Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Nhật Bản tái vũ trang?

Bình luận của Blogger DĐ:

Nhật Bản, trước sự đe dọa của Trung Quốc, không còn lựa chọn nào khác là phải chạy đua vũ trang  gấp rút, bao gồm cả việc ngấm ngầm chế tạo vũ khí nguyên tử, để bảo vệ chính mình...

Nhưng gây hấn trước tiên với Nhật Bản lại không phải mục tiêu của Trung Quốc. Làm rùm beng 
ở Senkaku chỉ đơn thuần là chiêu "giương Đông, kích Tây" để bất ngờ thâu tóm gọn biển Đông của
Trung Quốc mà thôi...


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Qua cuộc bầu cử quốc hội Nhật Bản ngày 16/12/2012, đảng Dân chủ Tự do (LDP), một đảng bảo thủ, toàn thắng và lấy lại chính quyền từ tay đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ).
Ông Shinzo Abe, chủ tịch đảng LDP trở thành thủ tướng. Ngày 26/12, thủ tướng Shinzo Abe công bố thành phần nội các đa số là thành phần cực hữu. Ngay sau đó ông có chương trình công du Đông Nam Á, bắt đầu là Việt Nam, tiếp theo là Thái Lan và Indonesia trong tháng Giêng 2013.

Người Nhật thực tế chấp nhận tư thế của kẻ bại trận chịu đặt mình dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ để dồn nỗ lực vào xây dựng kinh tế. Kết quả trong ba bốn thập niên từ 1970 trở đi Nhật Bản trở thành một lực lượng kinh tế lớn thứ hai trên thế giới cho mãi gần đây mới xuống hàng thứ ba sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.Sau khi bị Hoa Kỳ đánh bại trong trận Thế chiến Hai, chấp nhận bản Hiến Pháp do Hoa Kỳ soạn thảo, quân đội Nhật chỉ tồn tại về hình thức (gọi là lực lượng tự vệ) như một lực lượng cảnh sát.
Trong suốt hậu bán thế kỷ trước Nhật Bản hoàn toàn tin cậy vào Hoa Kỳ ngay cả sau khi Hoa Kỳ thua trận tại Việt Nam. Quân đội Hoa Kỳ còn đóng tại Nhật Bản và Nam Hàn và Hạm đội Thái Bình Dương vẫn còn là một lực lượng áp đảo trong khi Trung Quốc còn là một quốc gia hậu tiến về mọi phương diện.
Trong nhiệm vụ xây dựng kinh tế, nhân dân Nhật Bản tin cậy đảng Tự Do Dân Chủ và đã bầu cho đảng này cầm quyền liên tục trong 38 năm (từ 1955 đến năm1993). Giữa thập niên 1990 đảng Dân chủ Tự do trở lại quyền hành và chỉ tạm mất quyền vào tay đảng Dân Chủ Nhật Bản từ năm 2009. Và nay trước tình hình khẩn trương trong vùng Á châu Thái Bình Dương nhân dân Nhật Bản lại đưa đảng Dân chủ Tự do trở lại chính quyền. Một sự chuyển đổi chính sách bắt đầu.
Bàn cờ thay đổi
Bước vào thế kỷ 21, bàn cờ Á châu – Thái Bình Dương không còn như trước. Hoa Kỳ bận rộn và lúng túng với hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, kinh tế khủng hoảng, trong khi tại Á châu Thái bình Dương, Bắc Hàn chế bom nguyên tử và Trung Quốc trở thành một lực lượng khuynh đảo với tham vọng độc chiếm Biển Đông, con đường thông thương huyết mạch của nền kinh tế Nhật Bản. Tình hình xê dịch trước mắt cho Nhật Bản thấy Nhật Bản không còn có thể đặt an ninh của mình dưới chiếc dù Hoa Kỳ. Nhật Bản thấy họ phải chọn con đường tự bảo vệ.

Nhật Bản và Trung Quốc có căng thẳng kéo dài vì tranh chấp biển đảo

Thật ra Nhật Bản luôn luôn ý thức nhiệm vụ tự bảo vệ nên dù Hiến Pháp không cho phép thành lập một quân đội nhà nghề, Nhật Bản cũng đã chuẩn bị sẵn để khi cần Nhật Bản có một quân lực trong một thời gian ngắn. Các tàu chở dầu của Nhật Bản có thể cải biến thành mẫu hạm nhanh chóng, đội ngũ nhân sự cấp sĩ quan lái thương thuyền và hàng không dân sự được huấn luyện như các sĩ quan Hải quân và Không quân. Và dù là nước chống vũ khí nguyên tử mạnh nhất trên thế giới Nhật Bản cũng chuẩn bị sẵn phương tiện kỹ thuật và hiểu biết khoa học để có thể chế bom nguyên tử trong một thời gian ngắn.
Thủ tướng Shinzo Abe trở lại chính quyền với một chương trình tu chính Hiến Pháp để giải phóng Nhật Bản ra khỏi những hạn chế của Hiến Pháp hậu Thế chiến 2. Hai điểm ưu tiên là hủy bỏ điều khoản tước bỏ quyền của Nhật Bản phát động chiến tranh và quyền trưng dụng nhân sự cho quân lực. Trong dự thảo tu chính Hiến Pháp của đảng LDP có nhiều điểm làm thế giới không an tâm như cho phép quốc hội ban bố tình trạng khẩn trương và trong thời kỳ khẩn trương các sắc lệnh của quốc hội là luật. Ngoài ra thủ tướng Shinzo Abe còn dự tính duyệt lại Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật. Và thay đổi chương trình giáo dục để thẳng thắn giáo dục thanh niên Nhật Bản không có gì phải sợ hải vũ khí nhất là khi đất nước bị đe dọa.
Với các thành phần cực hữu trong nội các, Nhật Bản đã bày tỏ ý muốn từ bỏ các nhượng bộ của các chính phủ Nhật Bản trước đây. Chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe cho rằng: (1) giành quyền thăm viếng đền Yasukuni nơi thờ các tướng lãnh Nhật bị Hoa Kỳ xử tử sau chiến tranh, (2) phủ nhận các hành động vô nhân đạo của quân đội Nhật Bản trong chiến tranh và (3) phủ nhận giá trị của các bản án xử tội phạm chiến tranh tại Tokyo trong các năm 1946-1948 là những đòi hỏi hợp lý và công bình đối với Nhật Bản.
Tái vũ trang?
Một thành phần nhân dân Nhật có thể cho thủ tướng Shinzo Abe đi quá xa. Nhưng nếu tháng 7/2013 này đảng LDP thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện thì không có gì để ngăn cản thủ tướng Shinzo Abe mạnh tay thực hiện các chính sách chuẩn bị Nhật Bản cho tình huống mới.
"Trong thế cài răng lược hiện nay tại Á châu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ con đường tốt nhất và an toàn nhất của Nhật Bản là tái vũ trang để trở thành một lực lượng “lót” giữa hai thế lực kềnh chống nhau. Trung Quốc sẽ mất một ít thế tự tung tự tác, và Hoa Kỳ nhờ thế sẽ tránh khỏi những trường hợp phải làm những chọn lựa khó khăn."

Trong thế cài răng lược hiện nay tại Á châu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ con đường tốt nhất và an toàn nhất của Nhật Bản là tái vũ trang để trở thành một lực lượng “lót” giữa hai thế lực kềnh chống nhau. Trung Quốc sẽ mất một ít thế tự tung tự tác, và Hoa Kỳ nhờ thế sẽ tránh khỏi những trường hợp phải làm những chọn lựa khó khăn.
Một Nhật Bản ra khỏi ràng buộc của bản Hiến Pháp “hòa bình”, tái võ trang, mạnh về kinh tế và nếu cần trang bị vũ khí nguyên tử theo công thức của Do Thái (là không công nhận, cũng không chối bỏ) Nhật Bản sẽ giúp làm cho các đụng chạm giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bớt nảy lửa.
Trong cuộc tranh chấp ngấm ngầm hiện nay tại Á châu Thái Bình Dương, Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn trong sự chọn lựa chính sách. Sự đe dọa của Trung Quốc đối với sự vẹn toàn của đất, biển và nền độc lập của nước nhà lồ lộ trước mắt, nhưng tiến thối lưỡng nan vì Việt Nam cũng không thể tin vào chính sách lâu dài của Hoa Kỳ, nhất là khi Hoa Kỳ không còn sức mạnh như trước. Và trước sự khó khăn này, một Nhật Bản mạnh có chính sách độc lập làm trái độn có thể là một chỗ dựa tốt cho Việt Nam.
Nhìn về mặt nào, sự tái võ trang của Nhật Bản để Nhật Bản có thể đóng một vai trò trên vũ trường Thái Bình Dương và thế giới là một sự suy nghĩ tích cực và hợp thực tế.
Như một thông lệ các nước Tây Âu và Hoa Kỳ thường tỏ ra lo ngại khi Nhật Bản tỏ ý vượt thoát các ràng buộc hạn chế hành động của Nhật Bản áp đặt sau Thế chiến 2. Lần này cũng vậy, nhất là các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền trên thế giới nhất thiết cho rằng tu chính Hiến Pháp là bước đầu đưa Nhật Bản trở lại con đường tạo sự mất ổn định của Á châu như trong bán thế kỷ 20.
Nhưng khung cảnh thế giới hôm nay đã thay đổi một cách căn bản, và Hoa Kỳ cần có một cái nhìn thấu triệt về Á châu và vai trò mới của Nhật Bản. Chính sách chuyển hướng về Á châu không có nghĩa là chuyển một ít quân đến Úc châu, đưa 60% hạm đội đến Tây Thái Bình Dương mà chính yếu là thay đổi cách nhìn chiến lược trong đó Nhật Bản cần được xem là một yếu tố tích cực chứ không phải là một con cờ nép bóng dưới sự che chở của Hoa Kỳ.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà bình luận đang sống ở bang California, Hoa Kỳ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/01/130115_japan_arms_comment.shtml

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Dự báo 10 xu thế và sự kiện lớn của Trung Quốc năm 2013


..."Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đứng trước thách thức trong nước ngày càng tăng. Do vậy khả năng có chính sách ngoại giao chủ nghĩa dân tộc hơn nữa, đặc biệt là trong các tranh chấp khu vực. Biển Đông có khả năng nhất bùng phát chiến tranh lớn và xung đột quân sự nguy hiểm..."

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2013 Trung Quốc sẽ trở thành một lực lượng quan trọng tác động đến an ninh và kinh tế toàn cầu. Tác động này đến từ sức mạnh quân sự - kỹ thuật ngày càng lớn của Trung Quốc và từ những yếu kém trong nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và hệ thống chính trị với nhiều nhược điểm.

(i). Trung Quốc sẽ tiếp tục chuyển hướng sang con đường tăng trưởng kinh tế chậm. Trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu tồi tệ, viêc những nước BRICK như Trung Quốc xảy ra hiện tượng tăng trưởng kinh tế chậm là xu thế phổ biến do nguy cơ phải đối mặt với bẫy thu nhập trung bình, mà cái bẫy của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đến sớm hơn dự kiến do chịu nhiều tác động bất lợi từ ô nhiễm, điều kiện bất lợi về dân số.
(ii). Mức lương tăng lên và tình trạng thiếu lao động trẻ sẽ tiếp tục làm suy yếu khả năng cạnh tranh sản xuất toàn cầu của Trung Quốc.
(iii). Nhu cầu về nhà mới sẽ tiếp tục là yếu. Trong khi giá nhà đất ở một số thành phố ở Trung Quốc tăng chậm, nhưng một số thành phố khác gần đây giá nhà xuống dốc.
(iv). Vấn đề “tham nhũng” sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt của thế hệ lãnh đạo mới. Chiến dịch chống tham nhũng gần đây ít nhất có 2 điểm khác: (i), xảy ra trong bối cảnh khoảng cách về thu nhập và cơ hội không ngừng mở rộng, người dân ngày càng bất mãn với tham nhũng; (ii), Chính phủ có những hành động cụ thể, ví dụ nghiêm cấm quân đội tổ chức tiệc tùng. Điều này cho thấy rằng các hoạt động chống tham nhũng trong năm 2013 có thể phải đi vào thực chất hơn chỉ là biểu tượng.
(v). Các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm tài sản và cơ hội ở nước ngoài, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, chủ yếu là BĐS, nông nghiệp, đầu tư vào thị trường chế tạo và chuyển giao công nghệ.
(vi). Với việc Mỹ và NATO tiếp tục cắt giảm quân đồn trú ở Irắc và Afghanistan, các nhà đầu tư Trung Quốc tại đây sẽ phải gánh vác an ninh cho mình. Các công ty an ninh tư nhân Trung Quốc nhìn thấy cơ hội trong đó. Tuy nhiên, việc làm của các công ty này sẽ đẩy Bắc Kinh đứng trước việc bức Chính phủ có các hành động tránh, nhưng trước áp lực công chúng thì sẽ không thể tránh được.
(vii). Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đứng trước thách thức trong nước ngày càng tăng. Do vậy khả năng có chính sách ngoại giao chủ nghĩa dân tộc hơn nữa, đặc biệt là trong các tranh chấp khu vực. Biển Đông có khả năng nhất bùng phát chiến tranh lớn và xung đột quân sự nguy hiểm.
(viii). Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia sản xuất tàu quân sự lớn nhất. Giai đoạn giữa và sau những năm 90 của thế kỷ 20 đã bắt đầu nghiên cứu và đầu tư vào lĩnh vực này, đến nay đã có được những kết quả thực chất, đồng thời có thể thấy trong tương lai sẽ sản xuất hệ thống ngày càng mạnh hơn nữa. Hiện nay các nước lớn không có mấy nước được như Trung Quốc có vốn và nguồn nhân lực lớn để xây dựng 1 loạt các dự án mới.
(ix). Tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc sẽ hé lộ thêm 1 số thông tin. Nếu như có bằng chứng cho thấy tàu sân bay này đang trong giai đoạn phát triển hoặc chế tạo nào đó thì sẽ nổi lên ý đồ hải quân trong tương lai của Trung Quốc.
(x). Máy bay vận tải Y- 20 sẽ lần đầu tiên cất cánh. Ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc luôn là lĩnh vực yếu, ngày nay đã đạt được tiến bộ lớn. Trung Quốc đã đầu tư lớn tiền của vào nghiên cứu chế tạo máy bay quân sự, máy bay dân dụng. Thành công của Y – 20 sẽ khẳng định Trung Quốc có khả năng chế tạo máy bay vận chuyển cỡ lớn hoặc nền tảng công nghệ cảnh báo sớm.
Tóm lại, năm 2013 Trung Quốc sẽ tiếp tục thu hoạch thành quả của đầu tư tăng trưởng kinh tế với cải thiện dân sinh, hiện đại hóa quân đội và tranh giành “lợi tức” cho những nỗ lực ảnh hưởng toàn cầu. Đồng thời, năm 20313 cũng sẽ làm nổi bật tính hạn chế của mô hình tăng trưởng của đất nước và cho thấy sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc sẽ phát triển như thế nào cũng như Lãnh đạo Trung Quốc làm thế nào để vận dụng sức mạnh tổng hợp quốc gia này trong bối cảnh đối mặt với bối cảnh tăng trưởng thấp.
Tác giả Andrew Erickson là Chuyên gia phân tích vấn đề Trung Quốc của Học viện Hải quân Mỹ; Tác giả là người đồng sáng lập China SignPost. Bài viết đăng trên trang Wsj (ngày 4/1)
Vũ Hiền (gt)


http://www.nghiencuubiendong.vn/tin-quoc-te-tong-hop/3285-du-bao-10-xu-the-va-su-kien-lon-cua-trung-quoc-nam-2013

Chuyên gia Nga phân tích thẳng sức mạnh quân sự Trung Quốc


(ĐVO) - Trung Quốc và Nga chính thức ký “Hiệp ước về quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác” năm 2001 sau các thời kỳ “đồng minh” từ cuối những năm 40 và các năm 50,  thời kỳ “chiến tranh lạnh” từ 1960 đến 1976 và thời kỳ cải thiện quan hệ từ 1976 đến 2001.

Từ đó đến nay mối quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển rất mạnh mẽ. Kim ngạch thương mai hai chiều năm 2011 đạt 80 tỷ đô la và con số này có thể lên tới 100 tỷ đô la trong năm 2015. Quan hệ hợp tác kỹ thuật - quân sự cũng có những bước phát triển.
Chỉ trong các năm từ 1992 đến 2008, Trung Quốc đã mua vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự của Nga trị giá 25 tỷ đô la. Các nhà lãnh đạo Nga như D. Medvedev và Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào đều đánh giá là mối quan hệ hai nước hiện nay (năm 2010)  “đang ở mức cao nhất trong lịch sử”.
Ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 11/2012, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên mà tân bộ trưởng quốc phòng Nga  X. Shoigu thực hiện ngay sau khi nhậm chức vào ngày 16/12 là chuyến thăm Trung Quốc với mục đích là tổng kết công tác hợp tác quân sự – kỹ thuật giữa hai nước trong các năm qua và các phương hướng phát triển trong thời gian tới.
Tuy nhiên, không phải mọi người Nga, đặc biệt là các chuyên gia chính trị – quân sự Nga đều có một cái nhìn lạc quan về mối quan hệ hai nước như trong các phát biểu và tuyên bố chính thức của các nhà lãnh đạo hai bên. A.A Khramchilin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga, một chuyên gia rất uy tín trong lĩnh vực chính trị, quân sự và quan hệ quốc tế là một người như vậy.  
Liêu Ninh là tầu sân bay đầu tiên của Trung Quốc
Liêu Ninh là tầu sân bay đầu tiên của Trung Quốc
Mới đây ông đã có bài đăng trên báo “Bình luận quân sự độc lập“ với tiêu đề: “Cuộc chiến tranh của Trung Quốc chống LB Nga, chiến thắng sẽ không thuộc về chúng ta (lấy ý trong lời kêu gọi của I.Xtalin  gửi nhân dân Liên Xô khi bắt đầu Chiến tranh vệ quốc vĩ đại). Xin giới thiệu bài viết của A.A. Khramchilin để tham khảo .
Trong cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động chống Nga, chiến thắng không thuộc về chúng ta  
“Vấn đề đặt ra là không phải là Trung Quốc có tấn công Nga hay không, mà sẽ tấn công vào lúc nào. Nếu có một cuộc tấn công xâm lược quy mô lớn theo cách thức “cổ điển” chống lại Nga thì kẻ xâm lược đó với xác xuất 95% (nếu không phải là 99,9%) sẽ là Trung Quốc.”
Tình trạng quá tải dân số trầm trọng cộng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc đã làm cho nước này phải đối mặt với loạt các vấn đề cực kỳ phức tạp,-  những vấn đề đó dù có mô tả một cách ngắn gọn nhất thì phải có một bài báo lớn riêng biệt.
Hơn nữa, sự tác động qua lại giữa các vấn đề đó phức tạp ở chỗ là nếu giải quyết một vấn đề này thì lại làm trầm trọng thêm một vấn đề khác. Về mặt khách quan, Trung Quốc đã không còn đủ sức sống trong các đường biên giới hiện tại của nó.
Nước này hoặc phải có không gian sống lớn hơn rất nhiều, nếu như không muốn trở thành nhỏ đi rất nhiều. Trung Quốc không thể tồn tại như hiện nay nếu không bành trướng để chiếm đoạt các nguồn tài nguyên và lãnh thổ, và đây là một thực tế.
Có thể nhắm mắt làm ngơ trước thực tế đó nhưng khồng thể trốn tránh được nó. Ngoài ra, cũng không nên nghĩ là hướng bành trướng của Trung Quốc sẽ là Đông Nam Á. Khu vực này có tương đối ít lãnh thổ và đã rất đông dân cư địa phương. Hướng ngược lại- nơi có rất nhiều lãnh thổ và hoàn toàn rất ít dân cư – đó chính là Kazakhstan và phần Châu Á của Liên Bang Nga.
Chiến đấu cơ J-20 xuất hiện trên tầu sân bay Liêu Ninh
Chiến đấu cơ J-20 xuất hiện trên tầu sân bay Liêu Ninh
Đây chính là hướng mà Trung Quốc sẽ bành trướng để mở rộng lãnh thổ. Hơn nữa, vùng Ngoại Ural chính khu vực mà Trung quốc lâu nay vẫn coi là lãnh thổ của mình.  Nếu muốn trình bày một cách tóm tắt nhất các học thuyết lịch sử của Trung Quốc về vấn đề này lại đòi hỏi một bài báo lớn nữa.
Tuy nhiên, nói một cách ngắn gọn là nếu có ai đó coi vấn đề biên giới giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Liên Bang Nga đã được giải quyết dứt điểm và không còn vấn đề gì nữa thì đó chính là những người hoàn toàn không hiểu biết Trung Quốc là gì và người Trung Quốc là những người như thế nào (Hiệp ước phân định biên giới Nga- Trung được ký năm 2001).
Tất nhiên, đối với Trung Quốc thì phương án bành trướng được ưu tiên hơn là bành trướng một cách hòa bình (bằng kinh tế và di dân). Nhưng tuyệt đối không thể loại trừ kịch bản chiến tranh.
Một điều rất đáng chú ý là trong mấy năm gần đây Quân đội Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn, và những cuộc tập trận như vậy không thể có một cách giải thích nào khác ngoài việc đó là sự chuẩn bị cho các hành động xâm lược Nga, quy mô các cuộc tập trận (cả quy mô không gian và lực lượng được sử dụng) này ngày càng lớn.
Ngoài ra, có lẽ cho đến bây giờ, chúng ta (Nga) không hình dung một cách rõ ràng là đã từ lâu Nga mất ưu thế không những về số lượng mà cả về chất lượng đối với Trung quốc về mặt phương tiện kỹ thuật tác chiến.
Dưới thời Xô Viết chúng ta đã có cả hai ưu thế trên, mà cuộc chiến ở bán đảo Damanski  (trận chiến biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô năm 1966- Trung Quốc thất bại thảm hại dù quân sô đông hơn gấp nhiều lần) đã chứng minh rõ ràng cho ưu thế vượt trội lúc đó.
Ăn cắp công nghệ
Hình ảnh mô tả uy lực kết hợp giữa tầu sân bay Liêu Ninh và J-20 dành cho kẻ địch trên biển.
Hình ảnh mô tả uy lực kết hợp giữa tầu sân bay Liêu Ninh và J-20 dành cho kẻ địch trên biển.
Trung Quốc trong những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước chỉ sử dụng những gì mà Liên Xô cung cấp. Tuy nhiên, sau khi cải thiện quan hệ với Phương Tây nước này đã có thể tiếp cận với một số mẫu vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự của Mỹ và Châu Âu, và từ cuối những năm 80 bắt đầu mua các loại phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại nhất của Liên Xô và sau đó là Liên Bang Nga , - và cũng nhờ thế mà một số lớp vũ khí trang bị của Trung Quốc đã có bước nhảy “ vượt thế hệ” ( từ thế hệ một lên thế hệ ba). 
Ngoài ra, Trung Quốc còn sở hữu một năng lực không ai bằng là ăn cắp công nghệ. Vào những năm 80 tình báo Trung Quốc đã khai thác được bản vẽ đầu tác chiến mới nhất W-88 của tên lửa đạn đạo Trident -2 mà Mỹ chế tạo cho các tàu ngầm. Còn đối với công nghệ sản xuất các loại vũ khí thông thường thì Trung Quốc đã đánh cắp một khối lượng vô cùng lớn.
Một ví dụ khác, có lẽ ít người biết một cách chắc chắn là liệu Nga chỉ bán cho Cộng hòa nhân dân Trung  Hoa các hệ thống bắn dàn phản lực (RSZO)  “Smerch” hay là bán cả giấy phép sản xuất loại vũ khí này.
Chỉ biết rằng ngay sau đó trong Quân Đội Trung Quốc đã xuất hiện loại  RSZO A-100 cực kỳ giống RSZO “Cmerch”, và tiếp theo là RNL -03- hoàn toàn là một bản copy hoàn toàn của “Smerch”. Các tổ hợp pháo tự hành Type 88 (RLZ-05) rất giống với “ Msta” của  Nga  mặc dù chúng ta không hề bán nó cho Trung Quốc.
Nga cũng chưa  bao giờ cấp giấy phép cho Trung Quốc sản xuất hệ thống tên lửa phòng không S-300, nhưng cũng bó tay chịu  để người Trung Quốc sao chép hoàn toàn phiên bản này dưới tên gọi là HQ-9.
Không chỉ riêng đối với công nghệ  Nga, Trung Quốc cũng đã đánh cắp được công nghệ chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không “Crotal”, tên lửa chống tàu “Exzoset”, tổ hợp tên lửa trên tàu M-68 và v.v của người Pháp.
Cùng với việc tổng hợp công nghệ nước ngoài, bổ sung thêm một chút gì đấy của riêng mình, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc bắt đầu chế tạo các mẫu hoàn toàn nội địa: các tổ hợp pháo- tên lửa phòng không Type 95 (PGZ-04), pháo tự hành PLL-05 và PLL-02, xe chiến đấu bộ binh bọc thép ZBD-05 và v.v.

Nhìn chung, như đã nói ở trên, trên thực tế đối với tất cả các loại vũ khí thông thường thì ưu thế chất lượng của Nga đã thuộc về quá khứ. Đối với một số loại Trung Quốc đã vượt chúng ta- ví dụ như máy bay không người lái và vũ khí bộ binh.Chế tạo tại  Trung Quốc  
Người Trung quốc dần dần thay “Kalashnhikov” (AK-47) bằng súng trường mới nhất theo sơ đồ “Bullpap” chế tạo theo mẫu của AK và của các loại súng tiểu liên Phương Tây (như FAMAS, L85). Có một số chuyên gia  (Nga) cho rằng Trung Quốc đang trong giai đoạn phụ thuộc về công nghệ đối với Nga vì Nga  là đối tác chính cung cấp vũ khí (thành thử Trung Quốc sẽ không thể tấn công Nga), nhưng những suy nghĩ như vậy là hết sức ngây thơ.
Trung Quốc chỉ mua những loại vũ khí của Nga mà họ cần cho các chiến dịch tấn công Đài Loan và Mỹ (cho đến lúc mà Trung Quốc vẫn còn có ý định nghiêm túc là chiếm Đài Loan). Và cũng rất rõ ràng là cuộc chiến tranh trên biển giữa Trung Quốc và Nga là không thể xảy ra vì không có một bên nào cho rằng đấy là cần thiết. Cuộc chiến tranh  Trung – Nga trong tương lai sẽ chỉ xảy ra trên bộ.
Để làm rõ hơn vấn đề này chỉ cần chú ý đến một chi tiết là Trung Quốc không hề mua của Nga bất kỳ loại trang bị kỹ thuật nào dùng cho Lục quân, bởi vì trong chiến tranh với Nga Trung Quốc sẽ sử dụng chính lực lượng này.
Ngay cả đối với không quân, Trung Quốc cũng không còn phụ thuộc vào Nga. Nước này đã mua một khối lượng hạn chế các máy bay tiêm kích Su-27- tất cả chỉ có 76 chiếc, trong số đó có tới 40 chiếc Su-27 UB (máy bay tác chiến- huấn luyện).
Với một tỷ lệ đáng ngạc nhiên giữa số lượng máy bay chiến đấu và máy bay huấn luyện như vậy (36/40)  không khó để nhận thấy rằng Su- 27 do Nga sản xuất mà Trung Quốc mua chỉ được sử dụng cho một mục đích là huấn luyện phi công.
Sau đó, như mọi người đã biết Trung Quốc từ chối không sản xuất theo giấy phép Su-27 bằng các chi tiết đồng bộ của Nga nữa, họ chỉ sản xuất 105 máy bay trong tổng sô 200 chiếc theo hợp đồng. 
Đồng thời, Trung Quốc bắt đầu sao chép mẫu máy bay này và sản xuất không giấy phép máy bay nhân bản từ Su-27 dưới tên gọi J-11B với động cơ, vũ khí và trang bị hàng không của mình. Hơn nữa, nếu như vào đầu những năm 60 các bản sao vũ khí Liên Xô của Trung Quốc còn vụng về  thì đối với  J-11B, - căn cứ vào các số liệu thu thập được- nó hầu như không thua kém chút nào so với Su-27.
Có thể rút ra một kết luận là, trong thời gian gần đây hợp tác kỹ thuật – quân sự Nga- Trung bị ngưng trệ. Một phần có thể giải thích là do các tổ hợp công nghiệp quồc phòng Nga đang trong giai đoạn trì trệ và không thể rao bán cho Trung Quốc những cái mà họ cần, một lý do khác và có lẽ đây là lý do quan trọng hơn là Trung Quốc đang nghiêm túc chuẩn bị tiến hành các hoạt động tác chiến chống lại Liên Bang Nga trong tương lai gần.
Vì J-11B có các tính năng kỹ – chiến thuật coi như là tương đương với Su-27 và J-10 của Trung Quốc (được chế tạo dựa theo mẫu máy bay “Lavi” của Ixrael nhưng sử dụng công nghệ Nga và công nghệ của chính Trung Quốc) hoàn toàn ngang ngửa với Mig-29 cho nên Nga hoàn toàn không có một chút ưu thế chất lượng nào trong các cuộc không chiến.
Còn ưu thế về số lượng thì rõ ràng đã thuộc về phía Trung Quốc, đặc biệt là nếu tính tới sự yếu kém của hệ thống phòng không Nga (nhất là ở khu vực Viễn Đông). Về Su-30 thì ưu thế về số lượng của Trung Quốc là áp đảo: Trung Quốc có 120 trong khi Nga chỉ có 4 chiếc (ở khu vực Viễn Đông-ND).
Nhược điểm chủ yếu của phía Trung Quốc – không có máy bay cường kích và máy bay lên thẳng tấn công, nhưng đấy cũng không phải là thảm họa đối với nước này, bởi vì trên mặt đất tình hình của phía Nga còn tệ hơn nhiều.
Hiệu ứng số đông
Các xe tăng tốt nhất của Trung Quốc – Type 96 và Type 99 ( cũng là Type 98G) – hầu như không thua kém chút nào so với các xe tăng của chúng ta( Nga) như – T-72B, T- 80U và  T-90.
Quả thật, các loại tăng trên của cả hai bên là “anh em họ hàng gần”, chính vì thế mà các tính năng kỹ- chiến thuật của chúng là tương đương nhau. Trong bối cảnh đó giới lãnh đạo Bộ quốc phòng Nga thời gian gần đây lại có những tính toán gần như giải tán Binh chủng tăng – thiết giáp với quyết định chỉ giữ lại trong Quân đội Nga 2000 chiếc (dưới thời bộ trưởng A. Serdiukov- mới bị cách chức 06/11/2012-ND).
Hiện nay số lượng tăng hiện đại của Trung Quốc cũng vào khoảng từng ấy chiếc. Còn những chiếc xe tăng cũ theo mẫu của T-54 (loại Type 59 đến Type 80) thì có số lượng lớn hơn nhiều (không dưới 6000 chiếc).
Những chiếc tăng này có thể sử dụng rất hiệu quả chống lại các xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân cũng như để tạo ra “hiệu ứng số đông“. Hoàn toàn rất có thể là Bộ tổng tư lệnh Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa sẽ sử dụng chính những chiếc xe tăng tương đối cũ này để tiến hành đòn tấn công đầu tiên.
Chúng dù sao chăng nữa cũng sẽ gây cho Nga ít nhiều thiệt hại, nhưng điều quan trọng hơn- thu hút về phía mình hỏa lực chống tăng của ta (Nga), và sau đó Trung Quốc sẽ sử dụng các xe tăng hiện đại hơn tấn công tuyến phòng thủ lúc này đã bị tiêu hao và  yếu đi của Nga.
Cũng tương tự như vậy, trên không các máy bay tiêm kích kiểu cũ như J-7 và J-8 cũng sẽ tạo ra “hiệu ứng đám đông” theo đúng kịch bản trên.
Như vậy có nghĩa là trong tương quan so sánh các mẫu vũ khí hiện đại thì Nga và Trung Quốc là tương đương nhau (cả về cả chất lượng và số lượng) và đang ngày càng lệch cán cân về phía Trung Quốc.
Trong khi đó, Quân đội Trung Quốc có một khối lượng lớn các “bức rèm” làm từ các mẫu vũ khí – trang bị kỹ thuật cũ nhưng còn rất hiệu quả, hoàn toàn có thể sử dụng như là vật tư “tiêu hao” để làm cạn kiệt khả năng phòng ngự của Quân đội Nga.
Trong điều kiện hiện nay khi mà Trung Quốc đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải là “thiếu hụt cô dâu” thì việc mất một vài trăm nghìn các chiến binh nam giới trẻ đối với giới lãnh đạo Trung Quốc không những không phải là một vấn đề mà có khi lại là một “phúc lợi”. Cũng tương tự như vậy đối với việc “thanh lý” trong chiến tranh vài nghìn đơn vị phương tiện tăng thiết giáp đã lạc hậu.
Hiện nay chỉ cần 2 trong số 7 quân khu của Quân đội Trung Quốc- Quân khu Bắc Kinh và Quân  khu  Lan Châu (đây là 02 quân khu mạnh nhất của Trung Quốc, có tới 4/9 sư đoàn tăng, 6/9 sư đoàn bộ binh cơ giới, 6/12 lữ đoàn tăng của toàn bộ Lục quân Trung Quốc) - bố trí gần biên giới với nước Nga, là đã đủ mạnh hơn toàn bộ Lực lượng vũ trang Nga (từ Kaliningrad đến Camchatka).
Và trên chiến trường tiềm năng (Ngoại Baikal và Viễn Đông) thì sức mạnh của hai bên là không tương đương một chút nào. Trung Quốc có ưu thế hơn Nga không phải vài lần mà là hàng chục lần.
Hơn nữa, việc chuyển quân từ phía Tây sang phía đông khi có chiến tranh thực sự xảy ra trên thực tế là không thể thực hiện được vì lính biệt kích Trung Quốc chắc chắn sẽ chia cắt được ngay tuyến vận tải xuyên Xibiri trên nhiều địa điểm dọc tuyến, trong khi các tuyến vận tải khác nối với phía đông chúng ta không có  (tuyến đường hàng không chỉ có thể vận tải được người chứ không vận tải được các phương tiện kỹ thuật hạng nặng).
Các xe tăng của đối phương nhanh hơn
Không những thế, về mặt huấn luyện kỹ năng tác chiến, đặc biệt là tại các đơn vị và binh đoàn được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại thì Quân đội Trung Quốc đã vượt Quân đội Nga từ lâu.
Ví dụ, tại Tập đoàn quân xe tăng sô 38 của Quân khu Bắc Kinh, tất cả pháo binh đã được tự động hóa, nó tuy kém Mỹ về độ chính xác khi bắn nhưng đã vượt Nga. Tốc độ tấn công của Tập đoàn quân xe tăng sô 38 đạt tới 1.000 km/ tuần (tức 150 km/ ngày đêm).
Như vậy, trong một cuộc chiến tranh thông thường, Nga không hề có một cơ hội nào. Tuy rất đáng tiếc nhưng vũ khí hạt nhân cũng không phải là cứu cánh của Nga vì Trung Quốc cũng có vũ khí hạt nhân. Quả thực là Nga đang có ưu thế về lực lượng hạt nhân chiến lược nhưng ưu thế này cũng đang nhanh chóng giảm dần.
Không những thế, chúng ta không có tên lửa đạn đạo tầm trung là loại vũ khí mà Trung Quốc đang sở hữu và điều đó đã là quá đủ để bù lại sự tụt hậu của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (sự tụt hậu này cũng đang giảm dần).
Các số liệu xác thực về tương quan vũ khí hạt nhân chiến thuật (giữa Trung Quốc và Nga) hiện không rõ, nhưng chỉ cần nhớ một điều là chúng ta (Nga) buộc phải sử dụng loại vũ khí này ngay trên lãnh thổ của mình.
Còn nếu hai bên sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược để tấn công lẫn nhau thì tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc đủ để tiêu diệt các thành phố chủ yếu ở phần Châu Âu của nước Nga mà Trung Quốc không cần đến (vì có quá nhiều dân và quá ít tài nguyên).
Rất có thể là  phía Nga cũng hiểu điều đó nên sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Chính vì vậy mà việc kiềm chế hạt nhân đối với Trung Quốc – cũng là chuyện hoang đường không kém gì việc cho rằng Trung Quốc phụ thuộc vào công nghệ Nga. Tốt nhất là hãy học tiếng Tàu đi.  
(Đây là quan điểm riêng của tác giả và cũng thể hiện quan điểm của một bộ phận lớn giới phân tích chính trị- quân sự Nga và rất đáng để tham khảo).   
 
Lê Hùng


http://baodatviet.vn/quoc-phong/toan-canh/201301/Chuyen-gia-Nga-phan-tich-thang-suc-manh-quan-su-Trung-Quoc-2211427/

Khám phá kho vũ khí bí mật Trung Quốc


VietnamDefence - Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng một quân đội lớn hơn, trang bị vũ khí tinh vi hơn. Đây là những gì họ có, những gì họ muốn có, và những gì có ý nghĩa đối với Mỹ.
Ẩn kiếm 

Năm 2006, Trung Quốc hé lộ một thiết kế máy bay không người lái (UAV) gọi là Anjian (Ẩn kiếm, Dark Sword), nhưng từ đó nó đã biến mất khỏi con mắt công chúng. Các nhà phân tích phương Tây không chắc liệu máy bay này vẫn còn đang được phát triển hay không. Nếu có, những tính năng thiết kế nhất định, chẳng hạn như một động cơ phản lực-không khí dòng thẳng (ramjet) cho thấy đây là một UAV tốc độ cao, có thể làm nhiệm vụ giám sát và tấn công ở xa bờ biển Trung Quốc.

Dù số phận của Dark Sword ra sao, các kế hoạch UAV của Trung Quốc vẫn đầy tham vọng. Mùa hè 2012, chính phủ Trung Quốc đã công bố các kế hoạch xây dựng 11 căn cứ UAV ở ven biển.

Ẩn kiếm

Dực thủ long I
UAV Dực thủ long I (Pterodactyl I) của Trung Quốc rất giống với UAV Predator của quân đội Mỹ. Dường như, nó được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát thời gian dài, ở độ cao trung bình, và tấn công. Một UAV khác của Trung Quốc là Thăng Long (Soaring Dragon) trông giống như một phiên bản nhỏ hơn của RQ-4 Global Hawk của quân đội Mỹ. Các nhà phân tích cho rằng, nó được thiết kế để giám sát trên biển và trinh sát ở độ cao lớn.

Dực thủ long I và Thăng long

J-20
Năm 2011, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm J-20, tiêm kích tàng hình đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển. Máy bay này được cho là có thể được đưa vào trang bị sau năm 2017.

Các nhà phân tích cho rằng, J-20 được trang bị lớp phủ làm tán xạ sóng radar và có các khoang vũ khí bên trong thân. Hiện có rất ít thông tin công khai về chương trình về chương trình phát triển máy bay tiêm kích của Trung Quốc, nhưng sự xuất hiện vào tháng 9/2012 của mẫu chế thử tiêm kích tàng hình thứ hai là J-31 Falcon Eagle mà một số nhà quan sát cho là có thể có khả năng cất/hạ cánh trên tàu sân bay cho thấy, J-20 chỉ là loại đầu tiên trong một loạt các tiêm kích tiên tiến của Trung Quốc.

J-20

DF-21D
Tên lửa đạn đạo triển khai tĩnh tại là mục tiêu dễ dàng cho các lực lượng đối phương để tiêu diệt bằng đòn tấn công phủ đầu. Các tên lửa cơ động DF-21D phóng từ xe ô tô bệ phóng thì không phải như vậy. Sau khi được phóng lên từ gần bờ biển, tên lửa bay vào vũ trụ rồi quay trở lại khí quển với tốc độ hơn 3.000 dặm/h và lao 1.300 kg thuốc nổ vào mục tiêu. Trung Quốc không đặt cho DF-21D biệt danh “sát thủ tàu sân bay”. Các nhà phân tích quân sự Mỹ đã làm như vậy.
Tên lửa đường đạn đạo chống tàu DF-21D

Thần long 
Với một trạm không gian đang được xây dựng và các kế hoạch cho một chuyến bay vũ trụ có người lái lên mặt trăng, Trung Quốc đang tìm cách làm thay đổi cán cân sức mạnh trên quỹ đạo. Năm 2007, Trung Quốc đã phô trương các tên lửa chống vệ tinh bằng cách bắn hạ một vệ tinh thời tiết bị loại bỏ, tạo ra 40.000 mảnh rác trong vũ trụ.

Hiện nay, họ đang thử nghiệm một phương tiện bay quỹ đạo không người lái quỹ đạo có tên là Thần long (Shenlong). Có thể sánh với máy bay vũ trụ X-37B của Không quân Mỹ, Thần long có thể nhanh chóng đặt các vệ tinh vào quỹ đạo và có tiềm năng mang các vũ khí có thể vô hiệu hóa các vệ tinh thông tin, định vị và giám sát của các quốc gia đối địch.
Máy bay vũ trụ Thần long
Nguồn: Popsci, 12.10.2012.
http://vietnamdefence.com/Home/thuvien/media/Kham-pha-kho-vu-khi-bi-mat-Trung-Quoc/20131/52264.vnd

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Những vấn đề phát sinh từ sự phát triển của Trung Quốc


VietnamDefence - Nếu tình hình tài chính của EU, Mỹ và Nhật Bản trong thời gian tới không được cải thiện, Trung Quốc một là sẽ phải tìm kiếm những thị trường tiêu thụ nước ngoài mới và phát triển thương mại với các đối tác thay thế, hai là mở rộng dung lượng thị trường nội địa.
“Nền kinh tế hải đảo”
 
Kinh tế Trung Quốc mỗi năm một tiến gần hơn đến mô hình gọi là “quốc gia hải đảo”, tức là mô hình của một hệ thống kinh tế mà sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu đã gần với mức nguy kịch. Với tư cách ví dụ của hệ thống như thế có thể nói đến Nhật Bản, Hàn Quốc, còn với tư cách ví dụ lịch sử thì có thể nói đến nước Anh vào cái thời mà nó vẫn còn là một nước công nghiệp hùng mạnh và hoạt động để xuất khẩu.
Không còn nghi ngờ gì, hiện nay mức độ phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn cung nguyên liệu còn lâu mới lớn như Nhật Bản. Trung Quốc có một số lượng khá lớn tài nguyên của mình. Nhưng mỗi năm, nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc lại tăng và là tăng nhiều. Ví dụ, với đời sống dân chúng khấm khá lên thì nhu cầu thực phẩm và nhất là thịt và cá cũng tăng, còn với sự phát triển của ngành sản xuất ô tô thì nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ cũng tăng lên. Ví dụ, có thời Trung Quốc đã bảo đảm được nguồn năng lượng không chỉ cho mình mà cả một số nước láng giềng. Từ năm 1993, sau khi đẩy mạnh sản xuất và hoạt động ngoại thương, Trung Quốc đã dịch chuyển từ nhóm nước cung cấp nguồn năng lượng sang nhóm nước nhập khẩu dầu mỏ, còn kể từ năm 2003, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới trong nhóm nước này, chỉ sau Mỹ.

Lãnh thổ Trung Quốc, một trong những quốc gia rộng lớn nhất thế giới, do độ lớn của mình tạo ra ấn tượng tâm lý nhất định. Tuy nhiên, gần một nửa lãnh thổ đó là núi cao như Tây Tạng hay các khu vực sa mạc như Gobi và vùng thấp Tarim khó khai khẩn. Khu vực kinh tế hiệu quả nhất của Trung Quốc là các khu vực miền đông, cũng như các tỉnh duyên hải miền bắc và đông nam với khí hậu dễ chịu, các loại cây trồng có năng suất cao, chi phí cho sản xuất công nghiệp và kinh tế đô thị thấp. Sinh sống chính ở các tỉnh này mà dân cư tuyệt đại đa số là dân tộc Hán đa số là phần lớn dân cư Trung Quốc.

Ngoại thương Trung Quốc
Tại thời điểm này, Trung Quốc là quốc gia công nghiệp dẫn đầu nền kinh tế thế giới và là quốc gia nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Theo Nhân dân nhật báo điện tử, tháng 8/2012, xuất khẩu của Trung Quốc là 173,31 tỷ USD, cao hơn 24,5% so với tháng 8/2011. Tháng 1-8/2012, tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc là 2.352,53 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2010.

Cũng cần lưu ý rằng, theo số liệu của South China Service Group, trong số 200 tập đoàn, tổng công ty xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc, có 185 nằm ở các tỉnh miền đông Trung Quốc, tức là hầu như sát với các trung tâm cảng biển lớn nhất Trung Quốc.
 
Các khách hàng thương mại chủ yếu của Trung Quốc là Mỹ, EU và Nhật Bản. Các nước này chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Được biết, nền kinh tế của chính các quốc gia này đang là nguồn chủ yếu làm lan tràn khủng hoảng thế giới. Mức nợ nội địa cũng như nợ nước ngoài của các nước này là rất lớn và đang tiếp tục tăng. Một trong những cách hiệu quả nhất để cắt giảm nợ là cắt giảm chi phí nhà nước (trước hết là cho quốc phòng) và giảm lương và chi phí xã hội cho người lao động.

Chẳng hạn, nếu như Mỹ hoàn toàn có khả năng thắt lưng buộc bụng hơn nữa đối với dân chúng Mỹ thì Nhà Trắng sẽ không chịu cắt giảm các chương trình vũ khí của họ. Rõ ràng là yếu tố cuối cùng này sẽ chỉ làm tăng sự hung hăng của chính sách đối ngoại Mỹ và buộc chính phủ Mỹ tìm kiếm các nguồn thu ở nước ngoài bằng cách sử dụng sức mạnh vũ trang. Minh họa cho điều đó là những sự kiện gần đây ở thế giới Hồi giáo.

Bởi lẽ sự sụt giảm đáng kể mức sống của dân chúng Mỹ, Eu và Nhật Bản nhiều khả năng sẽ xảy ra ngay trong thập niên này nên chờ đợi Trung Quốc là sự tụt giảm đột biến thu nhập từ xuất khẩu.

Thư ký báo chí của Bộ Thương mại Trung Quốc Shen Danyang đã tuyên bố rằng, mức xuất khẩu từ Trung Quốc trong nửa cuối năm 2012 có thể ngừng tăng: “Bây giờ, yếu tố chủ yếu kìm hãm sự phát triển thương mại là sự sụt giảm đột biến xuất khẩu sang các nước EU. Chúng ta chờ đợi tình hình ngoại thương xấu đi vào nửa cuối năm cùng với sự phát triển của cuộc khủng hoảng nợ và nhịp độ tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, gây khó khăn nghiêm trọng cho việc đạt được các mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu”.

Cựu thứ trưởng thương mại Trung Quốc Wei Jianguo cho rằng, điều tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước: “Khối lượng đơn đặt hàng dịp Giáng sinh thấp hơn bình thường, trong khi chính các đơn đặt hàng quà tặng năm mới mang lại cho các nhà sản xuất nguồn thu nhập lớn nhất”. Theo ông này, chính phủ Trung Quốc cần cấp tốc giảm thuế xuất khẩu và tăng quy mô hỗ trợ nhà nước cho các công ty đang cố tiến vào các thị trường mới như Nga, Brazil và các nước Đông Nam Á. Hiện tại, các nước này chỉ chiếm 20% tổng lượng xuất khẩu của Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ các đối tác thương mại của mình giữ sự ổn định tài chính. Đầu tháng 11/2012, đại diện Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Trung Quốc Li Daokui tuyên bố rằng, Bắc Kinh sẵn sàng cung cấp cho EU 100 tỷ USD. Tuy nhiên, đổi lại, chính phủ Trung Quốc chờ đợi được hưởng một số ưu đãi.

“Chúng tôi muốn giúp đỡ, nhưng chúng tôi không phải là tổ chức từ thiện”, một nguồn tin của hãng Reuters nói.

Để bắt đầu, Trung Quốc mong muốn đẩy nhanh việc đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ SDR, nơi hiện tại mới có 4 đồng tiền (đô la Mỹ, euro, yen và bảng Anh). “Chúng tôi phải mở rộng việc sử dụng SDR của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, cải cách giỏ tiền tệ”, ông Hồ Cẩm Đảo, người vừa rời chức chủ tịch Trung Quốc nói với các đối tác châu Âu. Việc gia tăng vai trò của đồng nhân dân tệ làm hạn chế lớn các khả năng của Mỹ và EU. Đáp lại đề nghị của Trung Quốc, Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde đã tuyên bố rằng, bây giờ chưa phải là thời điểm tốt nhất để làm xáo động giỏ tiền tệ. Ngoài ra, Bắc Kinh không phản đối việc cải thiện vị thế của mình trong WTO, điều này gây khó khăn cho EU trong việc thông qua các biện pháp trừng phạt chống Trung Quốc như một quốc gia với “nền kinh tế phi thị trường”.

Cuối cùng, tại các cuộc đàm phán diễn ra tháng 9/2012 ở Brussels trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã yêu cầu gỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc vốn được áp dụng từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989 và hủy bỏ thuế đánh váo hàng loạt hàng hóa Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cũng cần thấy rằng, sự giúp đỡ của Trung Quốc thậm chí được giành cho EU vô điều kiện cũng chỉ có thể trì hoãn cuộc khủng hoảng kinh tế của thế giới phương Tây. Việc giải quyết các vấn đề của châu Âu phải mang tính hệ thống, việc vá các lỗ thủng tài chính bằng tiền của Trung Quốc sẽ không mang lại hiệu quả thật sự.

Vậy thì nếu như tình hình tài chính của EU, Mỹ và Nhật Bản trong thời gian tới mà không được cải thiện, Trung Quốc một là sẽ phải tìm kiếm những thị trường tiêu thụ nước ngoài mới và phát triển thương mại với các đối tác thay thế (Mỹ Latinh, Nga, châu Phi...), hai là mở rộng dung lượng thị trường nội địa.

Ngoại thương Trung Quốc với các đối tác thương mại chủ yếu của mình (và không chỉ với họ) đang được thực hiện chủ yếu bằng đường biển. Tuyến đường chuyên chở hàng hóa Trung Quốc chẳng hạn sang châu Âu khởi đầu từ các cảng ở bờ đông Trung Quốc đi qua eo biển Malacca sang Ấn Độ Dương, cắt ngang Ấn Độ Dương và đi qua Biển Đỏ và kênh đào Suez ở Địa Trung Hải. Tiếp đó, các tàu biển tản đến các hải cảng châu Âu.
Các nhà cung cấp dầu mỏ chính cho Trung Quốc là các nước Trung Đông: Saudi Arabia, Iran, Sudan…, cũng như Angola. Theo Reuters, Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu dầu mỏ 10-65% đến năm 2015. Chính phủ Trung Quốc đang có những nỗ lực lớn để đa dạng hóa nguồn cung năng lượng. Con đường chủ yếu cung cấp dầu mỏ Cận Đông về Trung Quốc là tuyến đường biển “Liên Châu” (String of Pearls) chạy qua vịnh Persique, Ấn Độ Dương, eo biển Malacca và Biển Đông.

Việc kiểm soát bằng hải quân đối với tuyến đường này là rất quan trọng đối với Trung Quốc, nhưng hiện thời quyền kiểm soát này do Hải quân Mỹ nắm giữ với sự hỗ trợ của các cụm tàu sân bay chiến đấu. Nghĩa là các vấn đề ngoại thương của Trung Quốc gắn rất chặt với các vấn đề chiến lược-quân sự của họ.
VietnamDefence - Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu dầu mỏ, nên một trong những phương tiện để Mỹ kiểm soát về chính trị hoạt động nhập khẩu này là thúc đẩy thiết lập các chế độ thân Mỹ tại các nước xuất khẩu dầu mỏ hoặc tạo tình hình chính trị bất ổn tại các nước này.
Các vấn đề chính sách đối ngoại
Vấn đề chính sách đối ngoại chính của Trung Quốc là việc nước này có các quốc gia đối thủ rất muốn làm họ lâm vào tình trạng thảm hại và bất lực. Những quốc gia đối thủ đó không phải là sự hiện thân của đại ác, họ đơn giản theo đuổi các lợi ích của mình, cả lợi ích kinh tế lẫn lợi ích chính trị.
Đối thủ đối ngoại chủ yếu của Trung Quốc là Mỹ. Phần lớn tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ điều đó, vì thế họ không nhìn thấy triển vọng ở các loại dự án có tính trang trí kiểu như G2 mà thi thoảng chính quyền Washington lại soạn thảo ra.
Liên quan đến thời gian trước khi đảng cộng sản Trung Quốc và cá nhân Mao Trạch Đông lên cầm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, thì lợi ích của các nước phương Tây và Nhật Bản tại Trung Quốc là ăn cướp và bóc lột nhân dân Trung Quốc, đầu độc họ bằng thuốc phiện. Ngày nay, lợi ích của Mỹ, EU và Nhật Bản đối với Trung Quốc không khác mấy so với trước đây, nhưng chúng hoặc là bị ngăn chặn, hoặc là bị hạn chế bởi khả năng của quân đội Trung Quốc.
Vậy lợi ích của Mỹ và đồng minh ở Trung Quốc nằm ở đâu?

Trước khi trả lời câu hỏi này, cần lưu ý đến vấn đề sau đây. Ý tưởng về một trật tự thế giới và vị trí của Trung Quốc trong đó sống trong đầu óc giới chính trị gia phương Tây rất đơn giản. Một tỷ người Trung Hoa đỏ phải sản xuất hàng hóa vật chất cho phương Tây với đồng lương 200 USD/tháng. Cái gọi là “tỷ bằng vàng” (Golden Billion) có quyền tùy ý tiêu xài hàng hóa được sản xuất ở Trung Quốc và các nước khác thuộc thế giới thứ ba. Phần lớn dân chúng các nước phương Tây đang làm việc trong lĩnh vực dịch và và kiếm được 1.200 USD/tháng, bởi lẽ cũng phải có ai đó làm công việc bảo vệ, chăm sóc y tế, giáo dục, văn phòng ở các văn phòng bất động sản và nói chung là phục vụ một bộ phận đặc quyền (thường là chiếm 20%) của “một tỷ bằng vàng”. Còn việc dọn rác trên đường phố các thành phố phương Tây thì những lao động làm thuê nước ngoài từ các nước Hồi giáo có thể giải quyết công việc quan trọng này một cách hiệu quả, hơn nữa với mức thù lao rất khiêm tốn.
Như vậy, thậm chí không phải lợi ích mà nhiệm vụ của Mỹ với tư cách quốc gia lãnh đạo chính trị-quân sự của phương Tây là hiện thực hóa ý tưởng nêu trên và bảo đảm hoạt động thông suốt của trật tự thế giới đã được thiết lập.
Do đó, những sự kiện gần đây gây ra sự khó hiểu nào đó. Cụ thể là việc Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đề nghị bỏ cấm vận vũ khí phương Tây đối với Trung Quốc và yêu cầu của Trung Quốc đòi đưa nhân dân tệ vào giỏ SDR để đổi lấy trợ giúp tài chính cho EU. Nỗ lực của một tỷ người Trung Hoa đỏ trở thành một phần của “một tỷ bằng vàng” thật ngây ngô gần như là sự càn rỡ thành thật.
 
Nhiệm vụ của Mỹ là giữ Trung Quốc trong sự kiểm soát về quân sự, chính trị, kinh tế và ý thức hệ. Người lao động Trung Quốc phải làm việc ngoan ngoãn và nhịp nhàng để cung cấp một nửa số sản phẩm do họ sản xuất ra sang các nước phương Tây để đổi lấy miếng giấy in nhiều màu do Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED phát hành, tiêu thụ các sản phẩm của Hollywood và coi nước Mỹ là ngọn hải đăng của tự do và thịnh vượng.
Những cách thức và phương pháp của Mỹ kiểm soát Trung Quốc rất khác nhau. Trước hết, chúng ta sẽ nói đến một số khả năng chính trị nhằm giữ Trung Quốc trong vòng kiềm tỏa.

Mục tiêu chính trị chủ yếu của Mỹ đối với Trung Quốc là cô lập quốc tế tối đa, dựng vòng vây thù địch quanh đường biên giới Trung Quốc và dựng lên một khối quân sự-chính trị chống Trung Quốc. Tất cả những điều đó đang được thực hiện dưới ngọn cờ của học thuyết “Trở lại châu Á”.
Nền tảng của khối chống Trung Quốc tương lai mà đúng hơn là đã hiện hữu sẽ là Mỹ, các đồng minh của họ trong NATO, Australia (với tư cách nơi trú đóng các căn cứ quân sự) và Nhật Bản. Washington cũng đang tích cực lôi kéo Ấn Đội vào khối chống Trung Quốc. Ấn Độ có quan hệ thù địch từ lâu với Trung Quốc, vốn thỉnh thoảng lại biến thành tranh chấp ngoại giao và chiến tranh biên giới. Ấn Độ nằm trong câu lạc bộ hạt nhân, có chương trình vũ trụ, nền tảng khoa học phát triển và triển vọng không tồi để thách thức Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế.
Ngoài ra, Mỹ cũng duy trì quan hệ hữu hảo với nhiều nước Đông Nam Á có xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông và nói chung là lo sợ sự tăng cường quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Hiện nay, Washington đang tìm cách thiết lập quan hệ quan hệ đối tác quân sự-chiến lược với Việt Nam. Về vấn đề này, có thể trích dẫn phát biểu của người đứng đầu Lầu Năm góc vào mùa hè năm nay.

“Việc tiếp cận của các tàu quân sự Mỹ tới cơ sở này (vịnh Cam Ranh) là yếu tố then chốt trong quan hệ của chúng tôi, và chúng tôi nhìn thấy ở đây tiềm năng to lớn cho hợp tác. Sự hợp tác với các đối tác như Việt Nam và sử dụng các vịnh như vịnh này có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh chúng tôi đang chuyển các hạm tàu và các căn cứ của chúng tôi tới đây, đến khu vực Thái Bình Dương”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói với các phóng viên trên boong tàu vận tải Richard Byrd. Vịnh Cam Ranh là một trong những vị trí chiến lược trọng yếu nhất cho phép kiểm soát Đông Nam Á.

Bởi lẽ Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu dầu mỏ, nên một trong những phương tiện để Mỹ kiểm soát về chính trị hoạt động nhập khẩu này là thúc đẩy thiết lập các chế độ thân Mỹ tại các nước xuất khẩu dầu mỏ hoặc tạo tình hình chính trị bất ổn tại các nước này. 
Ví dụ hùng hồn cho điều đó là các sự kiện ở Sudan. Kể từ năm 1999, Trung Quốc đã đầu tư hơn 15 tỷ USD vào đất nước Phi châu lạc hậu này. Năm 2006, Sudan đã trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ tư vào Trung Quốc. Cùng năm, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.

Tuy nhiên, các mỏ dầu Sudan lại tập trung ở miền nam nước này, từ đó dầu mỏ được bơm qua các đường ống đến các cảng biển đầu mối ở miền bắc. Theo khẳng định của nhà báo nổi tiếng William Engdahl,

Chính phủ Mỹ đã tài trợ cho các phần tử ly khai Nam Sudan và công khai ủng hộ kết quả trưng cầu dân ý năm 2011 về vấn đề tách khu vực khai thác dầu lửa của nước này khỏi phần còn lại của Sudan.
Định hướng chống Trung Quốc trong chính sách của Mỹ vốn được đẩy mạnh gần đây không liên quan đến việc Washington muốn phá vỡ trật tự thế giới đã hình thành, ném bom Bắc Kinh và tiến hành dân chủ hóa và phi cộng sản hóa triệt để Trung Quốc. Hoàn toàn không phải thế. Chính phủ Mỹ, trái lại, ủng hộ duy trì hiện trạng toàn cầu (không phù hợp với nó là các chế độ mà Bộ Ngoại giao Mỹ gọi là “các nhà nước cứng đầu”) hình thành sau khi Liên Xô sụp đổ, và đang nhiệt tình đóng vai sen đầm quốc tế.
Theo chính phủ Mỹ, Trung Quốc và một số hành động của nước này nhằm có sự độc lập và ảnh hưởng lớn hơn là một vấn đề đối với trật tự thế giới và sự yên bình của thế giới. Chẳng hạn, mong muốn lộ liễu của Trung Quốc bảo vệ các tuyến đường vận chuyển dầu mỏ đến Trung Quốc, trước hết là tuyến “Liên châu” (chuỗi ngọc trai). Để làm thế, Trung Quốc cần có hàng loạt căn cứ hải quân, căn cứ hậu cần và điểm tựa nằm dọc theo con đường đi của các tàu chở dầu. Rõ ràng là các thỏa thuận của Trung Quốc với Pakistan (Gwadar), Sri Lanka (Hambantota), Bangladesh (Chittagong)… chủ yếu là nhằm mục tiêu này.

VietnamDefence - Việc Trung Quốc tự đóng hạm đội tàu sân bay có sức mạnh tương đương với Hải quân Mỹ, phát triển của lực lượng hỗ trợ hoạt động trên đại dương của nó, cũng như thiết lập mạng lưới căn cứ hải quân và các trạm tiếp tế tất yếu đưa Trung Quốc tới sự đụng độ quân sự với Mỹ.
Các vấn đề chiến lược quân sự

Các nhiệm vụ chiến lược quân sự của Trung Quốc phần nhiều được quy định bởi các nhu cầu của hoạt động ngoại thương và các vấn đề chính sách đối ngoại của họ có liên quan đến hoạt động này. Vậy giữa sức mạnh quân sự, ngoại thương và chính sách đối ngoại nói chung có thể có liên hệ như thế nào? Ví dụ, nếu một quốc gia nào đó phụ thuộc vào các nguồn cung tài nguyên bằng đường biển, thì rõ ràng là xu hướng xây dựng quân đội của nước đó thiên về ưu tiên phát triển hải quân.
Nếu các tuyến đường biển nhập khẩu năng lượng có chiều dài khá xa, khi đó, quốc gia ấy cần phải quan tâm đến việc xây dựng các binh đoàn tàu sân bay và các căn cứ hải quân, các trạm tiếp tế ở nước ngoài. Đó là con đường mà Trung Quốc hiện nay buộc phải đi uống bởi vì kinh tế Trung Quốc đang có tính chất kinh tế “hải đảo”.
Nhật Bản dựa vào sự bảo trợ của quân đội Mỹ để giải quyết các vấn đề an ninh cho hoạt động vận chuyển hàng hóa đường biển của mình. Dĩ nhiên, để đổi lấy sự bảo trợ đó, Nhật buộc phải nhượng bộ Mỹ cả trong lĩnh vực chính trị lẫn kinh tế. Điều đó không thể thỏa mãn toàn thể người Nhật, nhưng nhưng họ đã thua cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương.
Gần đây, Trung Quốc đã đóng hoàn thiện tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của mình vốn do Liên Xô thiết kế. Đúng hai tháng sau sự kiện này, vào ngày 21/11/2012, Tổng giám đốc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc Hu Wenmin cho biết: “Chúng ta phải tăng cường các dự án phát triển và năng lực sản xuất sản xuất vũ khí và trang bị của mình để bù đắp sự thiếu hụt chúng của nước ta và tự chủ đóng các tàu sân bay của mình”.

Tuyên bố của Hu Wenmin không phải là một sự tuyên chiến, đó là một tuyên bố về ý định. Tuy nhiên, khi hải quân Trung Quốc phát triển theo phương hướng mà Hu Wenmin nêu ra, một cuộc đụng độ quân sự Mỹ-Trung là không thể tránh khỏi. Có thể nó sẽ xảy ra vào gần năm 2020, khi hải quân Trung Quốc vẫn đạt khả năng chiến đấu tối đa có thể của nó. Con số 2020 khá thường xuyên thấp thoáng trong các phát biểu của các quan chức chính phủ cao cấp nhất của Mỹ.
Một cuộc đụng độ quân sự Mỹ-Trung là không thể tránh khỏi và có thể sẽ xảy ra vào gần năm 2020

Chúng ta giả sử ban lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định thách thức Mỹ trong cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát hoạt động nhập khẩu dầu mỏ bằng đường biển đến Trung Quốc. Những vấn đề gì đang chờ đợi Bắc Kinh?

Trước hết, việc đóng các tàu sân bay và các hạm tàu hỗ trợ cho chúng là một công việc rất tốn kém. Ví dụ, tàu sân bay mới nhất George W. Bush của Mỹ (đưa vào biên chế Hải quân Mỹ vào năm 2009) tiêu tốn của người nộp thuế Mỹ 6,2 tỷ USD, nghĩa là bằng 10% tổng ngân sách quốc phòng của một quốc gia như Pháp chẳng hạn. Pháp hiện đứng thứ năm thế giới về chi tiêu quốc phòng.

Nhân đây, liệu có cần nhắc lại về lỗ hổng ngân sách Mỹ mà Tổng thống George W. Bush đã tạo ra và ông ta đã chi ngân sách như thế nào cho quốc phòng trong 8 năm cầm quyền của mình?

Chi phí đóng một tàu sân bay thế hệ mới Gerald R. Ford của Mỹ ước 8,1 tỷ USD, chưa tính 2,4 tỷ USD chi cho nghiên cứu và thiết kế-thử nghiệm. Hiển nhiên, chi phí thực tế cho một siêu tàu sân bay mới sẽ cao hơn nhiều. Bạn có biết tất cả những yếu tố liên quan đến xây dựng quân đội và đường sá đó không?

Ai cũng biết Trung Quốc đã kiếm được khối đô la nhờ xuất khẩu giày thể thao sang Mỹ và EU. Việc đóng các tàu sân bay có thể là một khoản đầu tư tốt đối với Bắc Kinh. Nhưng có một cái “nhưng”. Cục Dự trữ liên bang FED của Mỹ phát hành thứ tiền mà các thương nhân trên khắp thế giới đã vui vẻ nhận để thanh toán trong hơn 100 năm qua. Tuy nhiên, kết quả nhiệm kỳ tổng thống của George W. Bush con cho thấy rằng, chi tiêu quốc phòng có thể làm hỏng trật bánh nền kinh tế của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, hơn nữa là trong thời gian rất ngắn.

Hai là, Mỹ đóng tàu sân bay kể từ những năm 1920. Họ đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt là trong đào tạo nhân lực. Ông George Friedman thuộc cơ quan phân tích Stratfor nói một cách chính xác: “Cần nhiều thế hệ để đào tạo các đô đốc và đội ngũ nhân viên có khả năng chỉ huy các cụm tàu sân bay chiến đấu. Vì Trung Quốc chưa bao giờ có các cụm tàu sân bay tiến công, họ cũng chưa bao giờ có các đô đốc chỉ huy các cụm tàu đó”.
Nhìn chung, tình trạng quan hệ Mỹ-Trung hơi giống quan hệ Mỹ-Nhật vào nửa đầu của thế kỷ XX. Cần lưu ý rằng, Mỹ có khả năng tạo ra những vấn đề lớn cho chính mình. Ta cũng đã biết lý do tại sao Chuẩn tướng hải quân Perry đã buộc Nhật Bản mở cửa. Ta cũng biết lý do tại sao tư bản Anh và Mỹ tài trợ cho Nhật Bản hiện đại hóa và xây dựng lực lượng hải quân của nước này. Tất cả những điều đó được làm để chống lại nước Nga và đã kết thúc bằng thất bai của Nga trong trận hải chiến Tsushima. Còn những gì đã diễn ra sau đó cũng rất nên nhớ lại. Cỗ máy chiến tranh Nhật Bản đã được vun trồng bằng nguồn vốn của Anh-Mỹ vì sao đó đột nhiên quay lại chống lại những kẻ đã xây dựng nên nó.

Dựa vào các nguồn tài nguyên của Trung Quốc đại lục, Nhật Bản đã hoàn toàn có thể đối kháng với Mỹ ở Thái Bình Dương và thậm chí có thể đã đánh bại Mỹ. Nếu không có bom nguyên tử, Mỹ đã không thể đánh bại Nhật Bản. Điều đó là hoàn toàn rõ ràng. Washington có bom, còn Tokyo thì không, do đó, mối quan hệ giữa hai kẻ thù tử đối đầu đã đạt đến một trình độ mới sau ngày 6 và 9/8/1945.

Như vậy, cũng giống như với Nhật Bản, Washington đã đóng góp khá nhiều cho sự trỗi dậy và phát triển của Trung Quốc. Chẳng lẽ, nguồn vốn của phương Tây nói chung và của Mỹ nói riêng đã đóng góp ít cho sự vươn lên của kinh tế Trung Quốc và tiến bước của nước này lên những đỉnh cao quyền lực?
Điều dễ hiểu là Mỹ và EU đã mở các thị trường của mình cho Trung Quốc xuất phát từ những lý do trục lợi. Rõ ràng là họ cũng đã bóp chết nền công nghiệp của mình vì cùng những lý do đó.

Washington hiện tại có thể lôi ra cái gì từ ống tay áo để chống lại Trung Quốc như đã xảy ra với Nhật Bản vào tháng 8/1945? Không được quên rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ thường tổ chức kích động một cách có hệ thống về việc Bắc Triều Tiên sở hữu bom hạt nhân, điều đó có thể thực sự tồn tại hoặc là một điều hư cấu khéo léo tạo ra. Trung Quốc thực sự có các tên lửa đường đạn hạt nhân xuyên lục địa. Điều đó đã được xác minh.

Tuy nhiên, đó là các vấn đề của Mỹ và NATO, chứ không phải của Trung Quốc.

Như vậy, việc Trung Quốc tự đóng hạm đội tàu sân bay có sức mạnh tương đương với Hải quân Mỹ, phát triển của lực lượng hỗ trợ hoạt động trên đại dương của nó, cũng như thiết lập mạng lưới căn cứ hải quân và các trạm tiếp tế tất yếu đưa Trung Quốc tới sự đụng độ quân sự với Mỹ.
Hơn nữa, việc Trung Quốc nhảy vào một cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ có thể kết thúc bằng những vấn đề kinh tế nghiêm trọng và làm khánh kiệt nước này. Không nên quên rằng, Cục Dự trữ liên bang Mỹ vẫn đang phát hành loại tiền tệ toàn cầu và như vậy, Mỹ vẫn nắm giữ một lợi thế cực mạnh trong đấu tranh với bất kỳ đối thủ cạnh tranh kinh tế nào.

Không nhất thiết bác bỏ quyền của Trung Quốc tự đóng hạm đội tàu sân bay của họ, nhưng tiến hành chạy đua vũ trang với một quốc gia mà Trung Quốc hiện đang xây dựng sự phồn thịnh kinh tế của mình dựa vào hoạt động thương mại với quốc gia đó là một việc khá vô lý.

Vậy, Trung Quốc không có lối thoát và không có cơ hội tự giải thoát khỏi xiềng xích của chính sách thực dân mới của phương Tây ư? Không phải vậy.

Có lẽ, việc dựa vào các phương pháp đã biết như “đa dạng hóa” và “đáp trả phi đối xứng” sẽ là phương án lựa chọn tốt nhất đối với Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống lại sự bóc lột của phương Tây. Nhưng điều đó sẽ được đề cập trong phần 4 của bài báo.
Nguồn: Konstantin Aleksandrovich Penzev, nhà văn, nhà sử học, nhà bình luận của tạp chí New Eastern Oulook / New Eastern Oulook, 6.12.2012.
http://vietnamdefence.com/Home/Home/Home/Home/phantich/Nhung-van-de-phat-sinh-tu-su-phat-trien-cua-Trung-Quoc-3/201212/52239.vnd

ACTUV kết liễu kỷ nguyên thống trị của tàu ngầm


VietnamDefence - Lầu Năm góc đã sẵn sàng kết liễu kỷ nguyên thống trị của tàu ngầm trên đại dương bằng robot săn ngầm ACTUV.

Lính tàu ngầm có câu thành ngữ nói rằng, chỉ có 2 loại tàu là tàu ngầm và những mục tiêu. Điều đó gần với sự thật bởi vì các tàu ngầm hiện nay là đơn vị chiến đấu có độ bí mật nhất và uy lực khủng khiếp nhất trong danh sách dài các chiến cụ từng được nhân loại tạo ra. Tuy nhiên, Lầu Năm góc đã sẵn sàng kết liễu kỷ nguyên thống trị của tàu ngầm trên đại dương bằng robot săn ngầm ACTUV.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi 58 triệu USD cho dự án ưu tiên cao này.

Mới đây, hãng thiết kế robot mặt nước đặt biệt là Science Applications International Corporation (SAIC) đã công bố clip video giới thiệu dự án ACTUV. Trong clip giới thiệu một nhiệm vụ điển hình của tàu robot ba thân tương lai.

Để thực sự có khả năng bơi tự hoạt, ACTUV sẽ được trang bị hệ thống tránh va chạm với các tàu khác. Các radar, khí tài ảnh nhiệt và các hệ thống quang-điện tử của robot sẽ có thể theo dõi thậm chí hoạt động giao thông tấp nập ở các hải cảng sầm uất mà chỉ đòi hỏi sự can thiệp tối thiểu của nhân viên điều khiển.

Robot săn ngầm có thể độc lập ở chế độ tự động săn tìm các tàu ngầm trong vòng 60-90 ngày đêm. Nó sẽ được tích hợp hoàn toàn vào hệ thống chỉ huy của Hải quân Mỹ, cụ thể là làm việc với các phao thủy âm được thả từ máy bay và trực thăng, cũng như dẫn đường cho máy bay chống ngầm. Phương tiện chủ yếu của ACTUV sẽ là thiết bị định vị thủy âm. Khi phát hiện được tàu ngầm đối phương, ACTUV tiến lại gần nó và truyền thông tin phát hiện tàu ngầm đến tàu chiến Mỹ ở gần nhất.

Tàu robot này cũng có thể bám theo một tàu ngầm cho đến khi tàu ngầm rời khỏi khu vực tuần tra hay bị tiêu diệt. Hơn nữa, robot không nhất thiết phải ẩn giấu, nó có thể công khai càn quét đại dương bằng cách sử dụng chế độ bức xạ hiệu quả nhất của thiết bị thủy âm. Dĩ nhiên, tàu ngầm có thể tiêu diệt robot, nhưng nếu thế thì nó sẽ tự làm bộc lộ mình và không thể thwcjc hiện nhiệm vụ chiến đấu chủ yếu của nó. Đối với các tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân chiến lược thì điều đó là không thể chấp nhận.

Hiện thời, khó khăn chính của dự án ACTUV là việc đánh giá hiệu quả của các sensor phát hiện tàu ngầm. Đặc biệt, điều đó liên quan tới các tàu ngầm điện-diesel không đắt tiền đang ngày càng phổ biến và được trang bị cho hạm đội nhiều nước. Vấn đề là ở chỗ, khác với tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm điện-diesel không cần các máy bơm nhiệt tuần hoàn mạnh vốn tạo nhiều tiếng ồn. Đồng thời, các động cơ không cần không khí lại cho phép các tàu ngầm diesel lặn dưới nước trong cả tháng trời. Phát hiện một tàu ngầm như vậy, nhất là ở nơi giao thông nhộn nhịp như vịnh Persique là rất khó khăn.

Tuy nhiên, các chuyên gia của SAIC cho rằng, ACTUV sẽ có thể phát hiện mọi loại mục tiêu nổi và ngầm: từ tàu ngầm hạt nhân cho đến các mô tô nước.
Cho đến khi ACTUV lần đầu ra khơi vẫn còn ít nhất 10 năm nữa, tuy nhiên, khi thực hiện thành công dự án tham vọng này, các chiến lược gia hải quân sẽ phải xem xét lại các quan điểm tiến hành chiến tranh trên biển. Điều đó liên quan cả đến các lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược vốn trước hết dựa vào khả năng giáng trả tin cậy từ các tàu ngầm ẩn náu dưới lớp nước sâu. 

Nguồn: RND, 28.12.12.
http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/haiquan/taungam/ACTUV-ket-lieu-ky-nguyen-thong-tri-cua-tau-ngam/201212/52248.vnd

Máy bay tàng hình sắp hết thời?


VietnamDefence - Hiệu quả chiến đấu cao của máy bay tàng hình trong các cuộc xung đột cục bộ diễn ra trong 30 năm gần đây trên toàn thế giới đã tạo ra một thần thoại phổ biến xung quanh các máy bay ứng dụng công nghệ Stealth (tàng hình).
Ngay cả các máy bay tàng hình tối tân nhất như F-35B Lightning II nay cũng có thể chạm trán với các hệ thống phòng không mà các chuyên gia đối phương cho là có khả năng phát hiện và bắn hạ máy bay tàng hình

Hiệu quả chiến đấu cao của máy bay tàng hình trong các cuộc xung đột cục bộ diễn ra trong 30 năm gần đây trên toàn thế giới đã tạo ra một thần thoại phổ biến xung quanh các máy bay ứng dụng công nghệ Stealth (tàng hình). Tuy nhiên, không được quên rằng, thuẫn nào rồi cũng sẽ có mâu ấy. Vậy liệu các máy bay tàng hình Mỹ tối tân nhất có thực là vô hình?

Ngay cả những máy bay tàng hình tối tân nhất như F-35B Lightning II nay cũng có thể vấp phải các hệ thống phòng không có khả năng (theo ý kiến của phía đối phương) phát hiện và bắn hạ máy bay tàng hình.

Không khí tại triển lãm vũ khí trang bị quốc tế MVSV-2010 ở Zhukovsky, ngoại ô Moskva hoàn toàn bình thường đối với các hoạt động tương tự. Các vật trưng bày được xếp thành hàng trong các hăng-ga lớn và giống như những cái hang tạm thời biến thành các phòng trưng bày và phòng hội nghị, gần cac mẫu trưng bày các kỹ sư và đại diện thương mại đang trò chuyện. Tại gian hàng của Tập đoàn phòng không Almaz-Antei, người ta cho chạy đoạn phim quảng cáo: một quả tên lửa bay về hướng một máy bay rất giống F-35C Lightning II, sau đó máy bay biến mất trong vụ nổ màu da cam. Ta có thể tưởng tượng phản ứng của Lầu Năm góc đối với những đoạn phim quảng cáo như thế. 

Ivan Shalayev, một kỹ sư của Almaz-Antei, có thái độ cởi mở và thân thiện. Anh lớn lên ở Zhukovsky, nơi cha của anh từng làm kỹ sư trong một chương trình hàng không-vũ trụ của Nga. Chuyên gia trẻ này chẳng nề hà liệt kê những loại máy bay mà công ty của anh đang nghiên cứu đối phó. Đáp lại câu hỏi của tôi liệu các hệ thống theo dõi và dẫn mới có khả năng tiêu diệt F-35 không, Shalaev cười mát trả lời: “Đó chính là cái chúng tôi đang định thử làm”.

Chính trị và kinh tế
Chính phủ Mỹ đã bỏ 16 năm và 396 tỷ USD để các máy bay F-35 có thể thoải mái và vô hình hoạt động trong không gian được bảo vệ bằng các phương tiện phòng không. Mà nay thì bất cứ ai muốn đều có thể mua các hệ thống phòng không có khả năng bắn hạ các máy bay tối tân. Làm sao các phi công không quân Mỹ và các đồng minh của Mỹ có thể vui vẻ với tình thế đó. Sự hiện diện của các máy bay có độ bộc lộ thấp (Stealth), những máy bay cho phép tấn công điểm vào các mục tiêu được bảo vệ tốt, là một sự hỗ trợ đắc lực khi sử dụng các đòn bẩy ngoại giao. Và khi bán vũ khí trang bị để bảo vệ chống máy bay Mỹ cho các nước cảm thấy mối đe dọa từ nước Mỹ, Nga đang cố giành lấy vai trò một đấu thủ mạnh độc lập trên chính trường thế giới.

Ngoài ra, buôn bán vũ khí là một công việc béo bở. Thương vụ gần đây của Almaz-Antei bán cho Trung Quốc 15 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PMU2 Favorit đã mang lại cho Nga 2 tỷ USD. Mỗi tiểu đoàn trong số đó được biên chế 2-3 radar và 4 bệ phóng. Các radar này có khả năng đồng thời bám theo đến 100 mục tiêu, còn mỗi bệ phóng có thể phóng đi 4 tên lửa bay đến mục tiêu với tốc độ 6М. Tổng cộng là 60 bệ phóng cơ động với cái giá có thể mua 4 tiêm kích tàng hình F-22 Raptor. Các radar nhạy và tên lửa cao tốc của các hệ thống S-300 hiện đang trực chiến ở khu vực eo biển Đài Loan, tạo ra một cái ô bảo vệ tin cậy cho quân đội Trung Quốc một khi Trung Quốc nảy ra ý định tấn công Đài Loan.

Radar sóng mét và centimet

Các tên lửa mới dĩ nhiên là mối đe dọa nghiêm trọng, nhưng đối với các máy bay tàng hình thì nguy cơ còn lớn hơn là các hệ thống radar. Thế hệ kỹ sư Nga hiện nay đã truyền thêm sức sống mới vào thiết kế các radar sóng mét. Các radar này tồn tại từ những năm 1970, nhưng cùng với các máy tính mạnh, khả năng của chúng được mở rộng đến mức một hệ thống như vậy có thể rút lấy những thông tin hữu ích từ dòng dữ liệu ngẫu nhiên. Sự phản xạ dù yếu nhất của các tín hiệu radar sóng mét mà trước đây bị coi chỉ là tạp âm nền và nhiễu thì nay sau khi được xử lý bằng máy tính, nó lại là nguồn thông tin khá tin cậy.

“Các radar làm việc ở sóng mét có khả năng phát hiện các máy bay chế tạo theo công nghệ Stealth. Người Mỹ đã nhận thấy, chương trình chế tạo máy bay tàng hình đã không đem lại những kết quả mong muốn”, ông Viktor Ozherelev, Trưởng Phòng Thông tin KHKT, thuộc Viện Nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến điện Nizhny Novgorod (NNIIRT, nay nằm trong thành phần Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei) phát biểu tại triển lãm quân sự MILEX-2007 ở Minsk.

Phần lớn các chuyên gia cho rằng, đó là sự phóng đại quá mức, nhưng khẳng định đó cũng có cơ sở nhất định.

Sự tương tác giữa radar và máy bay là vấn đề của vật lý. Các máy bay ứng dụng công nghệ Stealth có hình dáng sao cho các sóng đến từ radar bị tán xạ ra các hướng và không quay về máy phát. Tuy nhiên, các radar khác nhau làm việc ở các tần số khác nhau. Khi nâng tần số tín hiệu radar, chúng ta làm giảm độ dài bước sóng, và độ dài bước sóng càng ngắn thì tín hiệu phản xạ về càng chứa đựng nhiều thông tin và độ phân giải sẽ càng cao.

Các nhà thiết kế máy bay đã phát triển máy bay tàng hình với tính toán rằng, nó sẽ có độ bộc lộ thấp đối với các radar làm việc ở băng X (sóng centimet), 8-12 GHz. Chính dải tần này được đa số các hệ thống phòng không sử dụng vì sóng centimet bảo đảm sự hài hòa giữa tầm và độ phân giải cần để nhận dạng và giám sát mục tiêu. Nhưng nếu như các máy bay tàng hình lọt vào tia radar sóng mét thì sự phản xạ về hướng máy phát có thể cao hơn nhiều.

Vì lý do đó, các hệ thống phòng không phải có mấy radar các loại khác nhau cùng hướng vào một khu vực không gian, nhưng ở các góc khác nhau. Chẳng hạn, đối với hệ thống phòng không bảo vệ mục tiêu (chẳng hạn như một nhà máy làm giàu uranium) thì sẽ là tối ưu nếu thu thập tin tức từ cả một mạng lưới radar bố trí phân tán tại các khu vực lân cận cung cấp một lượng thông tin đủ để dẫn tên lửa. Một radar làm việc ở sóng mét (VHF, 30-300 MHz) có khả năng phát hiện một máy bay bay tiếp cận, trong khi các radar làm việc ở các tần số cao hơn ở các dải tần S (2-4 GHz) hay L (1-2 GHz) lại có thể chiếu xạ mục tiêu từ bên sườn. Nước Nga đang xuất khẩu chính các hệ thống tên lửa phòng không như thế, ở hình thức thành phẩm sẵn sàng.

Các hệ thống phòng không tích hợp như thế, theo cách gọi của Lầu Năm góc, gây khó khăn rất lớn cho bên tấn công. Vì thế, có thể phỏng đoán rằng, chính chúng sẽ là mục tiêu trước tiên của các máy bay tàng hình. Tuy nhiên, cùng lúc, bản thân các máy bay tàng hình cũng đối diện với một nguy cơ chết người. “Sự phát triển vũ bão về công suất máy tính đang dẫn đến việc phát triển các sensor mới và các phương pháp mới mà trong tương lai sẽ gây khó khăn lớn cho việc hiện thực hóa tất cả các ưu thế của thiết kế Stealth. Đối diện với các hệ thống phát hiện mới và ngày càng tinh vi, cuộc đấu tranh vì khả năng tàng hình của các máy  bay của chúng ta sẽ nằm ở các thế hệ tiếp theo của chúng đòi hỏi những nguồn đầu tư ngày càng lớn hơn”. Đó là ý kiến của Đô đốc Jonathan William “Jon” Greenert, Tư lệnh Hải quân Mỹ đăng trên tạp chí của Viện Hải quân Mỹ, số tháng 7/2012.

Chim ăn thịt F-22 và F-35

Máy bay tàng hình tối tân nhất của Mỹ F-35 Lightning II là máy bay tinh vi nhất về mặt kỹ thuật trong lịch sử hàng không. Máy bay sẽ được đưa vào biên chế vào năm 2016, ít nhất 8 quốc gia đã sẵn sàng mua F-35 và có lẽ chính máy bay này sẽ phải đối đầu với các radar và tên lửa mới của Nga.

Để giảm độ bộc lộ radar, toàn bộ vũ khí của F-35 được bố trí trong các khoang chứa bên trong, ở các đường viền quanh máy bay không có các mối nối gồ ghề, còn tất cả các anten được tích hợp. Tuy nhiên, F-35 được cho là có nhiều cơ hội bị phát hiện hơn F-22 Raptor, chủ yếu là do hình dáng truyền thống hơn. Trung tướng về hưu Mike Dunn, Chủ tịch Hiệp hội Không quân (AFA, Mỹ), có thái độ hoài nghi đối với máy bay mới khi nói rằng, “Chỉ có F-22 mới sẽ có thể sống sót trong không phận được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không ngày càng hoàn thiện”.

F-35 là máy bay đa nhiệm, có khả năng thực hành không chiến, thực hiện các đòn tấn công điểm vào các mục tiêu điểm mặt đất và trinh sát. Mỗi nhiệm vụ trong số đó đều có đặc trưng của mình và để hoàn thành chúng, máy bay được trang bị các module đặc biệt. Các giải pháp có tính xân xiu thỏa hiệp làm cho nó vạn năng đến thế cũng có mặt trái - đó là máy bay trở nên kém tàng hình hơn và kém cơ động hơn F-22 Raptor, vốn được phát triển cơ bản như một tiêm kích giành ưu thế trên không. Hình dáng F-35 từ góc độ độ bộc lộ radar không được hoàn thiện như F-22 và B-2, vốn được thiết kế với sự tính toán đến việc chiếu xạ radar từ các góc độ rất khác nhau và ở các tần số khác nhau. Dải các góc độ “tàng hình” của Lightning II hẹp hơn nhiều - từ phía trước, nó gần như không thể nhìn thấy, còn từ bên sườn, mọi chuyện tồi tệ hơn nhiều.

Ông Carlo Kopp, chuyên gia phân tích của Trung tâm nghiên cứu Air Power Australia, từ lâu đã kiên trì chỉ trích dự án F-35. Ông thậm chí khẳng định rằng, Lightning II hoàn toàn “không thể coi là sự hiện thực hóa thật sự các nguyên lý Stealth”. Ông cũng nói rằng, các sóng điện từ do radar phát xạ sẽ phản xạ tại điểm nối cánh và thân máy bay, vì thế vị trí này sẽ thấy rõ từ mọi hướng, trừ hướng chính diện. Hơn nữa, ông Kopp cũng không phải là người duy nhất chỉ ra những nguồn gốc có thể của những điều khó chịu. Ví dụ, các nhà chế tạo máy bay cho rằng, các radar phòng không mạnh có khả năng phát hiện F-35 thậm chí trực diện, nếu như nó đồng thời bị chiếu xạ từ mấy góc độ bên sườn. Bức xạ radar bị tán xạ thậm chí trên các vật cản nhỏ như đinh tán và một chi tiết khác nhô lên trên lớp vỏ nhẵn. Bill Sweetman, phóng viên tạp chí Aviation Week, lưu ý rằng, mặc dù khẩu pháo trên F-35 được giấu trong một khoang, nó được đậy bằng một nắp rẽ dòng nhô ra. Ông cho là sự không bằng phẳng đó hoàn toàn có khả năng làm lộ toàn bộ máy bay.

Tuy nhiên, ông Steve O’Bryan, Phó Chủ tịch công ty Lockheed Martin, một cựu phi công F/A-18, lại phản đối quyết liệt những sự chỉ trích: “Tôi không tán thành các ý kiến cho rằng, F-35 thua kém bất kỳ máy bay nào khác về mặt ngụy trang”. Còn một số vấn đề cố hữu ở mẫu F-22 cũ hơn thì ở F-35 đã được giải quyết triệt để. Ví dụ, lớp phủ hấp thụ radar sơn lên lớp vỏ nhôm của F-22 không bền và đòi hỏi sơn lại thường xuyên, điều biến thành ác mộng đối với các đơn vị sân bay. F-35 được làm bằng composite sợi carbon, nên các chi tiết hấp thụ radar được tích hợp vào máy bay ngay từ ở giai đoạn sản xuất, vì thế bên hơn và tin cậy hơn nhiều.

Giao đấu radar

Tuy nhiên, bảo đảm chính cho thành công của Lightning II là radar anten mạng pha chủ động. Khác với các radar thông thường quét không gian nhờ việc quay cơ khí anten, tia của radar anten mạng pha chủ động quay bằng cách thay đổi pha của các bộ phát xạ riêng biệt trong khi mạng anten không di chuyển. Điều đó cho phép quét nhanh hơn và đạt độ phân giải cao hơn, nên cho phép các hệ thống trang bị radar anten mạng pha chủ động tạo bản đồ địa hình bên dưới máy bay và bám hàng trăm mục tiêu. Radar anten mạng pha của F-35 cũng có thể dùng để tác chiến điện tử. Các sensor bức xạ điện từ cảnh báo cho phi công F-35 về mối đe dọa, sau đó, anh ta có thể hoặc là né tránh nguy hiểm, hoặc là sử dụng radar của mình để chủ động chế áp radar của đối phương.
Đầu tự dẫn radar của tên lửa đất đối không tại triển lãm MVSV-2010. Đĩa anten đường kính 15 cm với các thiết bị phát bức xạ nằm sau nắp chụp mũi tên lửa
Khi phát hiện có tên lửa được phóng đi, F-35 bám theo chúng trong khi vẫn kiểm soát toàn bộ không gian xung quanh bằng các sensor hồng ngoại. Trong một số trường hợp, điều đó cho phép “làm mù” hệ dẫn của tên lửa đang bay đến bằng radar anten mạng pha chủ động của bản thân F-35. “Công nghệ radar tàng hình ở đây được ứng dụng kết hợp với nhiều phương tiện bảo vệ khác, và kết quả là F-35 có thể được coi là máy bay được bảo vệ nhất trong lịch sử hàng không”, ông O’Brian nói.

Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi. Radar anten mạng pha chủ động bảo vệ rất tốt F-35, nhưng đối phương cũng có thể sử dụng công nghệ này. Năm 2011, ông Yuri Bely, Giám đốc Viện Nghiên cứu chế tạo dụng cụ mang tên Tikhomirov (NIIP, Nga) tiết lộ trên tạp chí hàng không vũ trụ Vzlet (Cất cánh) rằng, NIIP đã phát triển được radar anten mạng pha chủ động băng L trang bị cho máy bay “không thua kém gì bất kỳ radar nước ngoài cùng loại nào”. Năm nay, Nga đã bắt đầu bay thử radar anten mạng pha chủ động băng X lắp trên tiêm kích tương lai của Nga Т-50 (PAK FA).

Như vậy, cuộc tranh đấu giành ưu thế trên không đã chuyển dịch sang lĩnh vực từ trường và thiết bị điện tử. Trong thế kỷ XXI, các yếu tố quyết định của không chiến sẽ là sự quyết đấu vô hình, trong đó đan nhau không phải là các làn đạn mà là các tia của radar anten mạng pha chủ động, hơn nữa cuộc giao đấu điện từ này sẽ diễn ra ở cự ly hàng trăm kilômet. Mặc dù, về nguyên tắc, có hiệu lực sẽ là các nguyên tắc không chiến cũ: người phát hiện trước địch thủ cũng là  người bắn trước, cả rất có khả năng phát bắn đầu tiên sẽ là phát bắn chết người.

Nhìn về tương lai

Sự tiến bộ trong lĩnh vực phòng không đang bắt đầu định trước các phương hướng chiến lược mới của Lầu Năm góc. Không ai nói là đã đến lúc từ bỏ công nghệ Stealth, nhưng những người có sứ mệnh hoạch định các hoạt động chiến đấu tương lai cần phải tính đến tiến bộ đạt được trong lĩnh vực phòng không. Ở đây, đang diễn ra trận đấu trên sân khách nên các chi phí tài chính có thể cho phép cho mục đích này cũng được đưa vào xem xét.

Trong bài báo kể trên đăng ở tạp chí Proceedings, Đô đốc Greenert nêu ý tưởng là nên bảo đảm an toàn cho các máy bay Mỹ bằng cách lắp cho chúng các vũ khí và trang bị hoàn thiện hơn. Ông khuyên không đầu tư những số tiền lớn vào phát triển các máy bay có khả năng đánh bại bất kỳ kẻ địch nào mà thay vào đó, ông khuyến nghị hiện đại hóa các máy bay hiện có bằng cách trang bị cho chúng các vũ khí mới tầm xa hơn, cho phép phi công tấn công mà không phải đi vào vùng hoạt động của radar đối phương.

Ngoài ra, ông Greenert đề nghị sử dụng máy bay không người lái và tên lửa để chế áp phòng không trước khi sử dụng máy bay có người lái. “Để loại trừ khả năng phát hiện các máy bay của chúng ta và điều khiển dẫn tên lửa phòng không vào chúng, chúng ta phải trang bị cho chúng các thiết bị điện tử và điều khiển học tiên tiến hơn. Không quân Mỹ có thể sử dụng các sensor bán kính hoạt động lớn, vũ khí tầm xa hơn và máy bay không người lái, chứ không phó thác tất cả các chức năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu chỉ cho các máy bay tàng hình”. Như vậy, mở đầu cuộc tấn công sẽ là các máy bay không người lái, tên lửa hành trình và phương tiện tác chiến điện tử, nhưng toàn bộ đội ngũ binh khí hỗ trợ này phải được tính toán xây dựng để đối đầu với các mạng lưới radar rất mạnh và các tên lửa tốc độ cao có hệ dẫn tin cậy.
Trong nhiều năm qua, giới quân sự Mỹ đã chủ yếu đánh nhau với các phần tử nổi dậy có trình độ kỹ thuật rất thấp. Kết quả là Lầu Năm góc trở nên quá phụ thuộc vào các máy bay không người lái mặc dù chúng rất dễ bị radar phát hiện. “Đã đến lúc phải làm các hệ thống có khả năng đối phó với địch thủ khá mạnh”, Trung tướng Charles R. Davis, tân Phó trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ phụ trách nghiên cứu/phát triển và mua sắm nói trong cuộc phỏng vấn của Air Force Times. Sự đối kháng sẽ vẫn còn ở dạng này hay dạng khác.
Đến ngày hôm nay, chưa có một quả tên lửa nào của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 được sử dụng trong chiến đấu. F-35 Lightning II hiện chưa vượt qua được tất cả các thử nghiệm quy định, còn tác chiến lấy mạng làm trung tâm là chuyện của một tương lai rất không gần. Một đối thủ xứng với mánh khóe như thế cũng chưa được chỉ ra. Hiện thời, chiến tranh được tiến hành giữa các kỹ sư, thương nhân và nhà báo, và nó diễn ra chỉ trên ngôn từ. Và chúng ta không biết bao nhiêu năm nữa, nó có thể biến thành các hoạt động tác chiến thật sự, khi mà vật đặt cược sẽ là mạng người và diễn biến lịch sử tương lai.
Thậm chí, những máy bay tàng hình tối tân nhất như F-35B Lightning II ngay hiện tại có thể gặp phải các hệ thống phòng không có khả năng phát hiện và bắn hạ máy bay tàng hình.
Nguồn: Cuộc chiến của máy bay tàng hình: Phòng không chống lại tàng hình / Joe Pappalardo // PM, 2.11.12.

http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/kinhnghiem1/May-bay-tang-hinh-sap-het-thoi/20131/52255.vnd