Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Sư đoàn 112 lục quân Trung Quốc

Lục quân Trung Quốc ngoài 13 tập đoàn quân chủ lực còn có các đơn vị cực mạnh khác, đó là các sư đoàn cơ giới độc lập trực thuộc bộ tư lệnh chiến khu. Sư đoàn cơ giới 112 (tách ra từ tập đoàn quân 38 cũ) thuộc chiến khu trung tâm và sư đoàn cơ giới 116 (tách ra từ tập đoàn quân 39 cũ) thuộc chiến khu bắc hiện là những đơn vị đã được biết tới.

Image may contain: sky and outdoor

Trong đó sư đoàn 112 được biết đến rộng rãi là đơn vị mạnh nhất lục quân Trung Quốc, đây hiện là sư đoàn cơ giới duy nhất đã tiến hành "số hóa" (đơn vị thí điểm). Mỗi chiếc thiết giáp đều được thông tin hóa để nghe chỉ lệnh trực tiếp từ bộ chỉ huy. Đây là đơn vị đầu tiên của lục quân Trung Quốc đánh bại Lam quân thuộc căn cứ Chu Nhật Hòa (một đơn vị thí điểm khác của PLA).
Sư đoàn bao gồm: 3 trung đoàn cơ giới bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn phòng không, cùng một số tiểu đoàn chuyên trách.
Các trung đoàn cơ giới bộ binh chủ lực đều bao gồm 4 tiểu đoàn hợp thành. Tổng cộng 12 tiểu đoàn: 3 tiểu đoàn xe tăng chủ lực ZTZ-99A ( 93 chiếc), 6 tiểu đoàn xe chiến đấu bộ binh bánh xích ZBD-04A xen lẫn một số xe phóng tên lửa chống tăng HJ-10 (186 chiếc) , 3 tiểu đoàn xe chiến đấu bộ binh bánh lốp ZBL-09 (93 chiếc),
Trung đoàn pháo binh gồm: 1 tiểu đoàn pháo tự hành PLZ-05A 155mm, 1 tiểu đoàn pháo tự hành PLZ-07 122mm, 1 tiểu đoàn pháo phản lực bánh xích PHZ-10 122mm và một tiểu đoàn cối tự hành bánh lốp PLL-05A 120mm.
Trung đoàn phòng không trang bị pháo tự hành phòng không PGZ-07 35mm phối hợp hệ thống phòng không HQ-17 .
Các phương tiện thiết giáp của sư đoàn 112 đều là những thành tựu quốc phòng mới nhất của Trung Quốc và là hình mẫu phát triển lục quân Trung Quốc trong tương lai.

https://www.facebook.com/SinoMilitary/posts/400711603680160

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Sina: Không quân Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á

Không quân Việt Nam đang chuyển đổi nhanh chóng thành một lực lượng không quân do máy  bay thế hệ thứ ba làm chủ lực. Việt Nam được cho là đang đàm phán mua Su-35. Các máy bay Su-27, Su-30MK2 và Su-22 của không quân Việt Nam sẽ hiệp đồng tác chiến, đoạt lấy quyền kiểm soát trên không, đồng thời phát động tấn công tập trung đối với các mục tiêu trên biển...

Máy bay chiến đấu Su-30 của không quân Việt Nam. Ảnh: Sina.Máy bay chiến đấu Su-30 của không quân Việt Nam. Ảnh: Sina.

Sina đánh giá toàn diện về quá trình hình thành, phát triển của không quân Việt Nam qua các thời kỳ, trong đó có những thành tích trong chiến tranh cũng như cải cách hiện đại hóa hiện nay.

Trang tin Sina Trung Quốc ngày 24/11 có bài viết cho rằng không quân Việt Nam được thành lập khá muộn, ngày thành lập là ngày 22/10/1963. Khi mới thành lập, không quân Việt Nam chỉ có 83 máy bay, trong đó có 44 máy bay vận tải, 12 máy bay trực thăng và 27 máy bay huấn luyện, chưa có máy bay chiến đấu.
Bắt đầu từ tháng 2/1964, Liên Xô bàn giao lô đầu tiên với 36 máy bay chiến đấu MiG-17 cho Việt Nam. Tháng 4/1965, không quân Việt Nam lần đầu tiên bắn rơi máy bay địch. Trong cuộc chiến đầu tiên, Việt Nam bắn rơi 2 máy bay chiến đấu F-8 Crusader của hải quân Mỹ. Để chúc mừng thành tích chiến thắng trận đầu, Việt Nam đã lấy ngày này làm ngày lễ kỷ niệm.
Trong toàn bộ thời gian chiến tranh Việt Nam, không quân Việt Nam trước sau đã sinh ra 16 phi công nổi tiếng, chỉ 16 phi công này đã bắn rơi tổng cộng 106 máy bay địch. Trong đó Nguyễn Văn Cốc là phi công nổi tiếng nhất, ông đã bắn rơi tổng cộng 9 máy bay địch. Do đó, năm 1998 ông được thăng chức làm tư lệnh không quân Việt Nam. 
Xét đến ưu thế số lượng, kỹ thuật và hệ thống tuyệt đối của lực lượng không quân Mỹ trong chiến tranh, không quân Việt Nam có thể giành được chiến thắng như vậy là điều không hề dễ dàng.
Đến năm 1972, không quân Việt Nam đã sở hữu 4 trung đoàn không quân và 194 phi công, gần 200 máy bay chiến đấu, trong đó có 120 máy bay chiến đấu MiG-21 loại mới nhất.
Lúc đó chiến tranh Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ không chiến siêu âm. Đây cũng là cuộc không chiến giữa các máy bay chiến đấu có vận tốc gấp đôi vận tốc âm thanh lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh thế giới.

Hình ảnh về không quân Việt Nam trên báo Sina Trung Quốc.Hình ảnh về không quân Việt Nam trên báo Sina Trung Quốc.

Sau khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam đã thu được rất nhiều trang bị của không quân chế độ Sài Gòn, bao gồm máy bay chiến đấu F-5E, các máy bay vận tải C-123 và C-130, máy bay tấn công A-37, máy bay trực thăng UH-1. Không quân Việt Nam nhanh chóng phát triển, đạt quy mô hơn 1.000 chiếc, hầu như trong vòng 1 đêm đã trở thành lực lượng đường không tương đối khổng lồ.
Trong thời gian từ tháng 7 - 8/1979, Liên Xô đã cung cấp rất nhiều máy bay chiến đấu mới cho Việt Nam, bao gồm 180 máy bay chiến đấu MiG-21 (tiên tiến hơn máy bay chiến đấu J-7II và J-7III của không quân Trung Quốc khi đó), trang bị cho 8 trung đoàn của không quân Việt Nam. Sau đó, Liên Xô lại cung cấp 46 máy bay chiến đấu ném bom Su-22M3 cho Việt Nam.

Đến năm 1980, những máy bay chiến đấu do Mỹ chế tạo mà Việt Nam thu được trong chiến tranh đã nhanh chóng nghỉ hưu, không quân Việt Nam đã giữ lại hơn 500 máy bay chiến đấu, trong đó MiG-21 được coi là chủ lực. Lúc đó số lượng máy bay chiến đấu MiG-21 của không quân Việt Nam nhiều hơn cả số lượng máy bay chiến đấu J-7, một loại máy bay của không quân Trung Quốc sao chép từ MiG-21.
Từ thập niên 1990 trở đi, tức là sau khi Liên Xô tan rã, Việt Nam đã mất đi viện trợ từ bên ngoài, phát triển kinh tế tương đối khó khăn, do kinh phí thiếu thốn, nên Việt Nam không thể tiến hành mua sắm vũ khí quy mô lớn. 
Mãi đến những năm gần đây, do cải cách kinh tế của Việt Nam đạt được thành tựu nhất định, vì vậy Việt Nam từng bước tiến hành hiện đại hóa quy mô lớn đối với không quân.
Hiện nay, không quân Việt Nam có 30.000 quân, 4 sư đoàn không quân, tổng cộng 13 trung đoàn bay. Trong đó có 5 trung đoàn máy bay chiến đấu, 3 trung đoàn máy bay vận tải, 3 trung đoàn máy bay huấn luyện, 2 trung đoàn máy bay cường kích.

Hình ảnh về không quân Việt Nam trên báo Sina Trung Quốc.Hình ảnh về không quân Việt Nam trên báo Sina Trung Quốc.

Lực lượng phòng không mặt đất có 6 sư đoàn phòng không, tổng cộng 17 trung đoàn tên lửa, 7 trung đoàn pháo cao xạ, 6 trung đoàn radar. Không quân Việt Nam trang bị khoảng 480 máy bay các loại, trong đó có 240 máy bay tác chiến.

Báo Trung Quốc cho rằng tình hình tra
ng bị hiện nay của không quân Việt Nam ngoài mấy chục máy bay chiến đấu Su-27/Su-30 tương đối tốt, hơn 200 chiếc còn lại là những máy bay như MiG-21, MiG-23 và Su-22... đã cũ kỹ và chưa được nâng cấp hiện đại hóa.
Xuất phát từ sự lo ngại về an ninh, những năm gần đây, Việt Nam đã nhập khẩu rất nhiều vũ khí tiên tiến của nước ngoài. Về không quân, năm 2003 Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu 11 máy bay chiến đấu Su-27 của Nga. Trong giai đoạn 2004 - 2012, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 24 máy bay chiến đấu Su-30MK2V của Nga. 

Tháng 8/2013, Việt Nam lại ký kết hợp đồng mua sắm 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2V trị giá khoảng 600 triệu USD của Nga, hoàn thành bàn giao vào năm 2016.

Trừ những máy bay chiến đấu gặp nạn trong những năm qua, hiện nay, Việt Nam sở hữu tổng cộng 45 máy bay chiến đấu dòng Su-27/Su-30. Đây là lực lượng không quân mạnh nhất trong các nước Đông Nam Á, ngoài Singapore. 

Máy bay chiến đấu Su-30MK2V là một phiên bản cải tiến được nghiên cứu chế tạo cho Việt Nam dựa trên nền tảng máy bay chiến đấu Su-30MKK mà Nga bán cho Trung Quốc. 

Máy bay chiến đấu Su-30 của không quân Việt Nam. Ảnh: Sina.Máy bay chiến đấu Su-30 của không quân Việt Nam. Ảnh: Sina.

Máy bay Su-30MK2V trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực SDU-10U cải tiến, bao gồm tìm kiếm, dò tìm, theo dõi, đã tăng thêm mô hình tìm kiếm và theo dõi nhiều mục tiêu, có thể dò tìm 10 mục tiêu, đồng thời dẫn đường cho tên lửa không đối không tấn công 2 mục tiêu.

Với mô hình tấn công đối đất/đối hải, máy bay này có thể đo khoảng cách không đối đất, đo vẽ bản đồ và theo dõi, tránh né địa hình, được trang bị các loại tên lửa như X-59, X-31A và X-35, ném bom dẫn đường chính xác được dẫn đường bằng laser và truyền hình.

Ngoài ra, Su-30MK2V còn trang bị thiết bị dẫn đường vệ tinh. Khả năng tác chiến tốt hơn một chút so với máy bay chiến đấu Su-30MKK nhập khẩu ban đầu của Trung Quốc, tương đương với máy bay chiến đấu Su-30MKK2 của lực lượng đường không hải quân Trung Quốc.

Nghe nói, Việt Nam còn muốn mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Bắt đầu từ năm 2016, Việt Nam đã đàm phán với Nga mua 12 - 16 máy bay chiến đấu Su-35 với đơn giá là 100 triệu USD/chiếc. Trong khi đó, đơn giá mua sắm loại máy bay này của Trung Quốc khoảng 84 triệu USD. Điều này cho thấy Trung Quốc mua cái gì thì Việt Nam mua cái đó.

Hiện nay, không quân Việt Nam đang chuyển đổi nhanh chóng thành một lực lượng không quân do máy  bay thế hệ thứ ba làm chủ lực. Ba loại máy bay Su-27, Su-30MK2 và Su-22 của không quân Việt Nam sẽ hiệp đồng tác chiến, đoạt lấy quyền kiểm soát trên không, đồng thời phát động tấn công tập trung đối với các mục tiêu trên biển. Sina cho rằng chiến thuật tương tự như việc Trung Quốc kết hợp sử dụng máy bay chiến đấu J-11, máy bay chiến đấu Su-30MKK và máy bay chiến đấu ném bom JH-7 Phi Báo.
http://viettimes.vn/sina-khong-quan-viet-nam-manh-nhat-dong-nam-a-147339.html

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Nga, Mỹ và Trung Quốc đang chuẩn bị cho Thế chiến III

Nga, Mỹ và Trung Quốc đang chuẩn bị cho Thế chiến III. Các loại vũ khí chủ yếu của Thế chiến III.
(Kamaile Casillas / Pacific Air Forces / Reuters)
Chi phí quân sự của các nước lớn, trước hết là Mỹ, Trung Quốc và Nga tiếp tục tăng. Không ít tiền ngân sách được chi cho phát triển các loại vũ khí tối tân. Mới đây, Mỹ công khai tuyên bố rằng, họ coi vũ trụ là một không gian để tiến hành chiến tranh. Các quốc gia đang đầu tư vào phương tiện không người lái và công nghệ siêu vượt âm. Chính những vũ khí đó có thể trở thành vũ khí chủ yếu trong Thế chiến III một khi nó khai diễn. 

Trên mặt đất và trong vũ trụ

Việc bố trí vũ khí trong vũ trụ đem lại khả năng gần như vô tận để tiêu diệt kẻ địch. Mặc dù xây dựng các căn cứ tên lửa trên mặt trăng hay đưa một tiểu hành tinh đến quỹ đạo gần trái đất và thả nó xuống mục tiêu ngày nay xem ra là điều viễn tưởng, nhưng nay đã có những công nghệ cho phép sử dụng vũ trụ để tiến hành chiến tranh.

Tàu vũ trụ không người lái X-37 của Boeing (Wikipedia)

Cực kỳ có triển vọng là đưa lên quỹ đạo gần trái đất một con tàu mang vũ khí điện từ. Xung điện từ có khả năng làm tê liệt các mạng điện và các hệ thống điều khiển, kiểm soát, liên lạc, thu thập và xử lý thông tin bằng máy tính, quan sát và trinh sát C4ISR (Command, Control, Communications, Computers, Intelligence, Surveillance and Reconnaissance) của đối phương.

Chặn đánh một tên lửa mang vũ khí xung điện tử phóng từ quỹ đạo gần trái đất sẽ khó hơn nhiều. Ngày nay, có khả năng đưa loại vũ khí đó vào vũ trụ là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước EU. Vũ khí xung điện từ có thể đặc biệt hiệu quả khi sử dụng chống các quốc gia bướng bỉnh (Iran và CHDCND Triều Tiên) mà họ thì thực tế không có gì để đáp trả.

Không kém triển vọng là bố trí vũ khí năng lượng định hướng (vũ khí laser) trên các vệ tinh để đánh chặn tên lửa đường đận gần như ngay sau khi xuất phát. Hiện nay, các khí cụ cơ động mà Mỹ, Trung Quốc và Nga đang thử nghiệm, cũng như vô số các vệ tinh quan sát thực tế có thể coi là vũ khí vũ trụ duy nhất.

Tên lửa hành trình siêu vượt âm

Đặc điểm của tên lửa hành trình là khả năng cơ động. Điều đó cho phép tên lửa tránh né tên lửa chống tên lửa của đối phương và tiêu diệt mục tiêu cực kỳ chính xác. Ưu thế chủ yếu của tên lửa siêu vượt âm là tốc độ của chúng cao hơn 5M (hơn 6.000 km/h). Chặn đánh các tên lửa đó là cực kỳ khó. Các tên lửa hành trình siêu vượt âm đang mở ra những khả năng to lớn cho  quân đội các nước. Tên lửa đó có khả năng tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất trong vòng 1 giờ.

Điều đó đã trở thành nền tảng cho khái niệm đòn tiến công nhanh toàn cầu PGS (Prompt Global Strike) mà Mỹ phát triển từ năm 2001. Quân đội Mỹ đã tập trung vào phương tiện bay siêu vượt âm X-51A Waverider với tốc độ 7-8M, tầm bay gần 2.000 km và độ cao bay đến 30 km. Họ dự định phóng tên lửa từ máy bay ném bom chiến lược, các mẫu vũ khí chế thử sẽ được sản xuất trong những năm 2020.

Nga cũng đang phát triển tên lửa hành trình siêu vượt âm. Ngày 17/3/2016, Nga thông báo về vụ thử đầu tiên của tên lửa siêu vượt âm Zircon. Ngoài ra, các dự án trong lĩnh vực này cũng đang được thực hiện ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Mẫu chế thử máy bay siêu vượt âm SR-72 (Lockheed Martin)

Máy bay không người lái thông minh

Sự kiện quan trọng nhất trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng trong thập niên qua là sự xuất hiện của máy bay không người lái (UAV). Cùng với sự hoàn thiện công nghệ, UAV đang đón nhận những chức năng ngày một nhiều. Không loại trừ, các UAV sẽ thay thế hoàn toàn các máy bay có người lái trong đa số các nhiệm vụ chiến đấu.

Hiện tại, tuyệt đại đa số UAV vẫn cần đến con người - đó trước hết là nói về điều khiển và kiểm soát từ xa đối với UAV. Hơn nữa, những quyết định then chốt liên quan đến tiêu diệt mục tiêu hiện nay nói chung vẫn do con người đưa ra.

RQ-4 Global Hawk (Wikipedia)

Ví dụ, việc săn lùng mục tiêu và phóng tên lửa không đối đất dẫn bằng laser hay radar AGM-114 Hellfire của Mỹ lắp trên UAV MQ-1 Predator từ năm 2007 đòi hỏi sự tham gia của con người. Tuy nhiên, sắp tới đây, UAV sẽ trở nên tự hoạt hoàn toàn.

Điều đó liên quan đến sự tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Các hệ thống đó sẽ có thể độc lập đưa ra quyết định, kể cả liên quan đến sự sống và cái chết. Đó chính là điều mà nhà khoa học Stephen Hawking và doanh nhân Ilon Mask muốn nói đến khi thường xuyên nhắc nhở về sự nguy hiểm của việc phát triển không kiểm soát AI.

Các UAV tự hoạt được trang bị AI hoàn thiện nhất sẽ có thể hoạt động trong thời gian dài, còn khi cần thì có thể đưa ra quyết định tức thì. Bên xung đột sở hữu vũ khí đó sẽ có ưu thế then chốt đối với các bên tham chiến còn lại. Mỹ, Trung Quốc, EU và Nga hiểu rõ điều đó.

“AI - đó là tương lai không chỉ của Nga, đó là tương lai của cả nhân loại. Ở đây là những khả năng to lớn và những mối đe dọa khó lường hiện nay”, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hôm 1/9/2017 tại Diễn đàn Proektoria. Theo ông Putin, “Ai dẫn đầu trong lĩnh vực này, kẻ đó sẽ thống trị thế giới”.

Những lý lẽ cuối cùng

Có thể liệt vào loại vũ khí mới có triển vọng các máy bay tàng hình sử dụng công nghệ tàng hình, pháo ray (pháo điện từ) dùng để tăng tốc quả đạn bằng điện từ trường, và vũ khí động năng hoạt động từ vũ trụ. Vũ khí hạt nhân cũng không mất đi tính thời sự mà vẫn là lý lẽ cuối cùng trong chiến tranh tương lai, còn những tàu ngầm quân sự lớn và đắt tiền chắc chắn sẽ mất đi vai trò đặc biệt của mình. Chúng ngày càng dễ bị phát hiện nhờ các tốp phương tiện không người lái nhỏ và rẻ tiền.

Thử nghiệm pháo điện từ (navy.mil)

Khả năng phát triển các vũ khí tối tân nói lên nhiều điều về một quốc gia. Tháng 10/2017, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Nga Aleksandr Sergeyev thực tế đã thừa nhận rằng, khoa học hiện đại của nước Nga chẳng có gì để mời chào cho quân đội. “Chúng ta sẽ không có một nền khoa học cơ bản, đó sẽ là điều bất hạnh lớn vì trên nhiều hướng – quân sự và các hướng khác – vốn liếng KHKT đã cạn kiệt. Nó chỉ có thể được phục hồi bằng khoa học cơ bản”, nhà khoa học nhấn mạnh trong cuộc gặp với các thành viên Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga).

Vị viện sĩ đã nói lên một chân lý đã biết từ lâu: không có sự hỗ trợ của khoa học cơ bản, tiềm năng của các nghiên cứu ứng dụng sẽ bị hạn chế về thời gian và cuối cùng sẽ bị cạn kiệt, kết quả là đất nước sẽ rơi vào vòng phụ thuộc công nghệ vào các nước khác. “Nếu như chúng ta sẽ không có những kết quả của khoa học cơ bản thì nền sản xuất và khoa học ứng dụng của chúng ta sẽ buộc phải mua kết quả của các nghiên cứu cơ bản ở nước ngoài. Mà ở đó, xin lỗi, người ta sẽ bán những thức hoàn toàn không còn là hiện đại. Những thứ hiện đại chính họ đang cần. Họ sẽ bán cái mà họ không còn cần nữa”, ông Sergeyev nhận định.
Nguồn: Lenta, 20.11.2017.
http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Su-tra-thu-tuyet-doi/201711/55337.vnd

Vệ tinh Trung Quốc có thể “soi” rõ oanh tạc cơ tàng hình Mỹ

Trung Quốc đang phát triển vệ tinh do thám mới sử dụng công nghệ hình ảnh bóng ma (ghost imaging), tạo ra bước ngoặt cơ bản trong cuộc đua vũ khí quân sự kéo dài hàng thập kỷ qua.

ve tinh trung quoc co the “soi” ro oanh tac co tang hinh my hinh anh 1

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), kỹ thuật ngụy trang hiện tại, từ bom khói để che giấu xe tăng, binh sĩ trên chiến trường cho đến vật liệu hấp thụ sóng radar trên các máy bay, tàu chiến tàng hình sẽ trở nên vô dụng trước vệ tinh mới của Trung Quốc.

Công nghệ hình ảnh bóng ma lượng tử đạt độ nhạy chưa từng có, phát hiện tia sáng cực nhỏ phát ra từ mục tiêu và tương tác với các tia sáng khác trong môi trường xung quanh để vẽ ra hình ảnh chính xác của vật thể.

Vệ tinh được tích hợp cảm biến lượng tử sẽ có thể theo dõi, giám sát mục tiêu hiện đang tàng hình khi nhìn từ vũ trụ, giống như máy bay ném bom tàng hình cất cánh vào ban đêm, theo các nhà nghiên cứu.

Oanh tạc cơ chiến lược B-2 Spirit của Mỹ là mẫu máy bay ném bom duy nhất trên thế giới có khả năng tàng hình và giáng đòn tấn công quy mô lớn vào đối phương.

B-2 thường cất cánh vào ban đêm để tránh ống kính camera từ vệ tinh do thám. Phần thân chiếc B-2 được phủ chất liệu đặc biệt, tránh phản xạ tín hiệu và công nghệ chống tỏa nhiệt để tránh cảm biến hồng ngoại của đối phương. Mẫu oanh tạc cơ B-21 đang được phát triển của Mỹ được cho là vẫn sử dụng công nghệ tương tự.

Gong Wenlin, chuyên gia đến từ Viện Khoa học Trung Quốc ở Thượng Hải nói cả nhóm nghiên cứu đang chế tạo thiết bị do thám đầu tiên gắn trên vệ tinh, có khả năng soi rõ mục tiêu tàng hình như oanh tạc cơ B-2.

Phiên bản thử nghiệm dự kiến sẽ xuất hiện vào năm 2020. Các nhà khoa học Trung Quốc kỳ vọng sẽ làm chủ công nghệ này trước năm 2025.

 ve tinh trung quoc co the “soi” ro oanh tac co tang hinh my hinh anh 2
B-2 Spirit là mẫu máy bay duy nhất hiện nay có thể dễ dàng qua mặt mọi hệ thống radar, cảm biến.

Công nghệ tương tự từng xuất hiện trên mặt đất, nhưng việc tích hợp vào vệ tinh do thám, soi rõ mục tiêu toàn cầu là điều mà các nhà khoa học Trung Quốc đang hướng tới.

“Chúng tôi từng chiến thắng người Mỹ trên mặt đất. Chúng tôi tự tin về khả năng chiến thắng họ một lần nữa trong vũ trụ”, ông Gong nói.

Ông Gong nói bóng tối, mây mù, mưa và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác không thể ngăn vệ tinh sử dụng công nghệ lượng tử soi rõ mục tiêu.

“Vệ tinh trang bị công nghệ mới sẽ cung cấp hình chi tiết hơn bất kỳ một radar hiện đại nào”, nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết.

Xiong Jun, giáo sư vật lý đến từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh nhận định, công nghệ hình ảnh bóng ma sẽ là kỹ thuật mang tính bước ngoặt trong lĩnh vực quân sự.

Theo ông Xiong, hình ảnh bóng ma đã được sử dụng trong các hệ thống radar trên mặt đất và máy bay do thám, nhưng dự án tích hợp vào vệ tinh thì chưa từng được công bố vì lý do tối mật.

http://danviet.vn/the-gioi/ve-tinh-trung-quoc-co-the-soi-ro-oanh-tac-co-tang-hinh-my-825953.html

Lục soát kho vũ khí của Bắc Kinh

Trung Quốc đang trở thành địch thủ chủ yếu của Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang.

Khi nói đến sự hiện đại hóa kỹ thuật quân sự của Trung Quốc, cần lưu ý đặc điểm chủ yếu của Trung Quốc - đó là tiềm lực khổng lồ. Xét về sức mua, Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới, lại sở hữu quân đội đông đảo nhất thế giới. Có nghĩa là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc về đa số các loại vũ khí sẽ luôn có ưu thế lớn về số lượng không chỉ đối với các nước láng giềng, mà cả đối với các lực lượng Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, quan niệm cho rằng, Trung Quốc có khả năng sản xuất loạt các sản phẩm kỹ thuật tinh vi với giá rẻ mạt và ở số lượng khổng lồ dĩ nhiên chỉ là sự phóng đại.

Hiện nay, nhất là sau sự mất giá của đồng rúp xảy ra vào năm 2014, các mẫu vũ khí trang bị của Nga tương đương hay tốt hơn, có cùng chức năng trở nên rẻ hơn đáng kể các loại của Trung Quốc.

Điều đó đã được thể hiện cụ thể trong cuộc đấu thầu mua xe tăng ở Thái Lan vào năm 2016, nơi xe tăng VT-4 của Trung Quốc lại đắt hơn Т-90 của Nga. Điều thú vị là vấn đề giá cả cũng đã không cản trở  được Trung Quốc thắng thầu.

Trung Quốc hiện vẫn tụt hậu về nhiều hướng phát triển vũ khí trang bị so với cả Mỹ và Nga. Nhưng nếu như trong thập niên 1990 và vào đầu những năm 2000, người ta thường nói đến sự tụt hậu 20-30 năm, thì nay là nói đến sự lạc hậu chỉ 10 năm. Ngay hiện thời, một số loại vũ khí trang bị do Trung Quốc sản xuất gần như đang ở cùng một trình độ với các mẫu đang được Mỹ, Tây Âu và Nga sản xuất.

Ví dụ, Trung Quốc đang sản xuất tiêm kích thế hệ 4 J-10B trang bị các hệ thống radar phát hiện hiện đại nhất - đó là các radar với anten mạng pha chủ động; các tên lửa không đối không lắp đầu tự dẫn radar chủ động, tương đương với các tên lửa trong trang bị AMRAAM của Mỹ và R-77 của Nga; các hệ thống tên lửa phgongf không rất hiện đại; các tên lửa đường đạn và hành trình tầm trung chính xác cao.

Các hệ thống pháo Trung Quốc như lựu pháo 155 mm PLZ-05 và các hệ thống rocket phóng loạt hạng nặng như А100 đang giành thắng lợi trong các cuộc đấu thầu trước cả các đối thủ Nga, lẫn phương Tây do hiện tại chúng đang ở trình độ tiên tiến, được bảo đảm bởi các loại đạn chính xác cao.

Một số thành tựu của Trung Quốc khá độc đáo. Trung Quốc là nước đầu tiên trang bị tên lửa đường đạn tầm trung chống hạm (DF-21D, DF-26D) mà nếu độ tin cậy và tính năng của chúng sẽ được xác nhận thì chúng có thể làm thay đổi diện mạo chiến tranh trên biển. Trung Quốc cùng với Mỹ và Nga đang tích cực thực hiện chương trình chế tạo các hệ thống phòng thủ tên lửa trên chiến trường và phòng thủ tên lửa chiến lược có khả năng đánh chặn tên lửa ở giai đoạn bay giữa. Trung Quốc đang giữ vị trí dẫn đầu trong phát triển vũ khí chống vệ tinh. Theo các chuyên gia Mỹ, Trung Quốc có thể là nước đầu tiên sẽ đưa vào trực chiến các hệ thống vũ khí chống vệ tinh, có khả năng bắn hạ không chỉ các vệ tinh trinh sát trên quỹ đạo thấp, mà cả các vệ tinh định vị toàn cầu ở các quỹ đạo địa tĩnh cao hơn (đến 40.000 km).

Khó khăn của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn là chưa đủ khả năng tự lực thực hiện những sản phẩm mới đột phá. Đa số các thành tựu của họ gắn với mô hình đặc thù của Trung Quốc là cải tạo sâu các công nghệ du nhập từ bên ngoài. Mô hình này trong đa số các trường hợp đã đi khá xa khỏi kiểu sao chép đơn thuần và trù định sử dụng các công nghệ nước ngoài ở giai đoạn 1, tìm hiểu chúng sâu sắc, tổng hợp lại và chế tạo ra vũ khí trang bị của mình trên cơ sở đó. Nhiều trong những kết quả mới đây của Trung Quốc trong lĩnh vực vũ khí trang bị chính là đạt được bằng cách đó.

Ví dụ, gần đây, Trung Quốc cuối cùng đã bắt đầu trang bị động cơ tự phát triển và sản xuất WS-10 Taihang cho không chỉ tiêm kích hai động cơ mà cả tiêm kích một động cơ.

Taihang bắt đầu được thiết kế từ cuối thập kỷ 1980 không phải là sự sao chép một mẫu động cơ nước ngoài nào mà là kết quả của sự phân tích và nghiên cứu sâu sắc cấu tạo của một số loại động cơ máy bay của Liên Xô, châu Âu và Mỹ thời những năm 1980-1990. Nhìn chung, sản phẩm của Trung Quốc vẫn thua kém các mẫu động cơ hiện đại tương tự do Nga sản xuất về tuổi thọ và độ tin cậy. Trong các nỗ lực xuất khẩu máy bay, Trung Quốc gần như luôn buộc phải trang bị cho máy bay của họ các động cơ nhập khẩu, kể cả đối với máy bay lẫn trực thăng. Ngoài ra, Taihang đáp ứng các yêu cầu của máy bay thế hệ 4, trong khi đó Trung Quốc đang sắp sửa đưa vào biên chế các tiêm kích thế hệ 5 J-20 đầu tiên nên Bắc Kinh vẫn muốn hợp tác với Moskva trong lĩnh vực chế tạo động cơ. Tuy nhiên, họ đã thực hiện được bước đi không kém phần quan trọng: Trung Quốc đã có khả năng bảo đảm động cơ cho các máy bay chiến đấu chủ lực của không quân mà không cần sự hỗ trợ của nước ngoài, điều có ý nghĩa quan trọng từ giác độ an ninh quốc gia.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa chủ lực của Trung Quốc HQ-9 là sản phẩm lai ghép: một số thành phần thiết bị mặt đất do Nga phát triển theo đơn đặt hàng của Trung Quốc, còn bản thân tên lửa được chế tạo trên cơ sở sử dụng các tài liệu nhận được từ Israel (theo một số phỏng đoán thì có cả nguyên mẫu) tên lửa phòng không có điều khiển MIM-104C của Mỹ và các kết quả nghiên cứu của Trung Quốc.
HQ-9 hiển nhiên là thua kém các hệ thống tối tân nhất của Nga, do đó, Trung Trung Quốc đã buộc phải mua sắm các hệ thống S-300PMU2 và S-400 của Nga song song vối việc sản xuất các hệ thống của mình. Tuy nhiên, hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 cũng khá tốt nên đã thắng thầu trong cuộc đấu thầu mua các hệ thống phòng không ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2013, nơi mà HQ-9 đã phải đối đầu với các hệ thống của Mỹ, châu Âu và Nga (kết quả đấu thầu đã bị hủy bỏ dưới áp lực chính trị của Mỹ). Có vai trò quyết định trong thắng lợi này là việc Trung Quốc sẵn sàng đưa ra các điều kiện tài chính hấp dẫn và chuyển giao công nghệ.
Họ cũng đang nghiên cứu chế tạo các hệ thống tên lửa phòng không nmowis với các tính năng chiến đấu cao hơn nhiều so với HQ-9 và các tính năng đánh chặn mục tiêu đường đạn mạnh hơn.
Chiến lược sao chép sáng tạo, kết hợp và ứng dụng thích ứng các thành tựu của nước ngoài cho các nhu cầu của mình cho phép Trung Quốc rút ngắn khoảng cách với các nước dẫn đầu đến mức nhỏ nhất, mặc dù không cho phép bứt phá lên trước. Giới lãnh đạo công nghiệp quốc phòng Trung Quốc nhận thức được những hạn chế tồn tại và đang nỗ lực khắc phục chúng. Trong một số trường hợp, họ đã làm được, chẳng hạn như trong lĩnh vực tên lửa đường đạn.

Việc phát triển các lực lượng hạt nhân chiến lược, xây dựng hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa và phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa là những ưu tiên quan trọng nhất đối với Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự và đang hút lấy những nguồn lực khổng lồ. Vào đầu những năm 2000, Bắc Kinh rõ ràng vẫn ở vị trí cuối cùng trong số 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ về số lượng đầu đạn hạt nhân triển khai.

Hiện nay, họ là cường quốc hạt nhân chính thức duy nhất đều đặn liên tục gia tăng số lượng đầu đạn hạt nhân sẵn sàng cho sử dụng mặc dù vẫn thua kém xa Nga và Mỹ  (theo đa số các đánh giá thì số lượng đầu đạn hạt nhân triển khai của Trung Quốc không quá 250). Xét về chủng loại phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân, Trung Quốc từ lâu đã rời khỏi nhóm cùng với Pháp. 

Trung Quốc đang phát triển 3 họ tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) cơ bản. Đó là các tên lửa nhiên liệu lỏng DF-5 hiện có trong trang bị mà biến thể mới nhất của nó được trang bị phần chiến đấu mang nhiều đầu đạn dẫn độc lập (MIRV), và tên lửa nhiên liệu rắn cơ động DF-31, với biến thể mang nhiều đầu đạn DF-31B đang được thử nghiệm. Đang trong quá trình đưa vào trang bị là ICBM nhiên liệu rắn nặng hơn DF-41 mà Trung Quốc sẽ phát triển theo các biến thể bố trí trong giếng phóng, cơ động mặt đất và triển khai trên đường sắt. Trung Quốc cũng đang sản xuất hàng loạt tên lửa tầm trung (từ 1.000-4.000 km) với các biến thể hạt nhân và phi hạt nhân chính xác cao.

Theo đánh giá của Mỹ, từ năm 2015, thành phần trên biển của các lực lượng hạt nhân chiến lược Trung Quốc với 4 tàu ngầm lớp Type 094 trang bị ICBM JL-2 có thể đã bước vào trực chiến. Trung Quốc cũng đang phát triển các biến thể cải tiến của các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn (SSBN) và chúng sẽ được lắp các tên lửa có tầm xa hơn. Giống như Nga, Trung Quốc cũng đang thử nghiệm bay các đầu đạn cơ động siêu vượt âm dành cho tên lửa đường đạn.

Các lực lượng hạt nhân chiến lược Trung Quốc chỉ thiếu thành phần trên không thực sự, nhưng Trung Quốc đã chính thức xác nhận việc phát triển máy bay ném bom chiến lược. Họ đang xây dựng các cơ sở của hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa mặt đất, chuẩn bị xây dựng thê đội vũ trụ của hệ thống cảnh báo.

Khác với Moskva và Washington, Bắc Kinh không bị ràng buộc bởi bất kỳ hiệp ước và hạn chế nào trong việc phát triển và sản xuất các hệ thống vũ khí hạt nhân và từ chối đối thoại về vấn đề này với cớ họ đến nay vẫn tụt hậu xa so với cả hai siêu cường.

Tuy nhiên, ở cấp độ kỹ thuật, Trung Quốc đã tạo lập được các tiền đề cho cú đột phá trong tăng cường vũ khí hạt nhân mà kết quả của nó trong thập kỷ tới có thể là việc tiến gần Nga và Mỹ về số lượng đầu đạn triển khai trên các phương tiện mang phóng chiến lược. Kiềm chế hạt nhân vẫn là nền tảng vô hình của hệ thống quan hệ quốc tế hiện hữu trong lĩnh vực an ninh, nên sự xuất hiện tiềm tàng của siêu cường thứ ba sẽ có những hậu quả nghiêm trọng nhất đối với nền chính trị thế giới. Chẳng hạnh, Mỹ sẽ buộc phải suy tính lại hệ thống các liên minh và cam kết của mình ở châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh nguy cơ tổn thất không thể chấp nhận tăng mạnh một khi nổ ra xung đột không chỉ với Nga, mà cả với Trung Quốc. Những hậu quả của các thay đổi đó sẽ có tính toàn cầu và sẽ phản ánh trong cả nền chính trị thế giới, lẫn trong nền kinh tế thế giới.

Một đặc điểm của Lực lượng tên lửa Trung Quốc (được thành lập với tư cách quân chủng độc lập trong đợt cải cách năm 2015 trên cơ sở Lực lượng pháo binh 2) là việc lực lượng này, ngoài các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, còn có một số lượng lớn (đến 1.700) tên lửa thông thường, chính xác cao tầm trung và tầm ngắn, cũng như hàng trăm tên lửa hành trình triển khai trên mặt đất. Điều đó cho phép Trung Quốc phần nhiều bù đắp được sự tụt hậu của mình về sức mạnh không quân so với Mỹ và tạo cơ hội tiêu diệt hạ tầng quân sự của kẻ thù tiềm tàng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương ở giai đoạn sớm của cuộc xung đột. Việc phát triển các hệ thống phi hạt nhân, chính xác cao đó, nâng cao khả năng đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa đang được Trung Quốc coi là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Thậm chí cả ở nơi mà mô hình đuổi theo của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn tồn tại thì các kết quả cũng thật ấn tượng.

Trung Quốc đã vượt lên gia nhập nhóm các nước dẫn đầu về xuất khẩu m,áy bay không người lái (UAV) lớp MALE (độ cao bay trung bình và thời gian bay dài).
Các UAV này là những hệ thống vũ khí cực kỳ quan trọng đối với các cuộc chiến tranh chống nổi dậy đang diễn ra ở Cận ĐÔng, nhiều khu vực ở châu Phi và Trung Á. Đến nay, UAV Pterodactyl của công ty AVIC và CH-4 Rainbow của tập đoàn CASC của Trung Quốc đã được Saudi Arabia, Ai Cập, Algeria, Iraq, Nigeria, cũng như Kazakhstan, Uzbekistan ở không gian hậu Xô-viết mua sắm. Các UAV này rõ ràng là được làm phỏng theo MQ-1 Predator của Mỹ đang được tích cực sử dụng trong tác chiến và được mua sắm bởi các nước đồng minh của Mỹ, nhưng muốn hạn chế sự phụ thuộc vào Washington. Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên có thể thách thức vị thế bá chủ của Mỹ trong phân khúc quan trọng này của thị trường vũ khí. Nga hiện thời còn chưa sản xuất được các UAV lớp này.

Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn tồn tại những mặt yếu kém. Quan trọng nhất trong số đó, theo đánh giá của đa số chuyên gia, là sự tụt hậu trong lĩnh vực chống ngầm. Sự tụt hậu này có ý nghĩa quan trọng do Trung Quốc phụ thuộc vào thương mại đường biển và mấy năm gần đây họ đã xây dựng được thành phần trên biển có khả năng hoạt động thật sự đầu tiên của các lực lượng hạt nhân chiến lược.

Trung Quốc hiện đang tư duy lại về mình trước hết như một cường quốc biển, chứ không phải cường quốc lục địa. Trên lục địa, sau khi Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc  không có kẻ thù tiềm tàng đáng gờm. Xu hướng liên tục cắt giảm lục quân Trung Quốc được quan sát từ nửa cuối thập niên 1980, khi diễn ra việc bình thường hóa quan hệ Xô-Trung.

Vươn lên đầu là hải quân với nhiệm vụ kép đặt ra. Một là, hải quân phải đóng vai trò chủ yếu trong việc hiện thực hóa cái gọi là chiến lược chống can thiệp - ngăn chặn sự can thiệp hiệu quả của Mỹ vào các cuộc xung đột trong khu vực, chẳng hạn xung quanh Đài Loan. Họ đặt trọng tâm vào sản xuất các loại tàu ngầm thông thường khá hiện đại, trong đó có các loại trang bị động cơ không cần không khí, ché tạo các loại tên lửa chống hạm siêu âm mới, các tên lửa đường đạn chống hạm. Điểm yếu tương đối trong lĩnh vực chống ngầm Trung Quốc đang tìm cách bù đắp bằng việc xây dựng một mạng lưới rộng lớn các sensor thủy âm đáy biển rộng lớn dọc theo toàn bộ đường bờ biển trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất (Quần đảo Nhật Bản - Ryukyu - Đài Loan - Philippines - Indonesia). Một ưu tiên khác là vũ khí thủy lôi.

Trung Quốc đồng thời cũng đang xây dựng hạm đội viễn dương hùng mạnh nhằm bảo vệ lợi ích chính trị-quân sự của Trung Quốc ở các khu vực như châu Phi và Cận Đông.

Năm 2015, Trung Quốc đã bắt tay vào xây dựng cơ sở quân sự thường trực đầu tiên ở nước ngoài là trạm tiếp vận hải quân ở Gibouti. Tổng số tàu khu trục trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300FM và HQ-9H đã đóng xong và đang đóng của Trung Quốc  hiện đã là gần 20 chiếc - đó là nhiều hơn số lượng tàu chiến từng được trang bị hệ thống S-300 trong Hải quân Liên Xô. 

Lực lượng đổ bộ của hải quân Trung Quốc đã vượt xa trình độ kỹ thuật và khả năng so với lực lượng đổ bộ của Liên Xô. Họ đang xây dựng hạm đội các tàu vận tải tiếp vận hải quân vạn năng cao tốc có kích thước khổng lồ (lượng giãn nước đến 50.000 tấn). Ngoài tàu sân bay Varyag của Liên Xô mà Trung Quốc đóng hoàn thiện và đặt tên là Liêu Ninh, hiện nay còn có 2 tàu sân bay đang đóng theo thiết kế cải tiến ở Đại Liên và Thượng Hải.

Trong tương lai, Trung Quốc dự định chuyển sang đóng các tàu sân bay hạt nhân cỡ lớn “kiểu Mỹ”, được trang bị các máy phóng máy bay điện từ và chở theo ngoài các tiêm kích còn có cả máy bay chỉ huy/báo động sớm.

Không quân Trung Quốc đang hoàn tất thử nghiệm 2 loại máy bay tiêm kích thế hệ 5 (J-20, J-31). Do đây là các máy bay tinh vi nên triển vọng chúng nhanh chóng đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu là đáng nghi. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đầu tư nhiều kinh phí để chế tạo các biến thể mới của những tiêm kích thế hệ 4 hiện có. Ví dụ, bước phát triển tiếp theo của tiêm kích J-11B sao chép Su-27 là J-11D với khung thân cải tiến và radar với anten mạng pha chủ động đang được thử nghiệm; tăng sản lượng sản xuất tiêm kích hạng nhẹ cải tiến J-10B.

Việc bắt đầu trang bị từ năm 2017 các máy bay vận tải hạng nặng Y-20 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với không quân Trung Quốc. Theo các nguồn tin có thể tiếp cận, Trung Quốc dự định xây dựng một lực lượng không quân vận tải chiến lược mạnh mẽ mà cùng với hải quân mạnh sẽ cho phép Trung Quốc duy trì sự hiện diện quân sự ở những khu vực xa xôi trên thế giới. Ngoài ra, máy bay vận tải hạng nặng nội địa còn bảo đảm cung cấp cho không quân Trung Quốc các máy bay tiếp dầu hiệu quả và các máy bay chuyên dụng khác (máy bay chỉ huy/báo động sớm, máy bay trinh sát điện tử...).


Nguồn: Vasily Kashin // Gazeta,19. 9.2016.
http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Luc-soat-kho-vu-khi-cua-Bac-Kinh/20179/55286.vnd

Nga thử vũ khí điện từ ở Syria

Từ tháng 10/2017, quân đội Nga ở Syria đã bắt đầu thử nghiệm các mẫu vũ khí điện từ do các công ty tư nhân Nga phát triển.
Vũ khí điện từ được thử nghiệm là dùng để chế áp tín hiệu GPS và Wi-Fi mà phiến quân IS sử dụng để điều khiển máy bay không người lái (UAV).

Trong quá trình thử nghiệm, người ta kiểm tra khả năng hoạt động trong thực chiến của các vũ khí này, cụ thể là khả năng chống nhiễu. Ngoài ra, các UAV đó còn được dùng để hiệu chỉnh hỏa lực và thu thập thông tin. Nay thì phiến quân sẽ không thể cho UAV hoạt động gần các mục tiêu quan trọng.

Thông tin thu được từ việc sử dụng các hệ thống chống UAV ở Syria đang được các nhà sản xuất UAV Nga sử dụng tham khảo. Điều đó sẽ cho phép cải thiện khả năng chống nhiễu cho các UAV mới do Nga phát triển.

“Như tôi được biết, các hệ thống được chế tạo riêng để đối phó với UAV, trước đây chưa từng được sử dụng trong điều kiện chiến đấu. Các nhà sản xuất sẵn lòng cung cấp cho quân đội Nga các mẫu sử dụng đang được dùng để bắn vào các UAV của khủng bố. Về phần mình, chúng tôi nhận được thông tin phản hồi, các số liệu thống kê và các dữ liệu thú vị khác”, Giám đốc công ty sản xuất vũ khí điện tử này nói.

Vị giám đốc nói rằng, mặc dù có giá không cao, các UAV của khủng bố có thể gây tổn thất nghiệm trọng cho quân đội Syria, ví dụ như vụ gây nổ kho đạn của quân đội chính phủ ở sân vận động tại thành phố Deir ez-Zor. 

Ngoài ra, các UAV đó còn được dùng để hiệu chỉnh hỏa lực và thu thập thông tin. Nay thì phiến quân sẽ không thể cho UAV hoạt động gần các mục tiêu quan trọng.

Chuyên gia Aleksandr Sakalsky thì cho rằng, việc sử dụng hệ thống chống UAV có hiệu quả chống các UAV nặng đến 200 kg. Để đối phó với các UAV hạng nặng có thể sẽ cần đến các phương tiện khác.

Không quân-vũ trụ Nga tiến hành không kích quân khủng bố ở Syria từ mùa thu năm 2015.
Nguồn: RG, Lenta, 21.1.2017.
http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Nga-thu-vu-khi-dien-tu-o-Syria/201711/55340.vnd

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Quân đội Trung Quốc cải cách để bành trướng toàn cầu

Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (tên chính thức của quân đội Trung Quốc) đã bắt đầu cải cách cùng với cả đất nước này từ cuối thập niên 1970. Động cơ khác thúc đẩy Trung Quốc cải cách quân đội là cuộc chiến xâm lược thất bại chống Việt Nam vào đầu năm 1979.


Từ cuối thập niên 1990, Trung Quốc đã đóng hơn 10 tàu ngầm lớp Type 039 với các biến thể khác nhau (wikipedia.org)
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, việc cải cách chỉ là cắt giảm mạnh quân số (trước hết dĩ nhiên là giảm quân số lục quân) vốn được huấn luyện và bảo đảm cực kỳ tồi may lắm là chỉ có vũ khí bộ binh. Số lượng vũ khí trang bị sản xuất thời Thế chiến II và thập niên 1950 cũng bị cắt giảm đáng kể. Nhiều binh đoàn, đơn vị đã bị giải thể, chủ yếu là bộ binh (ở đúng nghĩa đen của thuật ngữ này). Thực chất chẳng hề có cải cách thực sự nào. Tuy vậy, các biện pháp này đã cho phép cắt giảm đáng kể chi phí quân sự, dồn thêm tiền để tiến hành cải cách kinh tế. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn có quyền hoạt động kinh tế. Điều đó đã làm giảm nhẹ hơn nữa gánh nặng nuôi dưỡng quân đội Trung Quốc cho ngân sách nhà nước, nhưng cũng đã sinh ra nạn tham nhũng lớn nên vào năm 1998, hoạt động kinh tế của quân đội bị chấm dứt.

Tiếp sau tăng trưởng kinh tế

Cùng với sự gia tăng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, chi phí quân sự cũng bắt đầu tăng dần, trên cơ sở các công nghệ nội địa và nước ngoài (cả của Liên Xô/Nga lẫn của phương Tây) đã chế tạo ra các mẫu vũ khí trang bị mới. 

Lúc đầu, các mẫu này thua kém xa các mẫu nước ngoài về chất lượng. Bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc hiểu rõ điều đó nên các mẫu vũ khí trang bị này đã được sản xuất với số lượng rất hạn chế và thực chất chỉ là các mẫu thí nghiệm. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia nước ngoài, kể cả ở Nga, đã sai lầm xem đó là chính sách lâu dài. Luận thuyết cho rằng, quân đội Trung Quốc mua sắm vũ khí trang bị hiện đại chỉ ở số lượng không đáng kể cho các đơn vị tinh nhuệ cho đến nay vẫn thấy nói trong sách báo mặc dù chẳng có chút gì đúng so với hiện thực. Sau khi một mẫu vũ khí trang bị nào đó được hoàn thiện đạt đến các tính năng kỹ-chiến thuật mà bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc yêu cầu, nó liền được đưa vào sản xuất hàng loạt, điều dễ dàng thực hiện nhờ năng lực sản xuất khổng lồ của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Trong quân đội Trung Quốc có khẩu hiệu “kết hợp cơ giới hóa và thông tin hóa”, có nghĩa là mua sắm hàng loạt tất cả loại vũ khí trang bị hiện đại dành cho tất cả các quân chủng, đồng thời áp dụng vào quân đội các phương pháp tác chiến lấy mạng làm trung tâm. Hiện nay, Trung Quốc đã tiến lên trình độ những nước tiên tiến nhất về gần như tất cả các chủng loại vũ khí trang bị. Nếu như vẫn còn sự thua hụt về chất lượng nào đó thì nó cũng không phải là nghiêm trọng, hơn nữa lại dễ dàng được bù đắp bởi số lượng vũ khí trang bị được sản xuất ra.

Cho đến gần đây, trong cơ cấu tổ chức của quân đội Trung Quốc vốn xây dựng theo mô hình “Phổ-Liên Xô” đã gần như không diễn rea sự thay đổi nào. Do đó, việc đưa vào trang bị cho quân đội các vũ khí trang bị hiện đại ở mức độ nhất định đã chỉ là “đổ rượu mới vào bình cũ”. Cuối cùng, từ năm 2016, cuộc cải cách cơ cấu tổ chức quân đội Trung Quốc đã bắt đầu và chính nó đang thực sự làm thay đổi diện mạo quân đội Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc không còn là quân đội kiểu “Phổ-Liên Xô” và trở thành kiểu “Mỹ-Nga”. Rõ ràng là chính quân đội Mỹ và quân đội Nga hiện nay đã trở thành hình mẫu cho giới lãnh đạo chính trị-quân sự Trung Quốc trong quá trình cải cách hai năm qua. Song dĩ nhiên là quân đội Trung Quốc mới không sao chép cả quân đội Mỹ lẫn Nga.

Cần phải nói rằng, quyền lãnh đạo của đảng đối với quân đội Trung Quốc đã chỉ càng được tăng cường. Quân ủy trung ương đảng cộng sản Trung Quốc vẫn là cơ quan lãnh đạo tối cao quân đội Trung Quốc và thực tế là cả quốc gia nói chung.

Hiện nay, Quân ủy trung ương gồm có: Bộ tham mưu liên hợp (bao gồm các bộ tham mưu quân chủng), Văn phòng Quân ủy, 5 bộ (Công tác chính trị, Phát triển trang bị, Quản lý và huấn luyện, Bảo đảm hậu cần, Động viên quốc phòng), 3 ủy ban (Chính pháp, Kiểm tra kỷ luật, KHKT), 3 văn phòng (Quy hoạch chiến lược, Cải cách và biên chế, Hợp tác quân sự quốc tế), Cục Kiểm toán và Tổng cục Quản lý các cơ quan quân ủy. Bộ tổng tham mưu và các tổng cục bị giải thể, Bộ tham mưu liên hợp mới giống nhiều hơn với Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân. Đồng thời, lục quân cũng đã lần đầu tiên có bộ tư lệnh riêng của mình mà các chức năng của nó trước đây là do Bộ tổng tham mưu đảm nhiệm.

Trực thuộc Quân ủy trung ương hiện nay có 5 chiến khu: Bắc bộ (Bộ tư lệnh đặt tại thành phố Thẩm Dương), Trung bộ (Bắc Kinh), Tây bộ (Thành Đô), Nam bộ (Quảng Châu), Đông bộ (Nam Kinh) thay thế cho 7 đại quân khu trước đây. Các chiến khu là các tập đoàn chiến dịch-chiến lược cao nhất của quân đội Trung Quốc, dưới quyền chỉ huy của chúng là tất cả các binh đoàn, đơn vị và hạm tàu của lục quân, không quân và hải quân Trung Quốc.

Ngoài ra, trực thuộc Quân ủy trung ương còn có Lực lượng tên lửa, cũng như quân chủng thứ 5, hoàn toàn mới làLực lượng chi viện chiến lược phụ trách chuẩn bị cho chiến tranh lấy mạng làm trung tâm, tác chiến không gian mạng, chiến tranh vũ trụ, tác chiến điện tử. 

Quân chủng mới - Lực lượng chi viện chiến lược

Phần lớn các đơn vị biên chế của Lực lượng chi viện chiến lược liên quan đến hạ tầng vũ trụ: Đó là Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền (chính là sân bay vũ trụ Shuangchengzi hay Căn cứ 20), Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên (Sân bay vũ trụ Ngũ Trại, Căn cứ 25), Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương (Sân bay vũ trụ Tây Xương, Căn cứ 27), hai trung tâm điều khiển bay vũ trụ (Ở Bắc Kinh và Tây An), Trung tâm vũ trụ giám sát đại dương (Căn cứ 23). Ngoài ra, thuộc biên chế Lực lượng chi viện chiến lược còn có trường thử hạt nhân ở Khu tự trị Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ (chính là Căn cứ 21), Trung tâm nghiên cứu và phát triển khí động học (Căn cứ 29), Đại học ngoại ngữ quân đội Trung Quốc, các trung tâm quân y, cũng như Đơn vị 61786 (Một viện nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin).

Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thành lập một quân chủng với tư cách Lực lượng chi viện chiến lược. Nó sẽ không chịu trách nhiệm về bảo đảm hậu cần cho lực lượng vũ trang truyền thống mà về phát triển và tiến hành các phương pháp tác chiến mới. Rõ ràng là tại đây, người ta nghiên cứu phát triển các hình thức và phương pháp tác chiến lấy mạng làm trung tâm dành cho chính quân đội Trung Quốc và đối phó với các hình thức và phương pháp tác chiến đó của quân đội nước ngoài, trước hết là quân đội Mỹ. Sự phụ thuộc quá mức của quân đội Mỹ vào các loại vệ tinh có chức năng khác nhau trở thành một trong những điểm sơ hở nhất của quân đội Mỹ. Việc phá hủy vật lý và/hoặc chế áp vô tuyến điện tử đối với các vệ tinh của đối phương đối với quân đội Trung Quốc nói chung và trước hết là Lực lượng chi viện chiến lược sẽ là nhiệm vụ không kém phần quan trọng so với việc triển khai các cụm vệ tinh của mình. Ngoài ra, Lực lượng chi viện chiến lược sẽ được giao nhiệm vụ tiến hành chiến tranh thông tin ở nghĩa rộng của thuật ngữ này - tức là từ tác chiến điện tử cho đến chiến tranh tâm lý.

Quân đội Trung Quốc hiện sở hữu các hệ thống rocket phóng loạt đã là mạnh nhất thế giới (chinamil.com.cn)
Một quân chủng trước đây mang cái tên khá lạ lùng “Lực lượng pháo binh 2” từ năm 2016 đã có cái tên phù hợp hơn là Lực lượng tên lửa (tương đương với Bộ đội Tên lửa chiến lược Nga). Nhiều khả năng, quân chủng này vẫn duy trì cơ cấu tổ chức bên trong như cũ - các quân đoàn (tập đoàn quân) tên lửa (căn cứ) được biên chế mấy lữ đoàn tên lửa. Mỗi lữ đoàn được trang bị một loại tên lửa, gồm từ 3-6 tiểu đoàn tên lửa. Mỗi tiểu đoàn gồm 3 đại đội tên lửa, còn mỗi đại đội có thể gồm 3 trung đội tên lửa. Tùy thuộc vào chủng loại tên lửa, mỗi bệ phóng có thể nằm trong trang bị của một đại đội tên lửa hay một trung đội tên lửa. Do đó, mỗi lữ đoàn tên lửa có thể có từ 9-54 bệ phóng (giếng phóng hay bệ phóng cơ động).

Trong Lực lượng tên lửa hiện có 9 quân đoàn tên lửa, từ số 61 đến 69.

Từ sư đoàn chuyển sang lữ đoàn

Trong Lục quân và Không quân Trung Quốc từ trước cải cách năm 2016 đã bắt đầu quá trình chuyển dần từ các sư đoàn sang các lữ đoàn với tư cách loại binh đoàn chủ yếu. Trong Lục quân, đã thành lập nhiều lữ đoàn các loại, phân bố rất không đồng đều theo các đại quân khu và quân đoàn. 

Trong Không quân vốn từng có 44 sư đoàn không quân, mỗi sư đoàn gồm 3 trung đoàn, việc chuyển sang các lữ đoàn diễn ra bằng cách rút các trung đoàn khỏi biên chế các sư đoàn và chuyển đổi thành các lữ đoàn với cùng phiên hiệu (hơn nữa, trung đoàn vẫn giữ nguyên biên chế cũ). Như vậy, trong sư đoàn còn lại 1 hay 2 trung đoàn, hoặc là bộ chỉ huy sư đoàn bị giải thể hoàn toàn. Trong tiến trình cải cách hiện nay, quá trình “lữ đoàn hóa” trong Không quân Trung Quốc đã được đẩy nhanh, còn trong Lục quân thì lại có nội hàm hoàn toàn mới mà về thực chất có thể coi là giai đoạn 2 của đợt cải cách hiện nay (bắt đầu vào mùa xuân năm 2017). Nó trù định giải thoát cho Lục quân khỏi những tàn tích của bộ binh truyền thống chất lượng thấp và chuyển hẳn thành chủ lực của quân đội hiện đại.

Hiện nay, trong Lục quân còn lại 13 quân đoàn, trong mỗi quân đoàn có 6 lữ đoàn hợp thành và 6 lữ đoàn chuyên trách.

Các lữ đoàn hợp thành được xây dựng bằng cách “pha trộn” các sư đoàn và lữ đoàn xe tăng, cơ giới hóa và bộ binh cơ giới. Theo thông tin hiện có, một lữ đoàn hợp thành gồm có 4 tiểu đoàn độc lập, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn phòng không, 1 tiểu đoàn công binh, nhiều đơn vị khác. Mỗi tiểu đoàn độc lập được biên chế 31 xe chiến đấu bộ binh hay xe bọc thép chở quân và 6 cối 120 mm, ngoài ra, trong 2 trong số 4 tiểu đoàn độc lập, mỗi tiểu đoàn được biên chế 40 xe tăng hay xe chiến đấu trang bị vũ khí hạng nặng. Trong tiểu đoàn pháo có 36 pháo tự hành và /hoặc pháo phản lực (hệ thống rocket phóng loạt) và 9 hệ thống tên lửa chống tăng tự hành, còn tiểu đoàn phòng không được biên chế 18 hệ thống pháo-tên lửa phòng không và hệ thống tên lửa phòng không mang vác.

Các lữ đoàn chuyên trách trong mỗi quân đoàn là 1 lữ đoàn pháo, 1 lữ đoàn phòng không, 1 lữ đoàn đặc nhiệm, 1 lữ đoàn không quân lục quân, 1 lữ đoàn công binh, 1 lữ đoàn chi viện. Phiên hiệu của các lữ đoàn này giống phiên hiệu của quân đoàn mà chúng trực thuộc. Trong 2 trong số 13 quân đoàn, thay cho 1 lữ đoàn không quân lục quân lại là 1 lữ đoàn đổ bộ đột kích.

Chiến khu Bắc bộ

Hiện nay, nằm trong địa bàn trách nhiệm của Chiến khu Bắc bộ quân đội Trung Quốc hiện là toàn bộ đường biên giới với Nga (ngoại trừ một khu vực nhỏ phía Tây trên dãy Altai), đường biên giới với CHDCND Triều Tiên và phần lớn đường biên giới với Mông Cổ. 

Lục quân Chiến khu Bắc bộ có 3 quân đoàn.


Quân đoàn 78 gồm: Các lữ đoàn hợp thành 8, 48, 68, 115, 202, 204, lữ đoàn pháo 78, lữ đoàn phòng không 78, lữ đoàn đặc nhiệm 78, lữ đoàn không quân lục quân 78, lữ đoàn công binh 78, lữ đoàn chi viện 78.

Quân đoàn 79: Các lữ đoàn hợp thành 46, 116, 119, 190, 191, 200, lữ đoàn pháo 79, lữ đoàn phòng không 79, lữ đoàn đặc nhiệm 79, lữ đoàn không quân lục quân 79, lữ đoàn công binh 79, lữ đoàn chi viện 79.

Quân đoàn 80: Các lữ đoàn hợp thành 47, 69, 118, 138, 199, 203, lữ đoàn pháo 80, lữ đoàn phòng không 80, lữ đoàn đặc nhiệm 80, lữ đoàn không quân lục quân 80, lữ đoàn công binh 80, lữ đoàn chi viện 80.

Trực thuộc trực tiếp Chiến khu Bắc bộ có 11 lữ đoàn biên phòng (từ số 321 đến 331) và 4 lữ đoàn phòng thủ bờ biển (từ số 332 đến 335).

Trong biên chế không quân Chiến khu Bắc bộ  6 sư đoàn không quân (1, 5, 11, 12, 16, 21, bao gồm tổng cộng 13 trung đoàn không quân) và 9 lữ đoàn không quân (2, 3, 15, 31, 61, 88, 89, 90, 91).

Trực thuộc Chiến khu Bắc bộ hiện còn có Hạm đội Bắc Hải. Ngoài lực lượng tàu được biên chế (gồm cả 1 tàu sân bay và gần như tất cả các tàu ngầm hạt nhân), hạm đội còn được biên chế các sư đoàn không quân hải quân 2 và 5 và Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 77.

Chiến khu Trung bộ

Địa bàn trách nhiệm của Chiến khu Trung bộ quân đội Trung Quốc không tiếp giáp với đường biên giới bên ngoài, chiến khu này làm nhiệm vụ bảo vệ thủ đô và các chức năng “trung tâm” khác. 

Lục quân Chiến khu Trung bộ cũng có 3 quân đoàn. 

Quân đoàn 81 gồm: Các lữ đoàn hợp thành 7, 70, 162, 189, 194, 195, Lữ đoàn pháo 81, Lữ đoàn phòng không 81, Lữ đoàn đặc nhiệm 81, Lữ đoàn không quân lục quân 81, Lữ đoàn công binh 81, Lữ đoàn chi viện 81.

Quân đoàn 82: Các lữ đoàn hợp thành 6, 80, 151, 188, 196, 205, Lữ đoàn pháo 82, Lữ đoàn phòng không 82, Lữ đoàn đặc nhiệm 82, Lữ đoàn không quân lục quân 82, Lữ đoàn công binh 82, Lữ đoàn chi viện 82.

Quân đoàn 83: Các lữ đoàn hợp thành 11, 58, 60, 113, 129, 193, Lữ đoàn pháo 83, Lữ đoàn phòng không 83, Lữ đoàn đặc nhiệm 83, Lữ đoàn công binh 83, Lữ đoàn chi viện 83, Lữ đoàn đổ bộ đột kích 161.

Trong biên chế không quân Chiến khu Trung bộ có 6 sư đoàn không quân (7, 13, 15, 19, 24, 36, bao gồm tổng cộng 15 trung đoàn không quân) và lữ đoàn không quân 56.

Ngoài ra, trong địa bàn trách nhiệm của Chiến khu Trung bộ còn triển khai các binh đoàn, đơn vị trực thuộc trực tiếp các bộ tư lệnh không quân hoặc hải quân. Đó là Bộ tư lệnh thành phố Bắc Kinh (Các sư đoàn đồn trú 1 và 3, một sư đoàn pháo), Quân đoàn đổ bộ đường không 15 (Các lữ đoàn đổ bộ đường không 127, 128, 130, 131, 133, 134, các lữ đoàn đặc nhiệm, chi viện, không quân), Sư đoàn không quân 34, Trung tâm huấn luyện-thử nghiệm không quân (Các lữ đoàn không quân 170, 171, 172, 175, 176).

Chiến khu Tây bộ

Chiến khu Tây bộ có 2 quân đoàn lục quân.

Quân đoàn 76: Các lữ đoàn hợp thành 12, 17, 56, 62, 149, 182, Lữ đoàn pháo 76, Lữ đoàn phòng không 76, Lữ đoàn đặc nhiệm 76, Lữ đoàn không quân lục quân 76, Lữ đoàn công binh 76, Lữ đoàn chi viện 76.

Quân đoàn 77: Các lữ đoàn hợp thành 39, 40, 55, 139, 150, 181, Lữ đoàn pháo 77, Lữ đoàn phòng không 77, Lữ đoàn đặc nhiệm 77, Lữ đoàn không quân lục quân 77, Lữ đoàn công binh 77, Lữ đoàn chi viện 77.

Trong biên chế không quân Chiến khu Tây bộ có 4 sư đoàn không quân (4, 6, 20, 33, bao gồm tổng cộng 11 trung đoàn không quân), 5 lữ đoàn không quân  (16, 109, 110, 111, 112) và Lữ đoàn máy bay không người lái chiến đấu 178.

Các quân khu cấp tỉnh là Quân khu Tân Cương và Quân khu Tây Tạng, nằm trong thành phần Đại quân khu Lan Châu trước đây, sau đó thuộc Chiến khu Tây bộ trong thời gian không lâu, thì này trực thuộc trực tiếp Bộ tư lệnh Lục quân. Nhiều khả năng, các quân khu này cơ bản giữ nguyên cơ cấu tổ chức thời trước cải cách. 

Trong biên chế Quân khu Tân Cương còn lại các sư đoàn: bộ binh cơ giới 4, cơ giới hóa nhẹ 8, các sư đoàn bộ binh sơn cước 6 và 11, Lữ đoàn pháo 2, một lữ đoàn phòng không, một lữ đoàn đặc nhiệm, Lữ đoàn không quân lục quân 3, một lữ đoàn công binh, 3 lữ đoàn biên phòng (318, 319, 320). 

Quân khu Tây Tạng gồm: các lữ đoàn bộ binh sơn cước 52 và 53, Lữ đoàn hợp thành 54, Lữ đoàn pháo 308, Lữ đoàn tên lửa phòng không 651, lữ đoàn công binh, lữ đoàn đặc nhiệm, lữ đoàn không quân lục quân, 4 lữ đoàn biên phòng (305, 306, 307, 308).

Chiến khu Nam bộ

Thuộc địa bàn trách nhiệm của Chiến khu Nam bộ là đường biên giới với 3 nước Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Myanmar).
Lục quân chiến khu Nam bộ có 2 quân đoàn.

Quân đoàn 74: Các lữ đoàn hợp thành 1, 16, 125, 132, 154, 163, Lữ đoàn pháo 74, Lữ đoàn phòng không 74, Lữ đoàn đặc nhiệm 74, Lữ đoàn không quân lục quân 74, Lữ đoàn công binh 74, Lữ đoàn chi viện 74.

Quân đoàn 75: Các lữ đoàn hợp thành 15, 31, 32, 37, 122, 123, Lữ đoàn pháo 75, Lữ đoàn phòng không 75, Lữ đoàn đặc nhiệm 75, Lữ đoàn công binh 75, Lữ đoàn chi viện 75, Lữ đoàn đổ bộ đột kích 121.

Trực thuộc trực tiếp Chiến khu Nam bộ còn có lực lượng đồn trú Hongkong5 lữ đoàn biên phòng (313, 314, 315, 316, 317), 2 lữ đoàn phòng thủ bờ biển (311, 312).

Trong biên chế không quân Chiến khu Nam bộ có 5 sư đoàn không quân (2, 8, 9, 18, 44, bao gồm tổng cộng 10 trung đoàn không quân) và 7 lữ đoàn không quân (5, 54, 124, 125, 126, 130, 131) và 1 lữ đoàn máy bay không người lái chiến đấu. Có khả năng Trung đoàn không quân 6 của Sư đoàn không quân 2 (chính trung đoàn này là đơn vị đang tiếp nhận các tiêm kích Su-35S mua của Nga) đã được chuyển đổi thành Lữ đoàn không quân 6.

Trực thuộc Chiến khu Nam bộ còn có Hạm đội Nam Hải, trong đó có các sư đoàn không quân 8 và 9 của không quân hải quân, các lữ đoàn lính thủy đánh bộ 1 và 164.


Chiến khu Đông bộ

Chiến khu Đông bộ là chiến khu duy nhất sao chép toàn bộ một trong 7 đại quân khu trước đây (Đại quân khu Nam Kinh). Chiến khu Đông bộ kế thừa (chỉ đổi phiên hiệu) cả 3 quân đoàn lục quân của đại quân khu Nam Kinh.

Quân đoàn 71: Các lữ đoàn hợp thành 2, 35, 160, 178, 179, 235, Lữ đoàn pháo 71, Lữ đoàn phòng không 71, Lữ đoàn đặc nhiệm 71, Lữ đoàn không quân lục quân 71, Lữ đoàn công binh 71, Lữ đoàn chi viện 71.

Quân đoàn 72: Các lữ đoàn hợp thành 5, 10, 34, 85, 90, 124, Lữ đoàn pháo 72, Lữ đoàn phòng không 72, Lữ đoàn đặc nhiệm 72, Lữ đoàn không quân lục quân 72, Lữ đoàn công binh 72, Lữ đoàn chi viện 72.

Quân đoàn 73: Các lữ đoàn hợp thành 3, 14, 86, 91, 92, 145, Lữ đoàn pháo 73, Lữ đoàn phòng không 73, Lữ đoàn đặc nhiệm 73, Lữ đoàn không quân lục quân 73, Lữ đoàn công binh 73, Lữ đoàn chi viện 73.

Trực thuộc trực tiếp Chiến khu Đông bộ còn có 4 lữ đoàn phòng thủ bờ biển (301, 302, 303, 304).

Trong biên chế không quân Chiến khu Đông bộ có 5 sư đoàn không quân (10, 14, 26, 28, 32, bao gồm tổng cộng 12 trung đoàn không quân) và 9 lữ đoàn không quân (7, 8, 9, 78, 83, 85, 86, 93, vận tải-cứu hộ) và 1 lữ đoàn máy bay không người lái chiến đấu. 

Cũng trực thuộc Chiến khu Đông bộ còn có Hạm đội Đông Hải, trong đó có các sư đoàn không quân hải quân 4 và 6.

Từ “biển người” sang “biển robot”

Từ cơ cấu tổ chức mới của quân đội Trung Quốc, có thể rút ra kết luận về số lượng vũ khí trang bị thuộc các lớp khác nhau trong biên chế quân đội Trung Quốc. Hoàn toàn rõ ràng là các binh đoàn mới đã được thành lập không phải là để các binh sĩ xe tăng tiếp tục chạy trên các xe tăng Туре 59 (sao chép Т-54 của Liên Xô), còn các phi công tiếp tục bay trên tiêm kích J-7 (sao chép MiG-21). Tất cả các vũ khí trang bị cũ còn lại trong biên chế trong tương lai rất gần sẽ bị thay thế bằng loại mới đang được sản xuất loạt.

Ví dụ, căn cứ vào số lượn và tổ chức biên chế của các binh đoàn, có thể nói rằng, trong biên chế quân đội Trung Quốc sẽ có không dưới 7.000 xe tăng và xe chiến đấu trang bị vũ khí hạng nặng thuộc các loại mới. Mạnh nhất trong số đó là xe tăng Туре 99, tương tự nhưng không hẳn là tương đương Т-90 của Nga. Hiện có 900-1.000 xe tăng này, gần như chỉ có trong các đơn vị của Chiến khu Bắc bộ và Chiến khu Trung bộ. Xe tăng Туре 96 (hiện có đến 3.500 chiếc thuộc mấy biến thể), tương tự Т-72 của Liên Xô/Nga, đang được đưa vào trang bị cho các đơn vị của các chiến khu Tây bộ, Đông bộ, Nam bộ, các quân khu Tây Tạng và Tân Cương.

Số lượng xe chiến đấu bộ binh (Туре 04, Туре 05…) và xe bọc thép chở quân (Туре 92, Туре 09...) sẽ là hơn 10.000 chiếc. Số lượng pháo tự hành mới (Туре 05, Туре 07, Туре 09) ít nhất là 3.000 đơn vị, cũng có chừng 3.000 hệ thống rocket phóng loạt (Туре 03, họ WM, họ WS, riêng họ pháo phản lực WS là pháo phản lực mạnh nhất thế giới). Xét về tất cả các lớp vũ khí trên, không dưới một nửa các tham số số lượng đã được thực hiện. Điều đó liên quan đến các hệ thống tên lửa chống tăng HJ-9 và HJ-10, các hệ thống tên lửa phòng không HQ-16, HQ-17, HQ-22, các hệ thống tên lửa phòng không mang vác QW-1, QW-2, FN-6, FN-16, các hệ thống pháo-tên lửa phòng không Туре 95 và Туре 07, các trực thăng chiến đấu Z-10 và Z-19. Ở mức độ lớn, đã khắc phục được sự tụt hậu tồn tại cho đến gần đây của Lục quân Trung Quốc so với các quân đội tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực phòng không lục quân và không quân lục quân.

Điều đáng nói là Trung Quốc cũng đang ráo riết trang bị cho lục quân các robot dùng để thay thế trước hết lính công binh và bộ binh trên chiến trường. Điều đó cho thấy quân đội Trung Quốc đã thay đổi kinh ngạc như thế nào trong thời gian cải cách: thời chiến tranh xâm lược Việt Nam, thủ đoạn chiến thuật quen thuộc là “chiến thuật biển người”, nghĩa là mạng sống của người lính hoàn toàn không có giá trị gì cả.

Cần phải nói rằng, cực kỳ sai lầm là ý kiến phổ biến cho rằng, do những cải cách gần đây, vai trò và tầm quan trọng của Lục quân trong quân đội Trung Quốc đã giảm mạnh. Trên thực tế, chỉ quân số của Lục quân và tương ứng là tỷ lệ của Lục quân trong tổng quân số quân đội Trung Quốc giảm đi. Tuy vậy, như đã nói ở trên, đã chỉ diễn ra sự giải thoát hoàn toàn Lục quân khỏi lực lượng bộ binh trang bị và huấn luyện kém, nhờ đó, khả năng chiến đấu thực tế chỉ có tăng. Điều đặc trưng đối với các quân đội hiện đại là “giảm cân” tương đối cho lục quân chính là bằng cách giảm quân, quân đội Trung Quốc hoàn toàn hội nhập với xu hướng này của thế giới. 

Ngoài ra, về mặt đổi mới vũ khí trang bị, quân đội Trung Quốc không hề thua kém quân đội các nước khác. Công tác huấn luyện chiến đấu được tiến hành cực kỳ ráo riết. Ví dụ, gần đây thường xuyên tiến hành diễn tập hoạt động của các binh đoàn, đơn vị quân đội Trung Quốc trong điều kiện nhiệt độ cực thấp (ở Nội Mông và tỉnh Hắc Long Giang), hơn nữa, tham gia các cuộc diễn tập này không chỉ có các binh đoàn của Chiến khu Bắc bộ. Họ cũng thường xuyên tiến hành tập trận với khoa mục chiến dịch tiến công chiều sâu bằng các cum quân lớn từ mấy chiến khu (trước đó là từ mấy đại quân khu). Họ cũng thường xuyên thao luyện việc cơ động binh sĩ và vũ khí trang bị của trọn vẹn các binh đoàn trên quãng đường xa (hơn 1.000 km) có sử dụng các phương tiện giao thông ô tô, đường sắt và hàng không thương mại.

Trong biên chế của Không quân và Không quân hải quân Trung Quốc hiện có hơn 220 máy bay ném bom JH-7, hơn 400 tiêm kích hạng nặng họ Su-27/30/35С/J-11/15/16, hợn 250 tiêm kích hạng nhẹ J-10. Trung Quốc cũng đang tiếp tục sản xuất với nhịp độ cao  JH-7, J-11В (sao chép trái phép Su-27), J-16 (sao chép trái phép Su-30), J-10 (các biến thể mới В và С). 

Họ đang mua từ Nga các tiêm kích Su-35S (hiện có 8 chiếc, sẽ có 24 chiếc). Trung Quốc đã vượt Nga về sản xuất tiêm kích thế hệ 5. Nếu Т-50 (nay có tên chính thức là Su-57) của Nga còn chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm thì trong Lữ đoàn 176 của Không quân Trung Quốc hiện đã có không dưới 6 chiếc J-20 sản xuất loạt với số hiệu 5 con số của đơn vị thường trực. 

Trung Quốc cũng đã vượt xa Nga về phát triển máy bay không người lái. Nếu trong quân đội Nga hiện chí có các máy bay không người lái trinh sát tầm ngắn thì quân đội Trung Quốc hiện đã có đủ các loại máy bay không người lái trinh sát, cũng như một số loại máy bay không người lái chiến đấu (WD-1, WJ-600, họ СН, cũng như các máy bay không người lái cải hoán từ tiêm kích J-6). 

Cùng với việc mua các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 của Nga, Trung Quốc đang tiếp tục phát triển hệ thống tên lửa phòng không nội địa HQ-9. Họ cũng đang gnhieen cứu chế tạo loại máy bay ném bom chiến lược giống như В-2 của Mỹ để thay thế loại máy bay lạc hậu Н-6.

“Chuỗi ngọc trai”

Công tác huấn luyện chiến đấu trong Không quân Trung Quốc đang được tiến hành với cường độ không kém trong Lục quân. Họ đang tiến hành các cuộc diễn tập với sự tham gia của hàng trăm máy bay chiến đấu và tạo ra các điều kiện sát tối đa với chiến tranh công nghệ cao hiện đại.

Ngoài ra, việc liên hợp lục quân và không quân trong khuôn khổ các chiến khu sẽ mang lại thêm những khả năng rộng lớn cho các lực lượng này. Ví dụ, việc kết hợp các tên lửa đường đạn chiến thuật và tên lửa hành trình, các hệ thống rocket phóng loạt tầm xa họ WS, các máy bay không người lái chiến đấu và trinh sát sẽ bảo đảm cho quân đội Trung Quốc đột phá kể cả mạng lưới phòng không mặt đất hiện đại nhất và sự tự do hành động cho máy bay có người lái của Trung Quốc. Những khả năng như thế thì ngày nay ngay cả quân đội Mỹ và Nga đều chưa có, chứ chưa nói đến bất cứ quân đội nào khác.

Hải quân Trung Quốc hầu như đã không bị đụng chạm gì trong đợt cải tổ này, nếu không nói đến việc các hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải nay đã trực thuộc tương ứng các chiến khu Bắc, Đông và Nam bộ. 

Hạm đội tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hiện vẫn chưa ra khỏi giai đoạn đóng tàu ngầm loạt nhỏ, song được bù đắp bởi sự hiện diện của hạm đội tàu ngầm thông thường đông đảo nhất thế giới (hơn 55 chiếc), bao gồm các tàu ngầm tối tân nhất lớp Type 039А/В và Type 043, cũng như các tàu ngầm Projekt 636EM do Nga sản xuất. 

Bổ sung cho tàu sân bay Liêu Ninh (tàu Varyag của Liên Xô trước đây), Trung Quốc đã gần như hoàn thiện xong một tàu sân bay nội địa có thiết kế tương tự (tàu Sơn Đông). 

Họ đã đưa vào biên chế 11 tàu khu trục lớp Type 052C/D được mệnh danh là “các tàu khu trục Arleigh Burke của Trung Quốc”, tiếp tục đóng các tàu lớp Type 052D (Hải quân Nga không có các tàu cùng loại). 

Hải quân Trung Quốc đang vững bước tiến đến vị trí số 1 thế giới về số lượng frigate hiện đại (đã đưa vào biên chế 24 frigate lớp Type 054А, việc đóng hàng loạt đang tiếp tục). 

Năng lực của ngành đóng tàu Trung Quốc đặc biệt bộc lộ rõ ở ví dụ đóng các tàu lớp Type 056 vốn là lớp tàu quá độ giữa frigate và corvette (tàu hộ vệ). Từ năm 2012, Hải quân Trung Quốc đã đưa vào trang bị 32 tàu lớp này, việc đóng tàu đang tiếp tục. Trong khi đó, từ năm 2001, Nga chỉ đưa vào biên chế 7 tàu cùng lớp (5 tàu lớp Projekt 20380, 2 tàu lớp Projekt 11661), còn Mỹ từ năm 2005 chỉ đưa được vào biên chế 9 tàu (5 tàu lớp Independence, 4 tàu lớp Freedom). Có nghĩa là Trung Quốc đã vượt 2 lần cả Mỹ và Nga cộng lại trong một quãng thời gian ngắn hơn nhiều.

Chính sự phát triển của hải quân hiện nay đang thể hiện rõ nhất ý đồ của Bắc Kinh bành trường ra bên ngoài và sở hữu khả năng “tung sức mạnh” trên quy mô toàn cầu.

Ở cấp độ chính thức, lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố rằng, họ không định xây dựng các căn cứ hải quân thực sự như của Mỹ. Nhưng không loại trừ xây dựng các “trạm bảo đảm toàn diện lưỡng dụng”. Các trạm này sẽ tạo nên “Chuỗi ngọc trai”, tức là một chuỗi các trạm trú đóng của Hải quân Trung Quốc bảo đảm việc vận chuyển xuôn xẻ dầu mỏ và các hàng hóa chiến lược khác từ Cận Đông và châu Phi về Trung Quốc và hiện thực hóa khái niệm “Một vành đai, một con đường” (Con đường tơ lụa mới).

“Chuỗi ngọc trai” bắt đầu từ căn cứ hải quân Du Lâm trên lãnh thổ Trung Quốc, trên đảo Hải Nam. Đây là căn cứ hải quân lớn nhất châu Á, có khả năng tiếp nhận và phục vụ tất cả các loại tàu, còn trong hầm của căn cứ có thể bố trí đến 20 tàu ngầm, kể cả tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn và tàu ngầm hạt nhân tiến công.

Tiếp đó nằm trong chuỗi căn cứ còn có các cơ sở trên các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông. Trên quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam), đó là đảo Woody (Phú Lâm), trên đảo này bố trí trạm trú đóng Tây Sa với các công trình bến cảng, một đường băng lớn và các trận địa tên lửa phòng không HQ-9. Trên quần đảo Trường Sa bố trí trạm trú đóng Đá Chữ Thập (Fiery Cross), bao gồm 7 rạn san hô. Các rạn san hô này có kích thước cực nhỏ, nhưng trên đó đã xây dựng nhiều công trình khác nhau như đường băng, các bãi đáp trực thăng, các trạm khí tượng, các kho xăng dầu, đạn dược, trận địa tên lửa phòng không, radar…

Ở Thái Bình Dương, bên ngoài vùng biển của mình và tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông, Trung Quốc không có các căn cứ hải quân nào khác, nhưng lại có 2 cơ sở hỗ trợ là trạm vệ tinh khí tượng trên đảo Kirakira (quần đảo Solomon) và trạm kiểm soát tình hình mặt nước (bao gồm cả trinh sát kỹ thuật) trên đảo Tuamotu (Polinesia thuộc Pháp). Ở đây, điều thú vị là một cơ sở trinh sát kỹ thuật của quân đội Trung Quốc thực tế lại nằm trên lãnh thổ một nước thành viên NATO. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc có thể sử dụng Port Moresby (New Guinea) để tiếp liệu.

Liên quan đến “Chuỗi ngọc trai”, thì sau các quần đảo tranh chấp trên Biển Đông, các trạm bảo đảm của hải quân Trung Quốc được bố trí ở Ấn Độ Dương, tại khu vực Tây Nam Á và Nam Á, Cận Đông và châu Phi.

Căn cứ hải quân “chính thức”, thực sự đầu tiên của Trung Quốc ở hải ngoaijh là cảng Djibouti (thủ đô của nước Djibouti). Cảng Gwadar ở Pakistan thực tyế cũng là căn cứ hải quân thật sự của Trung Quốc, mặc dù về pháp lý thì không phải. Họ còn sử dụng các cảng Kyaukpyu, Yangon và Sittwe ở Myanmar, Hambantota ở Sri Lanka, Chittagong ở Bangladesh, Salalah ở Oman, Aden ở Yemen, Nacala ở Mozambique, Victoria ở quần đảo Seychelles, Antsiranana ở Madagascar, Mobasa ở Kenia, Dar es Salaam ở Tanzania để bảo đảm vật chất kỹ thuật cho các tàu hải quân Trung Quốc và các thủy thủ đoàn nghỉ ngơi. Ngoài ra, trên quần đảo Coco của Myanmar còn có một trung tâm điện tử lớn của Hải quân Trung Quốc. Đây là trạm dẫn đường cho tàu ngầm, sử dụng để quan sát bằng radar tình hình mặt biển, bảo đảm thông tin liên lạch, trinh sát và tác chiến điện tử.

Có những phỏng đoán mà nay chưa được xác nhận cho rằng, căn cứ hải quân thực sự thứ hai của Trung Quốc ở hải ngoại sẽ là Walvis Bay ở Namibia, có nghĩa đã là ở Nam Đại Tây Dương, nơi mà “Chuỗi ngọc trai” sẽ vươn tới ở giai đoạn tiếp theo. Sau đó, nó có thể tiến lên phía Bắc, bao gồm Luanda ở Angola và Lagos ở Nigeria, điều sẽ biến Trung Quốc thành cường quốc Đại Tây Dương. Sự mở rộng này sẽ dựa trên việc Trung Quốc xây dựng các tuyến đường bộ đi qua cả châu Phi theo hướng vĩ tuyến (đến Nigeria và Senegal) và hướng kinh tuyến (đến Nam Phi). Và điểm xuất phát của tất cả những tuyến đường này sẽ là Djibouti.

Tóm lại, quân đội Trung Quốc từ lâu đã quá dư thừa để phòng thủ đất nước, song năng lực của nó vẫn tiếp tục tăng nhanh. Điều đó liên quan cả đến lực lượng hạt nhân chiến lược, lẫn tất cả các thành phần lực lượng thông thường. Cuộc cải cách hiện nay sẽ mang lại cho quân đội Trung Quốc một chất lượng mới, củng cố vị trí trong top 3 quân đội mạnh nhất thế giới của nó.
Nguồn:
Tân trường thành của Trung Quốc / Aleksandr Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự // NVO, 20.10.2017.

http://vietnamdefence.com/Home/quandoi/trungquoc/Quan-doi-Trung-Quoc-cai-cach-de-banh-truong-toan-cau/201711/55329.vnd