Sau hơn một thập kỷ phát triển nóng, kinh tế Trung Quốc có như quả bom chỉ chực nổ?
Vậy đâu là nguyên do đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào tình thế lao đao? Ảnh: Economist |
Trong thời gian gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đang phát đi những tín hiệu không mấy khả quan.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê Trung Quốc, tuy sản lượng công nghiệp của nước này tăng 8,6% trong hai tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn kém xa so với mức kỳ vọng 9,5% của thị trường và là sản lượng tệ nhất tính từ tháng 4/2009.
Các phân khúc khác của nền kinh tế cũng gặp khó khăn. Tăng trưởng doanh số bất động sản chững lại ở tốc độ chậm nhất trong vòng 3 năm, nhích 11,8% trong hai tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, gây thất vọng đối với giới đầu tư khi chưa chạm mốc ước đoán 13,5%.
Hoạt động ảm đạm trên các sàn giao dịch bất động sản Trung Quốc. (Nguồn: CEIC, UBS) |
Các khoản đầu tư vào tài sản cố định – một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh tế - còn chuyển biến tệ hơn khi tăng vỏn vẹn 17,9% so với cùng kỳ, tỷ lệ thấp nhất trong vòng 11 năm.
Tình hình xuất khẩu của Đại lục trong tháng Hai cũng không mấy khởi sắc khi chỉ đạt 114 tỷ USD, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái, một trong những yếu tố khiến các nhà đầu tư Trung Quốc hoảng loạn.
Số liệu xuất khẩu của Trung Quốc gây thất vọng trong tháng Một. (Nguồn: CEIC, Standard Chartered) |
Thị trường tiêu dùng nội địa cũng không tiến triển hơn. Chỉ số giá tiêu dùng và sản xuất đã chững lại trong tháng Hai, với giá tiêu dùng trượt xuống 2% từ mốc 2,5% trong tháng Một, còn giá sản xuất tiếp tục giảm từ -1,6% trong tháng Một xuống còn -2% trong tháng Hai. Giá sản xuất đã liên tục trượt dốc trong 2 năm gần đây, làm nhiều nhà kinh tế lo ngại về tình trạng giảm phát nhãn tiền.
Cả giá sản xuất và giá tiêu dùng Trung Quốc cùng giảm trong hai tháng đầu năm.
Trong năm 2013, tăng trưởng GDP nước này chỉ đạt 7,7%, mức thấp nhất trong vòng 15 năm. Tình hình chưa có dấu hiệu được cải thiện khi Thủ tướng Lý Khắc Cường, trong một buổi họp Quốc hội, đã cảnh báo “nền kinh tế sẽ gặp nhiều trở ngại to lớn trong năm 2014”, đồng thời hạ mức tăng trưởng mục tiêu xuống chỉ còn 7,5%. Sau đó không lâu, số liệu thống kê của ngân hàng ANZ cho thấy tăng trưởng quý I của Trung Quốc chỉ dừng ở mốc 7%.
Dự báo tăng trưởng GDP trượt dốc của Trung Quốc. (Nguồn: Double Funds) |
Tuần trước, ngân hàng HSBC công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI của Trung Quốc ở mốc 49,6. Đây là con số đáng báo động vì chỉ khi PMI đạt trên 50 mới là dấu hiệu của hoạt động sản xuất được mở rộng. Dậm chân ở ngưỡng này, không những hoạt động sản xuất của Đại lục không được mở rộng, mà còn đang trên đà bị thu hẹp lại.
Tuần trước, ngân hàng HSBC công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI của Trung Quốc ở mốc 49,6. |
Vậy đâu là nguyên do đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào tình thế lao đao?
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến việc đầu tư quá mức nhưng không hiệu quả, dẫn đến tình trạng phát triển bong bóng, thổi phồng giá trị thực. Các dòng tiền được đổ ào ạt vào việc xây dựng cơ sở vật chất như đường xá, nhà xưởng, trang thiết bị góp phần đẩy giá trị tài sản cố định của Trung Quốc đi lên, nhưng tính hiệu quả của các dự án này khi đưa vào phục vụ sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng GDP vẫn là một câu hỏi lớn đối với các nhà hoạch định chính sách.
Nhìn vào bản chất, các mô hình kinh tế đã chỉ ra hai yếu tố tác động tới tăng trưởng GDP bình quân đầu người: Nguồn lực và tính hiệu quả.
“Nguồn lực” bao gồm lao động (ví dụ: tỷ lệ việc làm) và nguồn vốn (ví dụ: cơ sở vật chất phục vụ quá trình sản xuất như máy móc, nhà xưởng).
Nhưng trong dài hạn, tăng trưởng GDP đầu người không tăng khi “nguồn lực” tăng do các tài sản vật chất là có hạn, mà sẽ khởi sắc khi tính hiệu quả được cải thiện. Yếu tố phụ trợ mạnh mẽ nhất cho tính hiệu quả là cải tiến công nghệ - có khả năng phát triển vô hạn, theo lý thuyết của các mô hình kinh tế.
Kinh tế Trung Quốc hiện giờ được so sánh với Liên bang Xô Viết. Thời giữa thập niên 1950, khi đặt trên bàn so sánh với Mỹ, tính hiệu quả của nền kinh tế Liên bang bị đánh giá kém xa. Tỷ lệ tăng trưởng của USSR chỉ trông cậy chủ yếu vào “nguồn lực”, mà nguồn lực thì có hạn, nên lợi ích cận biên ngày càng giảm khi các mọi nguồn lực vật chất được huy động đến mức tối đa.
Trung Quốc cũng vậy. Con hổ châu Á có mức tăng trưởng kinh tế nhanh đến chóng mặt là do có khả năng huy động nhiều nguồn lực, minh chứng bằng tỷ lệ lao động có việc làm luôn trụ ở mức ổn định (tỷ lệ thất nghiệp trong khoảng 4,1% từ 2008 tới nay, theo số liệu của Trading Economics), hệ thống giáo dục được nâng cao (trong bảng xếp hạng học sinh giỏi quốc tế PISA 2012, học sinh ở Trung Quốc và Hongkong năm thứ hai liên tiếp giữ ngôi vô địch thế giới về toán học, khoa học và đọc hiểu) và lượng nguồn vốn đầu tư vào cơ sở vật chất nhảy vọt.
Dưới đây là bảng so sánh tỷ lệ đầu tư/GDP và tốc độ tăng trưởng GDP đầu người của từng quốc gia tính đến năm 2011. Các nước có tỷ lệ đầu tư cao thường có tốc độ tăng trưởng GDP đầu người cao, và ngược lại.
Tỷ lệ đầu tư/GDP và tốc độ tăng trưởng GDP đầu người của các quốc gia giai đoạn 1991 – 2011 (Nguồn: Ngân hàng Thế giới) |
Nhìn vào bảng có thể thấy, kể từ năm 1991, hầu hết các nước đang phát triển đều nằm ở phía trên bên phải với tỷ lệ đầu tư cùng kinh tế tăng trưởng, còn các nước đã phát triển nằm ở phía dưới góc trái khi nền kinh tế đã chạm mức bão hòa, cả tỷ lệ đầu tư cùng GDP đầu người tăng trưởng chậm hơn.
Riêng Trung Quốc là một trường hợp hiếm thấy với tỷ lệ đầu tư đứng ở mốc hơn 40% GDP, còn tăng trưởng GDP đầu người ở mức đáng ngưỡng mộ 9,5%. Việc Trung Quốc đứng ở phía trên đường trung bình cho thấy nền kinh tế nước này đạt mức năng suất theo tỷ lệ khá chuẩn.
Trong khi giai đoạn 2008 - 2011 là đỉnh cao, thì kinh tế Trung Quốc tuột dốc dần những năm sau đó. Năng suất và tính hiệu quả sa sút đáng kể, tăng trưởng GDP chỉ trông cậy chủ yếu vào “nguồn lực”, cụ thể ở đây là vốn đầu tư.
Trong khi tăng trưởng Đại lục rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 13 năm tại 7,7% trong năm 2013, tỷ lệ đầu tư lại nhảy vọt từ 48% GDP lên trên 54%, quãng tăng mạnh nhất kể từ năm 1993.
Một khi tỷ lệ đầu tư tăng trong nhiều năm nhưng tốc độ GDP không được cải thiện, điều này cho thấy các khoản đầu tư không những không phát huy được hiệu quả, ngược lại, nó còn gây hại khi thổi bùng lên bong bóng tài chính, đẩy ngành ngân hàng vào vòng nguy ngập như trường hợp của Indonesia trước năm 1997 hay Ireland và Croatia trước năm 2008.
Nguy hiểm hơn, cần hết sức thận trọng khi đầu tư liên tục tăng, còn tăng trưởng GDP lại giảm sút, kịch bản mà Trung Quốc hiện đang vướng phải, biểu thị bằng đường màu đỏ “rơi” tự do trong đồ thị dưới đây.
Tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc vẫn tăng, trong khi GDP đầu người không được cải thiện. (Nguồn: Ngân hàng Thế giới) |
Có thể lý giải hướng đi xuống của Trung Quốc bằng việc năng suất lao động giảm. Theo ước tính của tổ chức phân tích Conference Board của Mỹ, tăng trưởng năng suất lao động của Trung Quốc đã chậm dần từ 8,8% năm 2011 xuống 7,4% năm 2012 và dừng ở 7,1% năm 2013.
Tuy nhiên, nguyên nhân tiềm ẩn lớn nhất phải kể đến chính là tính bất hợp lý của việc sử dụng nguồn vốn.
Năm 2007, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố sẽ tiến hành các bước cải cách đối với một nền kinh tế “mất cân bằng, không bền vững và thiếu liên kết”. Nhưng sự chênh lệch chỉ càng gia tăng khi Bắc Kinh tung ra gói kích thích năm 2008 để thúc đẩy đầu tư giữa lúc thế giới chao đảo trong cuộc khủng hoảng tài chính.
Tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về sự chênh lệnh giữa tỷ lệ đầu tư của nước này so với các quốc gia khác trên thế giới, nhấn mạnh “giai đoạn thoái trào của vòng tuần hoàn đầu tư không chỉ tác động tiêu cực tới nền kinh tế nội địa, mà còn ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác và giá cả hàng hóa trên toàn cầu”.
Sau hơn một thập kỷ phát triển nóng, kinh tế Trung Quốc dường như một quả bom chỉ chực nổ.
Việc đầu tư quá mức nhưng không phát huy hiệu quả, lực cầu nội địa giảm sút và tỷ lệ nợ quá cao là ba nguyên nhân đã đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào tình thế khó khăn. Ảnh: Dave Simonds |
Tình hình xuất khẩu của Đại lục trong tháng Hai chỉ đạt 114 tỷ USD, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái, một trong những yếu tố khiến các nhà đầu tư Trung Quốc hoảng loạn.
Chỉ số giá tiêu dùng và sản xuất đã chững lại trong tháng Hai, với giá tiêu dùng trượt xuống 2% từ mốc 2,5% trong tháng Một, còn giá sản xuất tiếp tục giảm từ -1,6% trong tháng Một xuống còn -2% trong tháng Hai. Giá sản xuất đã liên tục trượt dốc trong 2 năm gần đây, làm nhiều nhà kinh tế lo ngại về tình trạng giảm phát nhãn tiền.
Trong năm 2013, tăng trưởng GDP nước này chỉ đạt 7,7%, mức thấp nhất trong vòng 15 năm. Lường trước được những khó khăn trong năm 2014, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã hạ mức tăng trưởng mục tiêu xuống chỉ còn 7,5%. Tuy nhiên sau đó không lâu, số liệu thống kê của ngân hàng ANZ cho thấy tăng trưởng quý I của Trung Quốc chỉ dừng ở mốc 7%.
Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến nền kinh tế Trung Quốc lao đao làviệc đầu tư quá mức nhưng không hiệu quả, dẫn đến tình trạng phát triển bong bóng, thổi phồng giá trị thực.
Các dòng tiền được đổ ào ạt vào việc xây dựng cơ sở vật chất như đường xá, nhà xưởng, trang thiết bị góp phần đẩy giá trị tài sản cố định của Trung Quốc đi lên, nhưng tính hiệu quả của các dự án này khi đưa vào phục vụ sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng GDP vẫn là một câu hỏi lớn đối với các nhà hoạch định chính sách.
Nguyên nhân thứ hai ngoài chênh lệnh về tỷ lệ đầu tư là lực cầu nội địa giảm sút.
Trong những năm qua, Trung Quốc là một cường quốc về xuất khẩu, nước này đã vượt mặt Mỹ năm 2008 để trở thành nước có giá trị xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Nhưng Thủ tướng Lý Khắc Cường đã bày tỏ lo ngại khi thấy trong cơ cấu xuất khẩu, có quá nhiều nguồn tài nguyên được huy động để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ mục đích xuất ra ngoại quốc trong khi người dân trong nước hoàn toàn không có nhu cầu.
Tình trạng thặng dư thương mại vượt trội trong khi lực cầu trong nước ảm đạm là kết quả của chính sách điều động nguồn vốn từ hộ gia đình để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Hiện tỷ lệ tiêu dùng nội địa của nước này chỉ đứng tại 35% theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, con số này không có dấu hiệu chuyển biến trong 4 năm vừa qua, và chỉ nhỉnh hơn một nửa so với mức trung bình của toàn thế giới.
Để đạt được mục tiêu cân bằng nền kinh tế mà Quốc hội Trung Quốc đặt ra trong kỳ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 12, ít nhất cơ cấu tiêu dùng nội địa phải chiếm 50% GDP, có nghĩa là nếu tăng trưởng GDP ở mức 6 – 7% như hiện tại, ít nhất tăng trưởng tiêu dùng phải đứng ở mốc 10 – 11%/năm.
Đây là một nhiệm vụ khá khó khăn, nếu không muốn nói là không thể đạt được với điều kiện kinh tế thế giới khó khăn và đồng nhân dân tệ bị mất giá như hiện nay.
Để kích cầu tiêu dùng, không còn cách nào khác là phải tăng thu nhập bình quân hộ gia đình. Nhưng biện pháp này cũng có giá của nó. Hiện các nhà kinh tế đang lo ngại Trung Quốc bị mắc kẹt trong “bẫy thu nhập trung bình” – tình trạng trì trệ về kinh tế khi một quốc gia đã đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định do những lợi thế sẵn có (trong khoảng 5.000 – 10.000 USD/người), tốc độ tăng trưởng GDP/đầu người có nguy cơ chững lại tại mốc đó.
Theo số liệu của ngân hàng thế giới, tính đến cuối năm 2012, GDP/đầu người của Trung Quốc đứng ở mốc 6.091 USD/người, kết quả của xu hướng di dân từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm thu nhập cao hơn.
Tỷ lệ nhân công tài thành thị tăng dẫn đến tỷ lệ việc làm tại các thành phố Trung Quốc tăng trong giai đoạn 2008 – 2012. (Nguồn: MOHRSS) |
Chi phí nhân công tăng trong khi tính cạnh tranh về giá cả hàng hóa giảm xuống hoặc không đổi, khiến một mặt Trung Quốc khó có thể đối chọi với các nền kinh tế đã phát triển mạnh về công nghệ như Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc, mặt khác để mất thị phần xuất khẩu vào tay những nước có chi phí sản xuất rẻ hơn như Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia…
Yếu tố thứ ba làm chòng chành con thuyền kinh tế của Trung Quốc là tỷ lệ nợ của nền kinh tế đã lên đến mức báo động.
Các chính quyền địa phương Trung Quốc đã vay nợ rất nhiều sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nhằm duy trì mức tăng trưởng.
Tổng khoản nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc đang đứng 2,9 nghìn tỷ USD, tăng 70% so với 3 năm trước, theo số liệu của chính phủ công bố.
Hồi tháng Bảy năm ngoái, Cơ quan Kiểm toán Quốc gia nước này đã thống kê các khoản nợ tồn ở cấp địa phương. Kết quả cho thấy nhiều tỉnh đang trang trải các khoản nợ cũ bằng các khoản nợ mới, tạo ra tình trạng “nợ chồng nợ”.
Hiện Trung Quốc có tổng nợ chính phủ chiếm chừng 58% tổng sản lượng kinh tế, gần như đã tăng gấp đôi trong hơn hai năm qua, đây là tốc độ bành trướng cần phải cảnh giác, Kiểm toán Quốc gia nhấn mạnh.
Tăng trưởng tín dụng Trung Quốc có dấu hiệu đi xuống từ năm 2011. |
Đến 80% lượng nợ địa phương đang được các ngân hàng nắm giữ, kéo theo lợi nhuận hệ thống ngân hàng sụt giảm và tỷ lệ nợ khó đòi gia tăng. Tổng số nợ xấu của ngành ngân hàng Trung Quốc trong năm 2013 đã chạm mốc 540 tỷ NDT, tăng 47 tỷ NDT so với hồi đầu năm 2012.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, họ thường được ưu tiên khi vay nợ của các ngân hàng quốc doanh, và vì cả hai đều thuộc sở hữu của Đảng cộng sản, nên tiền cho vay cũng chẳng khác gì lấy từ tay phải chuyển sang tay trái, nếu khó khăn không trả được nợ thì thôi… bỏ qua.
Tình trạng này đã tạo nên xu hướng “ỉ lại” trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, do họ được “bao cấp” và chính phủ chống lưng ngay cả khi làm ăn thua lỗ.
Ngoài ra, thị trường trái phiếu Trung Quốc mới phát triển còn cho phép các công ty nhà nước phát hành trái phiếu chào bán ngoài công chúng để tự huy động tín dụng, góp phần đẩy lượng nợ trong nền kinh tế leo dốc theo cấp số nhân.
Nhưng khoản nợ trong ngân hàng Trung Quốc không đáng lo bằng lượng nợ trong tay các quỹ tín thác hoạt động tự do. Các quỹ này là một phần trong hệ thống “ngân hàng ngầm” của Trung Quốc, khi họ có thể huy động vốn và cho vay mà không phải tuân theo luật lệ ngân hàng bình thường.
Những công ty tư nhân có xếp hạng tín dụng kém thường gặp nhiều khó khăn trong việc vay tiền từ ngân hàng, nên họ phải tìm tới các quỹ tín thác như vậy. Tổng số nợ mà các quỹ tín thác cho vay năm nay đã lên tới 750 tỷ USD, 1/3 trong số đó đáo hạn vào năm nay, trong khi hàng loạt công ty Trung Quốc đang đứng trên bờ vực phá sản, khó có cơ hội thanh toán.
Tóm lại, việc đầu tư quá mức nhưng không phát huy hiệu quả, lực cầu nội địa giảm sút và tỷ lệ nợ quá cao là ba nguyên nhân đã đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào tình thế khó khăn.
Với phạm vi giao dịch thương mại rộng lớn như hiện tại, tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tiềm ẩn này sẽ vượt qua biên giới Trung Quốc để ảnh hưởng tới hệ thống kinh tế toàn cầu.
(Theo BizLive)
http://baodatviet.vn/kinh-te/kinh-te-trung-quoc-qua-bom-cho-no-phan-2-3030643/