Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Vũ khí mới đáng sợ trong cuộc đua vũ trang toàn cầu

Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đã trở thành thứ "vũ khí được lựa chọn" trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên thế giới, một chuyên gia về công nghệ nhân định.

vũ khí mới, trí tuệ nhân tạo, AI, chạy đua vũ trang


Trong thông điệp lạnh gáy vừa đưa ra, chuyên gia này cho rằng "thế giới có thể tiến vào - hoặc có lẽ đã ở trong một cuộc chiến tranh lạnh khác, vốn được trí tuệ nhân tạo tiếp sức".
Báo Express của Anh dẫn lời trợ lý giáo sư tại Đại học bang Bắc Dakota Jeremy Straub nói, ông tin rằng dù Mỹ và Nga đang loại bỏ hàng nghìn vũ khí hạt nhân thì trí tuệ nhân tạo có thể là mối đe dọa mới.
"Lúc này, hơn 30 năm sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, Mỹ và Nga đã loại bỏ hàng chục nghìn vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, căng thẳng vẫn gia tăng. Bất cứ một cuộc chiến thời hiện đại nào cũng sẽ bao gồm tấn công mạng và sức mạnh hạt nhân. Hai nhân tố này đều dính dáng tới các cuộc xung đột".
Dù thế giới vẫn duy trì hàng loạt vũ khí hạt nhân, ông Staub nói: "vũ khí mạng, đặc biệt là những loại được vận hành bằng trí tuệ nhân tạo, vẫn là thứ mà cả hai phía muốn sở hữu. Hệ thống AI có khả năng ra quyết định nhanh chóng, nhanh hơn nhiều so với con người".
Viết cho tờ The Conservation, ông Straub cho hay: "Trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công, AI có thể hành động nhanh hơn và không có chút do dự hay bất đồng ý kiến nào như những người chịu trách nhiệm vận hành máy móc.
Khả năng phản hồi tự động, nhanh nhạy có thể khiến đối thủ biết một quốc gia đã sẵn sàng và sẽ phóng vũ khí hủy diệt như một lá chắn. AI cũng có thể dùng để kiểm soát các vũ khí phi hạt nhân, gồm cả các thiết bị không người điều khiển như máy bay không người lái và vũ khí mạng.
Các cuộc tấn công do AI điều phối có thể mở một cuộc tấn công mạng hoặc tấn công thực gần như ngay lập tức. Nó có thể ra quyết định tấn công trước khi con người nhận ra lý do để làm việc đó. Các hệ thống AI có thể thay đổi mục tiêu và kỹ thuật nhanh hơn nhiều so với con người.
Ví dụ, một hệ thống AI có thể triển khai một máy bay không người lái đi tấn công một nhà máy, chứng kiến các máy bay không người lái đáp trả và mở một cuộc tấn công mạng".
Chuyên gia trên nói thêm: "Do các phần mềm trí tuệ nhân tạo phát triển, nó có thể ra quyết định dựa trên nhiều dữ liệu và nhanh hơn tốc độ xử lý của con người". 
Năm ngoái, Tổng thống Nga Putin cũng cho rằng AI có thể là điểm mấu chốt để Nga đánh bại Mỹ với một ngân sách quân sự hạn hẹp hơn.
Tuyên bố tại Học viện tên lửa chiến lược ở ngoại ô Moscow, Tổng thống Nga nói: "Nga sẽ thuộc nhóm đi đầu - và trong một số lĩnh vực chắc chắn là đứng đầu, trong việc tạo ra một đội quân thế hệ mới, một đội quân của công nghệ mới".
Trung Quốc hiện cũng đang bên bờ những khám phá lớn sau khi Bắc Kinh tuyên bố đầu tư hơn 2 tỷ USD để xây dựng khu nghiên cứu chuyên về trí tuệ nhân tạo. Năm ngoái, một báo cáo của Lầu Năm Góc cảnh báo Trung Quốc đang đầu tư vào những công ty khởi nghiệp ở Mỹ nhằm thu thập các phát triển mới của Mỹ.
http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/vu-khi-moi-dang-so-trong-cuoc-dua-vu-trang-toan-cau-426783.html

Kế hoạch sản xuất 2018 của Nhà máy chế tạo 36 Su-30MK2 cho Việt Nam có gì đặc biệt?

Báo "Ngày Nay" của chính quyền vùng Khabarovsk (Nga) vừa đưa tin về báo cáo kết quả hoạt động 2017 và kế hoạch sản xuất 2018 của Nhà máy KnAAZ nơi chế tạo Su-30MK2 cho Việt Nam.


Kế hoạch sản xuất 2018 của Nhà máy chế tạo 36 Su-30MK2 cho Việt Nam có gì đặc biệt?

Tờ báo cho biết năm 2017 vừa qua, Nhà máy chế tạo máy bay ở Komsomolsk trên sông Amur (KnAAZ) đã bàn giao cho Không quân Nga 10 chiếc tiêm kích Su-35S và 4 chiếc tiêm kích Su-27SM nâng cấp.
Trong năm 2018, các đơn đặt hàng mua sắm vũ khí, trang bị cấp Liên bang sẽ được tiếp tục thực hiện và KnAAZ được giao nhiệm vụ sản xuất cho Bộ Quốc phòng Nga 10 chiếc tiêm kích Su-35 và 6 tiêm kích Su-27SM nâng cấp.
Đặc biệt, theo Chương trình chế tạo máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 (T-50 PAK-FA) năm 2017, KnAAZ đã hoàn thiện các máy bay mẫu trong giai đoạn 2 với 3 chiếc Su-57 mẫu được bàn giao để thử nghiệm và công tác chuẩn bị để triển khai sản xuất loạt đầu tiên đang được tiến hành gấp rút. Chương trình chế tạo tiêm kích Su-57 đặc biệt quan trọng với KnAAZ.
Ngoài ra, trong năm 2017, KnAAZ đã sản xuất và bàn giao cho Không quân Trung Quốc 10 tiêm kích Su-35S. Trong năm nay (2018), sẽ tiếp tục bàn giao 10 chiếc Su-35 cuối cùng theo hợp đồng cho quốc gia láng giềng (Trung Quốc).
Kế hoạch sản xuất 2018 của Nhà máy chế tạo 36 Su-30MK2 cho Việt Nam có gì đặc biệt? - Ảnh 1.
Tiêm kích Su-35S.
Với nỗ lực của Công ty xuất nhập khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport, sát cánh cùng Công ty Sukhoi và Tập đoàn chế tạo máy bay Thống nhất Nga (UAC) trong việc đàm phán với các khách hàng, KnAAZ hy vọng sẽ sớm nhận thêm được những đơn đặt hàng mới từ nước ngoài.
Cũng trong năm 2017, đã có 30 máy bay chở khách Sukhoi Superjet 100 được xuất xưởng, dự kiến trong năm 2018 cũng sẽ có khoảng chừng ấy chiếc được bàn giao cho khách hàng. Tổng doanh thu năm 2017 của KnAAZ là 60,3 tỷ rub, trong đó máy bay chiến đấu chiếm tỷ trọng lớn nhất, gần như tuyệt đối.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai, nhất là triển khai chương trình chế tạo tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57, sản xuất máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và các loại máy bay khác như MS-21, Tu-214, hiện nay KnAAZ đang phối hợp cùng UAC tiến hành đầu tư hiện đại hóa chiều sâu với nhiều cơ sở hạ tầng mới được xây dựng.
Tuy không nêu rõ những khách hàng nước ngoài nào có triển vọng ký hợp đồng đặt mua máy bay chiến đấu mới do KnAAZ chế tạo, nhưng những thông tin gần đây cho biết tiêm kích Su-35 đang được rất nhiều quốc gia quan tâm, trong đó nổi bật nhất là Indonesia (đổi nông sản lấy 11 chiếc), UAE (tới 24 chiếc), Algeria (ít nhất 12 chiếc).
Ngoài những quốc gia đang ở các giai đoạn đàm phán cuối cùng để có thể sớm ký hợp đồng chính thức đặt mua tiêm kích Su-35S kể trên, theo báo Kommersant (Nga) thì danh sách những khách hàng quan tâm tới dòng chiến đấu cơ thế hệ 4,5+ này còn có Việt Nam, Kazakhstan, Triều Tiên, Pakistan, Sudan,...
Trước đó, kẻ từ năm 2003 đến nay, theo 4 hợp đồng liên chính phủ Nga-Việt, KnAAZ đã sản xuất bàn giao cho Không quân Việt Nam tổng cộng 36 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 (lần lượt là 4, 8, 12 và 12 chiếc).
http://soha.vn/ke-hoach-san-xuat-2018-cua-nha-may-che-tao-36-su-30mk2-cho-viet-nam-co-gi-dac-biet-20180130141455302.htm

Thượng tướng TQ "nấp sau cánh cửa", kích động căng thẳng biên giới để cản trở ông Tập?

Sau Đại hội 19 của Trung Quốc, chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội tiếp tục được đẩy mạnh, trọng điểm thanh lọc những "nọc độc" của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu gieo rắc.


Thượng tướng TQ "nấp sau cánh cửa", kích động căng thẳng biên giới để cản trở ông Tập?

Sau khi ông Triệu Lạc Tế thay Vương Kỳ Sơn nắm Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) - cơ quan đầu não phụ trách cuộc chiến "đả hổ diệt ruồi", dư luận trong và ngoài Trung Quốc từng hoài nghi rằng liệu ông Triệu có cứng rắn, nối tiếp và phát huy được những chiến tích của ông Vương hay không? Câu trả lời là khẳng định.
Trung Quốc kêu gọi xử lý quan chức "hai mặt"
Thông báo của Hội nghị toàn thể lần thứ hai CCDI, họp từ 11-13/1/2018, cho biết cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ “không lơi lỏng, không dừng lại, tiếp tục tiến hành kiên quyết, sâu rộng”, nhất là tập trung thanh lọc những loại người “hai mặt”, người “lá mặt lá trái”, “cầm súng nấp sau cánh cửa chờ thời” trong và ngoài Quân giải phóng nhân dân (PLA) do Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch gieo rắc lại.
Thượng tướng TQ nấp sau cánh cửa, kích động căng thẳng biên giới để cản trở ông Tập? - Ảnh 1.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra chỉ thị trong cuộc tổng động viên các lực lượng vũ trang, do Quân ủy Trung ương Trung Quốc tổ chức ngày 3/1/2018 (Ảnh: Xinhua/Li Gang)
Trong khi đó ngày 17/1, phát biểu trong Hội nghị Quân ủy trung ương Trung Quốc họp ở Bắc Kinh, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương, tướng Trương Hựu Hiệp kêu gọi "tập trung điều tra các vụ án lớn, án nghiêm trọng trong quân đội".
Số liệu của CCDI ngày 4/1 cho biết, kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 10/2017, cơ quan đã xử lý 6.190 cán bộ các cấp, trong đó cấp tỉnh 48 người, cấp huyện 525 người.
Đáng lưu ý có một số cái tên: Phó Chủ tịch Ban thường vụ Hội đồng nhân dân (Nhân đại) tỉnh Hà Bắc Trương Kiệt Huy; Phó Tỉnh trưởng Thiểm Tây Phùng Tân Trụ; Cựu Phó trưởng ban Ban tuyên truyền trung ương Trung Quốc Lỗ Vĩ; Phó chủ nhiệm Ủy ban tài nguyên môi trường Nhân đại Trung Quốc Mạnh Vĩ; Phó Tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh Lưu Cường...
Tuy nhiên, cảnh báo về "người hai mặt", "cầm súng nấp sau cánh cửa chờ thời" đề cập đến mối đe dọa còn lớn hơn trong PLA, đó là các quan chức cấp cao âm thầm tìm cách chiếm lấy binh quyền trong quân đội.
Ngày 9/1, Tân Hoa Xã phát đi tin ngắn: Thượng tướng Phòng Phong Huy, nguyên Tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp Quân ủy - tức Tổng tham mưu trưởng PLA - “dính líu tới tham nhũng đã bị đưa sang Viện kiểm sát quân sự tiến hành xử lý theo luật pháp”.
Đây là thông điệp mới nhất và mạnh mẽ nhất, rằng những "hổ lớn" vẫn ẩn nấp và sẽ lần lượt bị lôi ra ánh sáng, nhất là những nhân vật “hai mặt” trong quân đội.
Phát biểu trong các hội nghị chống tham nhũng, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu đặc trưng của người “hai mặt” là: “Không thực sự tu dưỡng, không có niềm tin, rất khéo ngụy trang, lá mặt lá trái, nói một đằng làm một nẻo, bề ngoài một đằng-bên trong một nẻo, bề ngoài ủng hộ-bên trong chống đối…”
Thượng tướng TQ nấp sau cánh cửa, kích động căng thẳng biên giới để cản trở ông Tập? - Ảnh 2.
Ông Tập và ông Phòng trước cuộc gặp Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey tại Bắc Kinh, ngày 23/4/2013 (Ảnh: DOD)
Tướng Phòng Phong Huy ngầm kích động căng thẳng Trung-Ấn?
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, những nhân vật "ngã ngựa" như cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài, tướng Phòng Phong Huy, hay cựu Chủ nhiệm Cục công tác chính trị Quân ủy Trương Dương - người treo cổ tự sát để trốn điều tra vào tháng 11/2017... là tiêu biểu cho lớp quan chức “hai mặt” cần thanh lọc.
Như vậy tính tới ngày 9/1/2018, Trung Quốc có thêm 2 thượng tướng bị xử lý là Phòng Phong Huy và Trương Dương, nâng số thượng tướng bị bắt lên 7 người dưới thời ông Tập Cận Bình.
Ngày 10/1, tờ PLA Daily của quân đội Trung Quốc đưa tin “Kiên quyết ủng hộ quyết định xử lý Phòng Phong Huy của trung ương đảng”, và kêu gọi thanh lọc triệt để những nọc độc của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu để lại.
Từ ngày 26/8/2017, khi Tân Hoa Xã đưa tin thượng tướng Lý Tác Thành thay thế chức vụ Tổng tham mưu trưởng của ông Phòng Phong Huy, thì dư luận đã cho rằng tướng Phòng “có vấn đề”.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho biết, Phòng Phong Huy và Trương Dương là thân tín của các cựu Phó chủ tịch Quân ủy Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, giúp Quách và Từ duy trì ảnh hưởng trong PLA kể cả khi đã về hưu sau Đại hội 18 của ĐCSTQ năm 2012.
SCMP chỉ ra, Phòng Phong Huy là "thuộc hạ" lâu năm của Quách Bá Hùng và là một kẻ theo chủ nghĩa cơ hội điển hình.
Sau khi trở thành lãnh đạo Trung Quốc năm 2012, ông Tập Cận Bình nhanh chóng khởi động chiến dịch chống tham nhũng và chấn chỉnh, cải cách PLA.
Phòng Phong Huy bị cho là đã ngấm ngầm chống đối các nỗ lực "đả hổ" của ông Tập nhằm vào Quách, khiến vụ điều tra Quách Bá Hùng có lúc gặp khó khăn. Thậm chí, ông Tập phải ra chỉ thị "hạ bệ" những thế lực chống đối cải cách trong quân đội.
Dù vụ án Phòng Phong Huy chưa đưa ra xét xử, nhưng truyền thông Trung Quốc cáo buộc nhân vật "hai mặt" này không chỉ dừng lại ở hành vi tham nhũng.
Thượng tướng TQ nấp sau cánh cửa, kích động căng thẳng biên giới để cản trở ông Tập? - Ảnh 3.
Báo giới Ấn Độ còn ám chỉ Phòng Phong Huy là tác nhân kích động trong vụ binh sĩ Trung Quốc-Ấn Độ đối đầu căng thẳng với nhau suốt 73 ngày ở cao nguyên Doklam hồi giữa năm 2017, thậm chí có thời điểm suýt leo thang thành xung đột vũ trang.
Tờ Hindustan Times ngày 5/9/2017 đưa tin, thỏa thuận rút quân giữa Trung-Ấn đạt được ngay sau khi ông Tập bổ nhiệm tướng Lý Tác Thành thay thế tướng Phòng.
Tờ này nhận định, căng thẳng hạ nhiệt nhanh chóng sau vụ thay thế Phòng Phong Huy cho thấy ông này "chính là trở ngại trong nỗ lực đạt thỏa thuận [giữa Trung Quốc] với Ấn Độ, và nhiều khả năng chịu trách nhiệm ngay từ đầu về vụ leo thang giằng co đối đầu [ở Doklam]".
Vụ xử lý Phòng Phong Huy, cùng những thay đổi mới nhất trong ban lãnh đạo PLA, chứng tỏ thời điểm trước Đại hội 19, ông Tập vẫn còn gặp khó khăn để giành lấy quyền kiểm soát tuyệt đối trong quân đội.
http://soha.vn/thuong-tuong-tq-nap-sau-canh-cua-kich-dong-cang-thang-bien-gioi-de-can-tro-ong-tap-20180126155220024.htm

Tàu chiến Trung Quốc 2017

Bao nhiêu tàu chiến mặt nước đã được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc trong năm 2017?
Tốc độ đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc các tàu chiến mặt nước mới trong năm 2017 thật ấn tượng.
Tàu chiến nổi lớn đầu tiên được nhận vào biên chế hải quân Trung Quốc trong năm 2017 là tàu khu trục Tây Ninh (Xining) số hiệu 117. Tàu khu trục lớp Type 052D  (Lư Dương III) thứ 5 đã được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc vào ngày 22/1/2017 trong buổi lễ diễn ra tại căn cứ hải quân ở Thanh Đảo. Tàu khu trục Xining là tàu đầu tiên của lớp Type 052D được trang bị cho Hạm đội Bắc Hải của hải quân Trung Quốc. 4 tàu đầu tiên đã được biên chế cho Hạm đội Nam Hải.
Tháng 6/2017, tàu khu trục Hạ Môn (Xiamen) số hiệu 154 thuộc lớp Type 052D được nhận vào biên chế Hạm đội Nam Hải.
Mới đây, Hạm đội Bắc Hải đã nhận vào biên chế tàu khu trục Urumchi số hiệu 118, lớp Type 052D.
Ngày 18/1/2017, hải quân Trung Quốc đã nhận vào biên chế tàu hộ vệ Ngạc Châu (Ezhou) số hiệu 513 lớp Type 056А (biến thể chống ngầm). Buổi lễ đã được tiến hành tại căn cứ hải quân Sacheng, tỉnh Phúc Kiến. Ezhou là tàu đầu tiên của lớp này đượch nhận vào biên chế trong năm 2017, và chiếc thứ 31 trong cả lớp. Tàu sẽ hoạt động trong biên chế Hạm đội Đông Hải.
Ngày 31/3/2017, tại cảng Tam Á, đảo Hải Nam đã diễn ra lễ đưa vào biên chế Hạm đội Nam Hải tàu hộ vệ (khinh hạm nhỏ, 六盘水) Lục Bàn Thủy (Luipanshui), số hiệu 514 - chiếc thứ 10 của lớp cải tiến Type 056А có khác biệt chính so với lớp cơ sở Type 056 là có trạm thủy âm kéo cho phép tăng mạnh khả năng chống ngầm. Đồng thời tàu Lục Bàn Thủy là tàu thứ 32 của lớp Type 056 được bàn giao cho hải quân Trung Quốc. Tàu được đóng tại nhà máy đóng tàu Guangzhou Huangpu Shipbuiding Сompany ở Quảng Châu và được hạ thủy ngày 31/3/2016.
Ngày 23/6/2017, tàu frigate (khinh hạm) tên lửa Hứa Xương (Xuchang), số hiệu 536 lớp Type 054A đã gia nhập biên chế Hạm đội Đông Hải. Hứa Xương là tàu thứ 24 của lớp này. Các tàu lớp Giang Khải II được thiết kế trên cơ sở lớp Type 054 và khác với mẫu cơ sở ở các hệ thống điều khiển và vũ khí cả tiến. Frigate đầu tiên cảu lớp này được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc vào tháng 1/2008. Các tàu lớp này có chiều dài 134 m, thủy thủ đoàn 190 người, tốc độ đến 29 hải lý/h và cự ly hành trình 3.800 hải lý, lượng giãn nước toàn phần 4.053 tấn. Khinh hạm tên lửa Hứa Xương được trang bị 32 bệ phóng thẳng đứng của hệ thống tên lửa phòng không HQ-16, 2 bệ phóng lắp 8 tên lửa chống hạm YJ-83, 1 ụ pháo 100 mm, 4 ụ pháo phòng không và 2 cụm x 3 ống phòng lôi 324 mm. Theo một số nguồn tin, Hứa Xương còn được lắp các hệ thống tác chiến điện tử mới. 
10 ngày sau, ngày 4/7/2017, Hạm đội Bắc Hải nhận vào biên chế thêm một frigate lớp Type 054А là Vu Hồ (Wuhu), số hiệu 539.
Ngày 11/72017, tàu hộ vệ Hán Trung (Hanzhong), số hiệu 520 lớp Type 056A được đưa vào biên chế Hạm đội Nam Hải.
Ngày 21/7/2017, tàu hộ vệ Nghĩa Ô (Yiwu), số hiệu 518 lớp Type 056A được nhận vào biên chế Hạm đội Đông Hải.
Ngày 25/9/2017, Hạm đội Nam Hải nhận vào biên chế tàu hộ vệ Tuyên Thành (Xuancheng), số hiệu 535 lớp Type 056А. 
Ngày 16/11/2017, Hạm đội Đông Hải nhận vào biên chế tàu hộ vệ Nghi Xuân (Yichun), số hiệu 556 lớp Type 056А. 

Ngày 28/11/2017, Hạm đội Nam Hải nhận vào biên chế tàu hộ vệ Toại Ninh (Suining), số hiệu 551 lớp Type 056А.
Ngày 1/9/2017, tại cảng Quảng Châu đã diễn ra lễ bàn giao cho hải quân Trung Quốc tàu hậu cần tổng hợp lớp Type 901. Tàu đầu tiên Hô Luân Hồ (Hulunhu,呼伦湖), số hiệu 956 đã được đóng ở xưởng đóng tàu Guangzhou Shipyard International Company thuộc liên hiệp Guangzhou Shipbuiding Сompany của tập đoàn đóng tàu quốc ndoanh China Shipbuilding State Corporation (CSSC) ở Quảng Châu và được hạ thủy ngày 15/12/2015. Có tin tư lệnh hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long đã dự lễ bàn giao. Tàu dùng để cung cấp các loại hàng dự trữ cho các cụm tàu sân bay và các loại tàu chiến khác trên biển khơi. Tàu hậu cần tổng hợp Type 901 là tàu lớn nhất thế giới loại này, có lượng giãn nước toàn phần ước 55.000 tấn, chiều dài tối đa 239,5 m và chiều rộng 30,5 m. Ba tàu hậu cần tổng hợp lớp Supply hiện có trong biên chế Bộ Chỉ huy vận tải đường biển của Hải quân Mỹ (còn 1 tàu khác đã bị loại bỏ năm 2014) chí có lượng giãn nước toàn phần gần 50.000 tấn và chiều dài tối đa 229,8 m. Trước đây, Hải quân Mỹ đã có 4 tàu hậu cần tổng hợp lớp Sacramento (đã bị loại bỏ năm 2004-2005) có lượng giãn nước toàn phần 53.000 tấn và chiều dài tối đa 242,3 m.

.
Ngày 23/1/2017, hải quân Trung Quốc đưa vào biên chế tàu hậu cần Đông Thành (Dongcheng), số hiệu 265 lớp Type 944А. 
Ngày 10/1/2017, Hạm đội Bắc Hải đã đưa vào biên chế tàu trinh sát kỹ thuật mới Kaiyangxing, số hiệu 856 lớp Type 815G. Các phóng viên Trung Quốc khẳng định, tàu mới có thể theo dõi suốt ngày đêm mấy mục tiêu khác nhau, trong mọi thời tiết. Theo các quan chức hải quân Trung Quốc, nhờ có cụm tàu trinh sát, hải quân Trung Quốc có thể theo dõi mọi di chuyển của tàu Mỹ và Nhật ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Ngày 21/2/2017, hải quân Trung Quốc nhận vào trang bị tàu huấn luyện cỡ lớn Thích Kế Quang (Qi Ji Guang), số hiệu 83 lớp 927, có lượng giãn nước 9.000 tấn, bổ sung vào đội tàu của Học viện hải quân Đại Liên. 
Ngày 20/7/2017, tại buổi lễ ở Thanh Đảo, tàu kéo đại dương đầu tiên Bei Tuo của lớp Type 739 đã được nhận vào biên chế Hạm đội Bắc Hải. Tàu có lượng giãn nước gần 6.000 tấn, chiều dài 110 m và chiều rộng 16 m, là tàu kéo lớn nhất trong hải quân Trung Quốc và là một trong những tàu kéo lớn nhất thế giới, và có lẽ là dùng để bảo đảm các cụm tàu sân bay của hải quân Trung Quốc. Cũng có tin tàu này được trang bị thiết bị cứu hộ ngầm để hỗ trợ các tàu ngầm gặp nạn.

http://vietnamdefence.com/Home/quandoi/trungquoc/Tau-chien-Trung-Quoc-2017/20181/55411.vnd

Trung Quốc tặng hàng trăm xe tăng và thiết giáp cho Campuchia

Tạp chí quốc phòng Jane's của Anh vừa đăng tải thông tin rất đáng chú ý về hợp tác quốc phòng Trung Quốc - Campuchia, liên quan đến hàng trăm xe tăng và thiết giáp được tặng ồ ạt.


NÓNG: Trung Quốc tặng hàng trăm xe tăng và thiết giáp cho Campuchia

Jane's dẫn lại thông tin từ Khmer Times ra ngày 29/1/2018, trích lời Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cho biết, Trung Quốc sẽ viện trợ số lượng lớn xe tăng và xe thiết giáp chở quân cho quốc gia Đông Nam Á này nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Dự kiến số trang bị trên sẽ đến Campuchia trong tháng 3, khi hai nước tổ chức cuộc diễn tập quân sự chung mang tên "Rồng vàng" lần thứ hai.
Báo cáo được trích dẫn từ kênh truyền hình địa phương còn cung cấp số lượng cụ thể, đó là có tới 100 xe tăng và xe thiết giáp chở quân sẽ được Trung Quốc trao tặng cho Lữ đoàn 70 của Quân đội Hoàng gia Campuchia.
Tuy nhiên tướng Tea Banh từ chối khẳng định con số, đồng thời cũng chưa có thông tin nào liên quan đến chủng loại xe tăng và xe thiết giáp được trao tặng.
NÓNG: Trung Quốc tặng hàng trăm xe tăng và thiết giáp cho Campuchia - Ảnh 1.
Xe tăng lội nước Type 63A của Lính thủy đánh bộ Trung Quốc
Tuy nhiên vào cuối năm 2017, lực lượng Thủy quân Lục chiến Trung Quốc đã công bố kế hoạch loại biên số lượng lớn xe tăng lội nước Type 63A và xe thiết giáp chở quân Type 63C để lấy chỗ cho ZTD-05 và ZBD-05 mạnh hơn nhiều.
Ngay khi đó đã có dự đoán Campuchia có thể sẽ "xin" số trang bị trên nhằm phục vụ mục đích hiện đại hóa quân đội do Trung Quốc không có ý định lưu kho mà sẽ "đẩy" cho một đồng minh nào đó để tiết kiệm chi phí bảo quản.
Type 63A là phiên bản nâng cấp từ xe tăng lội nước Type 63 mà Việt Nam gọi là K-63-83, thay đổi lớn nhất là nó thay thế khẩu pháo chính cỡ 85 mm bằng 105 mm cùng hệ thống điện tử tối tân hơn.
NÓNG: Trung Quốc tặng hàng trăm xe tăng và thiết giáp cho Campuchia - Ảnh 2.
Xe thiết giáp lội nước Type 63C của lính thủy đánh bộ Trung Quốc
Trong khi đó xe thiết giáp chở quân Type 63C là biến thể tối ưu hóa cho hoạt động đổ bộ đường biển dựa trên loại Type 63 APC cổ điển mà Việt Nam vẫn gọi là K-63.
NÓNG: Trung Quốc tặng hàng trăm xe tăng và thiết giáp cho Campuchia - Ảnh 3.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59D của Lục quân Trung Quốc
Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ cung cấp cho Campuchia các xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59D, phiên bản nâng cấp từ Type 59 với pháo chính 105 mm, hệ thống ngắm bắn tân tiến hơn và các phiến giáp phản ứng nổ lắp phía trước mũi và quanh tháp pháo.
Thông tin chính xác về chủng loại xe tăng cũng như xe thiết giáp chở quân mà Campuchia sẽ nhận từ Trung Quốc có lẽ sẽ sớm được công bố trong một vài tuần tới.
http://soha.vn/nong-trung-quoc-tang-hang-tram-xe-tang-va-thiet-giap-cho-campuchia-20180130170502005.htm

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Tương quan lực lượng of the Sino-Vietnam War 1979

No automatic alt text available.

* Mặt trận phía đông, do tướng Xu Shiyou (Hứa Thế Hữu), tư lệnh ĐQK Quảng Châu, uỷ viên BCT ĐCSTQ chỉ huy, gồm :
- Quân đoàn chủ lực 41 gồm các sư đoàn bộ binh 121, 122, 123.
- Quân đoàn chủ lực 42 gồm các sư đoàn bộ binh 124, 125, 126.
- Quân đoàn chủ lực 43 gồm các sư đoàn bộ binh 127, 128, 129.
- Quân đoàn chủ lực 50 (thiếu) gồm các sư đoàn bộ binh 148, 150.
- Quân đoàn chủ lực 54 gồm các sư đoàn bộ binh 160, 161, 162.
- Quân đoàn chủ lực 55 gồm các sư đoàn bộ binh 163, 164, 165.
- Sư đoàn bộ binh 58 thuộc quân đoàn chủ lực 20.
- Sư đoàn bộ binh địa phương của tỉnh Quảng Tây.
- Sư đoàn pháo binh số 1.
- Sư đoàn pháo cao xạ 70.
* Mặt trận phía tây, do tướng Yang Dezhi (Dương Đắc Chí), tư lệnh ĐQK Côn Minh chỉ huy, gồm :
- Quân đoàn chủ lực 11 gồm các sư đoàn bộ binh 31, 32, 33.
- Quân đoàn chủ lực 13 gồm các sư đoàn bộ binh 37, 38, 39.
- Quân đoàn chủ lực 14 gồm các sư đoàn bộ binh 40, 41, 42.
- Sư đoàn bộ binh 149 thuộc quân đoàn chủ lực 50.
- Trung đoàn xe tăng độc lập thuộc ĐQK Côn Minh.
- Sư đoàn pháo binh số 4.
- Sư đoàn pháo cao xạ 65.
- 4 trung đoàn và 3 tiểu đoàn biên phòng.
- 2 sư đoàn không quân (không tham chiến).
Tổng số binh lực được sử dụng là 28 sư đoàn bộ binh và một số trung đoàn, 2 sư đoàn và 39 trung đoàn pháo binh, 7 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng cùng nhiều sư đoàn và trung đoàn phòng không, không quân, công binh, thông tin, vận tải.... Phần lớn lực lượng lấy từ 2 ĐQK Quảng Châu và Côn Minh, nhưng cũng có cả các đơn vị tăng cường từ các ĐQK khác tham gia chiến đấu.
* Về bố trí lực lượng :
- Mặt trận Đông Bắc VN do Hứa Thế Hữu chỉ huy có tổng cộng 18 sư đoàn bộ binh và 6 trung đoàn tăng thiết giáp trực thuộc 6 quân đoàn 41, 42, 43, 50, 54, 55. Cụ thể :
- Hướng Lạng Sơn có 7 sư đoàn bộ binh : 127, 128 (quân đoàn 43), 148 (quân đoàn 50), 161 (quân đoàn 54), 163, 164, 165 (quân đoàn 55).
- Hướng Cao Bằng có 10 sư đoàn bộ binh 58 (quân đoàn 20), 121, 122, 123 (quân đoàn 41), 124, 125, 126 (quân đoàn 42), 129 (quân đoàn 43), 150 (quân đoàn 50), 160, 162 (quân đoàn 54).
- Hướng Quảng Ninh có 1 sư đoàn bộ binh địa phương của tỉnh Quảng Tây.
Mặt trận Tây Bắc do Dương Đắc Chí chỉ huy có 10 sư đoàn bộ binh của các quân đoàn 11, 13, 14, 50 và 1 trung đoàn tăng thiết giáp độc lập của ĐQK Côn Minh. Cụ thể :
- Hướng Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) có 8 sư đoàn bộ binh : 32 (quân đoàn 11), 37, 38, 39 (quân đoàn 13), 40, 41, 42 (quân đoàn 14), 149 (quân đoàn 50).
- Hướng Lai Châu có 2 sư đoàn bộ binh : 31, 33 (quân đoàn 11).
- Hướng Hà Tuyên (Hà Giang) có trung đoàn biên phòng 12 cùng lực lượng dân binh.
Về biên chế, mỗi quân đoàn TQ có 3 sư đoàn bộ binh (mỗi sư đoàn có 1 trung đoàn pháo binh), 1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn cao xạ và 1 trung đoàn tăng thiết giáp. Riêng trong chiến dịch 1979 thì các quân đoàn 11, 13, 14 trên hướng Tây Bắc VN không có trung đoàn tăng thiết giáp trong biên chế.
Trong quá trình chiến đấu quân TQ có sự tăng cường từ tuyến sau, một số đơn vị như quân đoàn 13, quân đoàn 55 được tăng cường thêm tới 5 trung đoàn pháo binh, nâng tổng số lên 9 trung đoàn pháo binh cho mỗi quân đoàn (so với 4 trong biên chế chuẩn).
Theo kí sự lịch sử Sư đoàn Sao Vàng : lực lượng TQ có 9 quân đoàn chủ lực, 4 sư đoàn địa phương, 1.908 khẩu pháo (chưa kể hoả tiễn).
Theo Ngoại giao Việt Nam của Lưu Văn Lợi :
Lực lượng TQ được huy động từ 5 đại quân khu. Cụ thể :
Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55.
Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42.
Hướng Hoàng Liên Sơn-Lào Cai có quân đoàn 13, 14.
Hướng Lai Châu có quân đoàn 11.
Về binh chủng có 2.558 khẩu pháo và 550 xe tăng, xe bọc thép.
Trong cuộc tấn công đầu tiên sáng 17-2-1979, tổng số lính TQ cả bộ binh, pháo binh, tăng-thiết giáp... là gần 100.000 người.
Theo Chinese Aggression : How and Why it failed của Nguyen Huu Thuy (NXB Ngoại Ngữ, Hà Nội, 1979) :
Lạng Sơn : 3 quân đoàn.
Cao Bằng : 2 quân đoàn.
Lào Cai : 2 quân đoàn.
Lai Châu : 2 sư đoàn.
Quảng Ninh : 2 sư đoàn.
Hà Tuyên : 1 sư đoàn.
Lực lượng tuyến 1 là 5 quân đoàn và một số sư đoàn độc lập, với 200.000 quân.
Lúc cao điểm lực lượng TQ lên tới 600.000 quân, gồm 44 sư đoàn thuộc 11 quân đoàn của 5 đại quân khu : Côn Minh, Quảng Châu, Vũ Hán, Thành Đô và Bắc Kinh.
Binh chủng : 550 xe tăng thiết giáp, 480 pháo, 1.260 cối các cỡ.
Theo The Sino Vietnamese War của Li Man Kin, Kingsway International Publications, 1981 : 17 sư đoàn với 225.000 quân.
Theo The Sino-Vietnam War-1979: Case Studies in Limited Wars, Colonel G.D. Bakshi : lực lượng TQ có 17 sư đoàn tham chiến từ đầu, sau đó tăng lên 25 sư đoàn, tổng cộng 250.000 quân. Lực lượng này được rút từ Dã chiến quân số 3-dã chiến quân lớn nhất của TQ (thực ra chi tiết này không chính xác, vì từ năm 1955 cấp binh đoàn và Dã chiến quân đã được bãi bỏ, trong quân giải phóng TQ biên chế cao nhất chỉ còn là cấp quân đoàn).
Ngoài ra theo một số tài liệu khác TQ cũng đã chuẩn bị 1.700 máy bay các loại và 211 tàu chiến của hạm đội Nam hải sẵn sàng phía sau (nhưng không tham chiến).
Lực lượng quân đội Việt Nam trong chiến dịch 1979 :
Theo The Sino-Vietnam War-1979: Case Studies in Limited Wars : lực lượng biên phòng và dân quân bố trí dọc biên giới khoảng 150.000 người. Ngoài ra có 5-7 sư đoàn bộ binh bố trí dọc theo 2 phòng tuyến, từ Yên Bái tới Quảng Yên để bảo vệ Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ.
Tuyến 1 :
Gồm các sư đoàn : 3 Sao Vàng, 304, 325b, 338, 346, 374; các trung đoàn 43, 49, 244, 576.
Mỗi tỉnh có 1 tiểu đoàn địa phương.
Tuyến 2 :
Gồm các sư đoàn 242, 312, 327, 329, 431; các trung đoàn 98, 196; lữ đoàn 38; 27 đại đội công an vũ trang.
Khu vực HN có quân đoàn 1 và 2.
Một số chi tiết trong đó không chính xác :
- Quân đoàn 1 (trong đó có sư đoàn BB 312) đang ở Ninh Bình, còn quân đoàn 2 ở CPC.
- Sư đoàn BB 304 (Quân đoàn 2) được không vận từ mặt trận CPC về nhưng không tham chiến.
- Sư đoàn BB 242 làm nhiệm vụ phòng thủ khu vực đảo Cát Bà, không tham chiến.
* Theo The Sino Vietnamese War :
Trung đoàn 12.
Trung đoàn 141.
Trung đoàn 197.
Trung đoàn pháo 68 thuộc sư đoàn 3.
Trung đoàn pháo 188.
Trung đoàn pháo 190.
Trung đoàn pháo 166.
Trung đoàn 42 (sư đoàn 327).
Trung đoàn 192.
Trung đoàn 254 (sư đoàn 354).
Trung đoàn 741.
Trung đoàn công an vũ trang 16.
Trung đoàn thị xã Lào Cai.
Tiểu đoàn 2 độc lập.
Tiểu đoàn 3 độc lập.
Trung đoàn 193.
Trung đoàn 194.
Trung đoàn 95.
Trung đoàn 121 (sư đoàn 345).
Trung đoàn 147 (sư đoàn 316A).
Trung đoàn 148 (sư đoàn 316A).
Trung đoàn 677 (sư đoàn 346).
Trung đoàn 246 (sư đoàn 346).
Trung đoàn 851.
Trung đoàn độc lập 123.
Trung đoàn 751.
Trung đoàn pháo 681 thuộc sư đoàn 346.
* Thông tin từ :
Sư đoàn 325B.
Sư đoàn 338.
Sư đoàn 3.
Sư đoàn 473.
Sư đoàn 304.
Sư đoàn 346.
Trung đoàn 224.
Trung đoàn 567.
Trung đoàn 576.
Trung đoàn 43.
Trung đoàn 49.
Sư đoàn 312.
Sư đoàn 431.
Sư đoàn 327.
Sư đoàn 329.
Sư đoàn 242.
Trung đoàn 196.
Lữ đoàn 38.
Trung đoàn 98.
Sư đoàn 345.
Sư đoàn 332.
Sư đoàn 305.
Trung đoàn 192.
Trung đoàn 123.
Trung đoàn 199.
Trung đoàn 193.
Trung đoàn 741.
Trung đoàn 183.
Sư đoàn 316A.
* Danh sách (chưa đầy đủ) tổng hợp từ các tài liệu của VN :
Đơn vị / Mặt trận / Thời gian tham chiến
Sư đoàn bộ binh 3 / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Sư đoàn bộ binh 316 / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Sư đoàn bộ binh 325B / Quảng Ninh / 17-2-1979 (?).
Sư đoàn bộ binh 338 / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Sư đoàn bộ binh 346 / Cao Bằng / 17-2-1979.
Sư đoàn bộ binh 326 / Lai Châu / 17-2-1979.
Sư đoàn bộ binh 345 / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Sư đoàn công binh 311 / Hà Tuyên - Cao Bằng / (?)
Sư đoàn công binh 334 / Hoàng Liên Sơn / (?).
...
Trung đoàn biên phòng 12 / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn biên phòng 16 / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 42 sư đoàn bộ binh 327 / Lạng Sơn / 28-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 4 sư đoàn bộ binh 337 / Lạng Sơn / 28-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 52 sư đoàn bộ binh 337 / Lạng Sơn / 28-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 111 sư đoàn bộ binh 325 QĐ2 / Cao Bằng / (?)
Trung đoàn bộ binh 43 / Quảng Ninh / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 192 / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 254 / Hoàng Liên Sơn /17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 218 / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 741 / Lai Châu / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 123 / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 567 / Cao Bằng / 17-2-1979.
Trung đoàn bộ binh 852 / Cao Bằng / (?)
Trung đoàn bộ binh 196 / Lạng Sơn / (?).
Trung đoàn công binh 245 / Hoàng Liên Sơn / (?).
Trung đoàn công binh 98 sư đoàn công binh 473 / Lạng Sơn / (?)
Lữ đoàn pháo binh 675 / Cao Bằng - Lạng Sơn / (?)
Lữ đoàn pháo binh 368 / Lai Châu
Trung đoàn pháo binh 166 / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Trung đoàn pháo binh 168 / Hoàng Liên Sơn/ 17-2-1979.
Trung đoàn pháo binh 200 / Lai Châu / (?)
Trung đoàn pháo binh 204 / Lạng Sơn / (?)
Trung đoàn cao xạ 272 / Lạng Sơn / (?).
Trung đoàn cao xạ 256 / Quân khu 2 / (?)
Trung đoàn xe tăng 407 QK1 / Lạng Sơn / (?)
...
Tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh 197 Bắc Thái / Lạng Sơn / 23-2-1979.
Tiểu đoàn 2 Sình Hồ / Lai Châu / 17-2-1979.
Tiểu đoàn 3 Mường Khương / Hoàng Liên Sơn / 17-2-1979.
Tiểu đoàn địa phương 124 / Lạng Sơn (?) / (?).
Tiểu đoàn địa phương 125 / Lạng Sơn (?) / (?).
Tiểu đoàn địa phương 131 / Lạng Sơn (?) / (?).
Tiểu đoàn 11 địa phương thị xã Lạng Sơn / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Tiểu đoàn 8 địa phương Cao Lộc / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Tiểu đoàn địa phương Văn Lãng / Lạng Sơn / 17-2-1979.
Tiểu đoàn đặc công 45 / Cao Bằng / 17-2-1979.
Tiểu đoàn lựu pháo 122mm sư đoàn 320B / 11/3/1979.
Tiểu đoàn pháo binh 25 / Lai Châu / (?)
Tiểu đoàn pháo binh 25 / Hà Giang / (?)
Tiểu đoàn pháo binh 30 / Hoàng Liên Sơn / (?)
...
63 đồn biên phòng dọc biên giới (quân số từ đại đội thiếu đến đại đội).
...
Ghi chú : gọi là trung đoàn hay sư đoàn nhưng có thể chỉ có một bộ phận nhỏ tham chiến. Đối với 2 trung đoàn xe tăng chỉ sử dụng 1 vài đại đội trong chiến đấu. Một số sư đoàn mới không được biên chế đủ quân số và trang bị, chỉ có từ 1-2 trung đoàn bộ binh trong đội hình. Ngoài ra một số trung đoàn trong danh sách có thể thuộc biên chế các sư đoàn đã được liệt kê, chưa xác minh rõ được.
Ngoài ra :
- Các đồn biên phòng, các đơn vị công an vũ trang, dân quân, tự vệ các bản làng, xã, huyện, thị xã, thị trấn, nông trường, lâm trường, xí nghiệp... thuộc 6 tỉnh biên giới.
- Các đơn vị tuyến sau ra tăng cường, ví dụ như các tiểu đoàn địa phương huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội) được đưa lên Lạng Sơn, có thể đã tham chiến hoặc chỉ làm dự bị.
* Tổng kết về cuộc chiến theo các bên :
Phía Trung Quốc :
* Tuyên bố chính thức do Bộ Tổng tham mưu QGPND TQ đưa ra : tổng thiệt hại của quân giải phóng TQ là 6.954 chết, 14.800 bị thương và 240 bị bắt. Một nguồn khác cũng của TQ lại cho biết số thiệt hại là 30.000 người (20.000 trên hướng đông bắc và 10.000 trên hướng tây bắc). Thiệt hại của Việt Nam là 60.000 chết và bị thương, 1.600 bị bắt.
Theo The Sino Vietnamese War Trung Quốc tuyên bố đã tiêu diệt được trung đoàn 12, sư đoàn 316A, 345, 346 của Việt Nam.
Báo cáo nội bộ ban đầu của Quân giải phóng TQ tuyên bố đã diệt được và đánh thiệt hại nặng sư đoàn 316A, 325B, 327, 338, 345, 346 của VN. Tổng cộng 19 trung đoàn và 25 tiểu đoàn, 35 đồn biên phòng (?). Diệt 55.000 người VN và bắt 2.173 người, thu 916 pháo cối, 1.606 RPG, 236 súng tự động, phá huỷ 54 xe tăng thiết giáp, 781 pháo cối (!). Gài lại trên đất VN 8 vạn quả mìn (một số nguồn khác lại cho rằng số mìn gài lại lên tới hàng trăm ngàn quả).
Quân đoàn 41 diệt được 5.581 lính VN và bắt 320 người.
Quân đoàn 42 diệt được 4.605 lính VN và bắt 389 người.
Quân đoàn 43 diệt được 5.168 lính VN và bắt 101 người.
Quân đoàn 55 diệt được tới 10.786 lính VN và bắt 310 người. Riêng sư đoàn 163 của quân đoàn này diệt được tới 5.293 lính VN.
()
* Phía Việt Nam :
Theo Chinese Aggression : How and Why it failed, Trung Quốc chết và bị thương 62.500 lính, mất 280 xe tăng thiết giáp, 270 xe quân sự, 115 khẩu pháo cối.
Trong đó :
Mặt trận Lạng Sơn : diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
Mặt trận Cao Bằng : diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) : diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên : diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.
Tính theo thời gian : trong tuần đầu tiên số thương vong của TQ là 16.000 người, đến 28-2 là 27.000 người, đến 5-3 là 45.000 người, đến 18-3 là 62.500 người.
Các tư liệu khác của VN cơ bản thống nhất với thống kê này.
* Đánh giá của phương Tây :
Theo Brassey''''s Encyclopedia of Military History and Biography và The Sino Vietnamese War :
Trung Quốc : chết 26.000, bị thương 37.000, bị bắt 260, thiệt hại 420 xe tăng thiết giáp, 66 khẩu pháo cối.
Việt Nam : chết 30.000, bị thương 32.000, bị bắt 1.638, thiệt hại 185 xe tăng thiết giáp, 200 khẩu pháo cối, 6 dàn tên lửa.
Theo The Chinese People’s Liberation Army: “Short Arms and Slow Legs” : TQ mất 60.000 quân với 26.000 chết.
Theo J.Bercovitch & R.Jackson, International Conflict : A Chronological Encyclopedia of Conflicts and Their Management 1945-1995 (1997) : giai đoạn 1979-1982 có hơn 50.000 người chết của cả hai bên.
Theo Vietnam in Military Statistics (1995), Michael Clodfelter; World Political Almanac, 3rd Ed. (Facts on File: 1995) by Chris Coo, có 20.000 người chết của cả hai bên.
Theo M.Small & J.D.Singer, Resort to Arms : International and Civil Wars 1816-1980 (1982) : TQ có 13.000, VN có 8.000 người chết.
()
Theo FIGHTING TO MAKE A POINT: POLICY-MAKING BY AGGRESSIVE WAR ON THE CHINESE BORDERS, quân đội TQ bị thương vong 46.000 người và mất 400 xe tăng.
Một tài liệu hải ngoại đưa ra con số : TQ tổn thất 60.000 quân và 280 xe tăng, VN tổn thất 30.000 người gồm cả bộ đội và dân thường. Không rõ nguồn.
Ghi theo lời kể của một quân nhân trước là giám đốc nhà máy nước ở mỏ thiếc ông ấy kể về đánh nhau hồi 79. Ông ấy lúc đấy được trực tiếp tướng Đàm Văn Ngụy giao nhiệm vụ từ giám đốc nhà máy chuyển thành chỉ huy đánh nhau. Ông ấy kể nhiều chuyện khá hay. Theo lời ông ấy thì ngày đầu tiên, bọn Tàu nó cẩu được xe tăng qua biên giới ở khu vực gần hang Pacbo rồi cứ thế tiến về thị xã Cao Bằng. Ta hoàn toàn bị bất ngờ, không phải vì không biết là nó tấn công, mà là không ngờ là nó cẩu được xe tăng qua núi rồi đánh ngay vào sau lưng mình. Thế nên có một số đơn vị bị đánh từ sau lưng, phải phá huỷ vũ khí nặng rồi phân tán rút lui. Khi xe tăng Tàu tiến vào đến thị trấn Đông Khê thì cả thị trấn đã bỏ chạy hết, chỉ có duy nhất một cô điện báo viên bưu điện dũng cảm đã ở lại và điện về thị xã Cao Bằng là quân Tàu đã vào đến Đông Khê.
(các bác cứ nhìn bản đồ Việt Nam là thấy là cả đường số 4 chạy dọc theo biên giới toàn là đồi núi, ta chỉ phòng thủ ở một số điểm có đường giao thông thôi nên Tàu nó vượt qua núi là chả có anh bộ đội nào ra cản).
Thị xã Cao Bằng trở nên nháo nhác. Tuy nhiên, khi lực lượng tiền tiêu của Tàu vào đến thị xã thì chỉ còn duy nhất một chiếc xe tăng (không hiểu sao không có thằng nào đi tùng thiết, chắc bị luộc hết rồi). Và thế là chiếc xe này đã bị nhân dân Cao Bằng tóm gọn bằng cách đem chăn ra chùm kín lại, nó không nhìn thấy đường, lại bị quây nên không còn cách nào khác là đầu hàng. Sau đó thì nhân dân thị xã đã di tản hết. Trong suốt cuộc chiến 79, cả thị xã chỉ có hai người bị giết.
Cũng theo lời ông bác thì chỉ ngay sau đó, không biết chính xác thời gian vì em quên mất, quân ta đã tổ chức tiến công, tiêu diện gọn một đơn vị xe tăng Tàu. Chuyện hài hước là ở chỗ, phe ta đi trên xe tải truy kích nó theo đường từ thị xã đến thác Bản Dốc, do là quân phục hai bên màu na ná nhau, xe tăng nó cũng sơn màu xanh, co sao đỏ vàng nên hai bên cứ tưởng đồng đội. Thành ra phe ta lại "xin các đồng chí nhường đường". Chạy quá hơn chục km, mãi không thấy địch, hỏi dân mới biết là mình vừa vượt qua xong. Lúc đấy mới quay lại choảng, luộc không xót một cái nào. Ông bác mà em kể bảo là sau trận đánh, ông ấy chui vào xe định tháo mấy cái bóng điện tử (đồ này hồi đấy đắt lắm) nhưng lại đi tháo toàn mấy cái bóng chống sét của xe, về lại phải vứt đi.
Cũng theo ông bác thì bọn Tàu chết nhiều hơn ta hàng chục lần, nhưng tại vì nó đông quá. Các bác cứ tính, ta một đại đội 100 người giữ chốt, nó cho một trung đoàn tấn công, thì tỷ dụ mỗi bác hạ được 10 thằng rồi mới hy sinh thì mình cũng không đủ người để đánh. Chưa kể đạn dược. Mà bọn Tàu thì xác chúng nó không mang về nước hay chôn đâu, chúng nó xếp thành đống rồi cho ít thuốc nổ là xong. Kể cả chú nào lính Tàu bị thương hơi nặng một tí thì cho ra sau tường và quay mặt lại. Dân Cao Bằng thấy xác lính Tàu nhiều quá nên lấy về nấu cao thành Cao Bành trướng.
Theo tư liệu của phía TQ, hướng Cao Bằng quân PLA đã tập trung toàn bộ trung đoàn xe tăng của quân đoàn 42 đột phá, chọc thủng phòng tuyến của ta. Do xe TQ sơn cờ hiệu VN nên nhiều đơn vị ta dọc đường bị bất ngờ (cũng giống trường hợp ở trên). Sau đó phía VN tiến hành phá đập, tạo thành bức tường nước cắt đôi cuộc tiến quân của gần 200 xe tăng, thiết giáp, xe cơ giới địch trong mấy ngày liền.
https://www.facebook.com/groups/781016645372575/permalink/1019722204835350/

Trung Quốc chớ lầm tưởng, hải quân Nhật mới mạnh nhất châu Á


Bất chấp sự phát triển ngày càng lớn mạnh của hải quân Trung Quốc, National Interest khẳng định Nhật Bản mới là nước có lực lượng hải quân mạnh nhất châu Á.
Theo National Interest, lực lượng hải quân đáng gờm nhất châu Á có tổng cộng 114 chiến hạm và 45.800 nhân viên tình nguyện. Lực lượng này sở hữu một hạm đội lớn gồm các tàu khu trục nhanh, mạnh, các tàu ngầm tấn công diesel-điện cực kỳ hiện đại, cùng với các tàu đổ bộ có thể chuyên chở xe tăng và lục quân.
Hải quân Nhật Bản có khả năng săn lùng tàu ngầm, chống lại các hạm đội tàu xâm lược, và bắn hạ tên lửa đạn đạo của kẻ địch. Tuy sở hữu sức mạnh đáng gờm như vậy, nhưng đây không phải là một lực lượng hải quân thực sự, mà chỉ là một đội phòng vệ trên biển.
Về mặt kỹ thuật, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (MSDF) là một "lực lượng tự vệ" được thành lập để vượt qua những giới hạn mà hiến pháp nước này quy định đối với lực lượng vũ trang. Nhưng nếu xét về sức mạnh tàu chiến, MSDF chính là lực lượng hải quân mạnh nhất ở châu Á.
Thành phần chính của MSDF là một hạm đội gồm 46 tàu khu trục và tàu hộ tống, nhiều hơn cả tổng số loại tàu tương tự trong biên chế của Anh và Pháp cộng lại. Được tổ chức thành các đội tàu hộ tống, lực lượng này được thành lập với nhiệm vụ bảo vệ Nhật Bản khỏi các cuộc chiến tranh xâm lược, giúp giành lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của nước này và giữ cho các tuyến đường biển luôn thông suốt.
Trung Quốc chớ lầm tưởng, hải quân Nhật mới mạnh nhất châu Á - ảnh 1Khu trục hạm lớp Kongo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Loại tàu chiến mặt nước mạnh nhất của Nhật Bản là các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Kongo, có tên gọi Kongo, Kirishima, Myoko và Chokai. Cả 4 khu trục hạm này đều được đặt theo tên các chiến hạm và tàu tuần dương trước đây, một thực tế thường được tránh nói đến nhưng đang trở nên phổ biến hơn khi những hồi ức về Thế chiến II phai nhạt dần.
Các tàu khu trục lớp Kongo được phát triển dựa theo nguyên mẫu khu trục hạm phiên bản Flight I thuộc lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ về hình dạng tổng thể và vũ khí. Giống như lớp Burke, trái tim của tàu chiến lớp Kongo là hệ thống chiến đấu Aegis, có khả năng theo dõi và đánh chặn các mối đe dọa trên không. Nó cũng cung cấp một hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo cho Nhật Bản, chỉ cần 2 chiến hạm lớp Kongo là có thể bảo vệ phần lớn lãnh thổ nước này.
Vũ khí trang bị cho các khu trục hạm chủ yếu dùng vào mục đích phòng thủ, với 90 ống phóng tên lửa thẳng đứng Mark 41, lắp đặt ở phía trước và sau boong tàu. Chiến hạm lớp Kongo mang tên lửa phòng không SM-2MR và tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 Block IB, loại tên lửa này sẽ sớm được thay thế bằng phiên bản IIA mới hơn. Các tàu khu trục còn trang bị 1 khẩu pháo chính cỡ nòng 127mm, 8 tên lửa chống hạm Harpoon, 6 ống phóng ngư lôi chống ngầm và 2 hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần Phalanx 20 mm.
Trung Quốc chớ lầm tưởng, hải quân Nhật mới mạnh nhất châu Á - ảnh 2Tàu khu trục trực thăng Izumo của Nhật Bản. Ảnh: SMCP
Một tàu chiến đáng gờm khác của Nhật Bản là tàu sân bay trực thăng Izumo. Với lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn và chiều dài hơn 244m, Izumo có đường băng nối thẳng từ đầu đến đuôi tàu, một tháp chỉ huy các hoạt động bay, các thang máy nâng máy bay và một khoang chứa máy bay bằng chiều dài của tàu.
Mặc dù trông có vẻ giống một tàu sân bay thông thường, nhưng Nhật Bản khẳng định Izumo thực ra lại là một "tàu khu trục trực thăng". Izumo không thể mang các chiến đấu cơ cánh cố định nhưng có thể chở đến 14 máy bay trực thăng. Nhiệm vụ của các trực thăng có thể khác nhau, từ tác chiến chống tàu ngầm, dò tìm thủy lôi cho đến tiến hành các cuộc tấn công đổ bộ bằng trực thăng. Điều này khiến Izumo trở thành một nền tảng linh hoạt, có khả năng thực thi hàng loạt nhiệm vụ khác nhau. Hiện Nhật đang chế tạo chiếc tàu thứ hai thuộc lớp này mang tên Kaga.
Lực lượng tàu ngầm cũng là một thành phần quan trọng của MSDF. Nhật Bản đang xây dựng một lực lượng gồm 22 chiếc tàu ngầm để đối phó với sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc. Hạm đội sẽ bao gồm các tàu ngầm thuộc 2 lớp là lớp Oyashio cũ, và lớp Soryu mới hơn, nguy hiểm hơn. 
Trung Quốc chớ lầm tưởng, hải quân Nhật mới mạnh nhất châu Á - ảnh 3Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản. Ảnh: Seaforces
Với lượng giãn nước 4.100 tấn khi lặn, Soryu là lớp tàu ngầm lớn nhất của Nhật sau lớp I-400 hồi Thế chiến II. Các tàu ngầm được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập Stirling, giúp tàu ngầm âm thầm hoạt động dưới nước tới 2 tuần mà không cần nổi lên, và có thể di chuyển với tốc độ lên đến 24 km/h trên mặt nước và 37 km/h khi lặn.
Tàu ngầm lớp Soryu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, với 20 ngư lôi hạng nặng Type 89 do Nhật tự chế và các tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ sản xuất. Soryu cũng có thể rải thủy lôi để phong tỏa các eo biển, ngăn không cho quân địch xâm nhập.
Hải quân Nhật còn sở hữu 3 tàu đổ bộ xe tăng lớp Osumi. Các tàu này giống tàu sân bay cỡ nhỏ có boong tàu dài 130 mét dọc theo thân tàu, nhưng lại không được trang bị thang nâng và khoang chứa máy bay. Tàu được thiết kế để nhanh chóng di chuyển các xe tăng thuộc Lực lượng Phòng vệ Mặt đất giữa các đảo chính của Nhật, giúp tăng cường lực lượng đối phó với các hành động xâm lược.
Trung Quốc chớ lầm tưởng, hải quân Nhật mới mạnh nhất châu Á - ảnh 4Tàu đổ bộ lớp Osumi. Ảnh: Seaforces
Tàu lớp Osumi có thể chuyên chở tới 1.400 tấn hàng hóa, 14 xe tăng Type 10 hoặc Type 90, cùng với 1000 binh sĩ. Được trang bị tốt sàn và tàu đổ bộ đệm khí LCAC do Mỹ thiết kế, tàu lớp Osumi có thể nhanh chóng vận chuyển các loại khí tài hạng nặng vào bờ. Khả năng này đặc biệt hữu ích bởi chiến lược quốc phòng linh hoạt mới của Nhật đòi hỏi lực lượng đổ bộ có khả năng giành lại những hòn đảo bị kẻ thù chiếm đóng.
Theo National Interest, một lý do quan trọng khác khiến hải quân Nhật Bản xứng đáng là lực lượng mạnh nhất châu Á là bởi những phản ứng nhanh chóng của họ lúc xảy ra trận động đất mạnh 9,0 độ richter ngoài khơi bờ biển phía bắc nước này vào ngày 11/3/2011. Phó Đô đốc Hiromi Takashima, tư lệnh vùng hải quân Yokosuka, ngay lập tức trở thành chỉ huy tạm thời của toàn bộ lực lượng MSDF, đã lệnh cho tất cả các tàu ở phía bắc tiến tới khu vực động đất.
Chiếc tàu đầu tiên xuất phát chỉ 45 phút sau khi xảy ra động đất. 17 chiếc tàu khác mang theo hàng cứu trợ đã khởi hành trong 18 tiếng sau, một số tàu chỉ có một phần thủy thủ đoàn. Khả năng triển khai đội hình nhanh chóng trong tình huống khẩn cấp không được báo trước chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy tính chuyên nghiệp và hiệu quả của MSDF. 
http://viettimes.vn/trung-quoc-cho-lam-tuong-hai-quan-nhat-moi-manh-nhat-chau-a-162272.html