VietnamDefence - Hiện thời, Trung Quốc trì hoãn việc giao chiến vì quần đảo Senkaku, nhưng vào cuối thập niên này, họ sẽ có khả năng đánh thắng cuộc chiến tranh không-biển với Nhật Bản.
Mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang ngày càng có tính chất của những cuộc xung đột gay gắt. Do đó, tình hình hiện nay xung quanh quần đảo Senkaku không có gì quá khác thường.
Đáng chú ý là mặc dù kim ngạch thương mại song phương (hơn 300 tỷ USD/năm) và đầu tư lớn, quan hệ chính trị giữa Tokyo và Bắc Kinh vẫn không ổn do trở ngại là những ký ức về những cuộc chiến tranh cực kỳ tàn bạo của quân đội Nhật.
Đáng chú ý là mặc dù kim ngạch thương mại song phương (hơn 300 tỷ USD/năm) và đầu tư lớn, quan hệ chính trị giữa Tokyo và Bắc Kinh vẫn không ổn do trở ngại là những ký ức về những cuộc chiến tranh cực kỳ tàn bạo của quân đội Nhật.
Sức mạnh hải quân và không quân chưa cho phép Trung Quốc chiếm giữ Senkaku bằng vũ lực
|
Thực chất cuộc tranh chấp
Ngoài ra, khía cạnh kinh tế trong quan hệ Nhật-Trung cũng chắc chắn cản trở quan hệ này phát triển, bởi lẽ các công ty của cả Trung Quốc và Nhật Bản đều hướng vào xuất khẩu hàng công nghiệp và nhập khẩu nguyên liệu. Kết quả là cả hai nước đang trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau trong những lĩnh vực rất khác nhau. Do tất cả những nguyên nhân này, mọi sự va chạm lợi ích đều gây ra phản ứng cực kỳ gay gắt ở Trung Quốc và Nhật Bản trên cấp độ chính quyền, cũng như xã hội.
Một yếu tố phụ khác là các mục tiêu đối nội của giới lãnh đạo hai nước. Đảng Dân chủ Nhật Bản hiện đang ngày càng mất tin tưởng vào triển vọng chính trị sắp tới của mình, bởi vậy, họ cho rằng, cần thể hiện mình càng nhiều càng tốt ở vai trò người bảo vệ lợi ích quốc gia. Trong giới chóp bu đảng cộng sản Trung Quốc cũng đã mấy năm thảo luận tích cực về việc Trung Quốc cần định vị mình đến cấp độ nào trên trường quốc tế như một siêu cường mới với những tham vọng và lợi ích tương ứng. Mặc dù chưa có quyết định cuối cùng được đưa ra cho vấn đề này, Bắc Kinh đang thể hiện lập trường ngày càng cứng rắn về tất cả các vấn đề đụng chạm đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc, nhất là khi nói về các sự kiện gần biên giới của họ.
Quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đảo) mà tranh chấp chủ quyền ở đây là nguyên nhân chính cho quan hệ căng thẳng Trung-Nhật hiện nay (cũng như trong đa số các trường hợp tương tự trước đó), tự thân nó là không cần thiết cho cả hai bênm do diện tích nhỏ (gần 7 km2) và không thể tiến hành hoạt động kinh tế gì ở đó được. Nhưng chủ quyền quốc gia đối với quần đảo lại quan trọng từ góc độ phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của hai nước. Trên thềm lụa địa ở khu vực quần đảo có thể có trữ lượng dầu lớn, vùng biển xung quanh quần đảo có tài nguyên sinh học phong phú. Như vậy, cả hai nước đều có lợi ích hoàn toàn thực tế đối với quần đảo. Ngoài ra, có những lý do rất mạnh về thể diện quốc gia, không cho phép cả Tokyo, lần Bắc Kinh có những nhượng bộ.
Đồng thời, cả hai bên đều cực kỳ không muốn đưa sự việc đến đụng độ vũ trang thật sự, bởi lẽ, nó sẽ dẫn đến những tổn thất kinh tế và quân sự rất lớn, có khả năng xóa sạch mọi lợi ích từ sự kiểm soát đối với quần đảo này.
So sánh lực lượng
Để đánh giá kết cục của một cuộc xung đột có thể xảy ra, cần so sánh tiềm lực quân đội Trung Quốc và Nhật Bản. Đồng thời, cần loại bỏ ngay không xem xét lục quân, bởi lẽ lục quân chẳng có chỗ để giao chiến ở quần đảo tranh chấp, còn việc đổ bộ các đơn vị lục quân của Nhật lên đất Trung Quốc hay của Trung Quốc lên đất Nhật hoàn toàn bị loại trừ bởi vì khả năng đổ bộ không thể bảo đảm được. Thậm chí nếu giả thiết rằng, lực lượng đổ bộ của Trung Quốc hay Nhật Bản sẽ đến được bờ biển đối phương, lực lượng này sẽ bị các đơn vị mặt đất và không quân đối phương tiêu diệt hoàn toàn trong nhiều lắm là vài ngày đêm.
Vì thế mà chỉ nên so sánh sức mạnh không quân và hải quân của hai bên đối địch. Cần nhấn mạnh rằng, Hải quân Nhật Bản và hải quân Trung Quốc xét về sức mạnh tổng hợp hiện đứng thứ hai và thứ ba thế giới, chỉ thua Hải quân Mỹ (về số lượng tàu ngầm hạt nhân thì thua cả Hải quân Nga, nhưng xét chung, hạm đội hai nước này mạnh hơn Hải quân Nga).
Không quân Nhật hiện có 202 máy bay tiêm kích F-15J và DJ (157 và 45), 67 F-4EJ, 93 F-2А và В (62 và 31), 13 máy bay trinh sát RF-4EJ, tức là 375 máy bay chiến đấu.
Các máy bay Phantom lạc hậu (F-4EJ và RF-4EJ) đang bị loại bỏ dần, ngoài ra, Không quân Nhật chắc cũng sẽ loại bỏ 12 máy bay F-2В do những hư hỏng trong vụ sóng thần năm ngoái. Bởi vậy, tổng số tiêm kích Nhật sẽ giảm đi.
Trong tương lai, Nhật dự định mua 42 tiêm kích thế hệ 5 F-35 của Mỹ, nhưng hiện chưa rõ bao giờ việc này diễn ra.
Trong biên chế Hải quân Nhật Bản hiện có 17 tàu ngầm (4 chiếc lớp Sōryū, 11 chiếc lớp Oyashio, 2 chiếc lớp Harushio), 4 tàu khu trục chở trực thăng (2 chiếc lớp Hyūga và 2 chiếc lớp Shirane), 38 tàu khu trục (4 chiếc lớp Kongō, 2 chiếc lớp Atago, 5 chiếc lớp Takanami, 9 chiếc lớp Musarame, 6 chiếc lớp Asagiri, 10 chiếc lớp Hatsuyuki, 2 chiếc lớp Hatakaze), 6 frigate (lớp Abukuma), 6 tàu tên lửa nhỏ (lớp Hayabusa), 3 tàu đổ bộ xe tăng (lớp Ōsumi), đến 30 tàu quét lôi (các lớp khác nhau). Ngoài ra, Hải quân Nhật đang sử dụng vào mục đích huấn luyện 3 tàu ngầm lớp Harushio, 2 tàu khu trục lớp Asagiri và 2 tàu khu trục lớp Hatsuyuki.
Hiện đại nhất trong số tàu trên là các tàu ngầm Sōryū (tổng cộng sẽ có 7 chiếc) và Oyashio, các tàu khu trục (thực ra là tàu sân bay hạng nhẹ) Hyūga, Kongō và Atago (thực chất là tàu tuần dương tên lửa trang bị hệ thống Aegis), Takanami và Murasame.
Quân đội Trung Quốc có máy bay chiến đấu trong cả không quân Trung Quốc và không quân hải quân (số lượngchỉ thua kém không quân hải quân Mỹ).
Đó là khoảng 140 máy bay ném bom tầm trung Н-6 và Н-6М, 150-200 máy bay ném bom chiến thuật JH-7, 150-550 cường kích Q-5, không dưới 100 tiêm kích Su-30 và J-16, 200-350 Su-27 và J-11 các đời khác nhau, 200-250 J-10, gần 200 J-8 và 700-800 J-7.
Sự khác biệt đáng kể trong những con số không chỉ bởi sự đóng kín thông tin của Trung Quốc mà còn bởi họ đang dần loại bỏ các máy bay Q-5, J-7 và J-8 thuộc những biến thể đầu, đồng thời sản xuất JH-7, J-16 (sao chép trái phép Su-30), J-11B (sao chép trái phép Su-27), J-10 và Q-5 các biến thể sau.
Không có gì ngạc nhiên về chuyện số lượng máy bay cực kỳ không ổn định, nhưng rõ ràng là việc sản xuất các máy bay mới hoàn toàn bù đắp được việc loại bỏ các máy bay cũ.
Nhìn chung, quân đội Trung Quốc có ưu thế ít nhất gấp 5 lần về số lượng máy bay chiến đấu so với Không quân Nhật Bản, xét về tất cả các thành phần riêng lẻ (máy bay tiến công, tiêm kích hạng nặng, tiêm kích hạng nhẹ), ưu thế cũng ở phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, xét về mặt chất lượng, tiêm các kích hạng nặng hiện đại họ Su-27/Su-30/J-11/J-16 cũng không hề thua kém F-15, tiêm kích hạng nhẹ J-10 của Trung Quốc không thua kém F-2 của Nhật.
Trung Quốc còn có thêm ưu thế là hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn tên lửa đường đạn tầm trung và chiến dịch-chiến thuật các loại, mà nay còn thêm cả các tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến, máy bay và mặt đất. Bằng các tên lửa này, Trung Quốc có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu tĩnh trên lãnh thổ Nhật, mà trước hết là các cơ sở công nghiệp quốc phòng. Nhật Bản thì không hề có tên lửa đường đạn lẫn tên lửa hành trình.
Các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của Trung Quốc đương nhiên sẽ không được huy động tham chiến chống Nhật Bản, nhưng ngay cả không tính các tàu ngầm này, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc vẫn là đông đảo nhất thế giới.
Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc gồm có 8 tàu ngầm hạt nhân tiến công (4 tàu lớp 091 và 4 tàu lớp 093) và không dưới 60 tàu ngầm thông thường (đến 10 chiếc lớp 041А, 8 chiếc lớp Projekt 636EM, 2 chiếc lớp Projekt 636 và 2 lớp Projekt 877, 13 chiếc lớp 039G, 5 chiếc lớp 035G, 13 chiếc lớp 035, đến 8 chiếc lớp 033). Tất cả các tàu ngầm hạt nhân tiến công và tàu ngầm thông thường thuộc các lớp 041А, Projekt 636EM và 039G đều mang tên lửa chống hạm. Các tàu ngầm cũ thuộc các lớp 033 và 035 đang bị loại bỏ, để thay cho chúng, Trung Quốc đang đóng là các tàu ngầm lớp 041А, bắt đầu đóng tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp 095 và tàu ngầm lớp 043.
Chiếc tàu sân bay Varyag của Liên Xô trước đây, sau đó có tên không chính thức của Trung Quốc là Thi Lang và nay được đặt tên chính thức là Liêu Ninh thu hút nhiều sự chú ý của các chuyên gia nước ngoài. Nhưng do đặc thù thiết kế và không có máy bay trên hạm, tàu sân bay này sẽ mãi mãi chỉ là tàu huấn luyện-thực nghiệm, chứ không phải là một tàu chiến đấu thực sự. Các tàu sân bay nội địa thực sự của Trung Quốc sẽ ra đời ít ra là sau 10 năm nữa.
Hải quân Trung Quốc hiện có 27 tàu khu trục: 2 chiếc lớp Projekt 956, 2 chiếc lớp Projekt 956EM, 5 chiếc lớp 052С, 2 chiếc lớp 052В, 2 chiếc lớp 052, 2 chiếc lớp 051С, 1 chiếc lớp 051В, 2 chiếc lớp 051 Lữ Đại III, 1 chiếc lớp 051 Lữ Đại II và 8 chiếc lớp 051 Lữ Đại I. Tất cả các tàu Lữ Đại đang dần bị loại bỏ, đang được đóng để thay thế cho chúng là các tàu khu trục lớp 052С. Các tàu kể từ chiếc thứ ba của lớp 052C có thể được coi là thiết kế mới (một số nguồn gọi là lớp 052D). Hải quân Trung Quốc sẽ có ít nhất 10 chiếc 052D.
Hạm đội Trung Quốc hiện có 48 frigate: 11 chiếc lớp 054А, 2 chiếc lớp 054 và 35 chiếc lớp 053 thuộc 6 biến thể khác nhau (10 chiếc 053Н3, 4 chiếc 053Н2G, 6 chiếc 053Н1G, 3 chiếc 053Н2, 6 chiếc 053Н1, 6 chiếc 053Н). Ngoài ra, còn có 2 frigate cũ 053Н, nhưng đã được chuyển cho lực lượng bảo vệ bờ biển, 1 frigate tương tự được cải hoán thành tàu hỗ trợ đổ bộ (trang bị hệ thống rocket phóng loạt), còn 1 frigate khác (053НТ-Н) được sử dụng làm tàu huấn luyện.
Các frigate lớp 053 thuộc các biến thể đầu đang dần dần bị rút khỏi biên chế hải quân Trung Quốc, thay vào đó họ đóng các tàu lớp 054А (hiện có không dưới 5 tàu đang nằm ở các xưởng đóng tàu, chắc chắn sau khi hạ thủy các tàu này thì các tàu mới sẽ được khởi đóng).
Hạm đội “tàu muỗi” (tàu nhỏ, xuồng chiến đấu), theo truyền thống, rất phát triển ở Trung Quốc. Hiện nay, lực lượng này gồm 119 tàu tên lửa nhỏ (83 tốc hạm hai thân lớp 022, 6 tàu tên lửa nhỏ lớp 037-II và 30 tàu tên lửa nhỏ lớp 037-IG) và đến 250 tàu tuần tra nhỏ. Trung Quốc đã bắt đầu đóng các tàu corvette tên lửa lớp 056 với số lượng sẽ không dưới 16 chiếc.
Các lực lượng đổ bộ của hải quân Trung Quốc khá lớn, gồm 3 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp 071, 30 tàu đổ bộ cỡ lớn và đến 60 tàu đổ bộ cỡ vừa. Tuy nhiên, để tổ chức được cuộc đổ bộ quân thực sự lên lãnh thổ Nhật Bản thì đó hoàn toàn chưa đủ, còn ở quần đảo tranh chấp thì thực chất không thể đổ bộ lên đâu được, bởi vậy lực lượng đổ bộ chẳng để làm gì cả.
Cũng cần nhắc đến không dưới 100 tàu quét lôi.
Thay đổi trong tương lai
Như vậy, hải quân Trung Quốc có ưu thế số lượng đáng kể đối với Hải quân Nhật, nhất là về lực lượng tàu ngầm và lực lượng nhẹ. Tuy nhiên, ưu thế chất lượng lại ở bên phía người Nhật. Điểm yếu nhất của các tàu chiến Trung Quốc là phòng không, ngoại lệ chỉ có các tàu khu trục thuộc các lớp 051С và 052С/D, nhưng ngay cả các tàu này cũng thua kém các tàu khu trục Nhật trang bị hệ thống Aegis. Hơn nữa, Nhật Bản có truyền thống hải quân đáng nể hơn nhiều, điều có ý nghĩa không kém phần quan trọng trong chiến tranh.
Cũng cần lưu ý rằng, Trung Quốc cũng sẽ khó mà hiện thực hóa đầy đủ ưu thế trên không, bởi lẽ chiến trường biển tiềm năng nằm khá xa bờ biển của cả hai nước. Điều đó hạn chế vai trò của không quân và đặt hải quân vào vị trí hàng đầu, mà ở đây thì ưu thế của hải quân Trung Quốc hoàn toàn không rõ ràng.
Trong trường hợp nổ ra cuộc chiến tranh không-biển quy mô lớn, cả hai phía sẽ gánh chịu tổn thất lớn về tàu và máy bay, có nghĩa là về những loại vũ khí trang bị tinh vi và đắt tiền nhất. Điều đó tự thân nó làm cho việc đối kháng vũ trang trở nên bất lợi đối với cả Bắc Kinh và Tokyo, tổn thất kinh tế từ những tổn thất quân sự thuần túy (bao gồm cả tiêu hao nhiên liệu và đạn dược) có thể cao hơn cả lợi ích từ việc chiếm giữ quần đảo Senkaku. Tổn thất do hoạt động thương mại bị phá vỡ sẽ cực lớn.
Đối với Trung Quốc, tổn thất một bộ phận lớn và ưu tú nhất của không quân và hải quân mà họ đã bỏ hàng trăm tỷ đô la để phát triển trong thập kỷ rưỡi qua sẽ là một đòn cực kỳ đau đớn. Hơn nữa, vì thế mà Trung Quốc sẽ mất hoàn toàn khả năng gây áp lực bằng sức mạnh đối với Đài Loan và hòn đảo này sẽ có thể tuyên bố độc lập mà hầu như không bị trừng phạt.
Một cách riêng rẽ, cần nói về lập trường của Washington, bởi vì từ lâu đã tồn tại hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật. Hiển nhiên là Mỹ không muốn đánh nhau với Trung Quốc, nhưng Nhà Trắng không thể không thực hiện các cam kết đối với Tokyo, nếu không Mỹ sẽ mất đi lập tức và hoàn toàn vị thế địa-chính trị ở châu Á và trên thế giới nói chung.
Nếu như vì Đài Loan, bất chấp mọi tuyên bố, Mỹ đến 95% sẽ không đánh nhau với Trung Quốc, nhưng bảo vệ Nhật Bản thì Mỹ sẽ buộc phải làm dù muốn hay không. Chính các quan chức Mỹ cũng đã tuyên bố rằng, họ coi quần đảo Senkaku là thuộc về Nhật, bởi vậy, quần đảo này nằm trong phạm vi hiệu lực của hiệp ước phòng thủ chung Nhật-Mỹ. Điều đặc biệt đáng chú ý là, trong đợt căng thẳng quan hệ Nga-Nhật về vấn đề quần đảo Kuril, Washington lại tuyên bố rằng, mặc dù họ ủng hộ lập trường của Nhật Bản trong vấn đề này, nhưng Nhật không kiểm soát trên thực tế các hòn đảo Nam Kuril nên hiệu lực của hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ không mở rộng đến khu vực lãnh thổ này, và như vậy Mỹ đã lập tức làm cho Nhật quên đi những ảo tưởng không cần thiết.
Hơn nữa, chỉ cần có 1-2 cụm tàu sân bay của Hải quân Mỹ sẽ là đủ để quyết định dứt khoát kết cục cuộc chiến có lợi cho Nhật Bản, thậm chí nếu như Mỹ không chịu tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc mà chỉ hạn chế ở các hành động chống không quân và hải quân Trung Quốc ở vùng biển quốc tế và trên không.
Như vậy, cả đối với Nhật Bản, và ở mức độ lớn hơn là cả với Trung Quốc, cuộc chiến tranh giành quần đảo Senkaku lúc này hoàn toàn bất lợi. Về thực chất, nó sẽ là thất bại nặng nề đối với cả hai bên, bất kể tương quan tổn thất cục thể ra sao. Vì thế, cả Tokyo và Bắc Kinh sẽ làm mọi cách để tránh đụng độ vũ trang mà chỉ hạn chế ở việc gây áp lực về tâm lý (kiểu như biểu tình, cướp phá cửa hàng hay phái hàng ngàn tàu cá đến quần đảo tranh chấp) và có thể cả áp lực về kinh tế đối với nhau. Chiến tranh sẽ chỉ bùng nổ do tình hình leo thang không thể kiểm soát vì một sự cố bất ngờ nào đó, điều rất khó có khả năng xảy ra.
Tuy nhiên, trong tương lai, tình hình có thể thay đổi bởi vì cán cân sức mạnh trên không, cũng như trên biển đang thay đổi nhanh chóng theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Nhịp độ sản xuất máy bay và tàu chiến mới ở Trung Quốc cao hơn không chỉ mấy lần mà là hàng chục lần so với Nhật Bản, hơn nữa là mỗi năm một tăng lên. Thậm chí, ngay cả Mỹ cũng không có khả năng cùng lúc đóng hơn 10 tàu chiến nổi cỡ lớn như đang diễn ra ở Trung Quốc hiện nay.
Chính vì thế mà vào cuối thập niên này, tình thế có thể là Trung Quốc sẽ có khả năng thực sự đánh thắng cuộc chiến tranh không-biển với Nhật Bản, đồng thời vô hiệu hóa Hạm đội 7 của Mỹ, điều sẽ mang lại cho Bắc Kinh cơ hội gây áp lực chính trị hiệu quả hơn nhiều đối với Tokyo trong vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku.
Ngoài ra, khía cạnh kinh tế trong quan hệ Nhật-Trung cũng chắc chắn cản trở quan hệ này phát triển, bởi lẽ các công ty của cả Trung Quốc và Nhật Bản đều hướng vào xuất khẩu hàng công nghiệp và nhập khẩu nguyên liệu. Kết quả là cả hai nước đang trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau trong những lĩnh vực rất khác nhau. Do tất cả những nguyên nhân này, mọi sự va chạm lợi ích đều gây ra phản ứng cực kỳ gay gắt ở Trung Quốc và Nhật Bản trên cấp độ chính quyền, cũng như xã hội.
Một yếu tố phụ khác là các mục tiêu đối nội của giới lãnh đạo hai nước. Đảng Dân chủ Nhật Bản hiện đang ngày càng mất tin tưởng vào triển vọng chính trị sắp tới của mình, bởi vậy, họ cho rằng, cần thể hiện mình càng nhiều càng tốt ở vai trò người bảo vệ lợi ích quốc gia. Trong giới chóp bu đảng cộng sản Trung Quốc cũng đã mấy năm thảo luận tích cực về việc Trung Quốc cần định vị mình đến cấp độ nào trên trường quốc tế như một siêu cường mới với những tham vọng và lợi ích tương ứng. Mặc dù chưa có quyết định cuối cùng được đưa ra cho vấn đề này, Bắc Kinh đang thể hiện lập trường ngày càng cứng rắn về tất cả các vấn đề đụng chạm đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc, nhất là khi nói về các sự kiện gần biên giới của họ.
Quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đảo) mà tranh chấp chủ quyền ở đây là nguyên nhân chính cho quan hệ căng thẳng Trung-Nhật hiện nay (cũng như trong đa số các trường hợp tương tự trước đó), tự thân nó là không cần thiết cho cả hai bênm do diện tích nhỏ (gần 7 km2) và không thể tiến hành hoạt động kinh tế gì ở đó được. Nhưng chủ quyền quốc gia đối với quần đảo lại quan trọng từ góc độ phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của hai nước. Trên thềm lụa địa ở khu vực quần đảo có thể có trữ lượng dầu lớn, vùng biển xung quanh quần đảo có tài nguyên sinh học phong phú. Như vậy, cả hai nước đều có lợi ích hoàn toàn thực tế đối với quần đảo. Ngoài ra, có những lý do rất mạnh về thể diện quốc gia, không cho phép cả Tokyo, lần Bắc Kinh có những nhượng bộ.
Đồng thời, cả hai bên đều cực kỳ không muốn đưa sự việc đến đụng độ vũ trang thật sự, bởi lẽ, nó sẽ dẫn đến những tổn thất kinh tế và quân sự rất lớn, có khả năng xóa sạch mọi lợi ích từ sự kiểm soát đối với quần đảo này.
So sánh lực lượng
Để đánh giá kết cục của một cuộc xung đột có thể xảy ra, cần so sánh tiềm lực quân đội Trung Quốc và Nhật Bản. Đồng thời, cần loại bỏ ngay không xem xét lục quân, bởi lẽ lục quân chẳng có chỗ để giao chiến ở quần đảo tranh chấp, còn việc đổ bộ các đơn vị lục quân của Nhật lên đất Trung Quốc hay của Trung Quốc lên đất Nhật hoàn toàn bị loại trừ bởi vì khả năng đổ bộ không thể bảo đảm được. Thậm chí nếu giả thiết rằng, lực lượng đổ bộ của Trung Quốc hay Nhật Bản sẽ đến được bờ biển đối phương, lực lượng này sẽ bị các đơn vị mặt đất và không quân đối phương tiêu diệt hoàn toàn trong nhiều lắm là vài ngày đêm.
Vì thế mà chỉ nên so sánh sức mạnh không quân và hải quân của hai bên đối địch. Cần nhấn mạnh rằng, Hải quân Nhật Bản và hải quân Trung Quốc xét về sức mạnh tổng hợp hiện đứng thứ hai và thứ ba thế giới, chỉ thua Hải quân Mỹ (về số lượng tàu ngầm hạt nhân thì thua cả Hải quân Nga, nhưng xét chung, hạm đội hai nước này mạnh hơn Hải quân Nga).
Không quân Nhật hiện có 202 máy bay tiêm kích F-15J và DJ (157 và 45), 67 F-4EJ, 93 F-2А và В (62 và 31), 13 máy bay trinh sát RF-4EJ, tức là 375 máy bay chiến đấu.
Các máy bay Phantom lạc hậu (F-4EJ và RF-4EJ) đang bị loại bỏ dần, ngoài ra, Không quân Nhật chắc cũng sẽ loại bỏ 12 máy bay F-2В do những hư hỏng trong vụ sóng thần năm ngoái. Bởi vậy, tổng số tiêm kích Nhật sẽ giảm đi.
Trong tương lai, Nhật dự định mua 42 tiêm kích thế hệ 5 F-35 của Mỹ, nhưng hiện chưa rõ bao giờ việc này diễn ra.
Trong biên chế Hải quân Nhật Bản hiện có 17 tàu ngầm (4 chiếc lớp Sōryū, 11 chiếc lớp Oyashio, 2 chiếc lớp Harushio), 4 tàu khu trục chở trực thăng (2 chiếc lớp Hyūga và 2 chiếc lớp Shirane), 38 tàu khu trục (4 chiếc lớp Kongō, 2 chiếc lớp Atago, 5 chiếc lớp Takanami, 9 chiếc lớp Musarame, 6 chiếc lớp Asagiri, 10 chiếc lớp Hatsuyuki, 2 chiếc lớp Hatakaze), 6 frigate (lớp Abukuma), 6 tàu tên lửa nhỏ (lớp Hayabusa), 3 tàu đổ bộ xe tăng (lớp Ōsumi), đến 30 tàu quét lôi (các lớp khác nhau). Ngoài ra, Hải quân Nhật đang sử dụng vào mục đích huấn luyện 3 tàu ngầm lớp Harushio, 2 tàu khu trục lớp Asagiri và 2 tàu khu trục lớp Hatsuyuki.
Hiện đại nhất trong số tàu trên là các tàu ngầm Sōryū (tổng cộng sẽ có 7 chiếc) và Oyashio, các tàu khu trục (thực ra là tàu sân bay hạng nhẹ) Hyūga, Kongō và Atago (thực chất là tàu tuần dương tên lửa trang bị hệ thống Aegis), Takanami và Murasame.
Quân đội Trung Quốc có máy bay chiến đấu trong cả không quân Trung Quốc và không quân hải quân (số lượngchỉ thua kém không quân hải quân Mỹ).
Đó là khoảng 140 máy bay ném bom tầm trung Н-6 và Н-6М, 150-200 máy bay ném bom chiến thuật JH-7, 150-550 cường kích Q-5, không dưới 100 tiêm kích Su-30 và J-16, 200-350 Su-27 và J-11 các đời khác nhau, 200-250 J-10, gần 200 J-8 và 700-800 J-7.
Sự khác biệt đáng kể trong những con số không chỉ bởi sự đóng kín thông tin của Trung Quốc mà còn bởi họ đang dần loại bỏ các máy bay Q-5, J-7 và J-8 thuộc những biến thể đầu, đồng thời sản xuất JH-7, J-16 (sao chép trái phép Su-30), J-11B (sao chép trái phép Su-27), J-10 và Q-5 các biến thể sau.
Không có gì ngạc nhiên về chuyện số lượng máy bay cực kỳ không ổn định, nhưng rõ ràng là việc sản xuất các máy bay mới hoàn toàn bù đắp được việc loại bỏ các máy bay cũ.
Nhìn chung, quân đội Trung Quốc có ưu thế ít nhất gấp 5 lần về số lượng máy bay chiến đấu so với Không quân Nhật Bản, xét về tất cả các thành phần riêng lẻ (máy bay tiến công, tiêm kích hạng nặng, tiêm kích hạng nhẹ), ưu thế cũng ở phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, xét về mặt chất lượng, tiêm các kích hạng nặng hiện đại họ Su-27/Su-30/J-11/J-16 cũng không hề thua kém F-15, tiêm kích hạng nhẹ J-10 của Trung Quốc không thua kém F-2 của Nhật.
Trung Quốc còn có thêm ưu thế là hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn tên lửa đường đạn tầm trung và chiến dịch-chiến thuật các loại, mà nay còn thêm cả các tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến, máy bay và mặt đất. Bằng các tên lửa này, Trung Quốc có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu tĩnh trên lãnh thổ Nhật, mà trước hết là các cơ sở công nghiệp quốc phòng. Nhật Bản thì không hề có tên lửa đường đạn lẫn tên lửa hành trình.
Các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của Trung Quốc đương nhiên sẽ không được huy động tham chiến chống Nhật Bản, nhưng ngay cả không tính các tàu ngầm này, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc vẫn là đông đảo nhất thế giới.
Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc gồm có 8 tàu ngầm hạt nhân tiến công (4 tàu lớp 091 và 4 tàu lớp 093) và không dưới 60 tàu ngầm thông thường (đến 10 chiếc lớp 041А, 8 chiếc lớp Projekt 636EM, 2 chiếc lớp Projekt 636 và 2 lớp Projekt 877, 13 chiếc lớp 039G, 5 chiếc lớp 035G, 13 chiếc lớp 035, đến 8 chiếc lớp 033). Tất cả các tàu ngầm hạt nhân tiến công và tàu ngầm thông thường thuộc các lớp 041А, Projekt 636EM và 039G đều mang tên lửa chống hạm. Các tàu ngầm cũ thuộc các lớp 033 và 035 đang bị loại bỏ, để thay cho chúng, Trung Quốc đang đóng là các tàu ngầm lớp 041А, bắt đầu đóng tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp 095 và tàu ngầm lớp 043.
Chiếc tàu sân bay Varyag của Liên Xô trước đây, sau đó có tên không chính thức của Trung Quốc là Thi Lang và nay được đặt tên chính thức là Liêu Ninh thu hút nhiều sự chú ý của các chuyên gia nước ngoài. Nhưng do đặc thù thiết kế và không có máy bay trên hạm, tàu sân bay này sẽ mãi mãi chỉ là tàu huấn luyện-thực nghiệm, chứ không phải là một tàu chiến đấu thực sự. Các tàu sân bay nội địa thực sự của Trung Quốc sẽ ra đời ít ra là sau 10 năm nữa.
Hải quân Trung Quốc hiện có 27 tàu khu trục: 2 chiếc lớp Projekt 956, 2 chiếc lớp Projekt 956EM, 5 chiếc lớp 052С, 2 chiếc lớp 052В, 2 chiếc lớp 052, 2 chiếc lớp 051С, 1 chiếc lớp 051В, 2 chiếc lớp 051 Lữ Đại III, 1 chiếc lớp 051 Lữ Đại II và 8 chiếc lớp 051 Lữ Đại I. Tất cả các tàu Lữ Đại đang dần bị loại bỏ, đang được đóng để thay thế cho chúng là các tàu khu trục lớp 052С. Các tàu kể từ chiếc thứ ba của lớp 052C có thể được coi là thiết kế mới (một số nguồn gọi là lớp 052D). Hải quân Trung Quốc sẽ có ít nhất 10 chiếc 052D.
Hạm đội Trung Quốc hiện có 48 frigate: 11 chiếc lớp 054А, 2 chiếc lớp 054 và 35 chiếc lớp 053 thuộc 6 biến thể khác nhau (10 chiếc 053Н3, 4 chiếc 053Н2G, 6 chiếc 053Н1G, 3 chiếc 053Н2, 6 chiếc 053Н1, 6 chiếc 053Н). Ngoài ra, còn có 2 frigate cũ 053Н, nhưng đã được chuyển cho lực lượng bảo vệ bờ biển, 1 frigate tương tự được cải hoán thành tàu hỗ trợ đổ bộ (trang bị hệ thống rocket phóng loạt), còn 1 frigate khác (053НТ-Н) được sử dụng làm tàu huấn luyện.
Các frigate lớp 053 thuộc các biến thể đầu đang dần dần bị rút khỏi biên chế hải quân Trung Quốc, thay vào đó họ đóng các tàu lớp 054А (hiện có không dưới 5 tàu đang nằm ở các xưởng đóng tàu, chắc chắn sau khi hạ thủy các tàu này thì các tàu mới sẽ được khởi đóng).
Hạm đội “tàu muỗi” (tàu nhỏ, xuồng chiến đấu), theo truyền thống, rất phát triển ở Trung Quốc. Hiện nay, lực lượng này gồm 119 tàu tên lửa nhỏ (83 tốc hạm hai thân lớp 022, 6 tàu tên lửa nhỏ lớp 037-II và 30 tàu tên lửa nhỏ lớp 037-IG) và đến 250 tàu tuần tra nhỏ. Trung Quốc đã bắt đầu đóng các tàu corvette tên lửa lớp 056 với số lượng sẽ không dưới 16 chiếc.
Các lực lượng đổ bộ của hải quân Trung Quốc khá lớn, gồm 3 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp 071, 30 tàu đổ bộ cỡ lớn và đến 60 tàu đổ bộ cỡ vừa. Tuy nhiên, để tổ chức được cuộc đổ bộ quân thực sự lên lãnh thổ Nhật Bản thì đó hoàn toàn chưa đủ, còn ở quần đảo tranh chấp thì thực chất không thể đổ bộ lên đâu được, bởi vậy lực lượng đổ bộ chẳng để làm gì cả.
Cũng cần nhắc đến không dưới 100 tàu quét lôi.
Thay đổi trong tương lai
Như vậy, hải quân Trung Quốc có ưu thế số lượng đáng kể đối với Hải quân Nhật, nhất là về lực lượng tàu ngầm và lực lượng nhẹ. Tuy nhiên, ưu thế chất lượng lại ở bên phía người Nhật. Điểm yếu nhất của các tàu chiến Trung Quốc là phòng không, ngoại lệ chỉ có các tàu khu trục thuộc các lớp 051С và 052С/D, nhưng ngay cả các tàu này cũng thua kém các tàu khu trục Nhật trang bị hệ thống Aegis. Hơn nữa, Nhật Bản có truyền thống hải quân đáng nể hơn nhiều, điều có ý nghĩa không kém phần quan trọng trong chiến tranh.
Cũng cần lưu ý rằng, Trung Quốc cũng sẽ khó mà hiện thực hóa đầy đủ ưu thế trên không, bởi lẽ chiến trường biển tiềm năng nằm khá xa bờ biển của cả hai nước. Điều đó hạn chế vai trò của không quân và đặt hải quân vào vị trí hàng đầu, mà ở đây thì ưu thế của hải quân Trung Quốc hoàn toàn không rõ ràng.
Trong trường hợp nổ ra cuộc chiến tranh không-biển quy mô lớn, cả hai phía sẽ gánh chịu tổn thất lớn về tàu và máy bay, có nghĩa là về những loại vũ khí trang bị tinh vi và đắt tiền nhất. Điều đó tự thân nó làm cho việc đối kháng vũ trang trở nên bất lợi đối với cả Bắc Kinh và Tokyo, tổn thất kinh tế từ những tổn thất quân sự thuần túy (bao gồm cả tiêu hao nhiên liệu và đạn dược) có thể cao hơn cả lợi ích từ việc chiếm giữ quần đảo Senkaku. Tổn thất do hoạt động thương mại bị phá vỡ sẽ cực lớn.
Đối với Trung Quốc, tổn thất một bộ phận lớn và ưu tú nhất của không quân và hải quân mà họ đã bỏ hàng trăm tỷ đô la để phát triển trong thập kỷ rưỡi qua sẽ là một đòn cực kỳ đau đớn. Hơn nữa, vì thế mà Trung Quốc sẽ mất hoàn toàn khả năng gây áp lực bằng sức mạnh đối với Đài Loan và hòn đảo này sẽ có thể tuyên bố độc lập mà hầu như không bị trừng phạt.
Một cách riêng rẽ, cần nói về lập trường của Washington, bởi vì từ lâu đã tồn tại hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật. Hiển nhiên là Mỹ không muốn đánh nhau với Trung Quốc, nhưng Nhà Trắng không thể không thực hiện các cam kết đối với Tokyo, nếu không Mỹ sẽ mất đi lập tức và hoàn toàn vị thế địa-chính trị ở châu Á và trên thế giới nói chung.
Nếu như vì Đài Loan, bất chấp mọi tuyên bố, Mỹ đến 95% sẽ không đánh nhau với Trung Quốc, nhưng bảo vệ Nhật Bản thì Mỹ sẽ buộc phải làm dù muốn hay không. Chính các quan chức Mỹ cũng đã tuyên bố rằng, họ coi quần đảo Senkaku là thuộc về Nhật, bởi vậy, quần đảo này nằm trong phạm vi hiệu lực của hiệp ước phòng thủ chung Nhật-Mỹ. Điều đặc biệt đáng chú ý là, trong đợt căng thẳng quan hệ Nga-Nhật về vấn đề quần đảo Kuril, Washington lại tuyên bố rằng, mặc dù họ ủng hộ lập trường của Nhật Bản trong vấn đề này, nhưng Nhật không kiểm soát trên thực tế các hòn đảo Nam Kuril nên hiệu lực của hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ không mở rộng đến khu vực lãnh thổ này, và như vậy Mỹ đã lập tức làm cho Nhật quên đi những ảo tưởng không cần thiết.
Hơn nữa, chỉ cần có 1-2 cụm tàu sân bay của Hải quân Mỹ sẽ là đủ để quyết định dứt khoát kết cục cuộc chiến có lợi cho Nhật Bản, thậm chí nếu như Mỹ không chịu tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc mà chỉ hạn chế ở các hành động chống không quân và hải quân Trung Quốc ở vùng biển quốc tế và trên không.
Như vậy, cả đối với Nhật Bản, và ở mức độ lớn hơn là cả với Trung Quốc, cuộc chiến tranh giành quần đảo Senkaku lúc này hoàn toàn bất lợi. Về thực chất, nó sẽ là thất bại nặng nề đối với cả hai bên, bất kể tương quan tổn thất cục thể ra sao. Vì thế, cả Tokyo và Bắc Kinh sẽ làm mọi cách để tránh đụng độ vũ trang mà chỉ hạn chế ở việc gây áp lực về tâm lý (kiểu như biểu tình, cướp phá cửa hàng hay phái hàng ngàn tàu cá đến quần đảo tranh chấp) và có thể cả áp lực về kinh tế đối với nhau. Chiến tranh sẽ chỉ bùng nổ do tình hình leo thang không thể kiểm soát vì một sự cố bất ngờ nào đó, điều rất khó có khả năng xảy ra.
Tuy nhiên, trong tương lai, tình hình có thể thay đổi bởi vì cán cân sức mạnh trên không, cũng như trên biển đang thay đổi nhanh chóng theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Nhịp độ sản xuất máy bay và tàu chiến mới ở Trung Quốc cao hơn không chỉ mấy lần mà là hàng chục lần so với Nhật Bản, hơn nữa là mỗi năm một tăng lên. Thậm chí, ngay cả Mỹ cũng không có khả năng cùng lúc đóng hơn 10 tàu chiến nổi cỡ lớn như đang diễn ra ở Trung Quốc hiện nay.
Chính vì thế mà vào cuối thập niên này, tình thế có thể là Trung Quốc sẽ có khả năng thực sự đánh thắng cuộc chiến tranh không-biển với Nhật Bản, đồng thời vô hiệu hóa Hạm đội 7 của Mỹ, điều sẽ mang lại cho Bắc Kinh cơ hội gây áp lực chính trị hiệu quả hơn nhiều đối với Tokyo trong vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku.
Nguồn: Aleksandr Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự (Nga) // VPKN, N.38(455), 26.9.2012.
http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Can-can-suc-manh-tren-bien-Hoa-Dong/201210/52040.vnd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét