Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Tên lửa Club: 'Sát thủ giấu mặt' Biển Đông


Đa năng, mạnh mẽ, độc đáo và thiên biến vạn hóa, Club-M và Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế
Một hệ thống tên lửa bờ biển cơ động siêu hiện đại nữa của Nga là Kalibr-M (ký hiệu xuất khẩu là Club-M). Hệ thống dùng để phòng thủ chống hạm và tăng cường bảo vệ các mục tiêu ven biển, tiêu diệt các loại mục tiêu tĩnh và ít cơ động trên mặt đất bất kể ngày đêm và thời tiết.
Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M mang 4-6 ống phóng chứa tên lửa
Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M mang 4-6 ống phóng chứa tên lửa.
 
Kalibr-M (Club-M) được hãng Morinformsystema-Agat chế tạo trên cơ sở hệ thống tên lửa Kalibr (Club) do Công ty OKB Novator phát triển vào đầu thập niên 1990.
Ngoài các biến thể đầu tiên là Kalibr-NKE (Club-N) trang bị cho tàu nổi và Kalibr-PLE (Club-S) trang bị cho tàu ngầm các loại và Kalibr-A (Club-A) trang bị cho máy bay, Morinformsystema-Agat tiếp tục phát triển thêm các biến thể Club-U (thiết kế module) dành cho tàu nổi, Club-K bố trí trong container triển khai trên trận địa bờ biển, tàu hỏa, xe tải hay tàu biển.
Club-M (Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M)
Club-M (Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M).
 
Mới đây, các công ty Morinformsystema-Agat, NPP radar-MMS và Ilyushin đã ký hợp đồng chế tạo biến thể Club lắp trên máy bay vận tải Il-76, có thể phóng các tên lửa của Club-K và dự kiến phóng thử lần đầu vào cuối năm 2011-năm 2012.
Hệ thống tên lửa bờ biển đa năng Kalibr-M/Club-M bao gồm: 1 xe bệ phóng; 3 xe tiếp đạn; các tên lửa hành trình 3M-54E, 3M-54E1 và 3M-14 trong các ống phóng; 1 xe bảo đảm kỹ thuật; 1 xe thông tin và điều khiển; các thiết bị bảo đảm và cất giữ tên lửa.
Được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm, bay bám mặt biển 3M-54E, tầm bắn 220 km, tên lửa chống hạm dưới âm, bay bám mặt biển 3M-54E1, tầm bắn 300 km (có khả năng làm tê liệt, thậm chí đánh chìm tàu sân bay) và tên lửa hành trình dưới âm, tấn công mặt đất chính xác cao 3M-14E, tầm bắn 275 km; với 1 hệ thống điều khiển duy nhất nên Kalibr-M (Club-M) có tính linh hoạt, hiệu quả cực kỳ cao và tính vạn năng trong sử dụng, kể cả ở chiến trường hoàn toàn trên bộ.
Vì thế, Kalibr-M (Club-M) cho phép xây dựng hệ thống phòng thủ vạn năng, đồng thời có thể sử dụng như hệ thống tấn công mặt đất ở chiến trường trên bộ thuần tuý.
Các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54E (trên) và 3M-54E1 Club
Các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54E (trên) và 3M-54E1 Club.
 
3M-54E (SS-N-27 Sizzler) mang phần chiến đấu 200 kg, dùng để tiêu diệt tàu nổi các loại (tàu tuần dương, khu trục, đổ bộ, vận tải, tàu tên lửa cỡ nhỏ…) đơn lẻ hay trong đội hình tốp. Phần lớn đường bay, tên lửa bay với tốc độ dưới âm, khi cách mục tiêu 20 km, tên lửa đột ngột tăng tốc lên tốc độ khủng khiếp 2,9M khiến phòng không tàu địch cực kỳ khó chặn đánh. Biến thể 3М54E1 có phần chiến đấu nặng gấp đôi (400 kg) và tầm bắn xa hơn (300 km).
Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E
Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E.
 
Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E bay bám địa hình, sử dụng hệ dẫn vệ tinh GLONASS hay GPS chính xác cao và đầu tự dẫn radar chủ động, dùng để tiêu diệt các mục tiêu quân sự, hành chính, kinh tế cố định như hạ tầng công nghiệp, trung tâm phát thanh-truyền hình, các sở chỉ huy, sân bay... trên lãnh thổ đối phương.
Vũ khí chiến lược rẻ tiền Club-K
Một bước phát triển có tính cách mạng trong lĩnh vực tên lửa đối hạm và của họ tên lửa Club là hệ thống tên lửa Club-K với các tên lửa được bố trí trong một container tiêu chuẩn và cơ chế tự hoạt phóng tên lửa. Điều đó làm thay đổi tận gốc chiến thuật và chiến lược sử dụng tên lửa.
Club-K ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên tàu chở container
Club-K ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên tàu chở container.
 
Club-K do Tập đoàn Morinformsystema-Agat phát triển, là hệ thống tên lửa lắp trong containter tàu biển và dùng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu mặt nước và mặt đất. Club-K có thể bố trí trên bờ, tàu biển, tàu hỏa và ô tô tải.
Club-K bề ngoài trông giống như một container chở hàng tàu biển tiêu chuẩn loại 20 ft (6 m) hay 40 ft (12 m). Nhờ cách ngụy trang đó, nên hầu như không thể phát hiện Club-K cho đến khi nó được kích hoạt. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất và đặc sắc của Club-K.
Club-K
Club-K.
 
Club-K gồm một bệ phóng nâng với 4 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35UE (hoặc các tên lửa Club là 3M-54KE, 3M-54KE1 và 3М-14KE) giấu kín trong container chở hàng tiêu chuẩn với kíp chiến đấu 2 người điều khiển hệ thống làm nhiệm vụ liên lạc vệ tinh và dẫn tên lửa vào mục tiêu.
Tùy chủng loại, tên lửa có tầm bắn từ 12,5-300 km, độ cao bay tiếp cận mục tiêu từ 5-10 m, trọng lượng phần chiến đấu 200-450 kg.
Hệ thống Club-K bao gồm: module phóng vạn năng USM, module điều khiển chiến đấu MBU và module cấp nguồn và bảo đảm sinh hoạt MEZh. Mỗi module được bố trí gọn trong một container tàu biển tiêu chuẩn.
Module USM chứa 4 tên lửa hành trình, trước khi phóng tên lửa được dựng thẳng đứng.
Club-K có thể phối hợp hoạt động với hệ thống định vị vệ tinh GPS và GLONASS, sau này có thể tương thích với hệ thống Beidou-2 của Trung Quốc và Galileo của châu Âu.
Module chỉ huy chiến đấu MBU của Club-K
Module chỉ huy chiến đấu MBU của Club-K .
 
Club-K là vũ khí dùng để trang bị cho các tàu dân sự được động viên trong thời kỳ nguy cơ.
Khi xảy ra xâm lược, quốc gia duyên hải có thể nhanh chóng có được một hạm đội nhỏ để chiến đấu chống lực lượng tấn công đường biển của kẻ thù tiềm tàng.
Club-K tại triển lãm MMVS-2011
Club-K tại triển lãm MMVS-2011.
 
Các container này được bố trí trên bờ biển và bảo vệ bờ biển chống các tàu đổ bộ đang lại gần, có nghĩa đây là vũ khí phòng thủ rất hiệu quả, hơn nữa giá lại rất rẻ - chỉ gần 15 triệu USD cho một hệ thống cơ bản (3 container, 4 tên lửa).
Số tiền đó nhỏ hơn hàng chục lần giá một khinh hạm hay corvette thường dùng để phòng thủ đường bờ biển.
Vì thế, các nhà thiết kế Nga gọi Club-K là “vũ khí chiến lược rẻ tiền”.

Club-K có khả năng thay thế cả các tàu chiến lẫn máy bay hải quân. Đối với những nước không giàu có với đường bờ biển dài thì đây là giải pháp lý tưởng thay thế cho việc mua sắm các vũ khí đắt tiền.
Ác mộng ám ảnh
Sự phổ biến của các tên lửa chống hạm Club, Yakhont, BrahMos, DF-21 và ngư lôi Shkval làm cho Mỹ và phương Tây rất đau đầu nghĩ kế đối phó. Theo các chuyên gia Mỹ, tên lửa Club, Yakhont, BrahMos đang làm thay đổi tư duy trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa cho hạm tàu.
Các tên lửa chống hạm SS-N-27 Sizzler (Club) khiến họ sợ hãi bởi vũ khí khủng khiếp này có tầm bắn xa, tốc độ siêu âm, thủ đoạn cơ động và tấn công tinh quái. Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria hiện đã có tên lửa Club, còn Việt Nam, Syria, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Iran cũng đã mua hoặc muốn mua các tên lửa này.
Các chuyên gia quân sự Mỹ không tin chắc các tàu chiến Mỹ có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm Club. Phó đô đốc Hải quân Mỹ Tim Keating từng tuyên bố, Mỹ không có khả năng đối phó với các tên lửa như vậy. Vì vậy, trong nhiều năm nay, hạm đội Mỹ ráo riết chuẩn bị đối phó với tên lửa Club. Mỹ đã phát triển và mua sắm bia bay siêu âm, bay bám mặt biển GQM-163A Coyote SSST để kiểm tra khả năng chống tên lửa siêu âm Club của các hệ thống phòng không hạm tàu Mỹ.
Club-K trà trộn trong hàng ngàn container tàu biển
Club-K trà trộn trong hàng ngàn container tàu biển.
 
Hệ thống tên lửa trong container Club-K cũng khiến giới quân sự phương Tây thực sự kinh hoàng. Họ cho rằng, Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế. Họ đặt biệt danh cho Club-K là “chiếc hộp Pandora”, “sát thủ tàu sân bay” vì mối nguy hiểm chết người trong vẻ ngoài vô hại của nó.
Đặc điểm chủ yếu và đặc sắc nhất ở đây là toàn hệ thống có dạng 3 container tàu biển tiêu chuẩn 20 hay 40 ft, có thể bố trí trên mặt đất, xe tải, toa xe hỏa, các tàu biển, được ngụy trang tuyệt vời, có thể bất thần tấn công mà không hề có dấu hiệu báo trước nào. Vì thế, các tàu chiến đối phương chỉ còn biết trông cậy vào hệ thống phòng không của bản thân.
Bất cứ hệ thống trinh sát đường không và trinh sát kỹ thuật dù tinh vi đến đâu cũng bó tay, không thể phát hiện ra Cub-K trong hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn container rải khắp các hải cảng, nhà ga hay chuyên chở trên vô số tàu biển, tàu hỏa, xe tải chở container.
Tên lửa đối hạm Kh35E (trên, ktrv)và Kh-35UE tại triển lãm MMVS-2011
Tên lửa đối hạm Kh35E (trên, ktrv)và Kh-35UE tại triển lãm MMVS-2011.
 
Đối phương sẽ phải trinh sát kỹ càng hơn khi lên kế hoạch tấn công. Theo quy luật, khi tấn công, đối phương trước hết chế áp các phương tiện phòng không, sau đó mới đánh tan tành hệ thống phòng thủ bờ biển. Nhưng ở đây bên tấn công chẳng thể làm gì được khi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn và thậm chí hàng chục ngàn mục tiêu giả (các container bình thường vốn được coi là “hồng cầu của thương mại thế giới”).
Điều đó sẽ buộc các tàu sân bay phải giữ mình xa bờ hơn, nên hạn chế được tầm hoạt động của máy bay từ tàu sân bay, hoặc khi chiến dịch đổ bộ xảy ra thì một phần các container có thể mở nắp và tiễn đưa các tàu đổ bộ xuống đáy biển cùng với binh lính cùng vũ khí trang bị, tổn thất sẽ vô cùng lớn. Ba là nó cho phép giữ ở gần bờ hơn các phương tiện sát thương quan trọng nhất và lực lượng dự bị. Bởi lẽ các tàu sân bay đã đuổi ra xa thì khả năng tác động đối với bờ biển sẽ giảm mạnh.
Club-K tại triển lãm MMVS-2011
Club-K tại triển lãm MMVS-2011 .
 
Thậm chí có ý kiến khẳng định rằng, nếu như vào năm 2003, Iraq có các Club-K thì Mỹ không thể tiến vào vịnh Persique được vì bất kỳ tàu hàng dân sự nào trong vùng vịnh cũng tiềm ẩn mối đe dọa đối với các tàu quân sự và hàng hóa.
Chính vì vậy, “sát thủ giấu mặt” Club-K có thể tạo ra tiềm lực nguy hiểm cho hải quân các quốc gia đối địch với phương Tây và cơ hội phổ biến tên lửa hành trình chưa từng có. Các chuyên gia Lầu Năm góc rất lo sợ khi Nga công khai chào bán hệ thống Club-K cho tất cả các nước đang có nguy cơ bị Mỹ tấn công. Họ cho rằng, Club-K có thể gây mất ổn định tình hình trên thế giới nếu được trang bị cho Venezuela và Iran.
Sự phổ biến của các vũ khí như Club-K cũng có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự bất ngờ trên các vùng biển tranh chấp.
Theo qpan
http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/615146/Ten-lua-Club-Sat-thu-giau-mat-Bien-Dong-tpol.html

'Bảo bối' phòng không Nga và nghệ thuật chiến tranh Việt Nam


TPO - Từ cuộc Đại chiến thế giới lần thứ II và chiến tranh Việt Nam đã chỉ rõ: Hệ thống phòng không có hùng mạnh, có hiệu quả tác chiến cao là một trong những tính chất cơ bản của khả năng phòng thủ đất nước của mỗi quốc gia.
Những cuộc chiến tranh, xung đột khu vực, can thiệp vũ trang gần đây cho thấy, các lực lượng quân sự thù địch đã sử dụng mô hình tác chiến đường không với lực lượng bạo loạn, lật đổ, khủng bố như môt chiến lược tác chiến cơ bản để thực hiện những âm mưu xâm lược. Sự đánh giá không chính xác về khả năng phòng không của Liên bang xô viết những năm đầu 1939 – 1940 trong cuộc chiến tranh vệ quốc Vĩ đại của Liên bang Xô viết đã dẫn đến khả năng thông trị bầu trời của quân đội phát xít và gây ra những tổn thất rất lớn cho lực lượng Hồng quân.
Và dù cho quân đội Mỹ có lực lượng không quân hùng hậu, vũ khí trang bị hiện đại, nhưng hệ thống phòng không nhân dân hiệu quả của phòng không Việt Nam là một trong những nhân tố đưa đến sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Trong bức thư gửi tổng thống Mỹ T.Ruzvelt. được viết trong những ngày chiến đấu khốc liệt bảo vệ thành phố Staningrad 1942. Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang xô viết Stalin đã nhận xét: "Thực tế chiến trường cho thấy, những đội quân dũng cảm nhất cũng trở thành không có khả năng tác chiến, nếu như họ không được bảo vệ trước những đòn tấn công đường không” Kết quả của việc nâng cao khả năng tác chiến của bộ đội phòng không bằng vũ khí, trang thiết bị hiện đại đã tiêu diệt hơn 2000 máy bay, hơn 1000 xe tăng xe thiết giáp và pháo tự hành, tiêu diệt hàng chục nghìn binh sỹ và sỹ quan phát xít bằng chính hỏa lực phòng không.
Trong cuốn sách nổi tiếng ( Suy nghĩ và nhớ lại ) của nhà quân sự kiệt xuất Liên Xô, nguyên soái G.K. Giucốp đã viết: " Tổn thất sẽ vô cùng nặng nề sẽ đến với bất cứ quốc gia nào không có khả năng ngăn chăn và đánh trả những đòn tấn công đường không” và nhận xét đó được khẳng định bới E. Lampe, tư lệnh lực lượng phòng không nhân dân của Cộng hòa Dân chủ Đức đến năm 1956 trong cuốn sách " Chiến lược phòng thủ dân sự” là: " Tất nhiên, với PVO chưa đủ để chiến thắng trong chiến tranh, nhưng nếu không có lực lượng PVO đủ mạnh thì thất bại đã cầm chắc.
Hệ thống phòng không không quân của Việt Nam đã chứng minh tính hiệu quả qua việc bắn hạ hàng ngàn máy bay Mỹ, đặc biệt là những trận đánh lừng lẫy đi vào lịch sử như 'Điện Biên Phủ trên không' năm 1972. Lực lượng phòng không-không quân Việt Nam ngày nay kế thừa kinh nghiệm truyền thống hào hùng và là một trong những quân binh chủng được xác định tiến thẳng lên hiện đại. Bên cạnh các trang thiết bị thế hệ trước như tên lửa SAM-2, Pechora S125 cải tiến, tên lửa Strela 10, tổ hợp phòng không di động Zu-34, tên lửa vác vai Igla...quân đội Việt Nam đã được trang bị hệ thống tên lửa tầm xa hiện đại S-300 PMU1. Các nguồn tin quân sự Nga đã nói đến khả năng Việt Nam tiếp tục bổ sung sức mạnh cho hệ thống phòng không quốc gia với việc mua sắm các tổ hợp tên lửa S-300 PMU2++, S-400 Triumph tầm xa đầy uy lực, cũng như trang bị thêm các tổ hợp phòng không tầm gần và phòng không di động cấp chiến thuật như tổ hợp pháo - tên lửa di động Panshir, Buk hay Tor...
Trên một số diễn đàn quốc phòng gần đây cũng đã thông tin về việc Việt Nam đã đưa nhân sự đi đào tạo chuyển loại và tiếp nhận một loạt các loại vũ khí phòng không hiện đại của Nga. Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết phân tích về sức mạnh các loại trang thiết bị phòng không của Liên bang Nga cũng như sự phát triển của học thuyết phòng không trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay.
Hệ thống phòng thủ tên lửa (PRO) và hệ thống phòng không (VKO) và các lực lượng tác chiến vũ trụ kết hợp lại được gọi là hệ thống phòng thủ không gian (OPV) được xây dựng để thực hiện nhiện vụ chiến đấu với mọi vũ khí, trang thiết bị, phương tiện mang tấn công từ trên vũ trụ và trên không. bảo vệ các mục tiêu trọng yếu của quốc gia trong thời bình và tác chiến bảo vệ chiến trường trong thời chiến.
Trong giai đoạn phát triển vượt bậc của vũ khí công nghệ hiện đại trong tác chiến đường không, các thế lực quân sự trên thế giới đã coi tác chiến trên không, trên biển là mô hình tác chiến chủ đạo trên chiến trường, vũ khí tác chiến được triển khai trên mọi tầm cao khác nhau, từ vài chục mét so với mặt đất như tên lửa hành trình có cánh, máy bay trực thăng chiến đấu, máy bay không người lái ( robot) đến các tầm cao hàng trăm km của các vệ tinh nhân tạo. Với tấn công ngoài đường chân trời, từ vài chục km đến hàng nghìn km, khả năng tàng hình, định vị vệ tinh và dẫn đường bằng các thiết bị GPS, được trang bị vũ khí có độ chính xác rất cao, sức công phá lớn và khả năng mang từ đầu nổ hạt nhân đến bom chùm casset, nhiệt áp. Tác chiến đường không đang trở thành mối nguy hiểm, đe dọa mọi quốc gia trên thế giới. Bài toán đặt ra, liệu các lực lượng phòng không của Liên bang Nga có đủ khả năng ngăn chặn mọi cuộc tấn công của các đối thủ tiềm năng?
 
Hệ thống phòng thủ tên lửa(PRO) và hệ thống phòng không (PVO) được xây dựng để thực hiện nhiện vụ chiến đấu với mọi vũ khí, trang thiết bị, phương tiện mang tấn công từ trên vũ trụ và trên không. Các mục tiêu bao gồm cả: Tên lửa đạn đạo các tầm bắn được trang bị phóng trên mặt đất và trên biển; Các phương tiện bay bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, các phương tiện bay tự động không người lái (robots và các loại tên lửa chiến trường và tên lửa hành trình có cánh) thực hiện các nhiệm vụ chiến dịch và chiến thuật.
Phân vùng tác chiến của lực lượng phòng không Liên Bang Nga
Phân vùng tác chiến của lực lượng phòng không Liên Bang Nga.
 
Trong điều kiện tác chiến hiện đại hiện nay và tương lai gần, để có thể phát huy tối đa sức mạnh của lực lượng phòng không Liên bang Nga chống lại các nguy cơ đe dọa từ phía bên ngoài ( sự mở rộng của NATO, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo sát biên giới Liên bang Nga và các nước đồng minh, sự phát triển vượt bậc của hải quân, không quân Trung Quốc, bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên bang đã đưa ra chương trình phòng thủ không gian (VKO), bao hàm phòng thủ vũ trụ - phòng thủ tên lửa (RKO), phòng không PVO và chiến tranh điện tử(REB). Được Tổng thống Liên bang Nga ký vào năm 2006
Hệ thống phòng không là lực lượng nòng cốt của chương trình phòng thủ không gian VKO. Trong điều kiện thời bình, lực lượng phòng không làm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ không gian lợi ích của nước Nga và sẵn sàng đánh chặn mọi khả năng tấn công bất ngờ của các lực lượng thù địch vào các mục tiêu có ý nghĩa quan trọng trong quốc giá và trong lĩnh vực quốc phòng an ninh. Trong điều kiện xảy ra chiến tranh, xung đột, các hoạt động có tính khủng bố, tùy theo quy mô tình huống, từ giờ phút đầu tiên, toàn bộ chương trình hệ thống sẽ từ trực chiến chuyển sang sẵn sàng chiến đấu toàn bộ, phối hợp với các lực lượng khác như không quân, tên lửa chiến lược tiến hành đấu tranh với đòn tiến công đường không của lực lượng thù địch. Kinh nghiệm của 11/9 cho thấy, các đòn tiến công hiện nay có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ hình thức nào và thậm chí, bất cứ lực lượng hay mô hình tác chiến nào. Hiện nay, lực lương phòng không bao gồm, lực lượng phòng không tên lửa quốc gia, lực lượng phòng không quốc gia, lực lượng phòng không chiến trường và lực lượng phòng không hải quân. Trong điều kiện chiến tranh tổng lực, lực lượng phòng không nói chúng sẽ bao hàm cả lực lượng tiêm kích, cường kích đánh chặn của Không quân và Hải quân.
Hiện nay, lực lượng phòng không tên lửa Liên Bang Nga bao gồm các tổ hợp tên lửa và các hệ thống tên lửa có tầm chiến đấu khác nhau với hiệu quả chiến đấu rất cao ( S-75; S-125; S-200; S-300 và S-400)
Model 3D SAM -2 Volga S75
Model 3D SAM -2 Volga S75 .
 
Tên lửa phòng không S-75 Volga (ЗРК С-75 "Волга") tên lửa phòng không tầm trung, dàn tên lửa phòng không đầu tiên của Liên bang Xô viết. Tên lửa Vonga đã tham gia nhiều chiến trường và thể hiện xuất sắc khả năng tác chiến của nó. Bắn hạ máy bay trinh sát RB-57D của Đài Loan ở khu vực Bắc Kinh, bắn hạ máy bay trinh sát tầm cao U-2 Lockheed trên bầu trời Sverdlovsk 1.05.1961, trung Quốc tháng 9 năm 1961, Cuba 27.10.1962. Hơn 500 tổ hợp tên lửa đã được xuất khẩu sang các nước và rất nhiều tổ hợp Vonga đã hoàn thành xuất sắc tại Trung Đông, Việt Nam, Vịnh Persian và khu vực Bai cal Ngoài chiến thắng rực rỡ của tên lửa tại chiến trường Việt Nam, Vonga cũng bắn hạ một số máy bay trong xung đột Ấn độ, Pakistan, bắn rơi máy bay trinh sát RB-57F của Mỹ tại Biển Đen ( tháng 11 năm 1965) 25 máy bay trong chiến tranh Arap – Ixraen. Tên lửa tham gia chiến trường Angola chống lại Nam Phi,, chiến trường Iraq và đánh tiêu diệt các máy bay trinh sát SR-71 trên không phận của Trung Quốc và Cuba.
Tên lửa phòng không S-125 Pechora ЗРК С-125 "Печора" tên lửa tầm gần được chế tạo để chiến đấu chống lại các phương tiện bay tầm thấp. Tổ hợp tên lửa Pechora thể hiện hiệu quả và độ tin cậy rất cao trong khai thác sử dụng, 530 tổ hợp được sản xuất. Pechora có mặt ở 35 nước khác nhau và tham gia vào rất nhiều các cuộc xung đột và chiến tranh cục bộ. Tên lửa được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1970 trên bán đảo Sinai, trong các chiến dịch phòng không đã bắn hạ 8 máy bay và làm bị thương 3 chiếc khác của Ixraen. Tổ hợp tên lửa Pechora được sử dụng ở Iraq trong chiến tranh Iran- Iraq 1980 – 1988. được sử dụng chống lại cuộc tiến công của không quân liên quân năm 1991. Syria cũng sử dụng tổ hợp tên lửa này để chống lại không quân Ixraen trong cuộc khủng hoảng Lebanon 1982. Lybia chống lại máy bay Mỹ trong xung đột tại vùng Vinh Sidra và Secbia trong cuộc chiến Cosovo chống lại lực lượng không quân NATO, theo báo chí Yugoslavia chính tổ hợp này đã bắn hạ 1 máy bay tàng hình F117 và làm bị thương 1 máy bay F117 khác.
Model 3D S-200 Vega
Model 3D S-200 Vega.
 
Hệ thống tên lửa S-200 Vera ЗРС С-200 "Вега" Tên lửa phòng không tầm xa được sử dụng để tiêu diệt các phương tiện bay trên tầm bắn hơn 100 km và độ cao đến 40 km. Hệ thống tên lửa được biên chế trong lực lượng phòng không các nước như Đông Âu, Trung Quốc, Lybia, Syria, Iran. Sau khi bắn rơi máy bay chỉ huy của Ixrael E-2C Hawkeye ở tầm xa 180 km ( Syria 1982), tầu sân bay của Mỹ đã rút lui khỏi khu vực bờ biển của Libang. Tháng 3 năm 1986. Tên lửa S-200 đã bắn hạ 3 máy bay cường kích A-6 và A 7 trong hạm đối 6 của Mỹ. Dù phía Mỹ không công nhận nhưng thực tế máy bay bị bắn hạ đã được các chuyên gia quân sự Liên Xô xác nhận.
Model 3D S300PMU1 Favorite
Model 3D S300PMU1 Favorite.
 
Hệ thống tên lửa S-300ЗРС С-300 tầm trung và tầm xa, phụ thuộc vào các biến thể của nó, được sử dụng để tiêu diệt các phương tiện bay có người lái và không có người lái, đồng thời các máy bay robot, tên lửa hành trình. Một thời gian rất dài hệ thống S-300 đã trực chiến và bảo vệ bầu trời Maxcova và những khu vực kinh tế, quân sự quan trọng của Liên bang Nga. Model nâng cấp và cải tiến mới nhất của hệ thống là S-300 PMU2 "favorite” đã nhiều lần được trưng bầy và biểu diễn tại các triển lãm vũ khí trang bị quân sự hiện đại và được đánh giá rất cao. Hệ thống tên lửa S-300 được xuất khẩu sang Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khác.
Hệ thống đạn tên lửa S-400 Triumph
Hệ thống đạn tên lửa S-400 Triumph.
Hệ thống điều khiển tên lửa S-300 - S400
Hệ thống điều khiển tên lửa S-300 - S400.
 
Hệ thống tên lửa S-400 Triumph ЗРС С-400 "Триумф" là hệ thống tên lửa tầm xa, sự phát triển thế hệ mới của tên lửa S-300. Hệ thống có khả năng tiêu diệt tất cả các phương tiện bay với tầm bắn đến 400km, khả năng tiêu diệt các tên lửa đạn đạo có tầm bắn đến 3500km, có khả năng tiêu diệt các phương tiện tấn công hàng không với tốc độ siêu thanh và tất cả các phương tiện tấn công đường không hiện đại trong tương lai.
Hệ thống tên lửa S-400 theo kết quả thực nghiệm cuối năm 2006, đã vượt tất cả nhưng hệ thống tên lửa phòng không hiện đai khác và được đưa vào biên chế cho lực lượng vũ trang Liên bang Nga, S-400 và S-300 PMU2 có kế hoạch được xây dựng để trở thành hệ thống chống tên lửa đạn đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ chiến trường, thực hiện những nhiệm vụ tầm chiến dịch bảo vệ các lực lượng vũ trang liên bang.
Tổ hợp pháo tên lửa phòng không Sarnhir-1C trên các thân xe
Tổ hợp pháo tên lửa phòng không Panshir-1C trên các thân xe .
 
Tổ hợp tên lửa- pháo phòng không Pansir-C1 "Панцирь-С1" là tổ hợp phòng không tầm thấp, có nhiệm vụ bảo vệ phòng không chống lại các mục tiêu có diện tích nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng hoặc kinh tế chính trị quốc gia trong mọi điều kiện thời tiết và trong mọi điều kiện chiến tranh điện tử, khả năng tác chiến ngày đêm. Tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp bảo đảm tác chiến có hiệu quả với mọi mục tiêu máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, tên lửa hành trình và các loại bom đạn tấn công có độ chính xác cao từ trên không. Tổ hợp Pansir-C1 đã vượt qua thử nghiệm quốc gia. Tổ hợp Pansir-1 đã có đơn đặt hàng của UAE ( Các tiểu vương quốc Arap thống nhất) và Syria
Tính năng chiến thuật của các tổ hợp và hệ thống phòng không.

Tính năng kỹ chiến thuật cơ bản.
S-300PMU-2” favorite”
S-200 Vega
S-125 Pechora
S-75 Vonga
Pháo tên lửa tự hành Pansir-C1
D.Tầm bắn., km
N .Tầm cao, km
V. Tốc độ mục tiêu, m/s
S/x tiêu diệt máy bay.
S/x tiêu diệt tên lửa đạn đạo.
S/x tiêu diệt tên lửa hành trình.
3-200
0,01-27
Đến 2800
0,8-0,95
0,8-0,97
Đến 0,95
17-300
0,3-40
hơn 1200
0,7-0,99
-
-
2,5-22
0,02-14
Đến 560
0,4-0,7
-
Đến 0,3
7-43
3-30
Đến 450
0,6-0,8.
0,2
1-20
0,005-15
Đến 1000
0,6-0,9
.
Đến 0,9
Lực lượng phòng không chiến trường có nhiệm vụ đánh chặn những đòn tấn công bất ngờ từ trên không, trực sẵn sàng chiến đấu và tăng cường năng lực tác chiến trong thời bình. Trong thời gian chiến tranh, cùng với lực lượng không quân và các loại vũ khí trang bị hiện đại, yểm trợ các lực lượng tham gia chiến trường và bảo vệ căn cứ, địa điểm đóng quân và các vị trí quân sự, các phương tiện trang bị quân sự trên địa bàn đóng quân, cơ động di chuyển, từ khi bắt đầu chiến tranh và xuyên xuốt quá trình chiến đấu của các binh đoàn quân binh chủng hợp thành. Với lực lượng phòng không chiến trường, nòng cốt là binh chủng phòng không chiến trường, bao gồm các đơn vị phòng không của Lục quân, các đơn vị phòng không bờ biển của Hải quân và các đơn vị phòng không của bộ đội đổ bộ đường không.
Trong giai đoạn ngày nay, vũ khí trang bị của các đơn vị phòng không chiến trường gồm có: tổ hợp tên lửa phòng không Oka-AKM, Strela-10, Buk, hệ thống tên lửa S-300V, Tor, Tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Tugunska, đồng thời với các ống phóng tên lửa phòng không Igla với các biến thể của chúng. Hàng loạt những loại vũ khí này được xuất khẩu và được biên chế vào các đơn vị phòng không của các lực lượng vũ trang nước ngoài và đã chứng minh được hiệu quả chiến đấu của các loại vũ khí này trong các trận đánh.
Tính năng kỹ chiến thuật của các tổ hợp tên lửa phòng không và tên lửa – pháo phòng không chiến trường.

Tính năng chiến thuật
Tổ hợp tên lửa Osa-AKM
Tổ hợp tên lửa Strela-10
Tổ hợp tên lửa Buk-M1
Hệ thống tên lửa S-300V
Tổ hợp tên lửa Tor
Tổ hợp pháo-tên lửa Tugunska
Tên lửa vác Igla
D. Tầm bắn hiệu quả.
N. Tầm cao chiến đấu.
V Vận tốc mục tiêu m/s
R. S/x tiêu diệt mục tiêu máy bay.
R S/x tiêu diệt mục tiêu tên lửa đường đạn.
R S/x tiêu diệt tên lửa hành trình.
1,5-10


0,025-6
Đến 500
0,5-0,85
-
0,2- 0,5
0,8-5
0,01-3,5
Đến 415
0,3-06
-
0,1-0,4
3-35
0,015-22
Đến 830
0,8-0,95
-
0,4-0,6
Đến100
0,025-30
Đến3000
0,7-0,9
0,4-0,65
0,5-0,7
1-12
0,01-6
Đến700
0,45-0,8
-
0,5-0,99
2,5-8
0,015-4
Đến 500
0,45-0,7
.
0,24-0,5
0,5-5,2
0,01-3,5
Đến 400
0,4-0,6
-
0,2-0,3
Tổ hợp tên lửa pháo chiến trường Tugunska
Tổ hợp tên lửa pháo chiến trường Tugunska.
 
Trong các cuộc triển lãm vũ khí phòng không hiện đại chống tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Các tổ hợp vũ khí phòng không đã thể hiện những tính năng chiến đấu xuất sắc nhất và cạnh tranh đầy tự tin với các tổ hợp tên lửa chiến trường của các nước công nghiệp phát triển. Hệ thống Tor-1 và Buk M1 không có loại vũ khí tương đương. Hướng phát triển tương lai của các tổ hợp, hệ thống vũ khí phòng không tích hợp đa chức năng và chế tạo những tổ hợp, hệ thống phòng không mới, đa dụng và có khả năng tác chiến đa tầm.
Tổ hợp tên lửa chiến trường Buk-M2
Tổ hợp tên lửa chiến trường Buk-M2.
Hệ thống tên lửa Buk-M2 ЗРК "Бук-М2" là hệ thống tên lửa tầm trung của cấp sư đoàn bộ binh cơ giới hoặc quân binh chủng hợp thành. Quá trình hiện đại hóa và nâng cấp tên lửa đã nâng tầm bắn của tên lửa từ 32 km lên đến 45 km. Tầm cao tên lửa từ 22km lên đến 25 km và tốc độ bay của tên lửa từ 830 m/s lên đến 1100m/s. Trong cùng một lúc, một tiểu đoàn tên lửa chiến trường có thể phóng đồng thời từ 6 – 24 rãnh đạn.
Model 3D tên lửa chiến trường BUK-M3
Model 3D tên lửa chiến trường BUK-M3.
 
Hệ thống tên lửa Buk-M3 ЗРК "Бук-М3" là sự phát triển nâng cấp tiếp theo của hệ thống và được biên chế trong quân đội Liên Bang vao năm 2009. Như một thành phần vũ khí trong hệ thống phòng không chiến trường. Để có thể ngăn chặn hiệu quả, việc nâng cấp Buk-M3 đã được tính toán để có thể đánh chặn hiệu quả các loại vũ khí, phương tiện tấn công đường không được sáng chế, cải tiến hay nâng cấp trong vòng từ 12 – 15 năm tới. Buk-M3 có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, hoạt động với vận tốc lên đến 3000m/s trong tầm khoảng cách từ 2,5 km đến 70 km và tầm cao với tới của tên lửa từ 0.015m đến 35 km. Theo thông số này thì tất cả các loại tên lửa, máy bay tầm thấp như Tomahawk, B-2 hoặc các loại máy bay robot ( predator) không có khả năng thoát hiểm.
Tổ hợp tên lửa chiến trường Tor-M2
Tổ hợp tên lửa chiến trường Tor-M2.
 
Hệ thống tên lửa tầm gần Tor-M2 ЗРС "Тор-М2" là hệ thống tên lửa trang bị cho tiểu đoàn pháo phòng không nằm trong đội hình trung, lữ đoàn bộ binh cơ giới hoặc hợp thành. So với các thông số kỹ chiến thuật như chiều sâu và chiều rộng cũng như tầm cao tên lửa, thời gian phóng tên lửa và cơ số tên lửa gấp 2 lần só với Tor và Tor – M1 Hệ thống có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không với tốc độ bay đến 900m/s trên tầm bắn từ 1-20 km, tầm bay cao của mục tiêu là 0,01 – 100 km. Một xe tự hành tên lửa có khả năng tấn công cùng một lúc 4 mục tiêu.
Tổ hợp tên lửa Bagunhik
Tổ hợp tên lửa Bagunhik.
 
Vào năm 2008 lực lượng vũ trang Liên bang Nga có kế hoạch biên chế trang bị xe phòng không tự hành Bagunnhik và tên lửa vác vai Verba trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn, Bagunnhik được biên chế để thay thế tổ hợp Strela-10, tên lửa có đầu dẫn laser có thể tiêu diệt các mục tiêu có tốc độ đến 700m/s với tầm cao 1km tầm xa là 10 km, với tầm cao là 0,01 km tầm bắn là 5 km.
 Tên lửa vác vai Verba
Tên lửa vác vai Verba.
 
Tên lửa vác vai Verba là tên lửa có 3 dài tần có đầu đạn tự dẫn quang ảnh nhiệt, được chế tạo để thay thế tên lửa vác Strela -1 và Igla với mọi biến thể. Tổ hợp tên lửa vác vai Vebra hơn hẳn các loại trước đó với các thông số kỹ chiến thuật; tầm bắn là 0,5 – 6,4 km) tăng 20%, tầm cao hiệu quả là 0,01 km đến 4,5 km tăng 30%, tốc độ mục tiêu đến 500m/s tăng 20%. Thời gian chuẩn bị bắn không quá 8s, khối lượng đầu đạn tăng 20% nặng 1,5 kg.
Để tăng cường khả năng chiến đấu đồng thời kéo dài thời gian khai thác sử dụng, các hệ thống vũ khí trang bị phòng không quốc gia và các hệ thống vũ khí trang bị phòng không chiến trường được nâng cấp, đưa vào ứng dụng các công nghệ hiện đại hơn như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ vật liệu và công nghệ điều khiển học. Kết quả là 450 hệ thống tên lửa phòng không BM Oka-AKM xuất xưởng những năm 1976 - 1986 một trong những tổ hợp tên lửa phòng thủ chiến trường mạnh của quân đội Xô Viết được nâng cấp, tự động hóa quá trình tìm kiếm mục tiêu, bám và định vị mục tiêu, khai hỏa tên lửa, hệ thống được bảo vệ chống nhiễu radar. Đến năm 2009 hơn 100 hệ thống tên lửa BM Oka-AKM được nâng cấp và tiếp tục kéo dài thời gian phục vụ. Những hệ thống tên lửa phòng không nâng cấp từ khi còn Liên bang xô viết được sự quan tâm rất lớn của những khách hành tiềm năng do đã được làm quen và sử dụng thành thạo những tính năng kỹ chiến thuật của trang bị.
Hệ thống phòng thủ bảo vệ quân cảng.
Hệ thống phòng thủ bảo vệ quân cảng..
 
Hệ thống phòng không của Hải quân thông thường là hệ thống phòng không chiến trường được lắp đặt trên các hạm tầu. và sau khi đã cải tiến và nâng cấp phù hợp, trở thành các cụm hỏa lực phòng không trên biển.
Tính năng chiến thuật của các hệ thống tên lửa phòng không Hải quân.
Tính năng chiến thuật chung tiêu diệt mục tiêu.
Oka – M
"Ủragan"
"Fort"
"Kingzal"
"Kortic"
D Tầm bắn xa diệt mục tiêu., km
N Tầm cao diệt mục tiêu. km
V Tốc độ mục tiêu.m/s
R X/s tiêu diệt mục tiêu.
Trang bị tương đương.
1,2-10
0,025-5
Đến 600
0,35-0,85
 "Oka"
3,5-25
 0,01-15
Đến 830
Đến 0,8
"Buk"
5-90
0,025-25
Đến 1300
0,7-0,9
 S-300P
1,5-12
0,01-6
Đến 700
0,7-0,8
"Тоr"
1-8
0,005-3,5
Đến 500
0,7-0,8
"Тugunska"
Đổi mới và tăng cường sức mạnh các lực lượng vũ trang, Liên bang Nga thực sẽ từng bước làm thay đổi cơ cấu tổ chức, vũ khí trang bị và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng phòng không quốc gia.
Hệ thống S-300V bảo vệ hạm đội
Hệ thống S-300V bảo vệ hạm đội.
 
Tính đến thời điểm hiện nay, trong biên chế của lực lượng phòng không và phòng thủ vũ trụ quốc gia, số lượng vũ khí trang bị đáp ứng yêu cầu bảo vệ hiệu quả các mục tiêu quan trọng về kinh tế và quốc phòng của đất nước còn thiếu. Để có thể bảo vệ vững chắc không phận của Liên bang, đồng thời sẵn sàng cho mọi tình huống, hướng phát triển chủ yếu là đẩy nhanh tốc độ thay thế các hệ thống tên lửa bằng các hệ thống tên lửa đã được chứng minh tính hiệu quả của nó, biên chế hệ thống tên lửa đã được nâng cấp S-300 PM với mục đích đánh chặn và tiêu diệt các đòn tấn công của các loại tên lửa chiến thuật chiến trường, đồng thời đưa vào sử dụng tên lửa chiến trường hệ thống tên lửa S-300V.
Tổ chức khu vực phòng thủ tên lửa và phòng không phía Tây Liên bang Xô Viết-CCCP
Tổ chức khu vực phòng thủ tên lửa và phòng không phía Tây Liên bang Xô Viết-CCCP.
 
Để giữ gìn và tăng cường sức mạnh của lực lượng phòng không chiến trường, cần phải duy trì các sư đoàn phòng không, các trung đoàn phòng không đặc chủng và các tiểu đoàn phòng không song hành với việc từng bước thay thế và tăng cường sức mạnh của các đơn vị, đẩy nhanh tốc độ thay thế vũ khí trang bị thế hệ mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức chỉ huy và điều hành tác chiến. Kinh nghiệm của chiến tranh hiện đại đã và đang xảy ra cho thấy, để bảo vệ trước những đòn tấn công, cần xây dựng các lớp phòng thủ của hệ thống phòng không nhiều tầng, nhiều lớp của các loại vũ khí trang bị phòng không các tầm khác nhau. Đủ khả năng đánh chặn mọi đòn tấn công từ trên vũ trụ trên không, các tên lửa, bom điều khiển và các loại vũ khí chính xác khác.
Vì vậy, trong hoàn cảnh phức tạp của những biến động quốc tế, các nước và các liên minh quân sự đang từng bước nâng cao số lượng và tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí hiện đại, đó chính là nguyên nhân phải phát triển phương thức và cách thức tiến hành các cuộc đâu tranh chống lại các phương tiện chiến tranh hiện đại đó. Dó đó, các quốc gia nếu muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập, thì sức mạnh lực lượng phòng không trong hiện tại và tương lai là một trong những yếu tố quyết định sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.
Trịnh Thái Bằng
http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/615306/Bao-boi-phong-khong-Nga-va-nghe-thuat-chien-tranh-Viet-Nam-tpol.html