VietnamDefence - Nếu tình hình tài chính của EU, Mỹ và Nhật Bản trong thời gian tới không được cải thiện, Trung Quốc một là sẽ phải tìm kiếm những thị trường tiêu thụ nước ngoài mới và phát triển thương mại với các đối tác thay thế, hai là mở rộng dung lượng thị trường nội địa.
“Nền kinh tế hải đảo”
Kinh tế Trung Quốc mỗi năm một tiến gần hơn đến mô hình gọi là “quốc gia hải đảo”, tức là mô hình của một hệ thống kinh tế mà sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu đã gần với mức nguy kịch. Với tư cách ví dụ của hệ thống như thế có thể nói đến Nhật Bản, Hàn Quốc, còn với tư cách ví dụ lịch sử thì có thể nói đến nước Anh vào cái thời mà nó vẫn còn là một nước công nghiệp hùng mạnh và hoạt động để xuất khẩu.
Kinh tế Trung Quốc mỗi năm một tiến gần hơn đến mô hình gọi là “quốc gia hải đảo”, tức là mô hình của một hệ thống kinh tế mà sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu đã gần với mức nguy kịch. Với tư cách ví dụ của hệ thống như thế có thể nói đến Nhật Bản, Hàn Quốc, còn với tư cách ví dụ lịch sử thì có thể nói đến nước Anh vào cái thời mà nó vẫn còn là một nước công nghiệp hùng mạnh và hoạt động để xuất khẩu.
Không còn nghi ngờ gì, hiện nay mức độ phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn cung nguyên liệu còn lâu mới lớn như Nhật Bản. Trung Quốc có một số lượng khá lớn tài nguyên của mình. Nhưng mỗi năm, nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc lại tăng và là tăng nhiều. Ví dụ, với đời sống dân chúng khấm khá lên thì nhu cầu thực phẩm và nhất là thịt và cá cũng tăng, còn với sự phát triển của ngành sản xuất ô tô thì nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ cũng tăng lên. Ví dụ, có thời Trung Quốc đã bảo đảm được nguồn năng lượng không chỉ cho mình mà cả một số nước láng giềng. Từ năm 1993, sau khi đẩy mạnh sản xuất và hoạt động ngoại thương, Trung Quốc đã dịch chuyển từ nhóm nước cung cấp nguồn năng lượng sang nhóm nước nhập khẩu dầu mỏ, còn kể từ năm 2003, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới trong nhóm nước này, chỉ sau Mỹ.
Lãnh thổ Trung Quốc, một trong những quốc gia rộng lớn nhất thế giới, do độ lớn của mình tạo ra ấn tượng tâm lý nhất định. Tuy nhiên, gần một nửa lãnh thổ đó là núi cao như Tây Tạng hay các khu vực sa mạc như Gobi và vùng thấp Tarim khó khai khẩn. Khu vực kinh tế hiệu quả nhất của Trung Quốc là các khu vực miền đông, cũng như các tỉnh duyên hải miền bắc và đông nam với khí hậu dễ chịu, các loại cây trồng có năng suất cao, chi phí cho sản xuất công nghiệp và kinh tế đô thị thấp. Sinh sống chính ở các tỉnh này mà dân cư tuyệt đại đa số là dân tộc Hán đa số là phần lớn dân cư Trung Quốc.
Ngoại thương Trung Quốc
Tại thời điểm này, Trung Quốc là quốc gia công nghiệp dẫn đầu nền kinh tế thế giới và là quốc gia nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Theo Nhân dân nhật báo điện tử, tháng 8/2012, xuất khẩu của Trung Quốc là 173,31 tỷ USD, cao hơn 24,5% so với tháng 8/2011. Tháng 1-8/2012, tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc là 2.352,53 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2010.
Cũng cần lưu ý rằng, theo số liệu của South China Service Group, trong số 200 tập đoàn, tổng công ty xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc, có 185 nằm ở các tỉnh miền đông Trung Quốc, tức là hầu như sát với các trung tâm cảng biển lớn nhất Trung Quốc.
Lãnh thổ Trung Quốc, một trong những quốc gia rộng lớn nhất thế giới, do độ lớn của mình tạo ra ấn tượng tâm lý nhất định. Tuy nhiên, gần một nửa lãnh thổ đó là núi cao như Tây Tạng hay các khu vực sa mạc như Gobi và vùng thấp Tarim khó khai khẩn. Khu vực kinh tế hiệu quả nhất của Trung Quốc là các khu vực miền đông, cũng như các tỉnh duyên hải miền bắc và đông nam với khí hậu dễ chịu, các loại cây trồng có năng suất cao, chi phí cho sản xuất công nghiệp và kinh tế đô thị thấp. Sinh sống chính ở các tỉnh này mà dân cư tuyệt đại đa số là dân tộc Hán đa số là phần lớn dân cư Trung Quốc.
Ngoại thương Trung Quốc
Tại thời điểm này, Trung Quốc là quốc gia công nghiệp dẫn đầu nền kinh tế thế giới và là quốc gia nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Theo Nhân dân nhật báo điện tử, tháng 8/2012, xuất khẩu của Trung Quốc là 173,31 tỷ USD, cao hơn 24,5% so với tháng 8/2011. Tháng 1-8/2012, tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc là 2.352,53 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2010.
Cũng cần lưu ý rằng, theo số liệu của South China Service Group, trong số 200 tập đoàn, tổng công ty xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc, có 185 nằm ở các tỉnh miền đông Trung Quốc, tức là hầu như sát với các trung tâm cảng biển lớn nhất Trung Quốc.
Các khách hàng thương mại chủ yếu của Trung Quốc là Mỹ, EU và Nhật Bản. Các nước này chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Được biết, nền kinh tế của chính các quốc gia này đang là nguồn chủ yếu làm lan tràn khủng hoảng thế giới. Mức nợ nội địa cũng như nợ nước ngoài của các nước này là rất lớn và đang tiếp tục tăng. Một trong những cách hiệu quả nhất để cắt giảm nợ là cắt giảm chi phí nhà nước (trước hết là cho quốc phòng) và giảm lương và chi phí xã hội cho người lao động.
Chẳng hạn, nếu như Mỹ hoàn toàn có khả năng thắt lưng buộc bụng hơn nữa đối với dân chúng Mỹ thì Nhà Trắng sẽ không chịu cắt giảm các chương trình vũ khí của họ. Rõ ràng là yếu tố cuối cùng này sẽ chỉ làm tăng sự hung hăng của chính sách đối ngoại Mỹ và buộc chính phủ Mỹ tìm kiếm các nguồn thu ở nước ngoài bằng cách sử dụng sức mạnh vũ trang. Minh họa cho điều đó là những sự kiện gần đây ở thế giới Hồi giáo.
Bởi lẽ sự sụt giảm đáng kể mức sống của dân chúng Mỹ, Eu và Nhật Bản nhiều khả năng sẽ xảy ra ngay trong thập niên này nên chờ đợi Trung Quốc là sự tụt giảm đột biến thu nhập từ xuất khẩu.
Thư ký báo chí của Bộ Thương mại Trung Quốc Shen Danyang đã tuyên bố rằng, mức xuất khẩu từ Trung Quốc trong nửa cuối năm 2012 có thể ngừng tăng: “Bây giờ, yếu tố chủ yếu kìm hãm sự phát triển thương mại là sự sụt giảm đột biến xuất khẩu sang các nước EU. Chúng ta chờ đợi tình hình ngoại thương xấu đi vào nửa cuối năm cùng với sự phát triển của cuộc khủng hoảng nợ và nhịp độ tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, gây khó khăn nghiêm trọng cho việc đạt được các mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu”.
Cựu thứ trưởng thương mại Trung Quốc Wei Jianguo cho rằng, điều tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước: “Khối lượng đơn đặt hàng dịp Giáng sinh thấp hơn bình thường, trong khi chính các đơn đặt hàng quà tặng năm mới mang lại cho các nhà sản xuất nguồn thu nhập lớn nhất”. Theo ông này, chính phủ Trung Quốc cần cấp tốc giảm thuế xuất khẩu và tăng quy mô hỗ trợ nhà nước cho các công ty đang cố tiến vào các thị trường mới như Nga, Brazil và các nước Đông Nam Á. Hiện tại, các nước này chỉ chiếm 20% tổng lượng xuất khẩu của Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ các đối tác thương mại của mình giữ sự ổn định tài chính. Đầu tháng 11/2012, đại diện Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Trung Quốc Li Daokui tuyên bố rằng, Bắc Kinh sẵn sàng cung cấp cho EU 100 tỷ USD. Tuy nhiên, đổi lại, chính phủ Trung Quốc chờ đợi được hưởng một số ưu đãi.
“Chúng tôi muốn giúp đỡ, nhưng chúng tôi không phải là tổ chức từ thiện”, một nguồn tin của hãng Reuters nói.
Để bắt đầu, Trung Quốc mong muốn đẩy nhanh việc đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ SDR, nơi hiện tại mới có 4 đồng tiền (đô la Mỹ, euro, yen và bảng Anh). “Chúng tôi phải mở rộng việc sử dụng SDR của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, cải cách giỏ tiền tệ”, ông Hồ Cẩm Đảo, người vừa rời chức chủ tịch Trung Quốc nói với các đối tác châu Âu. Việc gia tăng vai trò của đồng nhân dân tệ làm hạn chế lớn các khả năng của Mỹ và EU. Đáp lại đề nghị của Trung Quốc, Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde đã tuyên bố rằng, bây giờ chưa phải là thời điểm tốt nhất để làm xáo động giỏ tiền tệ. Ngoài ra, Bắc Kinh không phản đối việc cải thiện vị thế của mình trong WTO, điều này gây khó khăn cho EU trong việc thông qua các biện pháp trừng phạt chống Trung Quốc như một quốc gia với “nền kinh tế phi thị trường”.
Cuối cùng, tại các cuộc đàm phán diễn ra tháng 9/2012 ở Brussels trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã yêu cầu gỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc vốn được áp dụng từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989 và hủy bỏ thuế đánh váo hàng loạt hàng hóa Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cũng cần thấy rằng, sự giúp đỡ của Trung Quốc thậm chí được giành cho EU vô điều kiện cũng chỉ có thể trì hoãn cuộc khủng hoảng kinh tế của thế giới phương Tây. Việc giải quyết các vấn đề của châu Âu phải mang tính hệ thống, việc vá các lỗ thủng tài chính bằng tiền của Trung Quốc sẽ không mang lại hiệu quả thật sự.
Vậy thì nếu như tình hình tài chính của EU, Mỹ và Nhật Bản trong thời gian tới mà không được cải thiện, Trung Quốc một là sẽ phải tìm kiếm những thị trường tiêu thụ nước ngoài mới và phát triển thương mại với các đối tác thay thế (Mỹ Latinh, Nga, châu Phi...), hai là mở rộng dung lượng thị trường nội địa.
Ngoại thương Trung Quốc với các đối tác thương mại chủ yếu của mình (và không chỉ với họ) đang được thực hiện chủ yếu bằng đường biển. Tuyến đường chuyên chở hàng hóa Trung Quốc chẳng hạn sang châu Âu khởi đầu từ các cảng ở bờ đông Trung Quốc đi qua eo biển Malacca sang Ấn Độ Dương, cắt ngang Ấn Độ Dương và đi qua Biển Đỏ và kênh đào Suez ở Địa Trung Hải. Tiếp đó, các tàu biển tản đến các hải cảng châu Âu.
Chẳng hạn, nếu như Mỹ hoàn toàn có khả năng thắt lưng buộc bụng hơn nữa đối với dân chúng Mỹ thì Nhà Trắng sẽ không chịu cắt giảm các chương trình vũ khí của họ. Rõ ràng là yếu tố cuối cùng này sẽ chỉ làm tăng sự hung hăng của chính sách đối ngoại Mỹ và buộc chính phủ Mỹ tìm kiếm các nguồn thu ở nước ngoài bằng cách sử dụng sức mạnh vũ trang. Minh họa cho điều đó là những sự kiện gần đây ở thế giới Hồi giáo.
Bởi lẽ sự sụt giảm đáng kể mức sống của dân chúng Mỹ, Eu và Nhật Bản nhiều khả năng sẽ xảy ra ngay trong thập niên này nên chờ đợi Trung Quốc là sự tụt giảm đột biến thu nhập từ xuất khẩu.
Thư ký báo chí của Bộ Thương mại Trung Quốc Shen Danyang đã tuyên bố rằng, mức xuất khẩu từ Trung Quốc trong nửa cuối năm 2012 có thể ngừng tăng: “Bây giờ, yếu tố chủ yếu kìm hãm sự phát triển thương mại là sự sụt giảm đột biến xuất khẩu sang các nước EU. Chúng ta chờ đợi tình hình ngoại thương xấu đi vào nửa cuối năm cùng với sự phát triển của cuộc khủng hoảng nợ và nhịp độ tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, gây khó khăn nghiêm trọng cho việc đạt được các mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu”.
Cựu thứ trưởng thương mại Trung Quốc Wei Jianguo cho rằng, điều tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước: “Khối lượng đơn đặt hàng dịp Giáng sinh thấp hơn bình thường, trong khi chính các đơn đặt hàng quà tặng năm mới mang lại cho các nhà sản xuất nguồn thu nhập lớn nhất”. Theo ông này, chính phủ Trung Quốc cần cấp tốc giảm thuế xuất khẩu và tăng quy mô hỗ trợ nhà nước cho các công ty đang cố tiến vào các thị trường mới như Nga, Brazil và các nước Đông Nam Á. Hiện tại, các nước này chỉ chiếm 20% tổng lượng xuất khẩu của Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ các đối tác thương mại của mình giữ sự ổn định tài chính. Đầu tháng 11/2012, đại diện Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Trung Quốc Li Daokui tuyên bố rằng, Bắc Kinh sẵn sàng cung cấp cho EU 100 tỷ USD. Tuy nhiên, đổi lại, chính phủ Trung Quốc chờ đợi được hưởng một số ưu đãi.
“Chúng tôi muốn giúp đỡ, nhưng chúng tôi không phải là tổ chức từ thiện”, một nguồn tin của hãng Reuters nói.
Để bắt đầu, Trung Quốc mong muốn đẩy nhanh việc đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ SDR, nơi hiện tại mới có 4 đồng tiền (đô la Mỹ, euro, yen và bảng Anh). “Chúng tôi phải mở rộng việc sử dụng SDR của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, cải cách giỏ tiền tệ”, ông Hồ Cẩm Đảo, người vừa rời chức chủ tịch Trung Quốc nói với các đối tác châu Âu. Việc gia tăng vai trò của đồng nhân dân tệ làm hạn chế lớn các khả năng của Mỹ và EU. Đáp lại đề nghị của Trung Quốc, Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde đã tuyên bố rằng, bây giờ chưa phải là thời điểm tốt nhất để làm xáo động giỏ tiền tệ. Ngoài ra, Bắc Kinh không phản đối việc cải thiện vị thế của mình trong WTO, điều này gây khó khăn cho EU trong việc thông qua các biện pháp trừng phạt chống Trung Quốc như một quốc gia với “nền kinh tế phi thị trường”.
Cuối cùng, tại các cuộc đàm phán diễn ra tháng 9/2012 ở Brussels trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã yêu cầu gỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc vốn được áp dụng từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989 và hủy bỏ thuế đánh váo hàng loạt hàng hóa Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cũng cần thấy rằng, sự giúp đỡ của Trung Quốc thậm chí được giành cho EU vô điều kiện cũng chỉ có thể trì hoãn cuộc khủng hoảng kinh tế của thế giới phương Tây. Việc giải quyết các vấn đề của châu Âu phải mang tính hệ thống, việc vá các lỗ thủng tài chính bằng tiền của Trung Quốc sẽ không mang lại hiệu quả thật sự.
Vậy thì nếu như tình hình tài chính của EU, Mỹ và Nhật Bản trong thời gian tới mà không được cải thiện, Trung Quốc một là sẽ phải tìm kiếm những thị trường tiêu thụ nước ngoài mới và phát triển thương mại với các đối tác thay thế (Mỹ Latinh, Nga, châu Phi...), hai là mở rộng dung lượng thị trường nội địa.
Ngoại thương Trung Quốc với các đối tác thương mại chủ yếu của mình (và không chỉ với họ) đang được thực hiện chủ yếu bằng đường biển. Tuyến đường chuyên chở hàng hóa Trung Quốc chẳng hạn sang châu Âu khởi đầu từ các cảng ở bờ đông Trung Quốc đi qua eo biển Malacca sang Ấn Độ Dương, cắt ngang Ấn Độ Dương và đi qua Biển Đỏ và kênh đào Suez ở Địa Trung Hải. Tiếp đó, các tàu biển tản đến các hải cảng châu Âu.
Các nhà cung cấp dầu mỏ chính cho Trung Quốc là các nước Trung Đông: Saudi Arabia, Iran, Sudan…, cũng như Angola. Theo Reuters, Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu dầu mỏ 10-65% đến năm 2015. Chính phủ Trung Quốc đang có những nỗ lực lớn để đa dạng hóa nguồn cung năng lượng. Con đường chủ yếu cung cấp dầu mỏ Cận Đông về Trung Quốc là tuyến đường biển “Liên Châu” (String of Pearls) chạy qua vịnh Persique, Ấn Độ Dương, eo biển Malacca và Biển Đông.
Việc kiểm soát bằng hải quân đối với tuyến đường này là rất quan trọng đối với Trung Quốc, nhưng hiện thời quyền kiểm soát này do Hải quân Mỹ nắm giữ với sự hỗ trợ của các cụm tàu sân bay chiến đấu. Nghĩa là các vấn đề ngoại thương của Trung Quốc gắn rất chặt với các vấn đề chiến lược-quân sự của họ.
Việc kiểm soát bằng hải quân đối với tuyến đường này là rất quan trọng đối với Trung Quốc, nhưng hiện thời quyền kiểm soát này do Hải quân Mỹ nắm giữ với sự hỗ trợ của các cụm tàu sân bay chiến đấu. Nghĩa là các vấn đề ngoại thương của Trung Quốc gắn rất chặt với các vấn đề chiến lược-quân sự của họ.
VietnamDefence - Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu dầu mỏ, nên một trong những phương tiện để Mỹ kiểm soát về chính trị hoạt động nhập khẩu này là thúc đẩy thiết lập các chế độ thân Mỹ tại các nước xuất khẩu dầu mỏ hoặc tạo tình hình chính trị bất ổn tại các nước này.
Các vấn đề chính sách đối ngoại
Vấn đề chính sách đối ngoại chính của Trung Quốc là việc nước này có các quốc gia đối thủ rất muốn làm họ lâm vào tình trạng thảm hại và bất lực. Những quốc gia đối thủ đó không phải là sự hiện thân của đại ác, họ đơn giản theo đuổi các lợi ích của mình, cả lợi ích kinh tế lẫn lợi ích chính trị.
Đối thủ đối ngoại chủ yếu của Trung Quốc là Mỹ. Phần lớn tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ điều đó, vì thế họ không nhìn thấy triển vọng ở các loại dự án có tính trang trí kiểu như G2 mà thi thoảng chính quyền Washington lại soạn thảo ra.
Liên quan đến thời gian trước khi đảng cộng sản Trung Quốc và cá nhân Mao Trạch Đông lên cầm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, thì lợi ích của các nước phương Tây và Nhật Bản tại Trung Quốc là ăn cướp và bóc lột nhân dân Trung Quốc, đầu độc họ bằng thuốc phiện. Ngày nay, lợi ích của Mỹ, EU và Nhật Bản đối với Trung Quốc không khác mấy so với trước đây, nhưng chúng hoặc là bị ngăn chặn, hoặc là bị hạn chế bởi khả năng của quân đội Trung Quốc.
Vậy lợi ích của Mỹ và đồng minh ở Trung Quốc nằm ở đâu?
Trước khi trả lời câu hỏi này, cần lưu ý đến vấn đề sau đây. Ý tưởng về một trật tự thế giới và vị trí của Trung Quốc trong đó sống trong đầu óc giới chính trị gia phương Tây rất đơn giản. Một tỷ người Trung Hoa đỏ phải sản xuất hàng hóa vật chất cho phương Tây với đồng lương 200 USD/tháng. Cái gọi là “tỷ bằng vàng” (Golden Billion) có quyền tùy ý tiêu xài hàng hóa được sản xuất ở Trung Quốc và các nước khác thuộc thế giới thứ ba. Phần lớn dân chúng các nước phương Tây đang làm việc trong lĩnh vực dịch và và kiếm được 1.200 USD/tháng, bởi lẽ cũng phải có ai đó làm công việc bảo vệ, chăm sóc y tế, giáo dục, văn phòng ở các văn phòng bất động sản và nói chung là phục vụ một bộ phận đặc quyền (thường là chiếm 20%) của “một tỷ bằng vàng”. Còn việc dọn rác trên đường phố các thành phố phương Tây thì những lao động làm thuê nước ngoài từ các nước Hồi giáo có thể giải quyết công việc quan trọng này một cách hiệu quả, hơn nữa với mức thù lao rất khiêm tốn.
Như vậy, thậm chí không phải lợi ích mà nhiệm vụ của Mỹ với tư cách quốc gia lãnh đạo chính trị-quân sự của phương Tây là hiện thực hóa ý tưởng nêu trên và bảo đảm hoạt động thông suốt của trật tự thế giới đã được thiết lập.
Do đó, những sự kiện gần đây gây ra sự khó hiểu nào đó. Cụ thể là việc Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đề nghị bỏ cấm vận vũ khí phương Tây đối với Trung Quốc và yêu cầu của Trung Quốc đòi đưa nhân dân tệ vào giỏ SDR để đổi lấy trợ giúp tài chính cho EU. Nỗ lực của một tỷ người Trung Hoa đỏ trở thành một phần của “một tỷ bằng vàng” thật ngây ngô gần như là sự càn rỡ thành thật.
Nhiệm vụ của Mỹ là giữ Trung Quốc trong sự kiểm soát về quân sự, chính trị, kinh tế và ý thức hệ. Người lao động Trung Quốc phải làm việc ngoan ngoãn và nhịp nhàng để cung cấp một nửa số sản phẩm do họ sản xuất ra sang các nước phương Tây để đổi lấy miếng giấy in nhiều màu do Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED phát hành, tiêu thụ các sản phẩm của Hollywood và coi nước Mỹ là ngọn hải đăng của tự do và thịnh vượng.
Những cách thức và phương pháp của Mỹ kiểm soát Trung Quốc rất khác nhau. Trước hết, chúng ta sẽ nói đến một số khả năng chính trị nhằm giữ Trung Quốc trong vòng kiềm tỏa.
Mục tiêu chính trị chủ yếu của Mỹ đối với Trung Quốc là cô lập quốc tế tối đa, dựng vòng vây thù địch quanh đường biên giới Trung Quốc và dựng lên một khối quân sự-chính trị chống Trung Quốc. Tất cả những điều đó đang được thực hiện dưới ngọn cờ của học thuyết “Trở lại châu Á”.
Mục tiêu chính trị chủ yếu của Mỹ đối với Trung Quốc là cô lập quốc tế tối đa, dựng vòng vây thù địch quanh đường biên giới Trung Quốc và dựng lên một khối quân sự-chính trị chống Trung Quốc. Tất cả những điều đó đang được thực hiện dưới ngọn cờ của học thuyết “Trở lại châu Á”.
Nền tảng của khối chống Trung Quốc tương lai mà đúng hơn là đã hiện hữu sẽ là Mỹ, các đồng minh của họ trong NATO, Australia (với tư cách nơi trú đóng các căn cứ quân sự) và Nhật Bản. Washington cũng đang tích cực lôi kéo Ấn Đội vào khối chống Trung Quốc. Ấn Độ có quan hệ thù địch từ lâu với Trung Quốc, vốn thỉnh thoảng lại biến thành tranh chấp ngoại giao và chiến tranh biên giới. Ấn Độ nằm trong câu lạc bộ hạt nhân, có chương trình vũ trụ, nền tảng khoa học phát triển và triển vọng không tồi để thách thức Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế.
Ngoài ra, Mỹ cũng duy trì quan hệ hữu hảo với nhiều nước Đông Nam Á có xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông và nói chung là lo sợ sự tăng cường quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Hiện nay, Washington đang tìm cách thiết lập quan hệ quan hệ đối tác quân sự-chiến lược với Việt Nam. Về vấn đề này, có thể trích dẫn phát biểu của người đứng đầu Lầu Năm góc vào mùa hè năm nay.
“Việc tiếp cận của các tàu quân sự Mỹ tới cơ sở này (vịnh Cam Ranh) là yếu tố then chốt trong quan hệ của chúng tôi, và chúng tôi nhìn thấy ở đây tiềm năng to lớn cho hợp tác. Sự hợp tác với các đối tác như Việt Nam và sử dụng các vịnh như vịnh này có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh chúng tôi đang chuyển các hạm tàu và các căn cứ của chúng tôi tới đây, đến khu vực Thái Bình Dương”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói với các phóng viên trên boong tàu vận tải Richard Byrd. Vịnh Cam Ranh là một trong những vị trí chiến lược trọng yếu nhất cho phép kiểm soát Đông Nam Á.
Bởi lẽ Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu dầu mỏ, nên một trong những phương tiện để Mỹ kiểm soát về chính trị hoạt động nhập khẩu này là thúc đẩy thiết lập các chế độ thân Mỹ tại các nước xuất khẩu dầu mỏ hoặc tạo tình hình chính trị bất ổn tại các nước này.
“Việc tiếp cận của các tàu quân sự Mỹ tới cơ sở này (vịnh Cam Ranh) là yếu tố then chốt trong quan hệ của chúng tôi, và chúng tôi nhìn thấy ở đây tiềm năng to lớn cho hợp tác. Sự hợp tác với các đối tác như Việt Nam và sử dụng các vịnh như vịnh này có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh chúng tôi đang chuyển các hạm tàu và các căn cứ của chúng tôi tới đây, đến khu vực Thái Bình Dương”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói với các phóng viên trên boong tàu vận tải Richard Byrd. Vịnh Cam Ranh là một trong những vị trí chiến lược trọng yếu nhất cho phép kiểm soát Đông Nam Á.
Bởi lẽ Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu dầu mỏ, nên một trong những phương tiện để Mỹ kiểm soát về chính trị hoạt động nhập khẩu này là thúc đẩy thiết lập các chế độ thân Mỹ tại các nước xuất khẩu dầu mỏ hoặc tạo tình hình chính trị bất ổn tại các nước này.
Ví dụ hùng hồn cho điều đó là các sự kiện ở Sudan. Kể từ năm 1999, Trung Quốc đã đầu tư hơn 15 tỷ USD vào đất nước Phi châu lạc hậu này. Năm 2006, Sudan đã trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ tư vào Trung Quốc. Cùng năm, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.
Tuy nhiên, các mỏ dầu Sudan lại tập trung ở miền nam nước này, từ đó dầu mỏ được bơm qua các đường ống đến các cảng biển đầu mối ở miền bắc. Theo khẳng định của nhà báo nổi tiếng William Engdahl,
Chính phủ Mỹ đã tài trợ cho các phần tử ly khai Nam Sudan và công khai ủng hộ kết quả trưng cầu dân ý năm 2011 về vấn đề tách khu vực khai thác dầu lửa của nước này khỏi phần còn lại của Sudan.
Tuy nhiên, các mỏ dầu Sudan lại tập trung ở miền nam nước này, từ đó dầu mỏ được bơm qua các đường ống đến các cảng biển đầu mối ở miền bắc. Theo khẳng định của nhà báo nổi tiếng William Engdahl,
Chính phủ Mỹ đã tài trợ cho các phần tử ly khai Nam Sudan và công khai ủng hộ kết quả trưng cầu dân ý năm 2011 về vấn đề tách khu vực khai thác dầu lửa của nước này khỏi phần còn lại của Sudan.
Định hướng chống Trung Quốc trong chính sách của Mỹ vốn được đẩy mạnh gần đây không liên quan đến việc Washington muốn phá vỡ trật tự thế giới đã hình thành, ném bom Bắc Kinh và tiến hành dân chủ hóa và phi cộng sản hóa triệt để Trung Quốc. Hoàn toàn không phải thế. Chính phủ Mỹ, trái lại, ủng hộ duy trì hiện trạng toàn cầu (không phù hợp với nó là các chế độ mà Bộ Ngoại giao Mỹ gọi là “các nhà nước cứng đầu”) hình thành sau khi Liên Xô sụp đổ, và đang nhiệt tình đóng vai sen đầm quốc tế.
Theo chính phủ Mỹ, Trung Quốc và một số hành động của nước này nhằm có sự độc lập và ảnh hưởng lớn hơn là một vấn đề đối với trật tự thế giới và sự yên bình của thế giới. Chẳng hạn, mong muốn lộ liễu của Trung Quốc bảo vệ các tuyến đường vận chuyển dầu mỏ đến Trung Quốc, trước hết là tuyến “Liên châu” (chuỗi ngọc trai). Để làm thế, Trung Quốc cần có hàng loạt căn cứ hải quân, căn cứ hậu cần và điểm tựa nằm dọc theo con đường đi của các tàu chở dầu. Rõ ràng là các thỏa thuận của Trung Quốc với Pakistan (Gwadar), Sri Lanka (Hambantota), Bangladesh (Chittagong)… chủ yếu là nhằm mục tiêu này.
VietnamDefence - Việc Trung Quốc tự đóng hạm đội tàu sân bay có sức mạnh tương đương với Hải quân Mỹ, phát triển của lực lượng hỗ trợ hoạt động trên đại dương của nó, cũng như thiết lập mạng lưới căn cứ hải quân và các trạm tiếp tế tất yếu đưa Trung Quốc tới sự đụng độ quân sự với Mỹ.
Các vấn đề chiến lược quân sự
Các nhiệm vụ chiến lược quân sự của Trung Quốc phần nhiều được quy định bởi các nhu cầu của hoạt động ngoại thương và các vấn đề chính sách đối ngoại của họ có liên quan đến hoạt động này. Vậy giữa sức mạnh quân sự, ngoại thương và chính sách đối ngoại nói chung có thể có liên hệ như thế nào? Ví dụ, nếu một quốc gia nào đó phụ thuộc vào các nguồn cung tài nguyên bằng đường biển, thì rõ ràng là xu hướng xây dựng quân đội của nước đó thiên về ưu tiên phát triển hải quân.
Nếu các tuyến đường biển nhập khẩu năng lượng có chiều dài khá xa, khi đó, quốc gia ấy cần phải quan tâm đến việc xây dựng các binh đoàn tàu sân bay và các căn cứ hải quân, các trạm tiếp tế ở nước ngoài. Đó là con đường mà Trung Quốc hiện nay buộc phải đi uống bởi vì kinh tế Trung Quốc đang có tính chất kinh tế “hải đảo”.
Nhật Bản dựa vào sự bảo trợ của quân đội Mỹ để giải quyết các vấn đề an ninh cho hoạt động vận chuyển hàng hóa đường biển của mình. Dĩ nhiên, để đổi lấy sự bảo trợ đó, Nhật buộc phải nhượng bộ Mỹ cả trong lĩnh vực chính trị lẫn kinh tế. Điều đó không thể thỏa mãn toàn thể người Nhật, nhưng nhưng họ đã thua cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương.
Gần đây, Trung Quốc đã đóng hoàn thiện tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của mình vốn do Liên Xô thiết kế. Đúng hai tháng sau sự kiện này, vào ngày 21/11/2012, Tổng giám đốc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc Hu Wenmin cho biết: “Chúng ta phải tăng cường các dự án phát triển và năng lực sản xuất sản xuất vũ khí và trang bị của mình để bù đắp sự thiếu hụt chúng của nước ta và tự chủ đóng các tàu sân bay của mình”.
Tuyên bố của Hu Wenmin không phải là một sự tuyên chiến, đó là một tuyên bố về ý định. Tuy nhiên, khi hải quân Trung Quốc phát triển theo phương hướng mà Hu Wenmin nêu ra, một cuộc đụng độ quân sự Mỹ-Trung là không thể tránh khỏi. Có thể nó sẽ xảy ra vào gần năm 2020, khi hải quân Trung Quốc vẫn đạt khả năng chiến đấu tối đa có thể của nó. Con số 2020 khá thường xuyên thấp thoáng trong các phát biểu của các quan chức chính phủ cao cấp nhất của Mỹ.
Tuyên bố của Hu Wenmin không phải là một sự tuyên chiến, đó là một tuyên bố về ý định. Tuy nhiên, khi hải quân Trung Quốc phát triển theo phương hướng mà Hu Wenmin nêu ra, một cuộc đụng độ quân sự Mỹ-Trung là không thể tránh khỏi. Có thể nó sẽ xảy ra vào gần năm 2020, khi hải quân Trung Quốc vẫn đạt khả năng chiến đấu tối đa có thể của nó. Con số 2020 khá thường xuyên thấp thoáng trong các phát biểu của các quan chức chính phủ cao cấp nhất của Mỹ.
Một cuộc đụng độ quân sự Mỹ-Trung là không thể tránh khỏi và có thể sẽ xảy ra vào gần năm 2020 |
Chúng ta giả sử ban lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định thách thức Mỹ trong cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát hoạt động nhập khẩu dầu mỏ bằng đường biển đến Trung Quốc. Những vấn đề gì đang chờ đợi Bắc Kinh?
Trước hết, việc đóng các tàu sân bay và các hạm tàu hỗ trợ cho chúng là một công việc rất tốn kém. Ví dụ, tàu sân bay mới nhất George W. Bush của Mỹ (đưa vào biên chế Hải quân Mỹ vào năm 2009) tiêu tốn của người nộp thuế Mỹ 6,2 tỷ USD, nghĩa là bằng 10% tổng ngân sách quốc phòng của một quốc gia như Pháp chẳng hạn. Pháp hiện đứng thứ năm thế giới về chi tiêu quốc phòng.
Nhân đây, liệu có cần nhắc lại về lỗ hổng ngân sách Mỹ mà Tổng thống George W. Bush đã tạo ra và ông ta đã chi ngân sách như thế nào cho quốc phòng trong 8 năm cầm quyền của mình?
Chi phí đóng một tàu sân bay thế hệ mới Gerald R. Ford của Mỹ ước 8,1 tỷ USD, chưa tính 2,4 tỷ USD chi cho nghiên cứu và thiết kế-thử nghiệm. Hiển nhiên, chi phí thực tế cho một siêu tàu sân bay mới sẽ cao hơn nhiều. Bạn có biết tất cả những yếu tố liên quan đến xây dựng quân đội và đường sá đó không?
Ai cũng biết Trung Quốc đã kiếm được khối đô la nhờ xuất khẩu giày thể thao sang Mỹ và EU. Việc đóng các tàu sân bay có thể là một khoản đầu tư tốt đối với Bắc Kinh. Nhưng có một cái “nhưng”. Cục Dự trữ liên bang FED của Mỹ phát hành thứ tiền mà các thương nhân trên khắp thế giới đã vui vẻ nhận để thanh toán trong hơn 100 năm qua. Tuy nhiên, kết quả nhiệm kỳ tổng thống của George W. Bush con cho thấy rằng, chi tiêu quốc phòng có thể làm hỏng trật bánh nền kinh tế của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, hơn nữa là trong thời gian rất ngắn.
Hai là, Mỹ đóng tàu sân bay kể từ những năm 1920. Họ đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt là trong đào tạo nhân lực. Ông George Friedman thuộc cơ quan phân tích Stratfor nói một cách chính xác: “Cần nhiều thế hệ để đào tạo các đô đốc và đội ngũ nhân viên có khả năng chỉ huy các cụm tàu sân bay chiến đấu. Vì Trung Quốc chưa bao giờ có các cụm tàu sân bay tiến công, họ cũng chưa bao giờ có các đô đốc chỉ huy các cụm tàu đó”.
Nhìn chung, tình trạng quan hệ Mỹ-Trung hơi giống quan hệ Mỹ-Nhật vào nửa đầu của thế kỷ XX. Cần lưu ý rằng, Mỹ có khả năng tạo ra những vấn đề lớn cho chính mình. Ta cũng đã biết lý do tại sao Chuẩn tướng hải quân Perry đã buộc Nhật Bản mở cửa. Ta cũng biết lý do tại sao tư bản Anh và Mỹ tài trợ cho Nhật Bản hiện đại hóa và xây dựng lực lượng hải quân của nước này. Tất cả những điều đó được làm để chống lại nước Nga và đã kết thúc bằng thất bai của Nga trong trận hải chiến Tsushima. Còn những gì đã diễn ra sau đó cũng rất nên nhớ lại. Cỗ máy chiến tranh Nhật Bản đã được vun trồng bằng nguồn vốn của Anh-Mỹ vì sao đó đột nhiên quay lại chống lại những kẻ đã xây dựng nên nó.
Dựa vào các nguồn tài nguyên của Trung Quốc đại lục, Nhật Bản đã hoàn toàn có thể đối kháng với Mỹ ở Thái Bình Dương và thậm chí có thể đã đánh bại Mỹ. Nếu không có bom nguyên tử, Mỹ đã không thể đánh bại Nhật Bản. Điều đó là hoàn toàn rõ ràng. Washington có bom, còn Tokyo thì không, do đó, mối quan hệ giữa hai kẻ thù tử đối đầu đã đạt đến một trình độ mới sau ngày 6 và 9/8/1945.
Như vậy, cũng giống như với Nhật Bản, Washington đã đóng góp khá nhiều cho sự trỗi dậy và phát triển của Trung Quốc. Chẳng lẽ, nguồn vốn của phương Tây nói chung và của Mỹ nói riêng đã đóng góp ít cho sự vươn lên của kinh tế Trung Quốc và tiến bước của nước này lên những đỉnh cao quyền lực?
Điều dễ hiểu là Mỹ và EU đã mở các thị trường của mình cho Trung Quốc xuất phát từ những lý do trục lợi. Rõ ràng là họ cũng đã bóp chết nền công nghiệp của mình vì cùng những lý do đó.Dựa vào các nguồn tài nguyên của Trung Quốc đại lục, Nhật Bản đã hoàn toàn có thể đối kháng với Mỹ ở Thái Bình Dương và thậm chí có thể đã đánh bại Mỹ. Nếu không có bom nguyên tử, Mỹ đã không thể đánh bại Nhật Bản. Điều đó là hoàn toàn rõ ràng. Washington có bom, còn Tokyo thì không, do đó, mối quan hệ giữa hai kẻ thù tử đối đầu đã đạt đến một trình độ mới sau ngày 6 và 9/8/1945.
Như vậy, cũng giống như với Nhật Bản, Washington đã đóng góp khá nhiều cho sự trỗi dậy và phát triển của Trung Quốc. Chẳng lẽ, nguồn vốn của phương Tây nói chung và của Mỹ nói riêng đã đóng góp ít cho sự vươn lên của kinh tế Trung Quốc và tiến bước của nước này lên những đỉnh cao quyền lực?
Washington hiện tại có thể lôi ra cái gì từ ống tay áo để chống lại Trung Quốc như đã xảy ra với Nhật Bản vào tháng 8/1945? Không được quên rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ thường tổ chức kích động một cách có hệ thống về việc Bắc Triều Tiên sở hữu bom hạt nhân, điều đó có thể thực sự tồn tại hoặc là một điều hư cấu khéo léo tạo ra. Trung Quốc thực sự có các tên lửa đường đạn hạt nhân xuyên lục địa. Điều đó đã được xác minh.
Tuy nhiên, đó là các vấn đề của Mỹ và NATO, chứ không phải của Trung Quốc.
Như vậy, việc Trung Quốc tự đóng hạm đội tàu sân bay có sức mạnh tương đương với Hải quân Mỹ, phát triển của lực lượng hỗ trợ hoạt động trên đại dương của nó, cũng như thiết lập mạng lưới căn cứ hải quân và các trạm tiếp tế tất yếu đưa Trung Quốc tới sự đụng độ quân sự với Mỹ.
Như vậy, việc Trung Quốc tự đóng hạm đội tàu sân bay có sức mạnh tương đương với Hải quân Mỹ, phát triển của lực lượng hỗ trợ hoạt động trên đại dương của nó, cũng như thiết lập mạng lưới căn cứ hải quân và các trạm tiếp tế tất yếu đưa Trung Quốc tới sự đụng độ quân sự với Mỹ.
Hơn nữa, việc Trung Quốc nhảy vào một cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ có thể kết thúc bằng những vấn đề kinh tế nghiêm trọng và làm khánh kiệt nước này. Không nên quên rằng, Cục Dự trữ liên bang Mỹ vẫn đang phát hành loại tiền tệ toàn cầu và như vậy, Mỹ vẫn nắm giữ một lợi thế cực mạnh trong đấu tranh với bất kỳ đối thủ cạnh tranh kinh tế nào.
Không nhất thiết bác bỏ quyền của Trung Quốc tự đóng hạm đội tàu sân bay của họ, nhưng tiến hành chạy đua vũ trang với một quốc gia mà Trung Quốc hiện đang xây dựng sự phồn thịnh kinh tế của mình dựa vào hoạt động thương mại với quốc gia đó là một việc khá vô lý.
Vậy, Trung Quốc không có lối thoát và không có cơ hội tự giải thoát khỏi xiềng xích của chính sách thực dân mới của phương Tây ư? Không phải vậy.
Có lẽ, việc dựa vào các phương pháp đã biết như “đa dạng hóa” và “đáp trả phi đối xứng” sẽ là phương án lựa chọn tốt nhất đối với Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống lại sự bóc lột của phương Tây. Nhưng điều đó sẽ được đề cập trong phần 4 của bài báo.
Không nhất thiết bác bỏ quyền của Trung Quốc tự đóng hạm đội tàu sân bay của họ, nhưng tiến hành chạy đua vũ trang với một quốc gia mà Trung Quốc hiện đang xây dựng sự phồn thịnh kinh tế của mình dựa vào hoạt động thương mại với quốc gia đó là một việc khá vô lý.
Vậy, Trung Quốc không có lối thoát và không có cơ hội tự giải thoát khỏi xiềng xích của chính sách thực dân mới của phương Tây ư? Không phải vậy.
Có lẽ, việc dựa vào các phương pháp đã biết như “đa dạng hóa” và “đáp trả phi đối xứng” sẽ là phương án lựa chọn tốt nhất đối với Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống lại sự bóc lột của phương Tây. Nhưng điều đó sẽ được đề cập trong phần 4 của bài báo.
Nguồn: Konstantin Aleksandrovich Penzev, nhà văn, nhà sử học, nhà bình luận của tạp chí New Eastern Oulook / New Eastern Oulook, 6.12.2012.
http://vietnamdefence.com/Home/Home/Home/Home/phantich/Nhung-van-de-phat-sinh-tu-su-phat-trien-cua-Trung-Quoc-3/201212/52239.vnd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét