(Dân Việt) - Chiến lược “Phòng thủ bờ biển” Trung Quốc hoàn toàn mang tính tự vệ, dự phòng, đóng vai trò thứ yếu trong một cuộc chiến tranh và có tính chất "nếu như..." trong tương lai chiến tranh và xung đột khu vực.
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của quân đội Trung Quốc (TQ), đặc biệt là lực lượng hải quân, cùng với những tranh chấp về chủ quyền trên biển ngày càng gia tăng đã đặt cho các nhà phân tích chiến lược quân sự những vấn đề khá phức tạp về tư duy hải dương của TQ.
Từ bờ biển đến khơi xa
Tư tưởng chiến lược của hải quân TQ trước đây tập trung "Phòng thủ bờ biển" lục địa với các kế hoạch phòng thủ ven bờ và bờ biển chống lại một cuộc tấn công xâm lược trên đất liền. Cụ thể, chiến lược Phòng thủ bờ biển đặt mục tiêu chống lại lực lượng tấn công đổ bộ bờ biển từ Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Xô viết.
Những tàu hộ tống tên lửa của hải quân Trung Quốc
|
Do đó, chiến lược “Phòng thủ bờ biển” TQ hoàn toàn mang tính tự vệ, dự phòng, đóng vai trò thứ yếu trong một cuộc chiến tranh và có tính chất "nếu như..." trong tương lai chiến tranh và xung đột khu vực.
Đến năm 1985, Bắc Kinh có thể tin tưởng chắc chắn rằng một cuộc xâm lược hay chiến tranh trên đất liền từ phía Liên bang Xô viết là không thể xảy ra. Cùng lúc, các nhà chiến lược quân sự TQ đã có những thay đổi lớn trong quan điểm về chiến trường và lực lượng hải quân trên biển lớn. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hiện đại cũng cho phép hải quân TQ có thể tin tưởng vào khả năng bảo vệ chắc chắn được những lợi ích của TQ trên đại dương khi thực hiện chính sáchkinh tế hải dương.
Đưa chiến lược "Phòng thủ ngoài khơi xa" vào thực tế cũng phù hợp với những ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế của TQ. Tập trung vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế TQ và triển khai những kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên hải dương, nguồn dự trữ thực phẩm và năng lượng dồi dào trong sự phát triển của tương lai TQ ngày càng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chính sách kinh tế chính trị của Đặng Tiểu Bình.
Ngoài ra, yêu cầu cấp thiết mang tính sống còn là phải tăng cường chiều sâu tuyến phòng thủ vùng duyên hải và bờ biển của TQ, nếu tính đến những chuyển dịch của các trung tâm kinh tế từ chỗ nằm sâu trong trung tâm lục địa đang từng bước chuyển dần ra vùng biển phía đông của TQ.
Cuối cùng "Phòng thủ ngoài khơi xa" và sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược của hải quân TQ ra các vùng nước có ảnh hường trùng với sự tăng cường tìm kiếm, thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên trên các vùng biển quốc tế, những vấn đề gắn liền với quan điểm chủ quyền của Trung Quốc trên những vùng nước lãnh hải, đồng thời là đối phó với những tranh chấp, đòi hỏi chủ quyền của các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Phòng thủ ngoài khơi xa là gì?
Tiếp dầu trên không của không quân Trung quốc
|
Theo ý nghĩa của cụm từ "Phòng thủ ngoài khơi xa" đơn giản là một quan điểm tư duy chiến lược, định hướng cho lực lượng hải quân TQ cần phải sẵn sàng thực hiện ba nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong "Giai đoạn mới". Ba nhiệm vụ chiến lược trọng tâm bao gồm: Ngăn chặn những kẻ thù tiềm năng trong giới hạn cho phép và sẵn sàng đánh trả những hoạt động tấn công từ phía biển; Bảo vệ những vùng nước có tuyên bố chủ quyền của TQ; Bảo vệ sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cũng nhưng quyền lợi của quốc gia trên biển.
Khi quan điểm tư duy chiến lược “Phòng thủ ngoài khơi xa” được đưa ra vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, lực lượng Hải quân TQ đã tiến hành rất nhiều cuộc thảo luận và tiến hành vô số các cuộc nghiên cứu đánh giá tình hình trên các vùng biển để xác định, tầm xa khơi của “Phòng thủ ngoài khơi xa" có thể đạt được. Rất nhiều cuộc hội thảo nội bộ của hải quân được tiến hành từ quan điểm gắn liền với các vùng địa lý.
Ngoài ra, các sĩ quan của hải quân TQ thường giải thích với báo chí nước ngoài về nội dung của chiến lược "Phòng thủ ngoài khơi xa" gắn liền với quyền của TQ nhằm bảo vệ trong khu vực đặc quyền kinh tế, hoàn toàn mơ hồ và lẫn lộn giữa khái niệm giới hạn đặc quyền kinh tế 200-nm EEZ và chủ quyền của TQ đang đòi hỏi nói chung.
Nói rõ ràng, từ bất cứ góc nhìn nào, tư tưởng chiến lược "Phòng thủ ngoài khơi xa" đã có tầm bao quát vượt ra ngoài các vấn đề giới hạn về địa lý hoặc phạm vi địa lý. Những nghiên cứu kỹ lưỡng và cụ thể trên nhưng hành động cho thấy rằng, ngày hôm nay, thuật ngữ "phòng thủ ngoài khơi" không bao hàm bất kỳ giới hạn hoặc ranh giới địa lý. Các ranh giới không xuất hiện cho đến ngày nay, trên thực tế, trong bất kỳ những tuyên bố chính thức nào về giới hạn tối thiểu hoặc tối đa khoảng cách tính từ bờ biển đến đại dương được gắn liền với khái niệm "Phòng thủ ngoài khơi xa".
Theo những tính toán của Viện Khoa học quân sự QGPNDTQ, trong giai đoạn đến năm 1980, lực lượng hải quân thực hiện chiến lược phòng thủ bờ biển trong giới hạn khu vực đặc quyền kinh tế tính đến 200 dặm từ bờ biển. Theo sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình trong những năm 1980, “Phòng thủ ngoài khơi” của TQ bao gồm cả các biển Hoàng Hải, biển Đông Hải, biển Đông, quần đảo Trường Sa, vùng biển bên trong và bên ngoài của Đài Loan và quần đảo Ryukyu và khu vực biển Bắc Thái Bình Dương.
Nhưng, lực lượng Hải quân TQ sẽ vươn xa đến đâu với tư duy chiến lược "Phòng thủ ngoài khơi xa"? Theo các sĩ quan hải quân cao cấp của TQ và những ấn phẩm của hải quân, câu trả lời sẽ là: Tầm xa giới hạn tuyến phòng thủ của hải quân Trung Quốc phụ thuộc vào khả năng hoạt động của hải quân cho phép các cụm tàu hoạt động trên biển lớn và những yêu cầu cần thiết được yểm trợ và bảo vệ của đất nước TQ.
Đô đốc hải quân Liu Huaqing tư lệnh trưởng của Lực lượng hải quân TQ (PLAN) những năm 1982-1988 và phó chủ tịch sau này của Ủy ban quân sự trung ương (1989-1997). Liu và những người khác được xác định rõ ràng nhiệm vụ chiến lược (Hồi ức của Liu Huaqing) (Bắc Kinh: Nhân dân Giải phóng Quân đội, 2004)] là chuỗi các đảo và quần đảo đầu tiên, hoặc giới hạn hiện tại các hoạt động tác chiến tiềm năng của hải quân tuyến thứ nhất, bao gồm các quần đảo Nhật Bản và các quần đảo của phía bắc và phía nam của Nhật Bản (các quần đảo sau các tranh chấp của TQ), các quần đảo thuộc vùng nước Hàn Quốc, Đài Loan, và Philipines.
Chuỗi đảo và quần đảo thứ hai, Liu đưa ra khái niệm tuyến phòng thủ chặt chẽ và đầy đủ trong phạm vi hoạt động tác chiến của hải quân trong tương lai, bao gồm chuỗi quần đảo có phạm vi từ quần đảo phía nam Nhật Bản đến Bonin và quần đảo Marshall, bao gồm cả Guam.
Những vành đai chiến lược
Khởi đầu, TQ sẽ nỗ lực toàn lực lượng để có thể có quyền kiểm soát vùng biển Hoàng Hải, Đông Hải và biển Đông. Ba vùng biển này nằm trong chuỗi quần đảo - vành đai phòng thủ thứ nhất của hải quân TQ thuộc Thái Bình Dương bao gồm cả các quần đảo Philippines và đảo Ryukyu. Một số các nhà phân tích Trung Quốc trong các bài viết công khai đã đưa vào chuỗi đảo thứ nhất này cả đảo Diego Garcia, căn cứ quân sự quan trọng của quân đội Mỹ trên Ấn Độ Dương, như một yếu tố trong vành đai phòng thủ chiến lược của bờ biển Trung Quốc.
Tuyến đường vành đai thứ 2 trong chiến lược Phòng thủ ngoài khơi xa bao gồm cả vùng biển Nhật Bản, biển Philippines và biển Indonesia, bao gồm Kuriles, Kokkaido, và quần đảo Marianas và Palau ở phía nam. Để ngăn chặn việc triển khai của lực lượng hải quân thù địch vào vùng biển phía tây Thái Bình Dương, các nhà hoạch định quân đội Trung Quốc đang tập trung vào mục tiêu ngăn chăn các tàu nổi hoạt động tầm xa và dài ngày (cụm tàu sân bay và các tàu tấn công chủ lực).
Trong quan điểm của Jiang Hong và Wei Yuejiang, tuyến quần đảo và đảo thứ 2 phải đi qua Guam - một trong những tiền đồn phía trước của quân đội Mỹ - và kết thúc ở Australia. Các nhà phân tích khác của Trung Quốc thì cho rằng đó là tuyến phòng thủ hải đảo thứ 3 - Guam. Một số các bản phân tích không chính thức khác đề cập đến chuỗi các đảo và quần đảo thứ 3 tập trung vào quần đảo Hawai và các căn cứ quân sự Mỹ, được coi là hậu phương chiến lược của lực lượng quân sự Hoa kỳ.
Theo Thế giới & Hội nhập
http://danviet.vn/88486p1c26/chien-luoc-phong-thu-tren-bien-cua-trung-quoc.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét