Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Kết cục sẽ là cái gì đó khác chiến tranh và tốt hơn chiến tranh


Nước Nhật trỗi dậy những năm 1920 và 1930, giống như Trung Quốc ngày nay, luôn không hài lòng với sự áp đặt ảnh hưởng thương mại và văn hóa của phương Tây. Cả hai nước đều tiến hành tăng cường năng lực quân sự tương xứng với sức mạnh kinh tế mới.
Một số học giả về Trung Quốc đã bắt đầu chỉ trích Bắc Kinh có chiến thuật "tích tiểu thành đại" nhằm từng bước bá chiếm Biển Đông. Cụm từ trên gợi cách Phát xít Đức đánh chiếm "tích lũy" đất đai cho tới khi sẵn sàng cho một cuộc chiến toàn diện.
Áp dụng thuật ngữ từ chiến tranh thế giới thứ hai cho cách ứng xử hiện nay của Trung Quốc có vẻ hơi quá, nhưng ở một góc độ nào đó vẫn có thể nói là như vậy. Thực tế, hành động của Trung Quốc cũng giống như của một nhân vật "xấu chơi" khác trong một giai đoạn lịch sử thảm khốc ấy: đế quốc Nhật.
Đế quốc Nhật chỉ tin tưởng việc trở thành một cường quốc quân sự mới đủ để bảo vệ và mở rộng những thành quả công nghiệp và ảnh hưởng kinh tế đối chọi lại những quốc gia phương Tây hiếu chiến, mà đáng kể nhất là Mỹ.
Sau khi tấn công và chiếm Mãn Châu vào năm 1931 với một lý do rất nhỏ, các lực lượng Nhật Bản đã mở rộng xâm chiếm Trung Quốc. Đến cuối năm 1930, Tokya sẵn sàng vươn ra xa hơn ngoài khu vực đất liền do mình kiểm soát, tới các đảo gần bờ, bán đảo Triều Tiên, Đài Loan và phần lớn Trung Quốc.
Ngày 1/8/1940, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yosuke Matsuoka tuyên bố ý định thành lập một "Khối thịnh vượng chung Đông Á mở rộng" của chính phủ Nhật đặt dưới sự kiểm soát thực tế và/hoặc chính trị của Nhật Bản và không chịu sự ảnh hưởng của phương Tây. Khối sẽ bao gồm cả các thuộc địa của châu Âu cũ ở Đông Nam Á - nơi mà Tokyo gọi là khu vực phía nam và các đảo Thái Bình Dương.
Khối thịnh vượng chung sẽ cung cấp nguyên liệu thô và tài nguyên năng lượng của khu vực để đảm bảo khả năng tự chủ của Nhật Bản trong khi cho phép nước này kiểm soát con đường tiếp cận các khu vực và tuyến vận tải quan trọng này.
Phản chiếu chiến lược của chính quyền quân sự Nhật bản trước chiến tranh thế giới thứ hai, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới thành lập trước hết đã củng cố lại "bờ cõi" rồi mới mạo hiểm đi ra các vùng biển rộng hơn. Năm 1950, cùng năm Trung Quốc ủng hộ CHDCND Triều Tiên chiến đấu với Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đã mở các chiến dịch vào Tây Tạng và Tân Cương. Năm 1962, Trung Quốc tấn công Ấn Độ và đánh chiếm một phần lãnh thổ mà nước này vẫn chiếm giữ cho đến nay. Năm 1969, Trung Quốc tham gia một loạt các xung đột biên giới với Liên Xô, những sự kiện tường chừng đã bùng lên thành một cuộc chiến toàn diện.
Sau khi đã tăng cường mạnh mẽ sức mạnh quân sự và hải quân, Trung Quốc đang áp đặt các yêu sách chủ nguyền lãnh thổ và trên biển ngày càng rộng lớn trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Trung Quốc cũng đưa ra những tuyên bố về Ấn Độ Dương và triển khai chiến lược căn cứ và quan hệ ngoại giao "chuỗi vòng ngọc" dọc vịnh Bengal. Cơ sở tàu ngầm và sự tập trung các lực lượng hải quân chiến lược gần tỉnh Hải Nam trên Biển Đông cho phép nước này ngăn chặn tàu thuyền qua lại tại ba chốt chặn quan trọng trên Ấn Độ dương là Bab el Mandeb, eo biển Hormuz, và eo biển Malacca.
Ảnh hưởng địa chính trị của những tuyên bố và việc Trung Quốc vươn ra khắp Đông Á, bao gồm cả những tham vọng chiến lược muốn có chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai kéo dài ra tận đảo Guam, gần như tương đồng với kế hoạch trên bản đồ của Nhật Bản trong Khối thịnh vượng chung.
Dĩ nhiên, lịch sử không bao giờ lập lại hoàn toàn và còn nhiều khác biệt giữa đế quốc Nhật của những năm 1930-1940 và Trung Quốc ngày ngay, nhưng có đủ sự tương đồng trong tham vọng chiến lược để đánh thức những quan ngại thực tế giữa các nhà hoạch định chính sách phương Tây cũng như những nước sẽ chịu tác động của những tham vọng ấy.
Khi Trung Quốc thử nghiệm phiên bản Khối thịnh vượng chung Đông Á mở rộng mới, các nhà lãnh đạo quốc tế và khu vực cần phải thống nhất phản ứng để ngăn chặn cuộc phiêu lưu của Trung Quốc.
Washington bắt đầu cách tiếp cận như vậy trong hai năm cuối của chính quyền George W. Bush và tăng tốc sự chuyển hướng chiến lược hay tái cân bằng này dưới thời tổng thống Obama. Bộ trưởng ngoại giao Hillary Rodham Clinton đang trong nỗ lực xây dựng hợp tác giữa bạn bè và đồng minh của Mỹ để cùng nhau giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với tq, nước vẫn luôn chỉ muốn đàm phán song phương - một chiến lược mà xét cho cùng tq sẽ nắm đằng chuôi.
Và dù nước Mỹ sẽ do President Obama hay President Romney lãnh đạo sau cuộc bầu cử tới đây, Washington vẫn sẽ phải tìm kiếm nguồn lực và ngoại giao để tiếp tục sự phối hợp của mình tại châu Á - để đảm bảo rằng kết cục cuối cùng sẽ là cái gì đó khác chiến tranh và tốt hơn chiến tranh.


http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/tuanvietnam.vietnamnet.vn/Ket-cuc-se-la-cai-gi-do-khac-chien-tranh-va-tot-hon-chien-tranh/9478537.epi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét