lớn, hiện đại nhằm thách thức quân Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương.
Dù khó xảy ra, nhưng khả năng hai nền kinh tế số 2 và số 3 thế giới đánh nhau là một viễn cảnh đáng sợ, và Mỹ cũng có thể bị lôi vào cuộc chiến này.
Có nhiều lý do để Trung Quốc đánh phủ đầu Nhật Bản: một sự cố nhỏ trên biển Hoa Đông vượt tầm kiểm soát.
TQ có thể quyết trả đũa, như trả thù việc thất trận hồi Chiến tranh Trung-Nhật 1894-1895, cùng những mất mát hồi Thế chiến 2.
Trong bất kỳ diễn biến nào, TQ cũng quyết định đã đến lúc xử lý vấn đề Nhật. Đảng cầm quyền Trung Quốc - CPC đã chỉ đạo PLA phải buộc Nhật chịu một thất bại nhục nhã, buộc Nhật phải rút về thế trung lập.
Hơn nữa, một chiến thắng quân sự sẽ làm kết thúc mối liên minh quân sự Mỹ-Nhật, và buộc Mỹ phải rút quân về đảo Guam.
Trung Quốc có thể khiến Nhật như cá nằm trên thớt?
Nhưng TQ đã dựng khả năng bao vây không-hải phận Đài Loan, tìm cách giảm thiểu khả năng phòng thủ của Đài Loan, cô lập lãnh đạo Đài Loan, hoặc bẽ gãy ý chí chiến đấu của người ta.
Khi khả năng của PLA tăng lên, những kế hoạch trên có thể áp dụng với một quốc gia lớn hơn, ở xa hơn, như Nhật.
PLA đã phân tích ưu-khuyết điểm của Nhật và của TQ, và dựng ra các kế hoạch cho một chiến dịch quân sự thần tốc.
Trước tiên: PLA sẽ mở đợt tấn công bất ngờ bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Mục tiêu là giảm thiểu khả năng phòng thủ của Nhật, khiến Nhật nằm trong tay TQ như “cá nằm trên thớt”.
Lực lượng chính thực hiện cuộc tấn công này là tên lửa đạo đạo gắn đầu đạn quy ước của Tập đoàn quân pháo số 2 TQ. Đơn vị này quản tất cả tên lửa tầm xa, gồm cả hành trình lẫn đạn đạo và đều có thể gắn đầu đạn quy ước hoặc hạt nhân.
Tiếp theo, đảo chính Nhật sẽ bị bao vây. Hải quân TQ (NPLA) sẽ tấn công mạn đông, tiêu diệt không-hải quân còn lại của Nhật vốn sẽ bị cắt đứt khỏi phần còn lại của thế giới. Hải quân Mỹ sẽ bị ngăn chặn từ xa bởi tên lửa đạn đạo chống hạm của TQ.
Trong số các cường quốc, Nhật dễ bị tổn thất vì bị bao vây. Một đảo quốc với nguồn tài nguyên ít ỏi và thiếu đất ruộng, sự tồn tại của Nhật hiện đại lệ thuộc việc bảo vệ các tuyến hàng hải, hàng không. Nhật nhập khẩu 60 % lương thực và 85 % năng lượng từ nước ngoài.
Khi quan hệ với thế giới bên ngoài của Nhật bị cắt, Tokyo không còn cách nào khác là phải đầu hàng TQ.
Mỹ sẽ phản ứng thế nào ?
Theo Hiệp định đồng hợp tác-an ninh Mỹ-Nhật, Mỹ sẽ phải bảo vệ đồng minh Nhật.
TQ không có nhiều lựa chọn tốt khi đối phó Mỹ. TQ có đủ hỏa lực cho một cuộc tấn công bất ngờ và một cuộc chiến ngắn ngày.
Nhưng nếu kéo dài, TQ cũng sẽ phạm sai lầm như khi Nhật quyết tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ hồi Thế chiến 2:
Dù TQ có gây tổn thất nặng cho quân Mỹ ở châu Á chăng nữa, Mỹ sẽ tiếp tục đưa tàu chiến, máy bay và bộ binh đến tăng viện cho các khu vực.
Theo , PLA cho rằng họ có đủ sức đánh quân Mỹ trong khu vực, sẽ buộc Mỹ kiếm cách giảm tổn thất, bỏ rơi Nhật và tìm cách cầu hòa với TQ.
Trong kịch bản này, TQ tránh đánh đảo Guam, với lý do đánh vào lãnh thổ Mỹ sẽ là một leo thang quân sự không cần thiết. Các nhà hoạch định quân sự TQ có thể không tấn công đảo Guam, tạo điều kiện cho Mỹ cầu hòa mà không bị mất mặt.
Trong bài phân tích 'Liệu xảy ra chiến tranh Trung - Nhật?', trang National Interest đặt ra giả thuyết như sau: Khi Trung Quốc (TQ) chuẩn bị đánh Nhật Bản, tàu ngầm Trung Quốc cắt cáp quang, mở màn giai đoạn đầu tiên của một cuộc tấn công Nhật, gồm tấn công mạng, chống lại toàn bộ xã hội Nhật.
Không gian mạng có khả năng phá rối đời sống dân sự và gây ra vài tổn thất. TQ sẽ nhắm vào dư luận để làm dân Nhật mất tinh thần.
Tin tặc của quân đội TQ tấn công ngân hàng, thị trường chứng khoán, hệ thống liên lạc, nhà máy điện, mạng lưới giao thông, cơ sở hậu cần nhằm phá hoại cuộc sống bình thường một cách tối đa có thể được. Các cuộc tấn công mạng có thể kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần.
Cũng trong giai đoạn này, tàu ngầm Trung Quốc cắt cáp quang dưới biển phục vụ mạng internet Nhật, khiến nước này bị mất liên lạc với thế giới. Cáp dưới biển khó kiểmt ra, nên việc phá hoại chỉ được phát hiện sau khi cuộc chiến kết thúc.
Một trong những trạng huống thú vị của giai đoạn tấn công mạng: một hoạt động bí mật, cho phép PLA tiếp tục vũ trang mà không bị tình báo Nhật chú ý.
Cùng lúc, chiến tranh điện tử sẽ được tiến hành, để che giấu hoạt động của tàu chiến, máy bay và dàn phóng tên lửa đặt trên bộ của TQ.
Các căn cứ tàu ngầm TQ có mục tiêu đánh chìm tàu ra vào các cảng Nhật, còn lực lượng đặc nhiệm trên bờ TQ xuất quân đánh hải quân Cục phòng vệ Nhật (MSDF) và dàn phóng gắn bánh xe đã nạp tên lửa hành trình và đạn đạo hướng tới bờ biển Nhật.
Bắt đầu cuộc chiến phủ đầu Nhật
Cuộc bao vây Nhật không bắt đầu trên biển, mà từ trên không: vũ khí chống vệ tinh của TQ -đội lốt các cuộc phóng vệ tinh-sẽ chĩa vào hệ thống thông tin và vệ tinh định vị của Nhật.
Chưa đầy một giờ sau khi bắt đầu cuộc chiến lớn, gồm phóng các tên lửa hành trình Đông Phong DF-10 và DF-20 từ trên xe cơ động và từ máy bay ném bom H-6K bay quanh TQ.
Với tầm bắn 2.500 km, độ chính xác tối đa 10 mét và gắn đầu đạn 500 kg, các tên lửa này là vũ khí tấn công phủ đầu lý tưởng của TQ.
Hệ thống phòng không Mỹ-Nhật bị quá tải, đối phó gần 200 tên lửa bay tới để tiêu diệt các tên lửa phòng thủ Chu-SAM và Patriot PAC-2.
Nhiều tên lửa hành trình TQ bị bắn rụng, nhưng chiều chiếc trúng mục tiêu là các bộ phóng tên lửa, các đơn vị đồn trú và trên chiến trường.
Dàn radar chống tên lửa đạn đạo AN/TPY-2 ở căn cứ tàu ngầm Kyogamisaki (ngoài Tokyo) và căn cứ Shariki ở Aomori đều bị đánh trong đợt tấn công thứ hai.
Các căn cứ hải quân và tàu chiến MSDF cũng bị trúng tên lửa hành trình. Các căn cứ này đã bị tình báo TQ nắm rõ, khiến họ có thể mau chóng báo tin về Bắc Kinh qua vệ tinh hoặc internet.
Các cuộc tấn công với tên lửa đánh các căn cứ không quân Cục phòng vệ Nhật: đạn phụ từ tên lửa DF-10 càn quét các đường băng, ghim chặt máy bay Mỹ-Nhật dưới đất, trong khi tên lửa đạn đạo DF-16 và DF-21 phóng từ Hoa lục tấn công các mục tiêu chiến lược trên toàn Nhật: bộ chỉ huy quân, cơ sở năng lượng, căn cứ không quân…
Các mục tiêu Mỹ cũng bị tấn công, gồm một mục tiêu quan trọng là tàu sân bay USS Ronald Reagan thuộc hạm đội 7.
Nếu chiếc tàu này không bị loại khỏi vòng chiến, nó sẽ truy lùng đặc nhiệm trên bờ của TQ và việc bao vây đường biển sẽ bị thất bại.
Lý tưởng nhất là TQ tấn công khi chiếc Reagan vào cảng, cho phép tên lửa “sát thủ tàu ngầm DF-21D tấn công.
TQ cũng đã cảnh cáo Mỹ: bất kỳ tàu sân bay nào gần Nhật sẽ bị tiêu diệt, cùng với 5.000 người Mỹ trên tàu.
Chỉ có một nhóm nhỏ bộ binh TQ tham gia cuộc tấn công Nhật: 4 tàu đổ bộ Type-071 đổ quân lên hai đảo Miyakojima và Ishigaki nhằm vô hiệu hóa tên lửa chống hạm.
Hai đảo này mau chóng rớt vào tay quân TQ, dù nhiều tàu TQ trúng tên lửa chống hạm Type 88.
Hai tàu đổ bộ khác cũng đổ quân lên quần đảo Sensaku (do Nhật kiểm soát nhưng TQ đòi chủ quyền và đặt tên Điếu Ngư) nhưng rút đi sau khi quay phim cảnh cắm cờ TQ.
Lúc này, không-hải lực Nhật-Mỹ đều bị tổn thất nặng, TQ bắt đầu bao vây Nhật. Đặc nhiệm trên bờ của NPLA lập một rào chắn giữa Nhật với thế giới. TQ tiếp tục nã tên lửa hành trình và đạn đạo, vào giao thông, lương thực và năng lượng, nhằm phá tan cuộc sống của dân Nhật.
Cách đánh này nhằm bẻ gãy ý chí chống TQ của chính phủ Nhật, trước khi TQ cạn tên lửa và lực lượng tăng viện Mỹ kéo đến. TQ sẽ khăng khăng chối, rằng họ không hề tấn công các mục tiêu phi quân sự.
Trần Trí (theo National Interest)
http://motthegioi.vn/ho-so-phan-tich/ky-2-gia-thuyet-tau-ngam-trung-quoc-cat-cap-quang-chuan-bi-danh-nhat-ban-202660.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét