Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Chuyên gia Bắc Kinh: Hải quân Trung Quốc đã rất mạnh nhưng vẫn còn những nhược điểm này

Hải quân Trung Quốc có thể đứng thứ 2 thế giới nếu dựa trên số lượng tàu sân bay và các loại tàu chiến tối tân, chuyên gia Bắc Kinh cho biết.


Chuyên gia Bắc Kinh: Hải quân Trung Quốc đã rất mạnh nhưng vẫn còn những nhược điểm này

Vào ngày 23/4 vừa qua, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc duyệt binh nhân kỷ niệm 70 năm thành lập với sự tham dự của Chủ tịch Tập Cận Bình. Đây là cuộc duyệt binh lớn với sự tham gia của các tàu chiến đến từ 13 quốc gia khác như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v...
Nhận định về cuộc duyệt binh ngày 23/4, chuyên gia quân sự nổi tiếng Trung Quốc Ngụy Đông Húc cho rằng, với sự ra mắt của tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới, tàu sân bay Liêu Ninh và loạt vũ khí tối tân khác, Bắc Kinh đang muốn thông báo cũng như phô trương thành tựu hiện đại hóa của hải quân Trung Quốc trong những năm gần đây.
Ông này cho biết: "Hải quân Trung Quốc 70 năm qua đã đi từ không đến có, tất cả bắt đầu từ con số 0. Thời gian đầu số lượng tàu chiến lớn không nhiều, hải quân Trung Quốc phần lớn dựa vào lực lượng tàu phóng lôi, tàu chiến, tàu ngầm".
Ngụy Đông Húc cũng cho hay, cùng với sự phát triển của kinh tế và tăng cường sức mạnh quốc gia, Trung Quốc bắt đầu sản xuất tàu khu trục và tàu hộ tống nội địa với độ giãn nước ngày càng lớn nhưng chúng cũng rất hạn chế khi chỉ hoạt động ở vùng biển gần.
"Sau khi bước vào thế kỷ 21, đặc biệt trong 5-10 năm gần đây, sự phát triển của lực lượng hải quân Trung Quốc như bước vào đường cao tốc, nhóm tàu chiến chủ lực được nâng cấp như tàu khu trục lớp 055, tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay Liêu Ninh đều thuộc loại vũ khí thiết bị mang tính chiến lược. Những vũ khí này cho phép hải quân Trung Quốc đi từ ven biển tới các vùng biển sâu, biển xa... như tham gia hộ tống hàng hải ở Somalia hoặc tuần tra ở Ấn Độ Dương", Ngụy nói.
Tuy nhiên, ông này cho rằng, dù đã rất phát triển nhưng hải quân Trung Quốc vẫn còn nhược điểm cần khắc phục.
"Trước hết tiến trình hiện đại hóa cần tiếp tục tăng cường, để phát triển toàn diện, hải quân Trung Quốc có thể cần nhiều tàu sân bay hơn nữa, hai tàu sân bay hiện nay là không đủ, bởi vì tàu sân bay Trung Quốc hiện đều có cấu tạo hệ thống phóng kiểu nhảy cầu, gây hạn chế nhất định đến khối lượng bình nhiên liệu và đạn dược được trang bị trên máy bay của tàu sân bay...
Trong tương lai, hải quân Trung Quốc cần chế tạo tàu sân bay lớn hơn, tiên tiến hơn, không nên dùng hệ thống phóng kiểu nhảy cầu mà cần dùng hệ thống máy phóng [như các tàu sân bay Mỹ] cho phép máy bay trên tàu được mang thêm nhiên liệu và đạn dược. Như vậy, phạm vi tác chiến và cự ly tác chiến mới có thể được mở rộng", ông Ngụy Đông Húc nói.
Ngoài ra, chuyên gia Trung Quốc nhận định, tàu sân bay Trung Quốc cũng cần được trang bị nhiều thiết bị hơn như máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay cảnh báo sớm, đặc biệt cần tăng cường máy bay tàng hình.
"Đối với tàu sân bay, còn bộ phận quan trọng nữa là hệ thống động cơ, ví dụ hệ thống điện hạt nhân", Ngụy cho biết thêm.
"Bên cạnh đó, mặc dù có tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn nhưng những tàu này vẫn chưa có thiết kế hệ thống máy phóng... trong tương lai nếu được trang bị, sức mạnh hải quân ở vùng biển xa sẽ được tăng cường...", ông này khẳng định.
Đặc biệt, chuyên gia Trung Quốc cho hay, với sức mạnh hiện nay của hải quân Trung Quốc, không có nước nào có thể "trói buộc" Bắc Kinh ở chuỗi đảo thứ nhất, bởi nước này hiện đã có nhóm tác chiến tàu sân bay, tàu ngầm, tàu chiến tiên tiến.
"Chiến lược thọc sâu trên biển và không gian an ninh trên biển của Trung Quốc đã có thể bao trùm chuỗi đảo thứ nhất, có thể mở rộng sang Tây Thái Bình Dương", Ngụy Đông Húc cho rằng, đây là một tiến bộ rất lớn của hải quân Trung Quốc khiến các nước khác phải dè chừng.
Cuối cùng, xét về sức mạnh hải quân trên thế giới, Ngụy cho biết, Trung Quốc có thể đứng thứ hai thế giới nếu dựa trên số lượng tàu sân bay và các loại tàu chiến tối tân nhưng nếu xét từ sức mạnh tấn công hạt nhân và phạm vi răn đe hạt nhân trên biển thì hải quân Trung Quốc đứng thứ ba, sau Mỹ và Nga.

Tên lửa hành trình Tomahawk: "Át chủ bài" giúp Mỹ tránh đòn thua đau đớn trước Trung Quốc?

Trung Quốc hiện đang sở hữu một lợi thế hải quân được đánh giá là có khả năng đánh bại các tàu chiến Mỹ nếu xảy ra một cuộc đối đầu trên biển giữa hai nước.


Tên lửa hành trình Tomahawk: "Át chủ bài" giúp Mỹ tránh đòn thua đau đớn trước Trung Quốc?

Đối đầu hải quân Mỹ - Trung: Trung Quốc đang nắm "con Át chủ bài"?
Theo nhận định của nhiều chuyên gia trên tờ Business Insider, các tàu chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc (PLAN) có thể tấn công xa hơn tàu chiến Hải quân Mỹ và đây được đánh giá là khả năng sẽ "giữ vai trò quyết định" trong một cuộc xung đột tiềm ẩn trên biển giữa hai nước.
Trung Quốc hiện đang trang bị cho các tàu chiến mặt nước của họ các tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh với tầm bắn lớn hơn nhiều so với các tên lửa cận âm thời Chiến tranh Lạnh mà Hải quân Mỹ có trong kho vũ khí của mình.
Các tàu khu trục tiên tiến Type 052 và Type 055 của Hải quân Trung Quốc được trang bị loại tên lửa hành trình YJ-18 có tầm tấn công lên tới 540 km.
Trong khi đó, các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke và các tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Mỹ chỉ được biên chế tên lửa tầm ngắn, như tên lửa chống hạm Harpoon và SM-6 với khả năng tấn công hải đối hải khoảng 240 km.
Tên lửa hành trình Tomahawk: Át chủ bài giúp Mỹ tránh đòn thua đau đớn trước Trung Quốc? - Ảnh 1.
Nanchang - tàu khu trục Type 055 của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: TASS
"Đó là một khoảng cách rất lớn", Robert Haddick, cựu sĩ quan Thủy quân lục chiến đồng thời là nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Hàng không - Vũ trụ Mitchell chia sẻ với hãng tin Reuters trong tuần này. "Các khả năng của tên lửa chống hạm Trung Quốc vượt xa tên lửa của Mỹ về cả tầm bắn, tốc độ và hiệu suất cảm biến".
Một số chuyên gia khác thì cho rằng, các tên lửa của Mỹ và Trung Quốc đều có khả năng sống sót và sát thương như nhau nhưng xét về tầm bắn, tên lửa Trung Quốc chắc chắn có lợi thế hơn.
Tuy nhiên, ưu điểm vượt trội của Hải quân Mỹ lại chính là các khả năng của tên lửa mà lực lượng này sở hữu.
Các tàu khu trục Type 052 và Type 055 của PLAN, mỗi lớp tương ứng có 64 và 112 ống phóng thẳng đứng (VLS). Trong khi các tàu khu trục và tàu tuần dương của Hải quân Mỹ có hệ thống phóng tương ứng là 96 và 122 ống. Hơn nữa, lực lượng tàu chiến mặt nước Trung Quốc hiện không có nhiều phương tiện tấn công hạng nặng.
"Hệ thống phóng thẳng đứng của PLAN chỉ bằng khoảng 1/10 so với Hải quân Mỹ cho dù họ có số lượng tàu chiến mặt nước tương đương", Bryan Clark, cựu sĩ quan Hải quân và là chuyên gia về hải quân tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách phát biểu trên Business Insider.
Tuy nhiên, cũng theo Bryan Clark, khoảng cách này của PLAN có thể sẽ sớm được thu hẹp bởi Trung Quốc đang đầu tư nhiều nguồn lực hơn cho vũ khí tấn công.
Tomahawk phiên bản trên biển - cứu cánh của Hải quân Mỹ?
Trong một trận hải chiến tàu đối tàu thì tầm bắn, khả năng và năng lực tác chiến là những yếu tố giữ vai trò nòng cốt và dường như Trung Quốc đang giữ lợi thế trong ít nhất một, nếu không muốn nói là hai, yếu tố quyết định này.
Tên lửa hành trình Tomahawk: Át chủ bài giúp Mỹ tránh đòn thua đau đớn trước Trung Quốc? - Ảnh 3.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Bainbridge (DDG 96) lớp Arleigh Burke (phải) và tàu tuần dương USS Leyte Gulf (CG 55) lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ
Trong một kịch bản xung đột hải quân giả định mà mỗi bên đều trang bị chủng loại và số lượng tàu chiến tương tự, Mỹ chắc chắn sẽ có khả năng lớn hơn nhưng nếu phía Trung Quốc có thể tấn công ở tầm xa hơn thì khi đó các tên lửa trên tàu chiến Mỹ sẽ chẳng phát huy tác dụng nếu Trung Quốc khai hỏa trước, từ bên ngoài phạm vi phòng thủ của các tàu chiến Mỹ.
"Tàu chiến Mỹ có thể làm được gì để đáp trả?" Clark đặt câu hỏi. "Ở tầm tấn công mà chúng ta đang nói tới, thì chẳng làm được gì cả."
"Ngay bây giờ, chúng ta không có bất cứ thứ gì đạt tới tầm xa đó, và do vậy nhược điểm về tầm bắn sẽ "kết liễu" ưu thế. Bạn sẽ không bao giờ có được cơ hội khai thác lợi thế năng lực của mình. Khả năng tốt hơn cũng không đủ bù đắp nếu Trung Quốc phát động tấn công trước".
Tất nhiên, trong một cuộc xung đột ở quy mô lớn hơn, tổng sức mạnh vũ khí sẽ giúp Mỹ giành được lợi thế quân sự nhưng bất lợi về tầm bắn vẫn tiếp tục là một vấn đề nghiêm trọng. Đây là lý do tại sao Hải quân Mỹ đang cải tiến tên lửa hành trình Tomahawk thành biến thể tấn công trên biển. Đó chính là nỗ lực gia tăng tầm tấn công.
Clark giải thích: "Ý tưởng ở đây là nếu bạn sở hữu được tên lửa Tomahawk phiên bản tấn công trên biển thì bạn sẽ có thể đe dọa được Hải quân Trung Quốc ở các phạm vi mà lực lượng này có thể đe dọa bạn".

FBI: Trung Quốc là mối đe dọa nhiều tầng cho an ninh kinh tế Mỹ

Toàn bộ 56 cơ quan thuộc Cục Điều tra liên bang (FBI) đều xác nhận hoạt động do thám của Trung Quốc là “mối đe dọa nhiều tầng cho an ninh kinh tế Mỹ, và cho cả an ninh quốc gia”, theo tuyên bố của Giám đốc FBI Christopher Wray.


FBI: Trung Quốc là mối đe dọa nhiều tầng cho an ninh kinh tế Mỹ

Toàn bộ 56 cơ quan thuộc Cục Điều tra liên bang (FBI) đều xác nhận hoạt động do thám của Trung Quốc là “mối đe dọa nhiều tầng cho an ninh kinh tế Mỹ, và cho cả an ninh quốc gia”, theo tuyên bố của Giám đốc FBI Christopher Wray.
Ngày 26.4 (giờ Mỹ), ông Wray dự một hội thảo của Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR), một tổ chức nghiên cứu bất vụ lợi của Mỹ chuyên về chính sách đối ngoại của Mỹ và các vấn đề quốc tế. Ông chỉ ra “các mối đe dọa nhiều tầng” là Trung Quốc sử dụng các chiến thuật lén lút để vực dậy nền kinh tế của họ và giành lợi thế trước các nước khác.
Ông Wray nhắc lại cáo buộc lâu nay của Washington, rằng Bắc Kinh sử dụng các chiến thuật lén lút như “ăn cắp” quyền sở hữu trí tuệ để giành lợi thế kinh tế: “Nói thẳng ra, xem ra Trung Quốc quyết tâm ăn cắp để vượt lên cao, để chúng ta chịu thiệt hại. Mà Mỹ không là đối tượng duy nhất để họ ăn cắp. Họ có chiến lược, có kế hoạch chính thức thực hiện trong 5 năm để giành ưu thế tối thượng ở nhiều lĩnh vực nhạy cảm”.
Ông Wray nhấn mạnh: “Để đạt mục tiêu, họ dùng nhiều giải pháp phi truyền thống, kết hợp những thứ như đầu tư nước ngoài và mua lại công ty, xâm nhập mạng. Chính quyền Trung Quốc có tầm nhìn dài hạn, có lẽ là một tuyên bố ngầm, biến tầm nhìn này thành một hình thức nghệ thuật. Họ có tính toán, rất tập trung, kiên nhẫn và bền bỉ”.
Chính phủ Mỹ thời Tổng thống Donald Trump đã liên tục chỉ trích các chính sách thương mại của Trung Quốc. Theo Newsweek, ông Trump cùng các trợ lý đã chỉ trích chính phủ Trung Quốc có quan hệ thân cận với các công ty tư nhân, và cáo buộc Bắc Kinh “chống lưng” cho các nỗ lực do thám các đối thủ cạnh tranh của các công ty tư nhân này.
Hồi tháng 7.2018, khi áp mức thuế trừng phạt trị giá 250 tỉ USD lên các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, Tổng thống Mỹ đã dẫn việc Trung Quốc “ăn cắp” quyền sở hữu trí tuệ, buộc các công ty Mỹ làm ăn ở Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc, đồng thời đòi Trung Quốc phải ngưng trợ cấp cho các công ty, tập đoàn nhà nước, điều đã khiến các công ty Mỹ bị kém sức cạnh tranh với các công ty Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc phủ nhận rằng Bắc Kinh không “ăn cắp”, không gây sức ép để các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ và các bí mật thương mại. 
Trung Quốc cũng áp mức thuế trả đũa trị giá 110 tỉ USD lên hàng hóa Mỹ.
Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới kéo dài, gây tốn kém hàng tỉ USD, làm rúng động thị trường tài chính thế giới và gây đình trệ cho nguồn cung ứng hàng hóa.
Cuộc đàm phán Mỹ-Trung sẽ được nối lại từ ngày 30.4 ở Bắc Kinh và ngày 8.5 ở Washington, nhằm kết thúc cuộc chiến thương mại này. 
Người phát ngôn Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói các cuộc đàm phán đã đạt được vài tiến bộ.

Vì sao Mỹ gọi tàu ngầm Poseidon của Nga là vũ khí của ngày tận thế?

Di chuyển gần như không có giới hạn và Poseidon có thể vượt qua tất cả các khu vực phòng thủ của đối phương.


Vì sao Mỹ gọi tàu ngầm Poseidon của Nga là vũ khí của ngày tận thế?

Tàu ngầm - ngư lôi tự hành Poseidon đầu tiên được hạ thủy, hệ thống này sẽ được Hải quân Nga trang bị vào hai năm nữa.
Trong cuộc trao đổi với báo Sputnik, nhà phân tích chính trị quân sự Andrey Koshkin lưu ý đến các tính năng kỹ thuật khiến cho loại vũ khí này trở nên bất khả xâm phạm.
Vì sao Mỹ gọi tàu ngầm Poseidon của Nga là vũ khí của ngày tận thế? - Ảnh 1.
Tàu ngầm đặc nhiệm đa năng Belgorod
Tàu ngầm hạt nhân Belgorod, sẽ là tàu thử nghiệm đầu tiên của hệ thống không người lái Poseidon, đã được hạ thủy tại Sevmash.
Do tính bí mật đặc biệt của dự án, các nhà báo đã bị cấm quay phim chụp ảnh chiếc tàu ngầm Belgorod.
Vì sao Mỹ gọi tàu ngầm Poseidon của Nga là vũ khí của ngày tận thế? - Ảnh 2.
Thử nghiệm vũ khí Poseidon
"Trong vòng hai năm nữa, tàu ngầm Belgorod và vũ khí Poseidon không người lái sẽ trải qua các cuộc thử nghiệm chung. Vào thời điểm 2020-2021, toàn bộ hệ thống được Hải quân Nga lên kế hoạch đưa vào trang bị", một nguồn tin cho trang báo Nga hay.
Lần đầu tiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói đến loại vũ khí này là vào năm ngoái, khi đó ông đề cập về việc phát triển phương tiện không người lái mới hoạt động dưới nước có khả năng di chuyển ở độ sâu rất lớn và tốc độ cao.
Theo nhà lãnh đạo Nga, những tàu ngầm tự động như vậy có thể mang theo đầu đạn thông thường và hạt nhân, cho phép tấn công các nhóm tàu ​​sân bay, công sự phòng thủ ven biển và cơ sở hạ tầng.
Vì sao Mỹ gọi tàu ngầm Poseidon của Nga là vũ khí của ngày tận thế? - Ảnh 3.
Hệ thống Poseidon là một loại vũ khí - phương tiện chiến đấu độc đáo, uy lực mạnh
Tàu ngầm hạt nhân đa năng Belgorod (là tàu thử nghiệm hệ thống Poseidon), phương tiện chiến đấu thuộc Dự án 949A "Antey" (tương tự như tàu ngầm "Kursk"), được thiết kế lại dành riêng cho Poseidon.
Ông Andrey Koshkin - nhà khoa học chính trị quân sự, trưởng Khoa khoa học chính trị - xã hội học trường Đại học kinh tế Plekhanov, đã nói về các tính năng loại vũ khí răn đe mới của Nga.
Poseidon là vũ khí độc đáo với các đặc tính kỹ chiến thuật mà không loại phương tiện không người lái dưới nước nào thuộc loại này có được.
Thiết bị có khả năng hoạt động ở độ sâu hơn một km, di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 200 km mỗi giờ, công suất đầu đạn năng lượng nguyên tử đạt tới 2 megaton.
Di chuyển gần như không có giới hạn và tất nhiên, Poseidon có thể vượt qua tất cả các khu vực phòng thủ của đối phương.
Poseidon cũng có thể hoạt động ở chế độ “ngủ đông”, sau đó được kích hoạt và tấn công. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia đánh giá vũ khí Mỹ đã gọi Poseidon là vũ khí của ngày tận thế, khi có thể làm cho lực lượng Hải quân của nước bị vô hiệu hóa và bờ biển Mỹ hầu như không thể bảo vệ mình trước sức mạnh tấn công", - ông Andrey Koshkin nhận định.

Hải quân Nga đã suy yếu tới mức không tưởng? - Thảm cảnh và "Lời nói dối"

Theo các chuyên gia độc lập, Hải quân Nga hiện không có đủ khả năng hỗ trợ trong cuộc chiến tranh mà Tổng thống Putin đã nhiều lần cảnh báo sắp xảy ra.


Hải quân Nga đã suy yếu tới mức không tưởng? - Thảm cảnh và "Lời nói dối"

ứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman đã gọi tàu sân bay Mỹ được triển khai ở Địa Trung Hải là một tín hiệu gửi tới Moscow. Ảnh: Hải quân Mỹ
Tình trạng thực sự của Hải quân Nga còn bộc lộ nhiều hơn thông qua lời đáp trả của Bộ Ngoại giao nước này về sự xuất hiện gần đây của hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ ở Địa Trung Hải.
Theo Đại sứ Mỹ tại Nga John Huntsman, mỗi nhóm tàu này đại diện cho “chính sách ngoại giao 100.000 tấn”.
Moscow thậm chí không thể dùng chiếc tàu sân bay duy nhất của mình để đối phó với màn biểu dương lực lượng này của Mỹ, bởi tàu Admiral Kuznetsov hiện nay đang trong quá trình sửa chữa và nâng cấp.
Tương tự như vậy, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabov cũng không thể làm gì nhiều ngoài việc tỏ ra lấy làm tiếc khi “đại diện Mỹ tại Nga đã nói ra những lời như vậy”.
Rõ ràng, vị thế của VMF hiện nay không thể tạo ra thách thức cho Hải quân Mỹ. Nhưng điều đó không có gì mới mẻ cả. Điều đáng nói ở đây là có thể trong một ngày không xa, hạm đội bị co nhỏ của Nga thậm chí còn không thể đáp ứng được những thách thức hạn chế tại vùng biển Caspi và Bắc Cực.
Moscow từ lâu đã coi biển Caspi là “ao nhà”. Hạm đội Caspi của Nga hiện vẫn là lực lượng lớn nhất tại vùng biển này nhưng họ có thể sẽ mất đi vị thế đó.
Thứ nhất, các tàu chiến của hạm đội Caspi đang được điều chuyển sang biển Azov. Và thứ hai, các quốc gia ven biển khác cũng đang xây dựng năng lực hải quân của riêng mình để bảo vệ các cơ sở dầu mỏ và khí gas tự nhiên. Azerbaijan, Iran và Kazakhstan đều đã có các chương trình đóng tàu quy mô lớn.
Tất nhiên, sự xuất hiện của các lực lượng hải quân này không có nghĩa rằng Nga sắp có cuộc xung đột với quốc gia nào trong số kể trên. Tuy nhiên, nó cảnh báo rằng, Moscow sẽ phải duy trì một hạm đội lớn hơn tại biển Caspi nếu họ muốn tiếp tục giữ vị thế thống trị, và điều này sẽ khiến ngân sách của Nga bị kéo căng hơn nữa.
Tình hình tại Bắc Cực cũng đang tạo ra nhiều thách thức với Moscow. Bộ Quốc phòng Nga gần đây đã chuyển Hạm đội phương Bắc thành một Quân khu riêng biệt.
Tuy nhiên, theo nhà bình luận Nga Vladimir Tuchkov, Hạm đội phương Bắc đang bị co nhỏ xuống thành lực lượng bảo vệ bờ biển có quy mô hạn chế.
Điều này lại diễn ra đúng vào thời điểm các cường quốc khác, như Trung Quốc, tích cực mở rộng lực lượng tàu phá băng và tăng cường hiện diện trong khu vực. Ông Tuchkov chỉ trích các quyết định này của Bộ Quốc phòng Nga là biểu hiện của sự “bất tài và thiếu thận trọng”.
Đáng nói hơn cả là, quyết định tháo dỡ hai tàu chiến cỡ lớn đã làm dấy lên hai cuộc tranh luận có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng hơn trong tương lai. Các nhà bình luận theo phe ủng hộ hải quân Nga đã lên tiếng chỉ trích cơ cấu chỉ huy của quân đội Nga, khiến hải quân lép vế trước lục quân và không đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ được giao phó.
"Lời nói dối"
Theo nhà bình luận Aleksandr Timokhin của tờ Topwar, hiện VMF không thể phát triển theo phương hướng thích hợp để có thể hỗ trợ các hoạt động quân sự có quy mô lớn hơn. Giới tướng lĩnh Nga không hiểu rằng các tàu chiến không giống như các trung đoàn, không thể quản lý chúng theo cách thức giống nhau.
Song, đây không phải là vấn đề duy nhất Hải quân Nga đối mặt, ông Timokhin cho hay. Việc không có đủ tiền dành cho Hải quân Nga là “một lời nói dối”. Trên thực tế, theo ông Timokhin, một phần trong số tiền này đã bị ‘hút cạn’ bởi những kẻ tham nhũng và trong số tiền còn lại thì phần nhiều đã bị lãng phí do không có kế hoạch chiến lược.
Hải quân Nga đã suy yếu tới mức không tưởng? - Thảm cảnh và Lời nói dối - Ảnh 4.
Theo ông Timokhin, việc không có đủ tiền đầu tư cho Hải quân Nga là một "lời nói dối". Nguồn: RT
Bên cạnh đó, theo vị chuyên gia, các biện pháp trừng phạt và những “tác nhân nước ngoài” giấu tên đã khiến hạm đội Nga bị cắt xén.
Song, gặp phải những vấn đề trên không có nghĩa Hải quân Nga không thể thực hiện một số vai trò của mình. Điều này có thể thấy rõ qua những gì tàu ngầm Nga đã thể hiện. Tuy nhiên, những khó khăn này khiến VMF suy yếu hơn những gì mà nhiều người nghĩ, và Moscow buộc phải cân nhắc tới điều đó.
Vào thời Liên Xô, nhiều đối thủ phương Tây thường đoán biết ý định của Moscow thông qua năng lực quân sự của họ. Nhưng giờ đây, có vẻ như nhiều phía đang để những phán đoán của mình dựa trên các kênh truyền thông của Moscow, thay vì nhìn vào năng lực thực sự của họ.
*** Bài viết là tổng hợp nhiều ý kiến chuyên gia do ông Paul Goble sưu tầm, cũng như ý kiến cá nhân của tác giả này.