Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

VN chỉ đủ sức đánh 'dập mũi' TQ nếu xung đột

Quân đội Việt Nam thoạt đầu có thể khiến Trung Quốc 'dập mũi' trong đụng độ ngắn trên Biển Đông, nhưng sẽ thất bại nếu lâm vào xung đột cường độ cao và kéo dài.
Kết quả hình ảnh cho VN chỉ đủ sức đánh 'dập mũi' TQ nếu xung đột
Đó là nhận định của ông Prashanth Parameswaran, biên tập viên cao cấp của The Diplomat, tạp chí chuyên về an ninh và chính sách đối ngoại châu Á - Thái Bình Dương.
Trong email trả lời BBC hôm 28/3, ông Parameswaran cho rằng với tiềm lực quân sự quá khiêm tốn trước Trung Quốc, Việt Nam chỉ có thể cầm giữ trong cuộc đối đầu ngắn.
Thế nhưng, theo ông, xác suất một cuộc xung đột quân sự cường độ cao kéo dài là rất khó xảy ra giữa hai nước.
Thay vào đó, có thể chỉ là một cuộc đối đầu trên biển tương tự như hồi tháng 5/2014 sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan dầu HD 981.

Liệu kịch bản đụng độ hè 2014 có xảy ra vào hè 2018?Bản quyền hình ảnhLE QUANG NHAT/AFP/GETTY IMAGE
Image captionLiệu kịch bản đụng độ mùa hè 2014 có xảy ra vào mùa hè 2018?

Đồng tình với quan điểm này, Derek Grossman, nhà nghiên cứu quốc phòng của Rand Corporation, nói với BBC hôm 29/3:
"Có lẽ kịch bản có khả năng xảy ra nhất là một sự đụng độ giữa thuyền đánh cá dẫn đến sự can thiệp của cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam, và có thể leo thang từ đó,"
Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh quyết định tăng sức ép, Việt Nam sẽ gặp rắc rối khi phải tiến hành và duy trì tác chiến trên Biển Đông.
Lý do là Việt Nam có quá ít, thậm chí không có kinh nghiệm, hoạt động trong khu vực cả trên không và trên biển, ông Grossman, người từng phụ trách thông tin về an ninh châu Á Thái Bình Dương tại Lầu Năm Góc, nhận định.



Không quân TQ ‘sẵn sàng cho chiến tranh’ ở Biển Đông

Quân đội Việt Nam có những đặc điểm gì?
Trong bài viết với tiêu đề "Quân đội Việt Nam có thể chống chọi trước Trung Quốc trên Biển Đông?" hồi 1/2018, ông Grossman phân tích cụ thể những điểm mạnh và yếu của Việt Nam, trước khả năng xung đột quân sự với Trung Quốc.
Đầu tiên, các tướng lĩnh Việt Nam vẫn muốn đem chiến lược chiến tranh du kích và khái niệm "cuộc chiến toàn dân" trên đất liền áp dụng vào chiến lược tác chiến trên không và trên biển, Grossman phân tích.
Tuy chiến lược này có một số điểm mạnh vì lợi thế địa lý bờ biển Việt Nam, chiến lược tác chiến trên không và ngoài biển khơi lại còn rất sơ sài, chưa có tiến bộ gì.
Thứ hai, nguồn quân lực của quân đội còn tập trung quá nhiều vào lục quân.
Hải quân Việt Nam chỉ có 40 nghìn quân, và binh chủng Phòng không và Không quân ở con số 30 nghìn, kể từ 2009.

Phi công TQBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionTân Hoa Xã tung ra các ảnh chụp đợt diễn tập gồm không quân và hải quân của TQ ở Biển Đông vào cuối tháng 3/2018 trong lúc có nhà quan sát sẽ diễn tập 'hàng tháng' tại vùng biển này

Trong khi đó, lục quân vẫn đông nhất, khoảng 400.000 người, theo một báo cáo năm 2017.
Cuối cùng là khả năng Nhận thức Vấn đề Vùng Biển (Maritime Domain Awareness) và tương tác giữa các hệ thống quân sự tương đối thấp. Khả năng tình báo và khai thác thông tin trên biển của Việt Nam vẫn còn kém.
Thêm vào đó, vì khoản ngân sách khiêm tốn, Việt Nam sở hữu một hệ thống vũ khí "đa chủng loại" từ nhiều quốc gia khác nhau, dẫn đến tương tác giữa các thiết bị không hiệu quả.
Tuy nhiên, Derek Grossman đánh giá Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể và đúng hướng trong việc hiện đại hóa quân sự trong nhiều năm qua.
Theo ông, việc Việt Nam tăng ngân sách quốc phòng từ khoảng 4 tỷ đô la lên 6,2 tỷ đô la vào 2020, và đây là chỉ dấu họ nỗ lực tập trung hiện đại hóa quân sự.
Thêm vào đó, việc mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga và một phi cơ chiến đấu đa năng Sukhoi và xây dựng hệ thống tên lửa đối hạm (ASCM), và nhiều thiết bị phòng thủ khác, Việt Nam cho thấy có thể gây ra thiệt hại không nhỏ cho Trung quốc nếu xảy ra đụng độ.

Hàng chục tàu chiến cùng một hàng không mẫu hạm Trung Quốc tập trận ở Biển Đông hôm 26/3.Bản quyền hình ảnhXINHUA/GETTY
Image captionHàng chục tàu chiến cùng một hàng không mẫu hạm Trung Quốc bắt đầu vào tập trận ở Biển Đông, theo Tân Hoa Xã hôm 26/3. Hình tàu Liêu Ninh chỉ có tính minh họa

"Tôi thực sự nghĩ rằng Việt Nam đang có tất cả các bước đi đúng đắn trong việc hiện đại hóa quân sự," Derek Grossman nói với BBC Tiếng Việt.
"Thực tế khắc nghiệt là Việt Nam không thể làm được nhiều, một quyền lực hạng trung, so với nguồn lực khổng lồ của Trung Quốc. Và Việt Nam tất nhiên hiểu rất rõ điều này."
Ngân sách quốc phòng của Việt Nam, ước tính khoảng 5-6 tỷ đôla, chỉ là "chú lùn" so với ngân sách ước tính 175 tỷ đôla của Trung Quốc, theo ông Grossman.
Còn ông Prashanth Parameswaran thì cho rằng:


"Thách thức chính đối với Việt Nam bây giờ là sự kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với các nỗ lực xây dựng năng lực phòng thủ bằng quân sự của các nước còn lại."
Cả Grossman và Parameswaran cho rằng phương án tốt nhất mà Việt Nam vẫn đang nỗ lực làm là xây dựng các mối quan hệ đối tác quốc phòng với các quốc gia có thể hỗ trợ Việt Nam.



Trên boong tàu USS Carl Vinson

Có thể không nhất thiết phải hỗ trợ về mặt quân sự nhưng ít nhất về mặt ngoại giao, tạo vị thế cho Việt Nam thuyết phục Trung Quốc thoái trào.
Việt Nam cũng tìm cách gia tăng mối quan hệ đối tác với các nước thành viên thuộc nhóm Tứ Cường (Quad), bao gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Derek Grossman cũng đưa ra một số đề nghị mà Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Việt Nam tuy nhiên, cảnh báo Việt Nam sẽ không sẵn sàng tiếp nhận, vì Hà Nội vẫn còn thái độ ngờ vực đối với Hoa Kỳ và luôn lưỡng lự không muốn có những hành động khiêu khích Trung Quốc.
Trung Quốc tung ra các ảnh chụp đợt diễn tập gồm không quân và hải quân ở Biển Đông vào cuối tháng 3/2018, khiến có nhà quan sát bình luận rằng Trung Quốc sẽ diễn tập 'hàng tháng' tại vùng biển này, chứ không chỉ hàng năm như trước.
Báo Anh cũng đưa tin về 'cuộc diễn tập lớn chưa từng có' của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông sau khi Bộ trưởng Gavin Williamson tuyên bố chiến hạm HMS Sutherland của Anh có kế hoạch tuần tra để bảo vệ tự do hàng hải ở vùng biển này.
Các sự kiện này xảy ra sau khi Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào thăm Đà Nẵng đầu tháng 3 năm nay như một dấu hiệu quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt tiến triển hơn trước.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43579469

Mỹ công khai danh tính lãnh đạo lực lượng do thám mạng Trung Quốc

Hoạt động của một trong những sĩ quan chỉ đạo công tác do thám mạng của Trung Quốc lần đầu tiên được tiết lộ trong một báo cáo của chính phủ Mỹ về các hoạt động thương mại không công bằng của Bắc Kinh, trang The Washington Times đưa tin.




Nhân vật bị nhắc đến trong báo cáo là tướng Lưu Hiểu Bắc, người đứng đầu Cục 3 trực thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc (3PLA).
Theo báo cáo được Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer công bố tuần trước (cơ sở để Tổng thống Donald Trump lên kế hoạch áp thuế với hàng hóa Trung Quốc để trả đũa), tướng Lưu đã chỉ đạo thực hiện các chiến dịch gián điệp mạng nhắm vào những công ty Mỹ đang thương lượng làm ăn với Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Cụ thể, báo cáo dẫn ra 2 vụ công ty dầu khí Mỹ bị 3PLA tấn công mạng. Trong vụ thứ nhất, tin tặc 3PLA xâm nhập vào mạng máy tính của một doanh nghiệp (không cho biết tên) rồi ăn cắp thông tin về kế hoạch đàm phán với CNOOC của đơn vị này.
“CNOOC xác định thành công trong đàm phán giữa họ với công ty Mỹ này là nhờ thông tin nhận được từ các cơ quan tình báo (3PLA), báo cáo viết.
Báo cáo cho biết thêm rằng “nhiều quan chức tình báo cấp cao Trung Quốc, trong đó có ông Lưu Hiểu Bắc, chấp thuận việc sử dụng thông tin tình báo” trong những cuộc đàm phán của CNOOC với công ty Mỹ.
Với vụ thứ 2, CNOOC lại nhờ đến 3PLA tìm kiếm dữ liệu về hoạt động, quản lý tài sản, lịch đi lại của nhân viên cấp cao, công nghệ đá phiến và công nghệ thủy lực cắt phá của một số công ty dầu khí Mỹ.
Theo báo cáo: “Những ví dụ trên cho thấy cách Trung Quốc dùng những nguồn lực tình báo thúc đẩy các lợi ích thương mại của doanh nghiệp quốc doanh, gây hại cho đối tác và đối thủ nước ngoài của nước này”.
3PLA được các cơ quan tình báo Mỹ xác định có dính líu đến nhiều cuộc tấn công mạng và ăn cắp dữ liệu nhắm vào chính phủ, quân đội và các đơn vị tư nhân của Washington trong hơn 1 thập niên qua. Hiện tại, 3PLA là đơn vị nòng cốt của Lực lượng hỗ trợ chiến lược (SFF), cơ quan hợp nhất năng lực tác chiến điện tử, không gian và chiến tranh mạng của quân đội Trung Quốc, có thành phần chính là Quân đoàn tác chiến mạng (Cyber Corps).
Theo The Washington Times, đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ công khai xác định danh tính một nhân vật chỉ đạo hoạt động do thám mạng của Bắc Kinh. Tướng Lưu có nguy cơ bị Washington áp các biện pháp trừng phạt trong tương lai.

Tướng Lưu Hiểu Bắc, người đứng đầu Cục 3 trực thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc (3PLA) - Ảnh: Baidu
Bốn năm trước, Washington đã truy tố 5 tin tặc cấp cao của quân đội Trung Quốc, là thành viên của Đơn vị 61398 đóng tại Thượng Hải.
Quân đoàn tác chiến mạng được cho rằng có 100.000 tin tặc, chuyên gia ngôn ngữ và nhà phân tích. Trụ sở lực lượng tọa lạc ở quận Hải Điến, thủ đô Bắc Kinh. Các đơn vị trực thuộc đóng tại Thượng Hải, Thanh Đảo, Tam Á, Thành Đô và Quảng Châu.
Một tổ chức tác chiến mạng quan trọng khác của Bắc Kinh là Bộ An ninh quốc gia (MSS), điều hành 6 đơn vị tình báo mạng nói trên và 22 đơn vị đang bị nghi vấn khác.
Ngoài ăn cắp thông tin phục vụ cho doanh nghiệp quốc doanh, hoạt động tấn công mạng còn là một phần trong chính sách hỗ trợ phát triển.
Phạm vi và thiệt hại to lớn mà những cuộc tấn công mạng của Trung Quốc đã được đề cập trong một tài liệu bị tiết lộ của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA). Tài liệu liệt kê một loạt công nghệ quân sự bị Bắc Kinh lấy cắp, bao gồm thiết kế radar, thông tin chi tiết về các động cơ phản lực, một số công nghệ của máy bay tàng hình.
“Nhiều terabytes dữ liệu đã bị đánh cắp”, NSA tuyên bố.
Trong một đoạn phim tuyên truyền năm 2013, tướng Lưu từng cho biết Mỹ là mục tiêu chính của hoạt động tấn công mạng Trung Quốc, vì Washington là nơi khai sinh và nắm giữ nhiều nguồn lực cốt lõi của mạng internet.
Tướng Lưu cáo buộc Mỹ cố gắng lật đổ đảng Cộng sản Trung Quốc bằng cách ảnh hưởng đến công chúng thông qua mạng internet. Ông khẳng định Bắc Kinh đang tham gia vào một cuộc chiến thông tin chống lại Mỹ.
Cẩm Bình (theo The Washington Times)
http://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/my-cong-khai-danh-tinh-lanh-dao-luc-luong-do-tham-mang-trung-quoc-84909.html

Mỹ không dám động binh vì sợ đòn Perimeter

Theo truyền thông Anh, Mỹ sẽ không dám động binh trước với Nga dù trong bất kỳ trường hợp nào bởi Moscow đang có hệ thống Perimeter cực khủng khiếp.

Nhận định trên được tờ The Daily Star đưa ra khi nói về sức mạnh của Perimeter - một tổ hợp hoàn toàn tự động dành cho kiểm soát cuộc tấn công hạt nhân khổng lồ, do Liên Xô thiết kế trong Chiến tranh Lạnh nhằm thực hiện nhiệm vụ phòng vệ cuối cùng dành cho kẻ xâm lược.
Một trong những chuyên gia hàng đầu về giải trừ vũ khí hạt nhân, ông Bruce Blair, khẳng định hệ thống vẫn hoạt động và thậm chí được Nga hiện đại hóa. Chuyên gia này thừa nhận, sự tồn tại của Perimeter đã góp phần giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
My khong dam dong binh vi so don Perimeter
Nga thử nghiệm hệ thống Perimeter.
Vị chuyên gia này nhận định: "Sự tồn tại hệ thống Perimeter đồng nghĩa với việc phương Tây sẽ suy nghĩ hai lần trước áp dụng vũ khí hạt nhân. Bởi nếu Perimeter bị tấn công bởi không gian mạng, thì nó sẽ gây ra một mối đe dọa đối với an ninh thế giới", ông Bruce Blair nhấn mạnh.
Ngoài ra, vị chuyên gia này còn cho rằng, có nhiều yếu tố khiến Mỹ không dám phát động tấn công trước nhằm vào Nga dù họ có Đòn tấn công nhanh toàn cầu. "Có rất nhiều điều buộc người Mỹ phải cân nhắc. Bởi vì đòn tấn công toàn cầu về mặt lý thuyết thì rất ưu việt, thậm chí đã qua thử nghiệm thành công. Nhưng ai mà biết được trên thực tế mọi việc sẽ diễn ra như thế nào?!.
Và nếu như không thể đánh chặn được tất cả các tên lửa của Nga – vì một lý do gì đó. Và nếu như các tên lửa bị đánh chặn rơi xuống lãnh thổ các đồng minh của Mỹ ở Châu Âu?
Có nghĩa là đòn tấn công toàn cầu sẽ biến thành cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực tiêu diệt lẫn nhau, và trong cuộc chiến tranh đó sẽ không có người chiến thắng. Các nhà lãnh đạo Mỹ có tư duy tỉnh táo đều hiểu điều đó, và cũng như Tổng thống V.Putin, họ sẽ không làm cho tình hình nóng quá ngưỡng giới hạn (vạch đỏ).
Ngoài những lý do khiến Mỹ chưa vượt qua vạch đỏ như đã nói ở trên, theo vị chuyên gia này, nguyên nhân quan trọng hơn cả đó là Mỹ không dám thử thách với hệ thống Perimeter của Nga - vũ khí đã được Mỹ gọi là Bàn tay chết chóc.
Ngay trước khi báo Anh đưa ra nhận định về Perimeter, tờ Russia and India Report cũng đã có bài viết cho rằng, nhân tố lớn nhất có thể ngăn chặn cuộc Chiến tranh thế giới thứ 3 chính là Perimeter. Hệ thống Perimeter đã được đưa vào trực chiến từ tháng 1/1985. Kể từ đó đến nay hệ thống này đã được nâng cấp một số lần, hiện nay các ICBM hiện đại được sử dụng như tên lửa chỉ huy.
Điểm quan trọng của hệ thống trên là các tên lửa đạn đạo chỉ huy. Thay vì bay thẳng tới mục tiêu kẻ địch, chúng bay qua bầu trời nước Nga, và thay vì các đầu đạn nhiệt hạch, chúng mang các thiết bị phát sóng có thể gửi lệnh phóng tới rất cả các tên lửa chiến đấu tại hầm phóng, hay gắn trên máy bay, tàu ngầm và các đơn vị di động trên bộ.
Hệ thống này hoạt động theo cơ chế tự động gần như hoàn toàn. Quyết định phóng một tên lửa chỉ huy cũng được đưa ra bởi một hệ thống chỉ huy và điều khiển tự động, đây là một tổ hợp trinh sát nhân tạo phức tạp. Nó tiếp nhận và phân tích hàng loạt các thông tin về hoạt động địa chấn và phóng xạ, áp suất không khí, mật độ tín hiệu của các tần số sóng radio quân sự.
Nó kiểm soát các phép đo từ các trạm quan sát của lực lượng tên lửa chiến lược và dữ liệu từ các hệ thống cảnh báo sớm (EWS). Khi phát hiện ra một điểm có sự i-on hóa mạnh cùng với bức xạ sóng điện từ, hệ thống sẽ so sánh với các dữ liệu địa chấn bất ổn tại chính khu vực đó, quyết định xem có tiến hành đòn tấn công quân sự tổng lực hay không.
Trong trường hợp này, "vành đai" Perimeter sẽ tự khởi động đòn đáp trả. Một tình huống khác đặt ra là nếu như lãnh đạo cấp cao nhận được thông tin từ hệ thống cảnh báo sớm cho thấy các quốc gia khác đã phóng tên lửa, họ cũng kích hoạt Perimeter.
Nếu như lệnh hủy bỏ không được đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định, thì hệ thống sẽ phóng các tên lửa. Cơ chế này đã loại bỏ nhân tố con người để đảm bảo rằng sẽ có một cuộc trả đũa hạt nhân thậm chí cả khi tổ chỉ huy và phóng tên lửa đã bị hủy hoại hoàn toàn.
Trong thời bình, Perimeter nằm im, tuy nhiên vẫn tiếp tục phân tích các thông tin nhận được. Khi nó được đặt trong tình trạng báo động cao hoặc khi tiếp nhận một tín hiệu cảnh báo từ EWS, lực lượng chiến lược hoặc những hệ thống khác, một mạng lưới cảm biến giám sát sẽ được phóng đi để xác định tín hiệu của các vụ nổ hạt nhân.
Các lãnh đạo Nga đã không ngừng đảm bảo với những chính phủ nước ngoài rằng sẽ không có rủi ro về một lần phóng tên lửa ngoài mong đợi hoặc không được phép. Trước khi phóng, Perimeter kiểm tra đủ 4 điều kiện.
Thứ nhất là liệu rằng có một cuộc tấn công hạt nhân vừa diễn ra hay không, sau đó là kiểm tra đường dẫn liên lạc với Bộ tổng tham mưu. Nếu đường dẫn vẫn hoạt động, hệ thống sẽ đóng lại. Nếu Bộ Tổng tham mưu trưởng không phản hồi, Perimeter sẽ gửi một yêu cầu tới Kazbek (hệ thống liên lạc đặc biệt bao gồm cả dây cáp, sóng radio và sóng vệ tinh nhân tạo).
Nếu như cũng không nhận được phản hồi, các thông tin tình báo nhân tạo sẽ cho phép bất kì cá nhân nào trong nhóm chỉ huy quyền đưa ra quyết định. Và chỉ sau đó nó mới thực hiện hành động.
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-khong-dam-dong-binh-vi-so-don-perimeter-3355442/

Cuộc chiến khốc liệt giữa Nga và Mỹ


Tác giả Mike Whitney là một cây bút tự do tại Washington đã có những phân tích về cuộc chiến kéo dài hơn một thế kỷ của Mỹ với Nga. Ông kết luận thời của chủ nghĩa đế quốc đã chấm dứt và đây là thời điểm để thế giới bước vào một trật tự đa cực, RI cho biết.
Mỹ đã thực hiện một cuộc tấn công "3 nhánh" vào Nga. Đầu tiên là tấn công vào kinh tế Nga thông qua các lệnh trừng phạt và thao túng giá dầu. Tiếp theo, họ tăng những mối đe dọa với an ninh nội địa Nga bằng cách vũ trang và huấn luyện các đội quân ủy nhiệm của Mỹ tại Syria và Ukraine đồng thời bao vây Nga bằng các lực lượng của NATO và những hệ thống tên lửa.
Và cuối cùng, họ chỉ huy một chiến lược truyền thông sai lạc lớn, nhắm tới việc thuyết phục công chúng rằng Nga là "một kẻ gây hấn can thiệp" muốn hủy hoại niềm tin vào nền dân chủ của công chúng Mỹ (trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016).
Tổng thống Nga Gorbachev và tổng thống Mỹ Bush năm 1990. Khi đó, Mỹ và phương Tây đã hứa với Nga rằng NATO sẽ không mở rộng 1 inch về phía Đông nhưng sau đó NATO đã kết nạp thêm 13 thành viên sát biên giới phía tây của Nga.
Đáp trả hành vi thù địch của Washington, Moscow đã có mọi cố gắng để chìa ra nhành ôliu. Nga không muốn đối đầu với siêu cường mạnh nhất thế giới cũng như thoát khỏi vũng lầy của cuộc xung đột kéo dài và đẫm máu tại Syria. Những điều Nga mong muốn là bình thường, quan hệ hòa bình dựa trên sự tôn trọng những lợi ích của nhau dựa trên nền tảng luật pháp quốc tế.
Điều Nga không muốn là lại có một kịch bản khác kiểu Iraq, nơi các quyền lợi chủ quyền tối cao của một đất nước nằm trong vị trí chiến lược bị xếp sang một bên để Mỹ có thể tự ý lật đổ chính phủ, hủy hoại xã hội và nhận chìm khu vực vào trong hỗn loạn. Nga không cho phép điều đó xảy ra vì thế họ đã đưa không lực của mình vào vòng nguy hiểm tại Syria để bảo vệ nền tảng cơ bản về chủ quyền của một nước - điều mà dựa vào đó an ninh toàn cầu được xây dựng và đảm bảo.
Do bộ máy tuyên truyền, hầu hết những người dân Mỹ đều tin rằng Nga là thủ phạm gây ra những hành vi thù địch chống lại Mỹ, hầu hết vì giới truyền thông và tầng lớp chính trị đã tích cực gieo rắc những thông tin giả mạo tuyên bố Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Nhưng đây là những lý lẽ lố bịch và vô giá trị. Vụ bê bối Nga đơn thuần là một yếu tố tuyên truyền trong lý thuyết về sự thống trị toàn diện của Washington. Thông tin sai lệch được sử dụng để khiến mọi người nghĩ Mỹ là nạn nhân trong khi họ chính là thủ phạm gây ra những hành vi thù địch chống lại nước Nga.
Thủ tướng Anh Winston Churchill, được coi là người đã cứu châu Âu trong Thế Chiến II. Ông đã gọi việc đổ 150.000 quân của liên minh Mỹ và phương Tây vào Nga năm 1917 là để: Thủ tướng Anh Winston Churchill, được coi là người đã cứu châu Âu trong Thế Chiến II. Ông đã gọi việc đổ 150.000 quân của liên minh Mỹ và phương Tây vào Nga năm 1917 là để: "bóp nghẹt đứa trẻ Bôn sê vích ngay trong cái cũi của nó".
Đại khái, giới truyền thông đã thay đổi sự thật trong đầu họ. Washington muốn giáng cho Nga một đòn đau nhất có thể bởi Nga đã làm hỏng kế hoạch của Mỹ để kiểm soát các nguồn tài nguyên và hành lang dầu khí tại Trung Á và Trung Đông. Chiến lược phòng thủ quốc gia mới của chính quyền tổng thống Trump rất rõ ràng trong điểm này. Vị trí đối lập của Nga với những can thiệp gây bất ổn của Washington đã đưa Nga lên đầu danh sách "những đối thủ mới nổi lên" của Lầu Năm Góc. Moscow hiện tại là Kẻ thù số 1 của Mỹ trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Washington.
Cuộc chiến của Washington với Nga phải đếm ngược lại khoảng ít nhất 100 năm trước vào Cuộc cách mạng Bôn sê vích năm 1917. Mặc dù thực tế là Mỹ tham gia cuộc chiến chống Đức vào Thế chiến I, Washington và các đồng minh đã điều 150.000 lính từ 15 quốc gia khác nhau tới can thiệp cùng đồng minh là "lính bạch vệ" với hy vọng ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản tại châu Âu. Nói theo cách của Thủ tướng Anh Winston Churchill thì mục tiêu của hành động này là "bóp nghẹt đứa trẻ Bôn sê vích ngay trong cũi của nó".
Nga bị Mỹ và NATO bao vây bằng lá chắn tên lửa đạn đạo.Nga bị Mỹ và NATO bao vây bằng lá chắn tên lửa đạn đạo.
Theo ông Vasilis Vourkoutiotis thuộc đại học Ottawa thì: "Cuộc can thiệp của liên minh vào nội chiến Nga đã thất bại trong việc nhổ rễ chủ nghĩa Bôn sê vích ngay cả khi còn yếu... Vào tháng 2.1918, Nga đã ủng hộ việc can thiệp vào cuộc nội chiến và theo phe Bạch vệ, vào tháng 3 năm đó họ đã đưa quân tới Murmansk. Các lực lượng khác từ Pháp, Ý, Nhật, Mỹ và khoảng 10 nước khác nhanh chóng tham gia vào cuộc nội chiến. Khoảng 150.000 quân liên minh đã chiến đấu tại Nga...
Quy mô cuộc chiến giữa Hồng quân và Bạch vệ Nga ở mức mà những thành viên trong liên minh nhanh chóng nhận ra họ sẽ có rất ít ảnh hưởng trực tiếp tới tiến trình của cuộc nội chiến trừ phi họ chuẩn bị can thiệp ở mức độ lớn hơn. Tới cuối tháng 4.1919, người Pháp đã rút quân. Lính Anh và Mỹ có một vài hành động vào tháng 11.1918 tại mặt trận phía Bắc... nhưng chiến dịch này có ý nghĩa rất hạn chế trong kết quả của cuộc nội chiến. Những binh sĩ Anh và Mỹ cuối cùng rút về năm 1920. Sau đó, chi viện chính của liên minh cho phe Bạch vệ là quân nhu và tiền chủ yếu tới từ Anh quốc.
Mục đích chính trong cuộc can thiệp của liên minh vào nước Nga Liên Xô là để giúp quân Bạch vệ tiêu diệt Hồng quân và chủ nghĩa Bôn sê vích". (theo bài viết "Cuộc can thiệp của liên minh vào cách mạng Nga" trên portalus.ru)
Hiện tại, Mỹ và các đồng minh phương Tây vẫn liên tục có những biện pháp đối phó Nga. Mới đây, bà Theresa May thủ tướng Anh quốc đã trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga.Hiện tại, Mỹ và các đồng minh phương Tây vẫn liên tục có những biện pháp đối phó Nga. Mới đây, bà Theresa May thủ tướng Anh quốc đã trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga.
Lý do những chi tiết lịch sử trên được đưa ra bởi nó sẽ giúp chúng ta đưa những sự kiện xảy ra gần đây vào trong một khung cảnh. Đầu tiên, nó sẽ giúp độc giả thấy Washington đã "xía" vào việc của người Nga từ hơn một thế kỷ. Thứ hai, nó cho thấy cuộc chiến của Washington với Nga sẽ tăng lên hay hạ xuống tùy thuộc vào tình trạng chính trị tại Moscow - và điều này sẽ không bao giờ kết thúc. Mỹ sẽ luôn ngờ vực, coi thường và sẵn sàng hành động tàn bạo với Nga.
Trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, khi các hoạt động toàn cầu của Nga gây ra sự chán nản cho người Mỹ trên khắp thế giới, mối quan hệ của hai nước đã đi đến "điểm tới hạn". Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ vào tháng 12.1991, những mối quan hệ của hai nước đã tan băng phần lớn bởi vì ông Boris Yeltsin đã đưa đất nước vào một chương trình dân chủ hóa cho phép chuyển những tài sản có giá trị nhất của nước Nga cho những tập đoàn đầu sỏ chính trị tham lam nhất với những đồng USD ít ỏi.
Việc kiếm chác được từ nước Nga đã làm Washington thỏa mãn và đó là lý do họ đưa những nhà kinh tế nổi tiếng của Mỹ tới Moscow để giúp đỡ việc chuyển đổi từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sang hệ thống thị trường tự do. Những kẻ theo chủ nghĩa tân tự do đã đưa nền kinh tế Nga vào liệu pháp "sốc" và cần phải đấu giá hết các tài sản và nền công nghiệp quốc gia trong khi tình trạng siêu lạm phát không thể dừng lại và mức tiết kiệm tối thiểu của người dân lao động bình thường bị xóa sạch chỉ sau một đêm.
(còn tiếp)
http://viettimes.vn/cuoc-chien-khoc-liet-giua-nga-va-my-167790.html

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Mỹ chỉ “rỉ tai”, Trung Quốc đừng mong “múa gậy vườn hoang” ở Biển Đông


Các biện pháp nâng cao nhận thức chung về các hoạt động trên biển ở Đông Nam Á, nâng cao khả năng phòng thủ trong chiến lược A2/AD của các nước có liên quan và thiết lập các thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo giữa các nước trong khu vực sẽ tạo ra cơ sở để Mỹ duy trì ưu thế trên Biển Đông.
Mỹ sở hữu hệ thống trinh sát, theo dõi tối tân, có thể cung cấp các thông tin tình báo chiến lược và chiến thuật cho các đồng minh và đối tác trong trường hợp cần thiếtMỹ sở hữu hệ thống trinh sát, theo dõi tối tân, có thể cung cấp các thông tin tình báo chiến lược và chiến thuật cho các đồng minh và đối tác trong trường hợp cần thiết
Tấn công chiến lược A2/AD
Trước hết để tấn công chiến lược này cần tăng cường nhận thức về lĩnh vực hàng hải.
Chính sự rộng lớn của Biển Đông đã tạo nên lợi thế của Trung Quốc, làm lu mờ các hoạt động cũng như hành vi bồi lấp đảo trái phép của nước này. Cho dù Trung Quốc đã hăm dọa được một vài nước ASEAN, ngăn chặn khối này lên án các tuyên bố phi pháp của Trung Quốc thì phán quyết hôm 12/7 của Tòa Trọng tài quốc tế vẫn là động lực khuyến khích một số nước đứng lên đấu tranh vì chủ quyền quốc gia.
Một vấn đề mà các nước trong khu vực đang phải đối mặt là thực trạng nhận thức về các hoạt động trên biển. Vì hạn chế nguồn quỹ, và không có chung nhận thức về những gì đang diễn ra trên biển do thiếu thông tin tình báo, các nước có tranh chấp khó có thể cùng thống nhất trong hành động. Làm sao để một nước có thể chỉ ra hành vi phi pháp của Trung Quốc trên biển nếu như không thể nhìn quá bờ biển của nước mình?
Cho dù có giám sát các hành vi cưỡng chế hung hăng của lực lượng dân quân biển Trung Quốc và hành vi thực thi luật hàng hải phi pháp của nước này, hay việc chiếm giữ và xây dựng trái phép trên các thực thể địa lý đang tranh chấp, ASEAN vẫn cần một bức tranh chung toàn cảnh về những gì đang diễn ra trên biển. Các hệ thống giám sát trên bờ biển, các cuộc tuần tra thực thi luật biển và các máy bay tuần tra có thể giúp các nước biết được Trung Quốc đang làm gì trên Biển Đông. 
Mỹ chỉ “rỉ tai”, Trung Quốc đừng mong “múa gậy vườn hoang” ở Biển Đông - ảnh 1Cụm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson hùng hậu của Mỹ tuần tra thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông  hồi tháng 2/2017
Hình ảnh từ vệ tinh cũng giúp các nước trong khu vực nhận ra các hoạt động bồi lấp đảo phi pháp của Trung Quốc. Trung tâm liên hợp thông tin (IFC) của Singapore có thể là hình mẫu để ASEAN hợp tác trong việc nâng cao nhận thức về các hoạt động trên biển. Và sự tham gia của hải quân Mỹ cũng có thể giúp một phần bằng cách giúp thực hành duy trì hoạt động hình ảnh chung (COP) trên biển.
Mặc dù ngân sách quốc phòng của các quốc gia Đông Nam Á đã tăng trong những năm gần đây, tổng chi tiêu cho quân đội của tất cả các nước ASEAN mới đạt 38,2 tỷ USD vào năm 2014, trong khi đó Trung Quốc chi tới 165 tỷ USD cùng năm. Sự chênh lệch chi tiêu này là do công nghệ. Chi phí cho tàu bè và máy bay cần thiết để duy trì sự hiện diện chủ động và tích cực trên Biển Đông có thể được bù lại bằng cách đầu tư vào máy bay không người lái (UAV).
Triển khai các máy bay không người lái ở các phi trường trên bờ biển hoặc các vị trí trên Biển Đông có thể cho phép các nước trong khu vực giám sát các hoạt động của hải quân và hoạt động dân sự của Trung Quốc trên biển, đồng thời giúp chia sẻ thông tin tình báo để hỗ trợ COP. Việc hợp tác với Mỹ giúp các nước ASEAN có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc vận hành và khai thác các hoạt động của UAV và duy trì nhận thức về các hoạt động trên biển.
Thứ hai là nâng cao khả năng A2/AD trong khu vực.
Giống như cách Trung Quốc triển khai các chiến lược để chống lại lợi thế trong khả năng tác chiến và tấn công chính xác của Mỹ, các nước ASEAN tốt nhất nên khai thác các lợi thế nhằm đối phó Trung Quốc. Chuyên gia Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục chi tiêu quân sự nhiều hơn các nước ASEAN, và thật phi thực tế nếu nghĩ rằng các nước trong khu vực có thể ganh đua với Trung Quốc trong một cuộc xung đột thông thường. Đầu tư vào khả năng A2/AD là cách hiệu quả nhất để ngăn Trung Quốc không tiếp tục xâm phạm chủ quyền của các nước trên Biển Đông.
Đầu tư vào các hệ thống tên lửa ASCM và IADS ven biển sẽ làm suy giảm khả năng của Trung Quốc trong việc hoạt động mà không bị cản trở, đặc biệt là trong các vùng biển thuộc chủ quyền. Nếu tham gia vào một cuộc xung đột trong khu vực, Trung Quốc có thể cố gắng thiết lập ưu thế vượt trội trên không và trên biển ở Biển Đông. Theo đó quân đội các nước trong khu vực sẽ gặp thách thức trong việc rời bỏ các hải cảng hay phi trường.
Theo báo Mỹ, nhưng nếu các hệ thống ASCM và IADS được triển khai gần các khu vực tranh chấp sẽ làm giảm lợi ích của hành vi quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, và Trung Quốc có thể sẽ phải rất nỗ lực nếu muốn chế áp các hệ thống phòng không vào bảo vệ bờ biển này (đặc biệt là nếu đồng thời đối đầu với Mỹ.)
Thay vì biến Biển Đông thành “vùng biển không người” đối với quân Mỹ và các nước đồng minh, Trung Quốc sẽ không thể manh động dùng vũ lực chiếm giữ hoàn toàn quần đảo Trường Sa hay Bãi cạn Scarborough như ý muốn.
Sự đầu tư của các quốc gia trong khu vực trong việc tăng cường nhận thức về các hoạt động trên biển sẽ cung cấp thông tin kịp thời cho các tên lửa hành trình phòng thủ chống tàu và các hệ thống phòng không. Một hệ thống A2 / AD hoạt động có hiệu quả phụ thuộc vào các thiết bị ISR trong việc tìm kiếm, theo dõi và kết thúc các mục tiêu. Nhưng sự đầu tư tương tự vào hoạt động tình báo trên biển trong thời bình có thể sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong chiến tranh. Các nước trong khu vực có thể thúc đẩy quan hệ với Mỹ để giúp nâng cao trình độ triển khai các hệ thống A2/AD.
Thứ ba là tăng cường chia sẻ tình báo với các đối tác chính.
Mỹ hưởng lợi rất nhiều từ việc chia sẻ thông tin tình  báo với các đối tác chính trong khu vực gồm Úc, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc... Các liên minh song phương có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhưng tiến đến đa phương cũng là trọng tâm trong việc khẳng định các hiệp ước quốc tế như Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). An ninh của cả khu vực đang bị đe dọa bởi một nước cậy lớn hung hăng, bỏ qua các quy tắc quốc tế. Nếu các nước chia sẻ thông tin tình báo, lòng tin và nhận thức chung về hoạt động trên biển trong khu vực sẽ tăng lên.
Nếu các quốc gia ở Ấn Độ-Thái Bình Dương không cùng nhìn thấy mối đe dọa đến an ninh quốc gia, sự mơ hồ trong chính sách của các nước này sẽ có lợi cho Trung Quốc.
Báo Mỹ đánh giá Ấn Độ là một nhân tố quan trọng để đối trọng với các hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới thăm Quốc hội Mỹ vào năm ngoái, và trong bài phát biểu, ông Modi đã nhấn mạnh vai trò của sợi dây an ninh giữa Mỹ và Ấn Độ. Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ nhấn mạnh sự hợp tác với các nước Đông Nam Á ở xung quanh Biển Đông và tham vọng Trung Quốc trong khu vực đe dọa quan hệ của Ấn Độ với phương Đông.
Ngoài các hiệp định và sự phát triển công nghệ quốc phòng, các cuộc đàm phán đều nhằm tăng cường hoạt động chia sẻ thông tin tình báo với Mỹ và Ấn Độ. Mối quan hệ này càng phát triển thì vị thế của Ấn Độ trong khu vực càng được củng cố, góp vào tiếng nói chung yêu cầu tuân thủ luật pháp quốc tế và tự do hàng hải trên Biển Đông.
Mặc dù mối quan hệ giữa một số nước ASEAN và Trung Quốc có thể gây khó khăn trong việc tăng cường chia sẻ thông tin tình báo với Mỹ, nhưng một số nước vẫn sẵn sàng hợp tác. Các hiệp định chia sẻ thông tin tình báo với các nước Đông Nam Á, cùng việc phát triển quan hệ hàng hải song phương có thể tạo cơ hội thu thập thông tin tình báo trên Biển Đông và giúp các nước bên trong khu vực hiểu hơn các thách thức chủ quyền do Trung Quốc gây ra.
Duy trì ưu thế vượt trội trên biển
Những thay đổi trong công nghệ dẫn đến những thay đổi về chiến thuật và việc hiểu được các hệ quả của những thay đổi này là mối quan tâm hàng đầu của các chiến lược gia quân sự.
Về quy mô và công nghệ, Mỹ có thể vượt qua các thách thức do chiến lược A2/AD của Trung Quốc gây ra trên Biển Đông bằng cách đối phó Trung Quốc thông qua sự can thiệp vào khu vực.
Các hành vi bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông đã cô lập nước này trên trường quốc tế. Vị trí địa lý các vùng biển gần của Trung Quốc có thể cho phép nước này triển khai học thuyết chống can thiệp, nhưng học thuyết này cũng có thể được sử dụng để chống lại chính Trung Quốc.
Các biện pháp nâng cao nhận thức chung về các hoạt động trên biển ở Đông Nam Á, nâng cao khả năng phòng thủ của A2/AD của các nước có liên quan và thiết lập các thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo giữa các nước trong khu vực sẽ tạo ra cơ sở để Mỹ duy trì ưu thế hàng hải trên Biển Đông.
Như vậy theo chuyên trang về địa chính trị RCD, thông tin tình báo hải quân đóng vai trò quan trọng nhất trong số các nỗ lực này. Chia sẻ thông tin trên Biển Đông sẽ là biện pháp cần thiết để đối phó với hành vi bá quyền trong khu vực.
http://viettimes.vn/my-chi-ri-tai-trung-quoc-dung-mong-mua-gay-vuon-hoang-o-bien-dong-126293.html

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Trung Quốc điều hàng chục tàu chiến hướng xuống Biển Đông

Các hình ảnh vệ tinh được chụp ngày 26-3 cho thấy sự xuất hiện bất thường của hàng chục tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và cả tàu sân bay Trung Quốc ngoài khơi đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Trung Quốc điều hàng chục tàu chiến hướng xuống Biển Đông - Ảnh 1.

Những hình ảnh vệ tinh được Planet Labs Inc cung cấp cho Hãng tin Reuters cho thấy các tàu chiến Trung Quốc dàn đội hình hàng dọc trước và sau tàu sân bay Liêu Ninh.
Người ta đếm được có ít nhất 40 tàu chiến các loại bao gồm tàu mặt nước, tàu ngầm di chuyển theo đội hình đường thẳng song song. Theo một số chuyên gia, đây là sự phô diễn sức mạnh quân sự chưa từng có từ trước đến nay của hải quân Trung Quốc.
Các chuyên gia quân sự nhận định sự xuất hiện của hàng chục tàu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông và cách mà chúng di chuyển cho thấy chúng trước hết phục vụ cho mục đích tuyên truyền. Nó được dẫn đầu bởi 4 tàu ngầm và các tiêm kích trên không.
Ông Jeffrey Lewis - chuyên gia an ninh thuộc Viện nghiên cứu chiến lược Middlebury (Mỹ) - nhận xét các hình ảnh là sự khẳng định tàu sân bay Liêu Ninh sẽ tham gia tập trận trên Biển Đông.
Theo cơ quan quốc phòng Đài Loan, tàu sân bay Liêu Ninh cùng các tàu hỗ trợ nó đã đi ngang qua phía nam Đài Loan, hướng thẳng về khu vực Biển Đông ngày 25-3. Thông tin được đưa ra cùng ngày với việc không quân Trung Quốc tuyên bố tập trận lớn trên Biển Đông nhưng không nói rõ khu vực diễn tập.
Trung Quốc điều hàng chục tàu chiến hướng xuống Biển Đông - Ảnh 2.
Bốn tàu ngầm Trung Quốc (trái) và 2 tiêm kích Trung Quốc dẫn đầu đội hình - Ảnh: REUTERS
Các động thái của Bắc Kinh diễn ra chỉ vài ngày sau khi một tàu khu trục của Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp. 
Tàu Mỹ khi đó đã tiến hành các hoạt động gọi là "đảm bảo tự do hàng hải" - một động thái nhằm thách thức yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc trong khu vực.
Hiện vẫn chưa rõ hướng di chuyển của đội tàu chiến nói trên. Bộ Quốc phòng Trung Quốc không đưa ra bất kỳ bình luận nào tính đến thời điểm hiện tại.
Theo ông Collin Koh - chuyên gia an ninh tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, việc Trung Quốc triển khai tàu chiến với số lượng như vậy là điều bất thường.
Không chỉ tàu khu trục, khinh hạm và tàu ngầm được huy động, các bức ảnh còn cho thấy sự xuất hiện của các tàu tiếp nhiên liệu cỡ lớn, tàu pháo và tàu tên lửa tấn công nhanh hai thân.
"Nếu chỉ nhìn hình để đánh giá thì có thể thấy ý định của Trung Quốc là nhằm phô diễn khả năng phối hợp giữa các tàu chiến của Hạm đội Nam Hải ở phía nam với biên đội tàu sân bay Liêu Ninh từ phía bắc xuống trong trường hợp cần thiết", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Koh nhận xét.
https://tuoitre.vn/trung-quoc-dieu-hang-chuc-tau-chien-huong-xuong-bien-dong-20180327165405442.htm