Cuộc đối đầu trên Biển Đông giữa TQ với Mỹ cho thấy rõ một điều: hai nước đều có những quyền lợi quốc gia khác nhau ở vùng chiến lược chủ đạo này.
Mỹ là thế lực lớn ở châu Á -Thái Bình Dương, sẵn sàng tìm cách duy trì nguyên trạng ở Biển Đông, trong khi TQ là một thế lực đang trỗi dậy muốn mở rộng tầm ảnh hưởng ở vùng biển này.
Như vậy, nếu TQ được lợi thì Mỹ phải trả giá, và ngược lại.
Trong khi cả hai nước không tính chuyện chiến tranh, hai bên đang bắt đầu dùng sức mạnh quân sự-như tàu chiến Mỹ Lassen đi vào vùng 12 hải lý quanh bãi đá XuBi trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà TQ chiếm trái phép và xây đảo nhân tạo, để thể hiện quan điểm của mỗi bên.
Trung Quốc có thể làm Mỹ đau đến thế nào?
Chúng ta đều biết, Mỹ có lực lượng vũ khí quy ước và vũ khí hạt nhân (VKHN) mạnh nhất thế giới. Chuyện chiến tranh với TQ có thể còn lâu mới xảy ra.
Nhưng từ việc TQ đang là một thế lực quân sự trỗi dậy, hiện đại hóa quân đội bằng nhiều loại vũ khí hiệu quả và mạnh mẽ hơn, liệu TQ có thể gây tổn thất nào cho Mỹ?
Câu trả lời: TQ không thể gây nhiều tổn thất cho Mỹ, ngược với điều mọi người vẫn nghĩ.
Trong lịch sử TQ, nước này là nước nghèo và chưa quen chinh chiến xa. Năm 1979, họ thất bại trong cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam, khi họ vẫn còn áp dụng chiến thuật tấn công “biển người” không hiệu quả và không thể duy trì nguồn tiếp viện dọc 5 dặm biên giới.  
Ngay lúc này, quân đội TQ vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu hiện đại hóa ồ ạt và thay đổi cơ cấu. Dù TQ đang cải thiện lực lượng hạt nhân và khả năng chinh chiến ở nước ngoài, họ vẫn còn một con đường dài phải đi.
Chỉ có một số nhỏ lực lượng chiến tranh quy ước của TQ có thể tấn công các căn cứ Mỹ ở nước ngoài, và không có lực lượng nào có thể tấn công lên lãnh thổ Mỹ.
Tên lửa tầm xa và máy bay ném bom có thể tấn công căn cứ Mỹ ở Hàn Quốc, Nhật Bản và thậm chí đảo Guam, nhưng chúng chưa thể bắn tới Hawaii hoặc thậm chí đến bang Alaska.  
Hải quân TQ đang phát triển nhanh, với tàu sân, khu trục hạm, tàu ngầm, tàu tiếp liệu được xuất xưởng ồ ạt. Nhưng hải quân TQ vẫn nhỏ hơn hải quân Mỹ và nói chung không có nhiều khả năng.
Tuần trước, một tàu ngầm TQ áp sát tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan, nhưng chúng ta không biết liệu chiếc Reagan cùng lực lượng đặc nhiệm của nó phát hiện chiếc tàu ngầm trước hay không.
Tàu sân bay duy nhất của TQ, chiếc Liêu Ninh chưa bao giờ ra khỏi phía tây Thái Bình Dương, chỉ hoạt động như một tàu sân bay huấn luyện.
Trong một cuộc chiến tranh với Mỹ, bộ binh TQ phải vượt biển chỉ để đến bất kỳ nơi nào có ích với họ. TQ cũng chỉ có 4 tàu đổ bộ lớn Type 071 có sức chở tối đa chỉ 8.000 quân.
Ngay cả như thế, sự hiện diện hơn hẳn cùng hỏa lực Mỹ có thể đánh chìm 4 tàu đổ bộ này từ lâu trước khi chúng có thể trở thành mối đe dọa.
Nói về chiến tranh quy ước, TQ có thể đe dọa các căn cứ Mỹ ở nước ngoài, nhưng không thể vươn đến lãnh thổ Mỹ. Mặt khác, VKHN lại là một vấn đề hoàn toàn khác.
Hiện lực lượng hạt nhân TQ có thể nhỏ hơn so với điều mọi người nghĩ. TQ có khoảng 190 đầu đạn hạt nhân được triển khai, gắn trên các tên lửa trên bộ và trên tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo .
TQ có khoảng 50 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và dù số ICBM này có thể phóng tới lục địa Mỹ, thì chỉ 1/3 số tên lửa này có thể bay tới New York.
Mỗi ICBM có 3 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có sức hủy diệt 20 lần nhiều hơn quả bom nguyên tử mà Mỹném xuống thành phố Nhật Bản Hiroshima năm 1945.
TQ cũng có 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn, và về lý thuyết, ít nhất một chiếc được cho là sẵn sàng hoạt động bất kỳ lúc nào.
Mỗi tàu ngầm này mang 12 tên lửa đạn đạo JL-2. Không may cho TQ, số tên lửa này có tầm bay tương đối ngắn, không thể tấn công New York trừ phi tàu ngầm TQ đến được một vị trí ở giữa Thái Bình Dương.  
Trong trường hợp bất ngờ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân, TQ có thể phóng tối đa 62 tên lửa chống Mỹ. Trong khi Mỹ và Nga có hàng trăm tên lửa có thể bất ngờ phóng vào nhau, hoặc phóng vào TQ.
Tất cả những điều này không phải để nói rằng TQ không là một nỗi đe dọa tiềm năng, không có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Ngay cả chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và TQ cũng không thể xảy ra, do hai bên có quan hệ kinh tế tương tác.
Nhưng trong bối cảnh hiện tại, Mỹ và TQ sẽ trở thành đối thủ. Giống như việc kiểm tra qua kính chiếu hậu, việc liên tục kiểm tra hỏa lực của mỗi bên là một điều nên làm.
TQ đang ở trong kính chiếu hậu, và họ còn mất cả một đoạn đường dài mới có thể đuổi kịp Mỹ”.
Vĩnh Thụy (theo The Week)
.http://motthegioi.vn/ho-so-phan-tich/neu-danh-nhau-trung-quoc-co-the-lam-my-dau-den-the-nao-254890.html