Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng và sẽ suy yếu bất ngờ?

Thứ bảy, 25/06/2011 15:30

(DVT.vn) - Thủ tướng Ôn Gia Bảo tự mô tả nền kinh tế Trung Quốc là không ổn định, không cân bằng, không có sự phối hợp và cuối cùng là không bền vững.

Cho đến năm 1990, Nhật Bản vẫn là nền kinh tế lớn thành công nhất trên thế giới. Hầu như không ai dự đoán điều gì tồi tệ sẽ xảy ra với nước này trong những thập kỷ thành công.
 
Tuy nhiên, ngày nay, người dân Nhật Bản vẫn chưa hết kinh ngạc trước sự tăng trưởng chóng mặt của Trung Quốc và vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản bất ngờ suy yếu bởi cú sốc thảm họa thiên tai vào tháng 3.
 
Liệu có phải sự thành công ngoạn mục là tiền thân của một sự thất bại đáng ngạc nhiên? Câu trả lời là có, như trường hợp của Nhật là một ví dụ.
 
GDP bình quân đầu người của Nhật Bản (theo ngang giá sức mua) trong năm 1950 bằng 20 của Mỹ, tăng lên 90% so với Mỹ và năm 1990. Nhưng điều này đã thay đổi nhanh chóng. Năm 2010, GDP bình quân đầu người của Nhật giảm xuống còn 76% so với Mỹ trong khi GDP bình quân đầu người của Trung Quốc bằng 3% GDP của Mỹ vào năm 1978 và tăng lên 20% GDP của Mỹ trong thời điểm hiện tại.
 
Liệu rằng Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng ngoạn mục như vậy trong vài thập kỉ tới hay sẽ bất ngờ suy giảm như Nhật Bản?
 
Rất nhiều bằng chứng cho thấy, Trung Quốc có thể tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng như vậy.
 
Đầu tiên, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình trong giai đoạn 1979-2010 của Trung Quốc đạt tới 10%. Thứ hai, Trung Quốc vẫn còn phải trải qua 1 chặng đường dài mới đạt được mức sống như tại các nước phát triển. Xét đến tỷ lệ GDP bình quân đầu người so với Mỹ, tỷ lệ hiện tại của Trung Quốc chỉ bằng tỷ lệ đó của Nhật vào năm 1950, 25 năm trước khi Trung Quốc tăng tốc phát triển.
 
Để đạt được tỷ lệ GDP bình quân đầu người so với Mỹ như Nhật Bản là 70% thì Trung Quốc phải đợi thêm 24 năm nữa. Trung Quốc sẽ vẫn ở trong chu kỳ tăng trưởng, và chỉ suy thoái nếu nó đạt được cái đỉnh như của những nước phát triển.
 
Tuy nhiên, khả năng ngược lại là Trung Quốc bất ngờ suy yếu vẫn tồn tại. Kích thước của Trung Quốc là một bất lợi, đặc biệt là họ cần tới yếu tố nguồn lực hơn bất cứ yếu tố nào khác. Khả năng suy giảm của Trung Quốc dự vào 2 đặc điểm tình hình hiện tại của Trung Quốc.
 
Điểm đầu tiên, Trung Quốc là một quốc gia thu nhập trung bình. Các nhà kinh tế ngày càng nhận ra một cái bẫy thu nhập trung bình. Vì thế, việc duy trì tăng trưởng năng suất và sự thay đổi lớn về cấu trúc nền kinh tế là một điều khó khăn. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore là những nền kinh tế duy nhất đạt được những tiến bộ đó trong hơn 60 năm qua.
 
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tự mô tả nền kinh tế Trung Quốc là không ổn định, không cân bằng, không có sự phối hợp và cuối cùng là không bền vững. Trong các cuộc thảo luận kế hoạch 5 lần thứ 12 năm tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc 2011 vào tháng 3, các nhà lãnh đạo kêu gọi một sự thay đổi mạnh về tốc độ và cơ cấu của tăng trưởng kinh tế. Trong đó, tăng trưởng được dự báo sẽ sụt giảm chỉ còn 7%. Quan trọng hơn, nền kinh tế dự kiến sẽ cân bằng lại từ đầu tư, tiêu dùng và sản xuất theo hướng dịch vụ.
 
Hoạt động đầu tư ở Trung Quốc trong những năm qua đã phát triển rất mạnh. Từ năm 2000 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình bình tổng đầu tư cố định là 13,3%, trong khi tăng trưởng của tiêu dùng cá nhân trung bình 7,8%.
 
Một giáo sư kinh tế cho rằng, tỷ lệ đầu tư cao ở Trung Quốc có thể chuyển từ động cơ của tăng trưởng trở thành nguồn gốc của sự trì trệ. Tình trạng ở Trung Quốc hiện nay đang là đầu tư quá mức, gây dư thừa, trong khi tỷ lệ tiêu dùng quá thấp.
 
Chuyên gia George Magnus của UBS cũng lưu ý rằng, tăng trưởng tín dụng tại Trung Quốc vẫn đang quá nóng. Điều này giống như tình trạng của Nhật Bản đến tận cuối những năm 1980 khi họ cố gắng duy trì tăng trưởng đầu tư dẫn đến tăng trưởng tín dụng quá mức và gây hậu quả tồi tệ.
 
Tuyết Mai
Theo CNBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét