Từ tranh chấp
chủ quyền ở Falklands/Malvinas, Trung Quốc đã rút ra được những bài học
về lợi thế khu vực hay cái giá của cuộc chiến chống tàu ngầm...
Tác giả James Holmes.
|
Dưới đây là nội dung bài viết:
Thế giới sắp tiến tới kỷ niệm lần thứ 30 cuộc chiến Falklands/Malvinas (diễn ra từ tháng 4-6/1982) với kết quả: Quân đội Anh đã giành lại chủ quyền trên hòn đảo xa xôi phía Nam Đại Tây Dương từ tay Argentina.
Gần đây, Tướng Sir Michael Jackson, cựu tham mưu trưởng Lục quân Anh, đã gây xôn xao với dư luận với tuyên bố rằng, việc cắt giảm quốc phòng của Bộ Quốc phòng Anh sẽ khiến lực lượng Hải quân nước này “không đủ khả năng” để giành lại đảo Falklands nếu Argentina tiến hành chiếm lại nó một lần nữa.
Năm 2011, Hải quân Hoàng gia Anh cũng đã cho nghỉ hưu tàu sân bay HMS Ark Royal, khiến nước này vắng bóng hoàn toàn tàu sân bay. Điều này đồng nghĩa với việc, Hải quân Anh mất đi khả năng chiến đấu từ máy bay chiến đấu cánh cố định trên các cuộc xung đột có thể trên biển cũng như khả năng tấn công từ tàu sân bay tới các mục tiêu trên bộ.
Hải quân phải trông chờ vào dự án tàu sân bay lớp Queen Elizabeth mới đưa vào phục vụ (kế hoạch đến cuối năm 2020), một thời gian khá lâu trong khi tình hình bất ổn trên toàn thế giới gia tăng. Những trục trặc, trì hoãn và ngân sách vượt trội quá mức so với dự kiến ban đầu cũng làm đau đầu các nhà lãnh đạo Hải quân Anh.
Bên cạnh đó, toàn bộ lực lượng hào hùng một thời - máy bay phản lực Harrier đã được Anh sang nhượng cho Thủy quân Lục chiến Mỹ lấy phụ tùng. Thế nên, khả năng không lực của Hải quân cũng về số 0 cho đến khi những chiến đấu cơ F-35 Joint Strike đưa vào phục vụ với kế hoạch cuối tới cuối thập kỷ này.
Argentina "đục nước béo cò"?
Trong tình thế “thảm hại” của Hải quân Anh, trò chơi chính trị quân sự lại được nhen nhóm lên trong lòng những nhà lãnh đạo của Argentina.
Nó là vấn đề thuộc về bản chất chứ không phải ngẫu nhiên nếu Buenos Aires đẩy mạnh các tuyên bố hay hành động thể hiện khao khát của mình trong việc chiếm lại hòn đảo.
Tổng thống Argentina, Bà Cristina Fernández de Kirchner.
|
Vấn đề kinh tế trì trệ cũng là động lực thúc đẩy
Argentina muốn khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên được phát hiện
với trữ lượng dồi dào ở các vùng biển và đáy biển liền kề Falklands.
Một loạt phát hiện gần đây ở khu vực "Sư tử biển" cách 128 km về phía bắc đảo Falkland đã thúc đẩy "cơn sốt vàng đen" ở Nam Đại Tây Dương.
Tổng thống Argentina, bà Cristina Fernandez de Kirchner đã trách London làm kiệt quệ nguồn tài nguyên của Argentina và tuyên bố sẽ "lấy lại những hòn đảo".
Trước những tuyên bố từ phía Argentina, Chuẩn tướng Bill Aldridge, Tư lệnh Quân đội Anh ở Nam Đại Tây Dương, nhấn mạnh rằng: "Bất chấp những suy giảm trong khả năng viễn chinh trên biển, Anh sẽ không bao giờ đánh mất Falkland".
“Tôi không mong đợi trao các hòn đảo này cho bất kỳ ai và do đó, đặt chúng ta trong vị trí cần thiết để chiếm lại các đảo nếu cần", ông này tuyên bố.
Những động thái căng thẳng nói trên giữa Argentina và Anh chắc chắn sẽ lan xa và chắc chắn, các chiến lược gia Trung Quốc rất sát sao với tình hình ở đại dương cách xa hẳn một châu lục.
Giới tinh hoa lãnh đạo của Trung Quốc đã cố gắng tìm hiểm đầy đủ nhất những luận điểm của các bên, sự đồng tình và phản đối dư luận dành cho cả hai phía trong cuộc xung đột năm 1982. Đằng sau nó là rất nhiều bài học khác.
Một vài năm trước, một đồng nghiệp của tác giả đọc được những bình luận của giới nghiên cứu Trung Quốc về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Falklands/Malvinas và đã viết một bài mô tả lại những phát hiện của giới trên.
Trung Quốc đã học được gì?:
- Địa lý: Xa và gần
Theo đó, Bắc Kinh sẽ coi chiến dịch của 2 bên với Falklands/Malvinas là một nguồn hướng dẫn quan trọng cho chiến lược đương đại của nước này.
Nước Anh- một thế lực hùng mạnh trên biển của phương Tây đã phải tiến hành một cuộc chiến ngắn để giành lại quần đảo từ một thế lực khu vực yếu hơn.
Nhân tố “địa lý” buộc những thế lực nằm cách xa khu vực có xung đột phải tổ chức các hoạt động quân sự vượt qua khoảng cách hàng nghìn km đại dương.
Ngược lại, những thế lực trong khu vực lại hưởng lợi nhờ ở ngay sát khu vực xung đột, giao chiến, có nguồn nhân lực và tài nguyên dồi dào cũng như thân thuộc với môi trường xung quanh.
- Sức mạnh của tên lửa chống hạm:
Những bài học về chiến lược, chiến thuật và cơ cấu lực lượng là những gì Bắc Kinh có khả năng học hỏi từ kinh nghiệm của Anh bây giờ?
Tuy nhiên, vấn đề hàng đầu mà Trung Quốc tìm được hướng dẫn trong cuộc xung đột tương tự: một thế lực địa phương (khu vực) có thể vượt qua và chiến thắng quyền lực mạnh mẽ hơn từ bên ngoài nếu nó sẵn sàng hơn so với đối thủ trong việc chịu đựng các chi phí và rủi ro chiến tranh.
Đây là khái niệm sử dụng “lợi thế sân nhà” và đòi hỏi kho vũ khí chuyên biệt với số lượng thích hợp.
Ví dụ, các nhà bình luận Trung Quốc đã nhận ra và nhấn mạnh tới những thiệt hại gây ra do máy bay chiến đấu phản lực của Argentina – Super Étendard, sử dụng tên lửa hành trình đối hạm Exocet (>> chi tiết).
Một loạt phát hiện gần đây ở khu vực "Sư tử biển" cách 128 km về phía bắc đảo Falkland đã thúc đẩy "cơn sốt vàng đen" ở Nam Đại Tây Dương.
Tổng thống Argentina, bà Cristina Fernandez de Kirchner đã trách London làm kiệt quệ nguồn tài nguyên của Argentina và tuyên bố sẽ "lấy lại những hòn đảo".
Trước những tuyên bố từ phía Argentina, Chuẩn tướng Bill Aldridge, Tư lệnh Quân đội Anh ở Nam Đại Tây Dương, nhấn mạnh rằng: "Bất chấp những suy giảm trong khả năng viễn chinh trên biển, Anh sẽ không bao giờ đánh mất Falkland".
“Tôi không mong đợi trao các hòn đảo này cho bất kỳ ai và do đó, đặt chúng ta trong vị trí cần thiết để chiếm lại các đảo nếu cần", ông này tuyên bố.
Những động thái căng thẳng nói trên giữa Argentina và Anh chắc chắn sẽ lan xa và chắc chắn, các chiến lược gia Trung Quốc rất sát sao với tình hình ở đại dương cách xa hẳn một châu lục.
Giới tinh hoa lãnh đạo của Trung Quốc đã cố gắng tìm hiểm đầy đủ nhất những luận điểm của các bên, sự đồng tình và phản đối dư luận dành cho cả hai phía trong cuộc xung đột năm 1982. Đằng sau nó là rất nhiều bài học khác.
Một vài năm trước, một đồng nghiệp của tác giả đọc được những bình luận của giới nghiên cứu Trung Quốc về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Falklands/Malvinas và đã viết một bài mô tả lại những phát hiện của giới trên.
Trung Quốc đã học được gì?:
- Địa lý: Xa và gần
Theo đó, Bắc Kinh sẽ coi chiến dịch của 2 bên với Falklands/Malvinas là một nguồn hướng dẫn quan trọng cho chiến lược đương đại của nước này.
Nước Anh- một thế lực hùng mạnh trên biển của phương Tây đã phải tiến hành một cuộc chiến ngắn để giành lại quần đảo từ một thế lực khu vực yếu hơn.
Nhân tố “địa lý” buộc những thế lực nằm cách xa khu vực có xung đột phải tổ chức các hoạt động quân sự vượt qua khoảng cách hàng nghìn km đại dương.
Ngược lại, những thế lực trong khu vực lại hưởng lợi nhờ ở ngay sát khu vực xung đột, giao chiến, có nguồn nhân lực và tài nguyên dồi dào cũng như thân thuộc với môi trường xung quanh.
- Sức mạnh của tên lửa chống hạm:
Những bài học về chiến lược, chiến thuật và cơ cấu lực lượng là những gì Bắc Kinh có khả năng học hỏi từ kinh nghiệm của Anh bây giờ?
Tuy nhiên, vấn đề hàng đầu mà Trung Quốc tìm được hướng dẫn trong cuộc xung đột tương tự: một thế lực địa phương (khu vực) có thể vượt qua và chiến thắng quyền lực mạnh mẽ hơn từ bên ngoài nếu nó sẵn sàng hơn so với đối thủ trong việc chịu đựng các chi phí và rủi ro chiến tranh.
Đây là khái niệm sử dụng “lợi thế sân nhà” và đòi hỏi kho vũ khí chuyên biệt với số lượng thích hợp.
Ví dụ, các nhà bình luận Trung Quốc đã nhận ra và nhấn mạnh tới những thiệt hại gây ra do máy bay chiến đấu phản lực của Argentina – Super Étendard, sử dụng tên lửa hành trình đối hạm Exocet (>> chi tiết).
Tàu HMS Sheffield trúng tên lửa Exocet.
|
Một số người nói rằng, cái chết của Sheffield (nạn
nhân của tên lửa chống hạm Exocet) là đòn đánh chí mạng khẳng định,
những tên lửa lướt trên biển có thể áp đảo hệ thống phòng thủ hiện đại
của tàu với những thiệt hại chết người.
Điều này có thể khiến các nhà lãnh đạo Quân đội Trung Quốc có cảm hứng về một chiến thuật chống hạm mang tên “tấn công bão hòa”, áp đảo hệ thống phòng thủ của một hạm đội tàu. Tuy nhiên, đây vẫn là câu hỏi mở.
Theo các nhà quan sát Trung Quốc, nếu không lực Argentina có nhiều Exocet hơn, kết quả của cuộc xung đột có thể khác xa rất nhiều.
- Chống tàu ngầm: Cuộc chơi tốn kém
Một vấn đề khác là cuộc chiến ngầm dưới biển. Cả hai lực lượng hải quân đều đưa tàu ngầm vào cuộc chiến với hy vọng sẽ sử dụng hiệu quả như một vũ khí tấn công chiến lược. Thế nhưng rốt cuộc, cả hai bên đều có màn trình diễn thảm hại và nghèo nàn thể hiện qua hiệu suất tìm kiếm và đánh chìm tàu ngầm đối phương.
Việc tốt nhất của hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân của Hải quân Hoàng gia Anh làm được là tấn công tàu tuần dương Belgrano của Argentina, buộc các hạm đội tàu nổi của Argentina phải giữ khoảng cách an toàn với khu vực đảo Falklands/Malvinas trong suốt phần còn lại của chiến tranh.
Điều tệ hại hơn dành cho lực lượng chống tàu ngầm của Anh khi họ không thể phân loại chính xác bạn/thù thông qua hệ thống liên lạc hay sonar. Do đó, giải pháp của họ là "bắn bừa" trước tất cả những dấu hiệu cảnh báo thu được.
Điều này có thể khiến các nhà lãnh đạo Quân đội Trung Quốc có cảm hứng về một chiến thuật chống hạm mang tên “tấn công bão hòa”, áp đảo hệ thống phòng thủ của một hạm đội tàu. Tuy nhiên, đây vẫn là câu hỏi mở.
Theo các nhà quan sát Trung Quốc, nếu không lực Argentina có nhiều Exocet hơn, kết quả của cuộc xung đột có thể khác xa rất nhiều.
- Chống tàu ngầm: Cuộc chơi tốn kém
Một vấn đề khác là cuộc chiến ngầm dưới biển. Cả hai lực lượng hải quân đều đưa tàu ngầm vào cuộc chiến với hy vọng sẽ sử dụng hiệu quả như một vũ khí tấn công chiến lược. Thế nhưng rốt cuộc, cả hai bên đều có màn trình diễn thảm hại và nghèo nàn thể hiện qua hiệu suất tìm kiếm và đánh chìm tàu ngầm đối phương.
Việc tốt nhất của hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân của Hải quân Hoàng gia Anh làm được là tấn công tàu tuần dương Belgrano của Argentina, buộc các hạm đội tàu nổi của Argentina phải giữ khoảng cách an toàn với khu vực đảo Falklands/Malvinas trong suốt phần còn lại của chiến tranh.
Điều tệ hại hơn dành cho lực lượng chống tàu ngầm của Anh khi họ không thể phân loại chính xác bạn/thù thông qua hệ thống liên lạc hay sonar. Do đó, giải pháp của họ là "bắn bừa" trước tất cả những dấu hiệu cảnh báo thu được.
Không có hệ thống phát hiện tàu ngầm hữu hiệu, Anh đã phí phạm vô số vũ khí chống tàu ngầm của mình.
|
Vấn đề nữa là Anh cạn kiệt kho vũ khí và khí tài trinh sát chống tàu ngầm ngay tại thời điểm căng thẳng nhất của Chiến tranh Lạnh.
Hải quân nước này đã không hoàn thành nhiệm vụ mà các đồng minh trong khối NATO giao cho là giám sát hoạt động của Hải quân Liên Xô ở vùng biển Bắc Đại Tây Dương.
Bài học mà Trung Quốc rút ra: Chống ngầm rất khó khăn và tốn kém, ngay cả đối với lực lượng hải quân tiên tiến nhất của thế giới.
- Đánh vào hậu cần:
Làm thế nào Hải quân Trung Quốc đưa những bài học đó trở thành công cụ hữu dụng trong các cuộc xung đột trong tương lai? Liệu các vị chỉ huy hiểu biết có thể tấn công, từ bờ biển châu Á nhằm đối phó quân tiếp viện của Hải quân Mỹ đang băng qua Thái Bình Dương.
Argentina bỏ lỡ nhiều cơ hội để làm gây khó khăn cho quân Anh từ xa kéo đến sau hành trình hàng nghìn kilomet. Trung Quốc sẽ khó có thể lập lại sai lầm này. Chiến lược lúc này của Trung Quốc, chắc chắn nhắm tới lực lượng tàu hậu cần thực hiện cung cấp, vận chuyển hàng hóa hoặc lực lượng đổ bộ. Đây là cách thông thường và thuận tiện nhất để phá vỡ bất kỳ hoạt động cứu trợ ra khỏi Đài Loan hoặc một số điểm nóng khác. Những đối tượng này thường được vũ trang kém và không có tàu hộ tống, dễ dàng trở thành con mồi cho tàu ngầm Trung Quốc.
Các chuyên gia tên lửa Trung Quốc có thể mường tượng về những vụ phóng tên lửa hành trình đa hướng tiêu diệt gọn ghẽ những mục tiêu trên. Thậm chí là cả các tàu chở dầu, tàu kho lạnh và tàu chở vũ khí sẽ là "chùm nho chín mọng" cho các tàu ngầm của Trung Quốc.
Mạnh Thắng (tổng hợp)
Nguon: http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Bai-hoc-tu-FalklandsMalvinas-cho-Trung-Quoc/20122/193041.datviet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét